Truyện ngắn Thơ Bút ký
Tìm kiếm nâng cao Hình ảnh hoạt động Xem tất cả Tạp chí
• Đoàn Công Tín
Ký ức Quảng Trị nước mắt và nụ cười
Những năm tháng cầm máy ảnh của tôi trong chiến tranh tuy ngắn, nhưng nó gắn liền với những chiến dịch lớn, những giai đoạn ác liệt nhất tại mặt trận Quảng Trị nơi một thời lẫy lừng chiến công. Đặc biệt với chiến dịch giải phóng Quảng Trị năm 1972, địa danh này đã vùng lên như một chiến địa nóng bỏng nhất trong lịch sử chiến tranh giải phóng ba mươi năm của dân tộc ta.
• Xuân Hoàng
Vài người bạn cũ ở miền Trung
Tôi có nhiều bạn đồng nghiệp trong anh em trẻ, sẽ dành dịp khác (nếu còn) viết nhiều hơn. Ở đây xin kể lại tình bạn của tôi với Huy Phương và Lương An, hai người bạn cùng lứa tuổi.
• Nguyễn Lương Tài
Người hội viên Duy Tân đầu tiên của tỉnh nhà

Ông Trần Hoành sinh ngày 04/12 năm Kỹ mão (tức là 15/01/1880 (1) Dương Lịch) quê quán làng Phương Sơn (2) nay thuộc xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong, là con thứ hai ông ngự y Trần Toàn nên thường gọi là ông Hai Hoành. Năm lên 18 tuổi ta, để nối giữ nghiệp nhà ông được cha gửi vào học trường Quốc tử Giám tại kinh đô Huế, nhưng hai năm sau, do trí thông minh, ông lại được chọn sang học tiếp tại trường Quốc học là nơi có dạy chữ Pháp để đào tạo thành một công chức “tốt” sau này.

• Nguyễn Xuân Hòa (dịch)
Cam Lộ phủ chí

Các đời vua trước đặt dinh Ai Lao, trong thời Gia Long đặt đạo Cam Lộ. Nguyên đạo Cam Lộ đặt tại làng Nghĩa An. Đến năm Minh Mạng thứ 9, xây dựng thành Vĩnh Ninh tại làng Cam Lộ, rồi sau đổi đạo Cam Lộ thành phủ Cam Lộ …

• Y Thi
Cái tục ăn trầu ở làng Tri Lễ (*)

Vừa ở trên (số báo trước) tôi đã phải dùng đến chữ nhiêu khê, nhưng không làm thế, không kiểm kê hết những vật dụng, không rà soát mọi ngóc ngách sẽ không thể kể hết cái tục ăn trầu ở mảnh làng quê nó phong phú đa dạng đến nhường nào. Nói như Leslie White: “Thực chất của văn hóa là năng lực biểu tượng hóa” (symbolling) thì quả là trầu cau chứa đựng những nội lực biểu tượng hóa rất tuyệt vời.

• Phan Yên Chi
Về dòng họ Phan thôn Thượng Xá

Theo tộc phả còn giữ được đến ngày nay, vị tiền bối gốc từ ngoài Bắc vào lập nghiệp ở vùng đất này húy là Chánh. Truyền đến nay được 17 đời. Tộc phả ghi vị “tiền khai khẩn khoa mục huyện quan Pháp (húy) Chánh” được Triều Nguyễn sắc phong “dực bảo Trung Hưng Linh Phổ tôn thần. Phu nhân húy Quỳnh (không rõ họ) sinh con là Phan Cẩn”.

• Hồ Đắc Thắng
Họ Hồ - Nguồn cội, gốc tích và phát triển

Theo các nhà xã hội học trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có khoảng 769 dòng họ. Con số đó là kể tất cả các chi nhánh. Nếu nói về nguồn cội thì có thể quy về khoảng 180-190 chính tông mà thôi. Điều đó cũng dễ hiểu vì trong quá trình phát triển của dân tộc nhiều người ở các miền đất khác nhau đến nơi vùng đất mới, lâu ngày sinh con, đẻ cháu lập nên một dòng họ (nói đúng hơn là một chi nhánh) và lấy tên họ của mình. 

• Ban Điều Hành Làng An Mỹ
Quy ước xây dựng làng An Mỹ

Nhằm xây dựng làng xóm ngày càng khang trang, giàu đẹp, phát triển về kinh tế - văn hoá - xã hội có nếp sống trật tự, kỹ cương vui tươi lành mạnh trong tình làng nghĩa xóm. Gắn trách nhiệm của từng gia đình đối với toàn cộng đồng để mọi người thực hiện tốt quy ước của Làng, từng bước đưa An Mỹ vượt qua đói nghèo, lạc hậu, có chất lượng dân trí dân sinh văn minh tiến bộ.

• Nguyễn Thanh Ngãi
Bàn thêm về việc xây dựng làng văn hóa gia đình văn hóa
none
• Lê Nguyễn Lưu
Về Thủy thiên tự, văn bản Hán Nôm cổ ở làng Câu Nhi

Ngày nay, đi nghiên cứu điền dã, chúng ta thường phát hiện được nhiều tư liệu Hán - Nôm lưu trữ qua hàng trăm năm ở các đình chùa, miếu vũ, từ đường và cả tư gia. Nhìn chung, những tư liệu ấy rất quý, cung cấp nhiều điều bổ ích, giúp chúng ta soi sáng những điều mà chính sử còn mập mờ hoặc bỏ sót, nhất là phản ánh quá trình hình thành và phát triển của các làng xã, họ tộc... 

• Lê Quang Nghệ
Bước đầu khảo sát nhạc cổ địa phương

B

ài viết này chỉ mong ghi chép, thông tin một số nét sinh hoạt cơ bản bước đầu khảo sát nhạc cổ địa phương tại bốn điểm sau:

1- Tại làng Điếu Ngao (Nay là phường hai, thị xã Đông Hà). Đội nhạc cổ đã tổ chức ngày húy chính thức của các vị sư tổ nhạc cổ hàng năm (ngày 16, 17 tháng 10 âm lịch). Chủ lễ là một nghệ nhân 75 tuổi, cùng với một đội nhạc công và 10 nghệ nhân tham gia múa. Nghi thức lễ gồm ba phần chính: Lễ cáo yết, lễ cúng vong hồn và phần chính lễ. Nhạc nghi lễ được trình bày tuần tự như các bài bản cổ điển.

 Chuyển tới trang 
Trên giá sách Cửa Việt
Tranh & Ảnh Nghệ thuật
Thống kê
Bài đăng : 11036
Người online: 13
Truy cập trong ngày: 112
Lượt truy cập
Quảng cáo
Giới thiệu Tạp chí số mới
Số 302 (11 - 2019)
Giới thiệu | Liên hệ đặt báo | Thông tin nội bộ | Hộp thư Tòa soạn
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP TẠP CHÍ CỬA VIỆT
Giấy phép số 183/GP-TTĐT do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cấp ngày 12 tháng 7 năm 2018
Tổng biên tập: HỒ THỊ LIÊN
Tòa soạn và Trị sự: Số 128 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị • E-mail: tapchicuaviet@gmail.com • Điện thoại: 0233.3852458
Copyright © 2008 http://www.tapchicuaviet.com.vn - Thiết kế: Hồ Thanh Thọ • wWw.htt383.com