Truyện ngắn Thơ Bút ký
Tìm kiếm nâng cao Hình ảnh hoạt động Xem tất cả Tạp chí
• Pv
Thành Tân Sở với phong trào Cần Vương

N

hân kỷ niệm 125 năm ngày Vua Hàm Nghi ban Dụ Cần Vương tại Tân Sở (13/7/1885 – 13/7/2010), được sự cho phép của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị, được sự bảo trợ khoa học của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, UBND huyện Cam Lộ, Sở VH-TT & DL tổ chức Hội thảo Khoa học “Thành Tân Sở với phong trào Cần Vương”.

...................

 

• Tô Huy Rứa
Lễ hội

Trích phát biểu của đồng chí Tô Huy Rứa-Ủy viên Bộ Chính trị,

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

tại đêm lễ hội "Thống nhất non sông". Tòa soạn xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc

Cách đây tròn 35 năm, mùa xuân năm 1975, bằng cuộc tổng tấn công và nổi dậy 55 ngày đêm trên khắp các chiến trường, từ Quảng Trị đến Cà Mau, từ đất liền đến hải đảo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ hệ thống nguỵ quân, ngụy quyền từ trung ương đến cơ sở. 11giờ 30 phút, ngày 30 - 4, ngọn cờ cách mạng bách chiến, bách thắng đã tung bay trên dinh luỹ của ngụy quyền Sài Gòn, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Thắng lợi của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, của khát vọng độc lập tự do, của ý chí và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Đại thắng mùa xuân 1975 đã chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta, đánh dấu bước ngoặt quyết định trong lịch sử dân tộc, đưa Tổ quốc ta bước vào kỷ nguyên độc lập tự do và CNXH.

Với tinh thần và ý nghĩa to lớn đó, kỷ niệm 35 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, hướng về Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, hôm nay, tại đôi bờ Hiền Lương lịch sử - một địa danh có vị trí vô cùng đặc biệt trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nơi một thời là giới tuyến chia cắt Bắc - Nam, chúng ta tổ chức Lễ hội “Thống nhất non sông”.

Đây là dịp để tiếp tục suy tôn chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tri ân các anh hùng, liệt sĩ, đồng bào, đồng chí đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc. Trong niềm vui vô hạn, xúc động và tự hào sâu sắc, thay mặt các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi xin gửi đến các quý vị đại biểu, các bậc lão thành cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, đồng bào Quảng Trị cùng toàn thể đồng chí lòng biết ơn vô hạn, lời chào trân trọng nhất, lời chúc sức khoẻ và hạnh phúc!

Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng, nhưng nhân dân miền Nam chưa được hưởng một ngày hoà bình. Đế quốc Mỹ và tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm trắng trợn xoá bỏ Hiệp định Giơ- ne- vơ, thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước chúng ta. Chúng muốn biến miền Nam thành bàn đạp tấn công miền Bắc XHCN, biến con sông Bến Hải hiền hoà thành vết dao chia cắt hai miền Nam - Bắc. Song, khát vọng độc lập, tự do; khát vọng thống nhất non sông đã thổi bùng lên tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Nhiệm vụ chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc đã trở thành nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả của toàn dân tộc. Một ý chí, một niềm tin son sắt in sâu trong trái tim, khối óc của mỗi người dân đất Việt, quyết đồng lòng thực hiện trọn vẹn lời khẳng định của Bác Hồ ngay trong những ngày đầu tiên đất nước bị chia cắt 22-7-1954: “Trung, Nam, Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng”.

Nằm ở vị trí chiến lược hai đầu cầu giới tuyến Bắc - Nam, Quảng Trị trở thành chiến trường nóng bỏng nhất, nơi diễn ra cuộc đụng đầu quyết liệt giữa chính nghĩa và phi nghĩa, cách mạng và phản cách mạng, giữa CNXH và chủ nghĩa đế quốc tàn bạo. Vì vậy, trong suốt hơn hai mươi năm của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầy gian lao và anh dũng, Quảng Trị phải gánh chịu bao đau thương, tàn khốc và sự ác liệt của chiến tranh, là biểu tượng cao cả của những hy sinh lớn lao và sự quả cảm, kiên cường đến tuyệt vời...

 

 
 
• Nguyễn Văn Hùng
Khoảng lặng dâng hiến thiêng liêng, đầy ý nghĩa của Văn nghệ sỹ tỉnh nhà

LTS. Gặp mặt Văn nghệ sĩ đầu năm là một hoạt dộng thường niên đã thành truyền thống của Hội VHNT Quảng Trị, năm nay được tổ chức vào ngày 10/3/2007 sau Ngày thơ Việt Nam. Đây là dịp để VNS 7 chuyên ngành tổng kểt công việc sáng tạo, đúc kết chia sẻ kinh nghiệm trong năm cũ và xốc lại hành trang, tiếp tục ấp ủ sáng tạo sinh thành ra những tác phẩm VHNT mới.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy đã có bài phát biểu thân thiện và tâm huyết với anh chị em VNS đến dự buổi gặp mặt. C.V trân trọng giới thiệu bài phát biểu quan trọng này đến với đông đảo công chúng bạn đọc. Đầu đề do Tòa soạn đặt.

 

Như một lời hò hẹn, Xuân 2010 lại về với quê hương Quảng Trị thân yêu. Trong niềm vui gặp gỡ đầu xuân, cho phép tôi thay mặt Lãnh đạo Tỉnh nhiệt liệt chào mừng toàn thể anh chị em văn nghệ sỹ đến dự buổi gặp mặt đầm ấm và thân thiết hôm nay. Kính chúc các anh chị mạnh khỏe, hạnh phúc và có nhiều sáng tạo mới.

Năm 2009, vượt qua những khó khăn do khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được mức tăng trưởng hợp lý. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 5,3%, thu ngân sách đạt 390 nghìn tỷ đồng, lạm phát được kiềm chế, xu hướng phục hồi của nền kinh tế khá rõ nét. Lĩnh vực Văn hoá, xã hội có bước phát triển mới; Quốc phòng an ninh được giữ vững. Là 1 trong 10 nước có mức tăng trưởng trên thế giới

Cùng với cả nước, sau một năm nỗ lực phấn đấu, chúng ta rất đỗi tự hào, mừng vui vì tinh thần vượt khó đi lên của Đảng bộ và nhân dân Tỉnh nhà đã đơm hoa kết trái, mang lại nhiều thành quả trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,1%, thu nhập bình quân đầu người đạt 650 USD. Các công trình trọng điểm được tập trung thi công, đưa vào sử dụng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Cùng với kinh tế, các lĩnh vực văn hoá xã hội đạt được những kết quả tích cực.  Công tác xây dựng nguồn nhân lực được coi trọng; giáo dục đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lượng; mạng lưới y tế, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế được đầu tư, từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Trong không khí náo nức của những ngày đầu Xuân, cùng với cả nước, trên địa bàn Tỉnh đã diễn ra nhiều hoạt động có ý nghĩa kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Những cuộc mít tinh, giao lưu truyền thống, liên hoan nghệ thuật…được tổ chức rộng khắp từ Tỉnh đến các địa phương, tạo nên không khí sôi nổi, vui tươi, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia nhiệt tình;  thể hiện niềm tin yêu của quần chúng nhân dân đối với Đảng đồng thời khẳng định sự vĩ đại và vị trí quan trọng của Đảng đối với đất nước và dân tộc.

Đồng hành với nhân dân Tỉnh nhà, năm 2009, đội ngũ văn nghệ sỹ Quảng Trị đã vượt qua những khó khăn của cuộc sống thường ngày để ấp ủ, sáng tạo những tác phẩm VHNT, góp phần ca ngợi quê hương, ca ngợi công cuộc đổi mới, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt VHNT của các tầng lớp nhân dân. Lặng lẽ suy tư, trải nghiệm, lặng lẽ sáng tạo trong sự tấp nập, ồn ào của thời hiện đại, đó là khoảng lặng dâng hiến thiêng liêng, đầy ý nghĩa của anh chị em văn nghệ sỹ.  Với sự nỗ lực, đồng tâm cộng hưởng của tất cả văn nghệ sỹ và những người làm công tác quản lý, chúng ta đã tạo nên một diện mạo tương đối mới mẻ cho hoạt động VHNT Quảng Trị.  Các lĩnh vực văn học, sân khấu, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc, kiến trúc… đều có sự cách tân trong hoạt động của tổ chức cũng như sự tìm tòi sáng tạo của từng cá nhân nghệ sỹ,  tạo nên sự phong phú đa dạng cho diễn đàn chung. Bằng các hình thức phong phú như xuất bản sách, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật…nhiều tác phẩm VHNT đã đến được với công chúng. Điều đáng mừng nhất là ý thức của người nghệ sỹ trong việc phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương ngày càng được nâng cao;  biểu hiện rõ nét nhất là Cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được văn nghệ sỹ Tỉnh nhà hưởng ứng nhiệt tình, thu được kết quả khả quan; 14 tác phẩm xuất sắc đã được trao giải trong Lễ Sơ kết lần thứ nhất. Tác phẩm “Vẫn sống mãi chiếc máy cày Bác tặng” của Trần Biên- Trần Hoài, “Người kéo lưới trước biển” của Hoài Quang Phương… đã  khắc họa chân dung, phong cách, tấm gương đạo đức của Bác Hồ, truyền vào tác phẩm tình cảm kính yêu Lãnh tụ của văn nghệ sỹ. Tác phẩm mỹ thuật “Vinh dự bên Bác” của Trịnh Hoàng Tân với phong cách nghệ thuật đương đại, ấn tượng, biểu lộ sự khoáng đạt, tư duy mới trong cách nhìn và thể hiện nhân vật điển hình - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hình tượng Bác Hồ còn là nguồn cảm hứng vô tận để các nhạc sĩ sáng tạo nhiều tác phẩm mới có giá trị như các Ca khúc:“Đêm giao thừa nhớ Bác” của Võ Thế Hùng, “Lắng đọng tình Người” của Lê Thanh Ngọc… Vũ Mạnh Thi đã khơi nguồn chất dân ca Bình Trị Thiên để dựng lại chân dung vị Cha già kính yêu của dân tộc với những làn điệu ngọt ngào, sâu lắng, tình cảm nồng nàn, tha thiết, để lại dấu ấn đẹp trong lòng người nghe (Tổ khúc dân ca Gương Người sáng mãi trong con). Cùng với việc sáng tác, việc quảng bá biểu diễn tác phẩm nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được Hội VHNT quan tâm chú trọng; góp phần phổ biến rộng rãi những tác phẩm viết về Bác đến đông đảo công chúng Tỉnh nhà. Những kết quả tốt đẹp đó đã  được BCĐ CVĐ và Lãnh đạo Tỉnh ghi nhận, biểu dương, khen thưởng xứng đáng; thể hiện sự quan tâm cũng như sự kỳ vọng của Lãnh đạo Tỉnh vào đội ngũ văn nghệ sỹ chúng ta....

 

• Lê Hữu Phúc
Nâng cao tầm trí tuệ, năng lực lãnh đạo cấp ủy Đảng, xây dựng tỉnh nhà phát triển toàn diện và bền vững

none

• Lê Hữu Phúc
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, sự điều hành của chính quyền các cấp đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương

N

hân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944–22/12/2009), 20 năm ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2009). Cộng tác viên Chuyên mục QPTD có cuộc gặp gở phỏng vấn đồng chí Lê Hữu Phúc – UVTW Đảng – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh về vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền tỉnh trong xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện. Xin phép được giới thiệu cùng bạn đọc nội dung cuộc phỏng vấn.

- Kính thưa đồng chí Lê Hữu Phúc - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị. Được biết những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, lực lượng vũ trang Quảng Trị đã triển khai thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương. Xin đồng chí cho biết vai trò của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong lãnh đạo, quản lý, điều hành lực lượng vũ trang tỉnh ta?

Đồng chí Lê Hữu Phúc: Lực lượng vũ trang là lực lượng chính trị, quân sự tin cậy của Đảng, Nhà nước có một vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lực lượng vũ trang địa phương còn có nhiệm vụ hết sức nặng nề là làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền quản lý, điều hành lực lượng vũ trang địa phương, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Để xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Tỉnh ủy luôn bám sát Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” và Nghị quyết 02- NQ/TW của Bộ Chính trị để lãnh đạo, định hướng mọi hoạt động của lực lượng vũ trang. Trên cơ sở đó, ngày 14/10/2003, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 32/CTHĐ/TU thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương, đồng thời hàng năm, Tỉnh ủy có chỉ thị về nhiệm vụ quốc phòng – an ninh nhằm tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Tỉnh ủy đối với lực lượng vũ trang trên tất cả các mặt:

Một là, tập trung lãnh đạo công tác giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục chính trị tư tưởng cho lực lượng vũ trang nhằm không ngừng nâng cao niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, trong đó chú trọng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, có độ tin cây cao, thực sự là chổ dựa vững chắc cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong phòng, chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đẩy mạnh công tác tổ chức giáo dục quốc phòng, an ninh cho các đối tượng, nhất là cho cán bộ, đảng viên giữ cương vị chủ chốt ở các ban ngành cấp huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn. Trong 5 năm qua, có 15 đồng chí cán bộ thuộc đối tượng 1 đi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh tại Học viện Quốc phòng; 243 đồng chí thuộc đối tượng 2 được bồi dưỡng tại Trường Quân sự và Quân khu, 1.759 cán bộ thuộc đối tượng 3 được bồi dưỡng tại Trường Quân sự tỉnh...

Hai là, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Đảng bộ quân sự tỉnh và hệ thống chỉ huy các cấp làm tốt công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành lực lượng vũ trang đi vào nề nếp. Tổ chức huấn luyện đầy đủ chương trình cho các đối tượng theo phân cấp, chú trọng việc huấn luyện chuyên sâu cho lực lượng thường trực sẵn sàng chiến đấu như Tiểu đoàn 43, lực lượng trinh sát đặc nhiệm, lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, bảo đảm có sức cơ động cao, có trình độ kỷ, chiến thuật, đủ sức thực hiện nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ địa bàn trong mọi tình huống. Hàng năm 100% cơ quan, đơn vị được huấn luyện đầy đủ nội dung, chất lượng huấn luyện đều đạt khá trở lên. Lực lượng dân quân tự vệ quân số huấn luyện luôn đạt từ 93% - 95,5%. Tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ; diễn tập phòng, chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn nhằm nâng cao khả năng vận hành cơ chế theo Nghị quyết 02 –NQ/TW của Bộ Chính trị cho cấp ủy, chính quyền các cấp, khả năng thực hành tham mưu của lực lượng vũ trang địa phương và các ban ngành trên địa bàn tỉnh. Kết quả có 100% huyện, thị xã, thành phố tổ chức tốt diễn tập khu vực phòng thủ, riêng Vĩnh Linh đã tổ chức diễn tập phòng, chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn đạt kết quả tốt. Năm 2006, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã làm tham mưu có hiệu quả cho tỉnh triển khai làm tốt công tác chuẩn bị và thực hành diễn tập khu vực phòng thủ, được Bộ Tư lệnh Quân khu đánh giá “Hoàn thành tốt nhiệm vụ, có mặt đạt xuất sắc”. Nhiều năm liên tục lực lượng vũ trang tỉnh được Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quan khu, Ủy ban nhân dân tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc, lực lượng vũ trang Thành phố Đông Hà, Đội quy tập hài cốt liệt sĩ 584 được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đây là một sự nổ lực cố gắng lớn của lực lượng vũ trang tỉnh trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, khẳng định rõ vai trò lãnh đạo của Tỉnh ủy, các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền đối với lực lượng vũ trang địa phương.

Ba là, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn trong việc chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh. Hàng năm 100% các cơ quan, ban ngành từ tỉnh xuống cơ sở đều tổ chức ký kết liên tịch, liên ngành thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Qua đó đã phân công trách nhiệm cụ thể cho các ban ngành trong việc phối hợp thực hiện, chịu trách nhiệm trước cấp ủy đảng, chính quyền về trách nhiệm xây dựng lực lượng vũ trang, nhất là phối hợp trong tuyên truyền giáo dục, trong công tác tuyển quân, tuyển sinh quân sự, trong huấn luyện, diễn tập...

 

• Pv
Sơ kết cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT - Báo chí về chủ đề

LTS. Thực hiện Kết luận Hội Nghị lần thứ 12 - Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Chỉ thị số 06 - CT/ TW của Bộ Chính trị, trong những năm qua, Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được triển khai trên toàn quốc. Cùng với cả nước, các Cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành các cấp ở tỉnh ta đã tập trung chỉ đạo, triển khai Cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" một cách tích cực, nghiêm túc, đúng tiến độ, bước đầu đạt được những kết quả thiết thực.Trên lĩnh vực Văn học nghệ thuật - Báo chí, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chủ trương phát động Cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm Văn học nghệ thuật- Báo chí (VHNT-BC) về chủ đề “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên địa bàn toàn Tỉnh. Sau một năm phát động, sáng ngày 15/9/2009 Ban Tổ chức cuộc thi đã sơ kết giai đoạn I. Xung quanh sự kiện có ý nghĩa quan trọng này, phóng viên CV. có cuộc phỏng vấn NSƯT. Hoàng Sĩ Cừ, Chủ tịch H ội VHNT, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi. Đầu đề do Tòa soạn đặt và dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

PV. Cuộc vận động sáng tác, quảng bá  các tác phẩm VHNT- BC đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Để có được những kết quả bước đầu ấy, xin đồng chí cho biết kinh nghiệm v ề công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức Cuộc thi?

NSƯT. HOÀNG SĨ CỪ: Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tại Công văn số 381-CV/TU ngày 19/8/2008 về việc Tổ chức Cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT- BC về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Hội Văn học nghệ thuật Quảng Trị - Cơ quan Thường trực Cuộc thi phối hợp với Hội Nhà báo Tỉnh tiến hành xây dựng nội dung, kế hoạch Cuộc thi, cụ thể như sau:

Ngày 31/8/2008 theo tinh thần chỉ đạo của BCĐ Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Quảng Trị, Hội Văn học Nghệ thuật đã ra Quyết định thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi gồm 8 đồng chí. Ngày 24/10/2008, Ban Tổ chức Cuộc thi đã ra Quyết định số 72QĐ/VHNT thành lập Ban Sơ khảo của 6 chuyên ngành gồm 22 đồng chí, đại diện cho các chuyên ngành: Văn học, Âm nhạc, Sân khấu, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Văn nghệ dân gian và Báo chí; đồng thời ra Quyết định số 77QĐ/VHNT ngày 24/10/2008 thành lập Ban Giám khảo và Tổ Thư ký Cuộc thi gồm 12 đồng chí do nhà văn Cao Hạnh- Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật làm Trưởng ban. Ngày 27/10/2008, Trưởng Ban Tổ chức đã ban hành Quy chế Cuộc thi. Ngay sau khi thống nhất Quy chế Cuộc thi, Ban Tổ chức đã cho đăng tải kế hoạch, nội dung Cuộc thi trên các phương tiện thông tin đại chúng và triển khai các nội dung của cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm VHNT- BC đến toàn thể hội viên, phóng viên, văn nghệ sĩ trong tỉnh.

Ngày 01-9-2008, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cấp Tỉnh đã long trọng tổ chức Lễ phát động Cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm VHNT- BC theo chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên địa bàn Tỉnh.

Để vận động hội viên tích cực tham gia Cuộc vận động sáng tác, Hội VHNT đã tạo điều kiện để văn nghệ sĩ tham dự các trại sáng tác của Hội và Trung ương tổ chức; tham gia các cuộc liên hoan, triển lãm; động viên các văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực về cơ sở nhằm thu thập thông tin vàtạo nguồn cảm hứng sáng tạo. Đồng thời các Cơ quan Báo chí, truyền thông của tỉnh cũng đã chủ động xây dựng chương trình, nội dung quảng bá, tuyên truyền sâu rộng về Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT-BC về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.Phân công cán bộ theo dõi, cập nhật tin bài, phân loại tác phẩm, chọn lựa, biên tập để sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần quảng bá rộng rãi Cuộc thi .

PV. Kết quả đạt được sau một năm phát động Cuộc vận đông sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT-BC về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và những hạn chế cần khắc phục?

NSƯT. HOÀNG SĨ CỪ: Sau một năm triển khai, Cuộc thi đã thu hút đông đảo lực lượng văn nghệ sĩ và đội ngũ nhà báo trong tỉnh tham gia. Ban Tổ chức đã nhận được 126 tác phẩm dự thi của 7 chuyên ngành. Cụ thể: Báo chí 65 tác phẩm, Văn học: 8 tác phẩm, Sân khấu: 8 tác phẩm, Âm nhạc: 9 tác phẩm, Nhiếp ảnh: 23 tác phẩm, Mỹ thuật: 7 tác phẩm, Văn nghệ Dân gian: 6 tác phẩm. Ban Sơ khảo đã tiến hành tuyển chọn 30/126 tác phẩm vào vòng chung khảo. Ngày 6/8/2009, Ban Giám khảo đã tiến hành chung khảo đợt I. Với tinh thần nghiêm túc và trách nhiệm cao đã lựa chọn 14 tác phẩm xuất sắc trong 30 tác phẩm đề nghị Ban Tổ chức trao thưởng đợt I....

 

• Mai Thức
Phấn đấu xây dựng thành phố Đông Hà ngày càng văn minh, giàu đẹp

Đ

ịa danh Đông Hà đã có từ lâu trong lịch sử, song chỉ gắn với tính chất đô thị kể từ những năm đầu của thế kỷ XX. Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành, Đông Hà là nơi từng xảy ra nhiều biến cố thăng trầm, có tác động lớn đến tiến trình lịch sử của Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung.

Qua nhiều thế kỷ, với bao thử thách nghiệt ngã của chiến tranh tàn khốc, của thiên tai khắc nghiệt, mảnh đất và con người Đông Hà phải chịu nhiều đau thương, mất mát, hy sinh; nhưng “lửa thử vàng, gian nan thử sức” đã hun đúc nên những giá trị cao đẹp của con người Đông Hà về lòng yêu nước, tinh thần anh dũng, kiên cường, quả cảm, nghị lực vượt khó trong lao động sản xuất, chiến đấu, học tập, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.

Trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược; dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; Đảng bộ, quân và dân Đông Hà đã cùng cả nước lập nên những chiến công oanh liệt, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Ghi nhận những thành tích xuất sắc đó, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang cho Đảng bộ và nhân dân thị xã Đông Hà.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đông Hà chỉ còn là một vùng đất hoang tàn đổ nát, hậu quả chiến tranh để lại hết sức nặng nề. Với điểm xuất phát rất thấp, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đông Hà đã phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, nỗ lực vượt qua mọi gian khổ, từng bước tái thiết, xây dựng quê hương.

Tháng 7 năm 1989, tỉnh Quảng Trị được lập lại, Đông Hà từ một thị xã khu vực được tỉnh chọn làm thị xã tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh. Qua 20 năm xây dựng và phát triển, Đông Hà đã đạt được những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh và đồng bộ, diện mạo đô thị ngày một khang trang.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ; công nghiệp - xây dựng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) hàng năm đạt từ 14 - 15%. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm đều tăng, đến năm 2008 đạt 25,8 triệu đồng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm chỉ đạo, tỷ lệ hộ nghèo năm 2008 giảm còn 6,5% (theo tiêu chí mới).

Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, nếp sống văn minh đô thị từng bước hình thành. Quy mô giáo dục - đào tạo ngày càng phát triển, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Công tác chính sách, hoạt động nhân đạo từ thiện, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ.

Quốc phòng - an ninh được giữ vững và tăng cường, trật tự An toàn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từ thị xã đến cơ sở không ngừng được đẩy mạnh. Hiệu lực quản lý, hiệu quả điều hành của chính quyền từng bước được nâng cao. Phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể có nhiều đổi mới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đề ra.

Đánh dấu bước phát triển toàn diện của thị xã, tháng 12/2005, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định công nhận thị xã Đông Hà là đô thị loại III. Đặc biệt, ngày 11/8/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về thành lập thành phố Đông Hà trực thuộc tỉnh Quảng Trị; Đảng và Nhà nước tặng phần thưởng cao quý- Huân chương Lao động hạng Nhất cho cán bộ và nhân dân Đông Hà.

Đây là một sự kiện quan trọng có ý nghĩa lịch sử to lớn, là mốc son, là bước ngoặt đánh dấu quá trình xây dựng, phát triển và trưởng thành của thị xã; đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân thành phố Đông Hà nói riêng và Quảng Trị nói chung.

Đạt được kết quả hôm nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Đông Hà luôn khắc ghi và biết ơn sâu sắc sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ ngành trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả của tỉnh và các Sở, ban ngành; sự giúp đỡ, sẻ chia, kề vai sát cánh của các đơn vị bạn; sự lao động sáng tạo, tinh thần đoàn kết, ý chí vượt khó vươn lên của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố.

Thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau mãi mãi tri ân sự hy sinh anh dũng của các anh hùng liệt sĩ; luôn ghi nhớ sự đóng góp quan trọng của các thế hệ lãnh đạo, chiến sĩ, đồng bào, đồng chí, các đơn vị trong và ngoài tỉnh; bà con Quảng Trị đang sinh sống xa quê hương đã góp sức lực, trí tuệ vì thành phố Đông Hà thân yêu....

 

• Phan Văn Phong
Phát huy truyền thống hai trăm năm lịch sử xây dựng Thị xã Quảng Trị ngày càng trưởng thành và giàu đẹp

L

à một phần của sử thi của đất nước được dân tộc Việt Nam viết bằng máu và hoa trong các thời kỳ dựng xây và bảo vệ Tổ quốc, thị xã Quảng Trị đã trải qua hai trăm năm hun đúc các giá trị lịch sử, văn hóa với tất cả tinh thần và ý chí của một vùng đất được nhiều thế hệ tiếp nối nhau vun bồi. Hai trăm năm vừa qua, biết bao người đã làm vẻ vang sông núi, tiếng thơm lịch sử và văn hóa của thị xã Quảng Trị để mỗi khi khấn nguyện tổ tiên, người dân thị xã Quảng Trị không thẹn với cha ông hoặc mỗi lần gặp gỡ bạn bè muôn phương vẫn nguyên vẹn lòng tự hào sâu đậm về quê nhà. Với hiện thực và những cảm xúc tốt đẹp đó, các tầng lớp nhân dân và toàn thể cán bộ, đảng viên thị xã Quảng Trị vui mừng kỷ niệm hai trăm năm thị xã Quảng Trị thân yêu của mình - một thị xã trầm tĩnh, hiền hoàsoi bóng dòng Thạch Hãn vinh quang.

Được xác lập trong phạm vi của bộ Việt Thường vào thời đại Hùng Vương, tiếp đến thuộc châu Ô của vương quốc Chăm Pa rồi sau tình sử Huyền Trân công chúa đã thuộc về châu Thuận và xứ Thuận Hóa, thị xã Quảng Trị từng là viên ngọc quý trong sính lễ của cuộc hôn nhân có ý nghĩa mở mang bờ cõi quốc gia, là một phần của thực tiễn đời sống ở các địa phương nổi tiếng với “chợ không nói thách, dân không trộm cắp, cổng ngoài không phải đóng, thuyền buôn nước ngoài đều đến buôn bán, trao đổi phải giá, quân lệnh nghiêm cẩn, mọi người ra sức” (Đại Việt sử ký toàn thư). Sau khi lên ngôi hoàng đế vào năm 1801, vua Gia Long lập dinh Quảng Trị ở phần đất của hai huyện Hải Lăng, Đăng Xương với dinh lỵ Quảng Trị đóng ở làng Tiền Kiên, huyện Đăng Xương. Tháng Hai (©m lịch), Kỷ Tỵ-Năm 1809, vua Gia Long cho dời dinh lỵ Quảng Trị tới làng Thạch Hãn, huyện Hải Lăng- tức vị trí của thị xã Quảng Trị ngày nay, và tổ chức xây thành, đắp lũy tại đây. Ở vị trí hội tụ những yếu tố địa lý-lịch sử-văn hóa-kinh tế-quân sự rất quan trọng, dinh lỵ Quảng Trị là đất căn bản, là trọng trấn để vua chúa nhà Nguyễn dựng nghiệp lớn theo lời khuyênHoành sơn nhất đới, vạn đợi dung thân của bậc hiền triết. Với sự kiện này, năm 1809 được ghi vào sử sách là thời điểm chính thức hình thành và xây dựng dinh lỵ Quảng Trị, mở đầu cho sự phát triển đến thị xã Quảng Trị hôm nay. Từ năm 1827 đến 1900, nhiều lần dinh Quảng Trị được đổi thành trấn, tỉnh, được hợp nhất thành đạo rồi lại tách thành tỉnh. Ngày 17/2/1906, toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định thành lập thị xã Quảng Trị là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị. Trước những biến động lớn lao của lịch sử và những đổi thay về quy mô hành chính, thị xã Quảng Trị luôn là miền đất khoan hòa với những con người biết giữ đạo nhân nghĩa cương thường, trung tín. Ở giữa vùng đồng bằng Triệu Phong, Hải Lăng màu mỡ nhưng người dân thị xã Quảng Trị vẫn không ngừng tăng phì nhiêu cho đất sau mỗi vụ trồng lúa, trồng khoai, trồng ngô, trồng dâu... Theo tâm sức vun trồng để góp phần bổ ích cho phong hóa trong muôn một của những con người thuần hậu, thị xã Quảng Trị đã là nơi đất lành chim đậu như tác giả của sách Ô châu cận lục ghi: Ngoài vườn Thạch Hãn chim về lũ lượt. Bên cạnh đó, tiếp giáp Quốc lộ 1A nối liền hai miền Nam-Bắc của đất nước, ở ven châu thổ sông Thạch Hãn chuyên chở phù sa từ thượng nguồn về trong dòng nước mà không thơm cũng thể hương đàn kết hợp con sông đào Vĩnh Định xuôi ra Cửa Việt, Hội Yên, Đông Hà và cửa Thuận An (Thừa Thiên-Huế), thị xã Quảng Trị đã nhanh chóng trở nên sầm uất, trở thành trung tâm buôn bán tấp nập và hấp dẫn với nhiều sản vật quý, giao thương thuận lợi. Chính đặc điểm kinh tế-xã hội này đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở thị xã Quảng Trị trong các giai đoạn phát triển của riêng mình hướng tới sự gắn kết và hội nhập với chuỗi các đô thị miền Trung Việt Nam ra đời trước đó chỉ vài năm như Vinh, Huế, Quy Nhơn, Phan Thiết...

Cùng dân tộc đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược để giành lại độc lập, tự do, nhân dân thị xã Quảng Trị tin tưởng lựa chọn đường lối cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quán triệt ngày càng sâu sắc chủ nghĩa Mac-Lênin và phát huy tinh thần quật khởi của các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Mai Thúc Loan, Trần Quý Khoáng, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Đặng Tất, Đặng Dung và các phong trào yêu nước Cần Vương, Đông Du, Duy Tân, Việt Nam Quang phục hội... Đặc biệt, từ phong trào đấu tranh của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở thị xã Quảng Trị theo đường lối cách mạng vô sản trong những năm từ 1926-1929, Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị đã ra đời vào tháng 4/1930. Bắt đầu từ đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ và nhân dân thị xã Quảng Trị phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, kiên cường, bất khuất, giành nhiều thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc. Đoàn kết xung quanh Đảng và với sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, nhân dân thị xã Quảng Trị đã bền bỉ đấu tranh anh dũng, nhất tề đứng lên thành lập chính quyền cách mạng vào ngày 23/8/1945, góp phần vào thắng lợi to lớn của Cách mạng Tháng Tám mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do, dân chủ trong lịch sử Việt Nam. Trước vận mệnh mới của dân tộc và trách nhiệm mới đối với nước nhà, người dân thị xã Quảng Trị hăng hái tham gia bình dân học vụ để diệt giặc dốt, tích cực lao động để diệt giặc đói như lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đồng thời nô nức xây dựng Hũ gạo tiết kiệm, hưởng ứng Tuần lễ vàng và xây dựng lực lượng vũ trang để bảo vệ chính quyền. Trước âm mưu xâm lược đất nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, thị xã Quảng Trị bước vào cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện và trường kỳ kháng chiến với 9 năm chịu đựng gian khổ, vượt qua mọi thử thách cam go và nhiều hy sinh anh dũng để cùng quân và dân cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu vào tháng 5/1954. Âm mưu bá quyền đã khiến đế quốc Mỹ phá Hiệp định Giơnevơ, không công nhận độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trên đất nước Việt Nam...

 

• Hoàng Đức Thắng
55 năm

LTS: Cách đây 55 năm (25/8/1954 - 25/8/2009), dòng sông Bến Hải - cầu Hiền Lương - vĩ tuyến 17 đã được Hiệp định Giơnevơ lấy làm ranh giới phân định tạm thời chia cắt đất nước thành hai miền Nam - Bắc. Đó là một vết cắt của lịch sử vào nỗi đau của những người con đất Việt. Với vết cắt ấy, Vĩnh Linh là huyện duy nhất của tỉnh Quảng Trị được giải phóng. Hơn 5 thập kỷ qua, mảnh đất hiền hoà bên dòng sông Bến Hải này đã đi qua bao đau thương, mất mát viết nên những trang sử vàng chói lọi và vươn lên với một sức sống kỳ diệu để xứng đáng với tên gọi: Vĩnh Linh “Luỹ thép - luỹ hoa”! Nhân kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống của vùng quê này. CV. Xin giới thiệu bạn đọc bài viết của đồng chí Hoàng Đức Thắng -TUV - Bí thư Huyện uỷ Vĩnh Linh.

Trên dặm dài thiên lý Bắc - Nam, qua trăm sông ngàn phố của dãi đất thân thương hình chữ S này, hãy một lần dừng chân ở mảnh đất gió Lào cát trắng Quảng Trị, nơi được ví là “chiếc đòn gánh trĩu nặng hai đầu đất nước”, chúng ta sẽ gặp dòng Bến Hải xanh trong với cây cầu Hiền Lương lịch sử, dưới chân phủ bóng kỳ đài lồng lộng trãi dài giữa mênh mông đồng lúa, rừng cây xanh ngút tầm mắt của mảnh đất Vĩnh Linh một thời hoa lửa được mệnh danh là “Luỹ thép”, một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại Hồ Chí Minh. Từ đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ đến Cửa Tùng, Cồn Cỏ dào dạt sóng biển Đông; bao tên đất, tên làng, tên núi, tên sông của mảnh đất này đã đi vào tâm thức, tình cảm, dấu ấn, kỷ niệm trong lòng những thế hệ người Việt. Để hôm nay, khi bước vào CNH-HĐH, với hành trang, ý chí và khát vọng, với sức vươn mạnh mẽ và những thành tựu KT-XH to lớn đạt được, miền quê bên bờ bắc dòng sông giới tuyến Bến Hải ngày nào còn được gọi với cái tên trìu mến - “Luỹ hoa” của thời kỳ đổi mới.

            Ngược dòng lịch sử 55 năm về trước, sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết, lấy vĩ tuyến 17 với sông Bến Hải, cầu Hiền Lương thuộc huyện Vĩnh Linh làm ranh giới phân định tạm thời hai miền Nam- Bắc. Ngày 25/8/1954, khi tên lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Hiền Lương vào Nam, Vĩnh Linh là huyện duy nhất của tỉnh Quảng Trị được giải phóng. Bước vào một giai đoạn mới, cái tên Vĩnh Linh cũng bắt đầu được biết đến và nổi tiếng từ đây, dù rằng đất này đã có một bề dày truyền thống lịch sử và những giá trị văn hoá rất đặc sắc, đã được hun đúc từ hàng chục thế kỷ trước. Từ thời nhà Lý thịnh trị, tiến hành mở mang bờ cỏi về phương Nam, đến cuộc hôn nhân lịch sử của công chúa Ngọc Hân mang về hai châu Ô, Lý cho nước Việt. Từ những “vườn đào tụ nghĩa” bên bờ biển Cửa Tùng của vua Duy Tân và các sĩ phu, sôi sục lòng căm, khắc khoải nỗi niềm mất nước, đã tụ hội bàn cách đánh đuổi giặc Pháp, mà mộng lớn vẫn phải dở dang; đến dấu chân của các nghĩa sỹ Cần Vương trên đường thượng đạo, phò tá vua Hàm Nghi lánh nạn. Vĩnh Linh chính là một phần trong những câu chuyện lịch sử ấy.

Để có danh xưng, hình tượng “Luỹ thép” phải bắt đầu từ thời khắc 20/7/1954, giữa trời Âu xa tít, khi hiệp định Giơ ne vơ được ký kết, mà tâm điểm là Vĩ tuyến 17 với dòng sông Bến Hải như một sợi chỉ nhỏ nhoi vắt qua miền đất Vĩnh Linh đầy nắng gió. Từ cái mốc lịch sử ấy, mảnh đất bờ bắc dòng Bến Hải - Vĩnh Linh - trở thành đặc khu trực thuộc Trung ương, mảnh đất tiền tiêu nơi đầu sóng ngọn gió của miền Bắc XHCN. Ngô Đình Diệm với bức bình phong quan thầy Mỹ che chở, đã ngang nhiên xé bỏ hiệp định, xoá bỏ “tổng tuyển cử ”, âm mưu chia cắt lâu dài hai miền Nam-Bắc đất nước. Hai năm hẹn ngày đất nước đoàn tụ đã biến thành 20 năm mịt mù khói lửa chiến tranh. Chỉ cách một dòng sông, một bên nung nấu khát vọng thống nhất, bên kia là dã tâm chia cắt của lũ bán nước và cướp nước. Vĩnh Linh là nơi chứng kiến và trực tiếp đối mặt với cuộc đấu tranh khốc liệt ấy. Quả bom phá hoại đầu tiên mà giặc Mỹ ném xuống miền Bắc chính là rơi trên đất Vĩnh Linh; trước đó là gần 10 năm Vĩnh Linh vừa lao động sản xuất xây dựng XHCN, vừa ra sức bảo vệ giới tuyến, giữ vững từng tấc đất, bờ cây, ngọn cỏ, giữ cho ngọn cờ giới tuyến mãi tung bay nơi đầu cầu Hiền Lương. Đó cũng là một cuộc đấu tranh đầy cam go, mưu trí và bản lĩnh của những người lính cách mạng, của quân và dân giới tuyến Vĩnh Linh; để luyện nên một Vĩnh Linh can trường, bản lĩnh, anh dũng, kiên cường và vững bền hơn mọi thứ sắt thép đạn bom mà kẻ thù đã dội xuống mảnh đất này....

• Lê Quang Lanh
Tất cả vì Cồn Cỏ hòn đảo du lịch - văn hóa và ổn định

 

LTS: Kỷ niệm 50 năm truyền thống LLVT Cồn Cỏ 8/8(1959- 2009) và 5 năm thành lập huyện đảo Cồn Cỏ 1/10 (2004- 2009) là một sự kiện không chỉ có ý nghĩa đặc biệt đối với cán bộ và quân dân huyện đảo Cồn Cỏ nói riêng mà còn đối với cả nước nói chung. Nhân sự kiện lịch sử này, PV. Cửa Việt có cuộc trao đổi với đồng chí Lê Quang Lanh, TUV, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND Huyện đảo Cồn Cỏ. Đầu đề do Toà soạn đặt.

 

PV: Thưa đồng chí Bí thư kiêm Chủ tịch UBND Huyện, để trở thành cái cột mốc lịch sử trong đời sống tinh thần của quân và dân huyện đảo nói riêng và cả nước nói chung, xin đồng chí cho biết đôi điều về truyền thống 50 năm LLVT Cồn Cỏ?

 Đồng chí Lê Quang Lanh: Vào ngày này cách đây 50 năm - ngày 8/8/1959 nắm bắt được ý đồ của địch một đơn vị của Trung đoàn 270- Quân khu IV đã vượt sóng gió trùng khơi đến với Cồn Cỏ, khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng bất khả xâm phạm, để hai ngày sau đó bộ đội ta đã giương cao lá cờ Tổ quốc và nổ những phát súng đầu tiên cảnh cáo chính quyền Ngô Đình Diệm bao vây hòng chiếm đảo. Từ đây, Cồn Cỏ trở thành vọng gác tiền tiêu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa- hậu phương lớn vững chắc của tiền tuyến lớn miền Nam. Cùng với Vĩnh Linh, Cồn Cỏ trở thành nơi đụng đầu lịch sử giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa chính nghĩa với phi nghĩa, giữa lương tri với bạo tàn. 

Đế quốc Mỹ đã tập trung không quân và hải quân dội hàng ngàn tấn bom đạn các loại xuống hòn đảo nhỏ này (cứ mỗi ha đất Cồn Cỏ hứng chịu trên 22,6 tấn), hòng san bằng, huỷ diệt Cồn Cỏ. Có những ngày 12 lần địch tập kích bằng đường không; có đêm chúng pháo kích đầu hôm đến sáng; có thời điểm chúng dùng tàu chiến bao vây đảo suốt cả tuần liền; và tàn bạo hơn, bọn phi công Mỹ đánh phá miền Bắc trở về, nếu thừa bom đạn hoặc do lưới lửa phòng không của đất liền không kịp dội bom chúng đều trút hết xuống đảo.

Bom thù không khuất phục, khó khăn không nao núng, cán bộ chiến sĩ Cồn Cỏ đã thể hiện lòng trung thành vô hạn với Tổ quốc, đoàn kết một lòng, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, chiến đấu với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ không để mất đảo”. 

Trong suốt những năm tháng chiến tranh ác liệt, bộ đội Cồn Cỏ càng chiến đấu càng trưởng thành và luôn nhận được sự tin yêu của Đảng và của nhân dân cả nước; sự chi viện kịp thời sức người, sức của của quân và dân Vĩnh Linh anh hùng; đặc biệt là sự quan tâm động viên lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Người đã ba lần gửi thư khen, gửi tặng ảnh chân dung của Người và khẳng định chiến công của cán bộ chiến sĩ Cồn Cỏ: Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận/ Đánh cho tan xác giặc Huê kỳ . 

Gần 1.500 ngày đêm, bộ đội Cồn Cỏ đã đánh gần 1.000 trận lớn nhỏ, bắn rơi 48 máy bay, bắn chìm 17 tàu chiến và tàu biệt kích Mỹ-nguỵ; trong đó có trận bắn rơi 4 máy bay, có trận trong 1 giờ bắn tan xác 3 máy bay Mỹ... Những cái tên cán bộ chiến sĩ như Thái Văn A, Lê Văn Ban, Vũ Kỷ, Cao Văn Khang... và hàng trăm cán bộ, chiến sĩ khác nữa đã viết nên bài ca lớn về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Tên tuổi và sự hy sinh, cống hiến của họ mãi mãi gắn liền với sự trường tồn của đảo Cồn Cỏ, mãi mãi trở thành niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Cồn Cỏ hôm nay và mai sau.

Với những chiến công của mình, Cồn Cỏ vinh dự hai lần được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân; được tặng thưởng hai Huân chương Độc lập hạng nhất và hạng hai; ba Huân chương quân công; sáu cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương Anh hùng LLVT nhân dân và nhiều phần thưởng cao quý khác. 

Từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, lực lượng vũ trang Cồn Cỏ không ngừng lớn mạnh, bên cạnh BCH quân sự huyện, tiểu đoàn chủ lực về với huyện, còn có các lực lượng của Biên phòng, Hải quân, Công an, lực lượng tự vệ của các cơ quan, đơn vị....Các thế hệ cán bộ chiến sĩ LLVT đảo Cồn Cỏ đã tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, kiểm soát và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Quốc gia; bảo đảm an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội; tham gia phát triển KT-XH, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, góp phần nâng cao sức chiến đấu, cải thiện đời sống cho cán bộ chiến sĩ trên đảo.

PV: Từ ý tưởng thành lập một đơn vị hành chính tại đảo của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến Nghị quyết 174/ 2004/ NĐ-CP của Chính phủ về việc thành lập Huyện đảo Cồn Cỏ đã tròn 5 năm. Xin đồng chí cho biết quá trình dân sự hoá đảo và những kết quả ban đầu?...

 

• Lê Hữu Phúc
Phát huy thành quả 20 năm xây dựng và trưởng thành- Đoàn kết, đổi mới xây dựng quê hương giàu đẹp

V

ào ngày này 20 năm về trước, ngày 1/7/1989, đồng bào và chiến sĩ tỉnh ta náo nức đónchào một sự kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử, đó là Quốc hội khoá VIII nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định lập lại tỉnh Quảng Trị, đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Từ đó Quảng Trị được trở lại với tên gọi vô cùng thân thương và trìu mến của mình, cái tên ấy đã đi suốt một chiều dài lịch sử, trong mỗi chúng ta rất đổi tự hào. Hôm nay, trong không khí thi đua lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 64 năm ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9, tỉnh ta long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 20 năm ngày lập lại tỉnh.

...Đi ra khỏi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầy oanh liệt với biết bao hy sinh và gian khổ, sau ngày non sông thống nhất, Tổ quốc liền một dãi, người dân Quảng Trị với gia tài chỉ đôi gánh trên vai, từ khắp nơi trở về nơi chôn rau cắt rốn, bắt tay vào công cuộc kiến thiết xây dựng quê hương. Phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bằng sức mạnh của ý chí tự lực tự cường, quân và dân Quảng Trị  tích cực đi vào khai hoang, phục hoá, tập trung sức cho lao động sản xuất. Những núi, đồi, đồng quê, bãi cát dày đặc hố bom cày, đạn xới được lấp dần bằng màu xanh của lúa, của sắn, của khoai…Mãnh đất được hồi sinh, cuộc sống mới từ chính đôi bàn tay ta xây dựng trong đống tro tàn đổ nát của chiến tranh lại được bừng lên khắp nơi trên quê hương sau ngày giải phóng.

Gắn bó keo sơn cùng nhân dân Quảng Bình, Thừa Thiên ruột thịt, đồng bào Quảng Trị chúng ta đã phát huy truyền thống cách mạng, cần cù, chịu thương chịu khó lao động, chung sức chung lòng xây dựng tỉnh Bình - Trị - Thiên hợp nhất. Mười ba năm là chặng đường đầy gian khổ nhưng hào hùng của quê hương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta đã phải trực tiếp đương đầu với bao khó khăn gay gắt: nền kinh tế suy giảm, an ninh trật tự phức tạp, đất nước đang trong vòng vây cấm vận của các thế lực thù địch; mặt khác, thiên tai, bão, lũ liên tiếp, làm cho sản xuất nhiều năm bị mất mùa nghiêm trọng, đời sống nhân dân bị thiếu thốn nặng nề. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Bình Trị Thiên, nhân dân Quảng Trị đã cùng đồng cam, cộng khổ, nổ lực phấn đấu vượt qua mọi gian nan, thử thách, ra sức tăng gia sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, hoà nhịp vào công cuộc đổi mới đất nước theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI.

...Nhớ lại buổi đầu tỉnh nhà được tái lập với bao sự bộn bề, lo toan, với bao hoàn cảnh khó khăn, thách thức đặt nặng lên vai Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh. Qua  13 năm chung sức xây dựng và cải tạo sau chiến tranh, nền kinh tế tỉnh nhà vẫn thuần nông, nặng về tự cung - tự cấp, tổng thu nhập ở mức rất thấp so với các tỉnh bạn; cơ sở hạ tầng, vật chất-kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu; sản xuất hàng hoá kém phát triển. Nông nghiệp độc canh cây lúa, phương thức canh tác còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, năng suất đạt thấp. Công nghiệp hầu như không có gì, các cơ sở sản xuất nhỏ bé, manh mún, công nghệ lạc hậu; sản phẩm hàng hoá đạt thấp, khó tiêu thụ trên thị trường; nhiều xí nghiệp sản xuất thua lỗ, kém hiệu quả kéo dài. Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước…nhỏ bé, không đủ khả năng phục vụ nhu cầu sản xuất và dân sinh. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân gặp vô cùng khó khăn, thiếu thốn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. Thêm vào đó, phải thường xuyên đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt, với hậu quả nặng nề của chiến tranh, với đói nghèo và nguy cơ tụt hậu tưởng chừng chúng ta khó vượt qua nổi.

Lửa thử vàng, gian nan thử sức! Với tinh thần tiến công cách mạng, phát huy mạnh mẽ truyền thống kiên cường bất khuất, biết khơi dậy sức mạnh của cốt cách con người Quảng Trị chịu thương, chịu khó; cần cù, giản dị, dũng cảm và sáng tạo, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị đã bền bỉ, kiên trì, vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình, mạnh dạn dám nghĩ, dám làm đã khẳng định bằng những thành quả quan trọng sau 20 năm trên con đường đổi mới, xây dựng. Nhìn lại toàn cảnh bức tranh quê hương hôm nay, so với những năm đầu đầy gian khó của 20 năm về trước,chúng ta mới thấy hết sự đổi thay căn bản và tự hào về sức mình vươn tới.  

Nền kinh tế liên tục tăng trưởng với nhịp độ cao, tương đối toàn diện, có mặt phát triển vượt bậc; cơ cấu  kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ dần chiếm ưu thế; nội lực kinh tế ngày càng được tăng cường.Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1996 - 2000 đạt 8,5%, giai đoạn 2001 - 2005 đạt 8,7%, đặc biệt giai đoạn 2006 - 2008 đạt 11,1%. Cơ cấu kinh tế đến năm 2008, tỷ trọng công nghiệp chiếm đến 35%, thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 35 - 37%, và tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn 30,5%. Cơ chế, chính sách về huy động nguồn lực, thu hút đầu tư bước đầu được tạo lập và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Tổng thu ngân sách khi mới lập lại tỉnh chỉ vẻn vẹn chưa đến 10 tỷ đồng, đến năm 2008 đạt gần 750 tỷ đồng..

Là mặt trận hàng đầu, nông nghiệp có sự phát triển khá toàn diện. Diện tích các loại cây trồng liên tục được mở rộng; Năng suất, sản lượng không ngừng được nâng lên với giá trị bình quân 25,5 triệu đồng/ha canh tác. Sản lượng lương thực có hạt đạt 22 vạn tấn/năm, tăng gần 2 lần so với ngày lập lại tỉnh. Từ chỗ hàng năm Trung ương phải trợ cấp lương thực, đến nay nhân dân không những đảm bảo đủ lương thực mà còn hàng hóa bán ra thị trường, nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh ta có mặt trên thị trường trong nước cũng như ở nước ngoài. Chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thuỷ, hải sản có nhiều tiến bộ, sản lượng thu được hàng năm tăng cao. Các loại cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, đặc biệt là cây cao su, hồ tiêu, cà phê... phát triển theo hướng thâm canh trở thành các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngày càng được chú trọng, đến nay, độ che phủ rừng đạt 43,6% diện tích....

 

• Nguyễn Đức Cường
Báo chí tiếp tục đổi mới vì sự phát triển của quê hương, đất nước

S

au hơn hai thập kỷ đổi mới, báo chí đã có nhiều điều kiện và cơ hội để phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng, nhưng cũng đang đứng trước không ít những thách thức và khó khăn mới. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ gắn với sự phát triển của thông tin- truyền thông và quá trình toàn cầu hóa đang tạo ra những thay đổi to lớn về mọi mặt, tạo nên những biến đổi có tính cách mạng trong phương pháp, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người làm báo cũng như hệ thống báo chí. Đã xuất hiện một dòng thác thông tin trên toàn cầu qua các phương tiện hiện đại làm phong phú, đa dạng thêm nguồn tin, nhưng đồng thời đòi hỏi những người làm báo phải có bản lĩnh trí tuệ để chọn lọc thông tin cho mình. Bên cạnh việc được tiếp nhận những thông tin tích cực thì những thông tin độc hại cũng tác động, thâm nhập một cách toàn diện và sâu sắc đến từng gia đình và môi trường sống của chúng ta. Đặc biệt, các thế lực thù địch vẫn luôn tận dụng mọi điều kiện có thể, nhất là thông qua các phương tiện truyền thông quốc tế để hằng ngày, hằng giờ lôi kéo, kích động, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, hòng đe dọa sự ổn định an ninh chính trị ngăn cản sự phát triển đi lên của đất nước chúng ta.

Điều đó đòi hỏi đội ngũ báo chí không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, để hoàn thành thiên chức cao quý của mình, đảm bảo cho báo chí cách mạng hoạt động đúng định hướng của Đảng, luật pháp của Nhà nước, không ngừng đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của cán bộ, đảng viên quần chúng nhân dân, phục vụ tích cực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của quê hương, đất nước....

 

• Nguyễn Văn Hùng
Phấn đấu để VHNT Quảng Trị tiếp tục có những thành quả mới trong năm 2009

M

ột năm, khoảng thời gian không ngắn nhưng cũng chẳng thể gọi là dài cho một chặng đường phát triển văn học nghệ thuật; có thể ví đó như là cột mốc tạm dừng trên hành trình dài không ngơi nghỉ của hoạt động sáng tạo. Năm 2008, với sự nổ lực, đồng tâm cộng hưởng của tất cả văn nghệ sỹ và những người làm công tác quản lý đã tạo nên một diện mạo tương đối mới mẻ cho hoạt động VHNT Quảng Trị. Trên các lĩnh vực văn học, sân khấu, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc, kiến trúc… đều có sự cách tân trong hoạt động của tổ chức cũng như sự tìm tòi sáng tạo của từng cá nhân nghệ sỹ, tạo nên sự phong phú đa dạng cho diễn đàn chung.

Trước tiên là hoạt động của Phân hội Văn học - một phân hội được xem là chủ lực của Hội với số hội viên khá đông. Trong không khí của những ngày đầu Xuân Mậu Tý, phân hội và Hội VHNT tỉnh đã tổ chức thành công Ngày thơ Việt Nam tại Trường chuyên Lê Quý Đôn, tạo được dấu ấn tốt đẹp trong lòng các nhà thơ và công chúng yêu thơ Quảng Trị, đồng thời nhen lên ngọn lửa ấm trong một bộ phận thế hệ trẻ Quảng Trị với văn chương và thơ ca.

Trong năm, Phân hội đã tổ chức 2 Trại sáng tác văn học tại Huyện Cam Lộ và Cửa Tùng quy tụ đông đảo các cây bút trong tỉnh và toàn quốc tham gia. Điều thú vị là các trại viết không chỉ duy trì được về lượng và chất mà còn khẳng định sức sống dồi dào, sự đổi mới mạnh mẽ của một vùng văn học. Nhiều tác phẩm trong trại sáng tác đã được công bố trên các Báo, Tạp chí có uy tín của Trung ương như: Văn nghệ trẻ, Văn nghệ quân đội, Chuyên mục Đọc truyện đêm khuya của Đài tiếng nói Việt Nam… Ngoài việc tổ chức trại, Phân hội Văn học còn gửi hội viên tham gia Trại sáng tác văn học của Trung ương do Uỷ ban Toàn quốc Liªn hiÖp các Hội VHNT ViÖt Nam tổ chức; góp tiếng nói văn chương Quảng Trị vào sự đa thanh, đa sắc của văn chương toàn Quốc… Ph©n héi còng đã xuất bản 6 đầu sách bao gồm truyện ngắn và thơ; đây thực sự là sự nỗ lực đáng ghi nhận của các hội viên trong thời điểm lạm phát khó khăn, nhất là khi số tiền đầu tư của Hội không nhiều, đơn thuần chỉ mang tính động viên. Về Thơ có Xuân Đức với Một nửa, Võ Văn Hoa với Gió cuối mặt sông, Hồ Chư với Theo dòng Krông Klang, D­¬ng Träng Hßa víi “Nöa vÇng tr¨ng khuyÕt”…Về văn có Văn Xương với tập truyện ngắn Hồn trầm, Phạm Minh Quốc với Tập truyện ngắn Cầu giải yếm…Mét ®iÒu ®¸ng vui mõng nhÊt cña Ph©n héi v¨n häc trong n¨m, nhµ v¨n V¨n Bèn (V¨n X­¬ng) võa ®­îc kÕt n¹p vµo Héi Nhµ v¨n ViÖt Nam, n©ng tæng sè héi viªn Trung ­¬ng lªn 3 nhµ v¨n.

Năm 2008 còn chứng kiến sự “nở rộ”của văn học mạng, văn học blog ở Quảng Trị, tạo nên không khí văn chương tươi mới, lành mạnh, đúng hướng.

Trăn trở về chủ đề s¸ng t¸c của Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Phân hội Âm nhạc đã tổ chức trại sáng tác âm nhạc thu vÒ 8 t¸c phÈm. Thông qua phong trào sáng tác, Hội đã bình chọn, trao giải cho những ca khúc tiêu biểu như: Đêm giao thừa nhớ Bác của Nhạc sỹ Võ Thế Hùng, Nhớ Bác của Tác giả Trần Kiềm…Ngoµi ra c¸c t¸c gi¶ s¸ng t¸c vµ dµn dùng nhiÒu ca khóc cho c¸c ®¬n vÞ ®Þa ph­¬ng tham gia héi diÔn tØnh vµ khu vùc ®¹t nhiÒu gi¶i th­ëng.

Trên cả hai lĩnh vực sáng tác và biểu diễn, Phân hội Sân khấu đã chú trọng đến việc phát triển phong trào. Trong n¨m Ph©n héi më Tr¹i s¸ng t¸c t¹i Cöa Tïng. C¸c nghÖ sÜ tham gia dµn dùng nhiÒu ch­¬ng tr×nh cho c¬ së tham gia héi diÔn chuyªn ngµnh ®Þa ph­¬ng vµ Trung ­¬ng; Trong ®ã cã 3 kÞch b¶n, 8 tiÕt môc móa. Với sự nç lực đáng ghi nhận, nghệ sỹ Thương Huyền của Quảng Trị vinh dự đạt giải Ba tại Liên hoan tài năng trẻ sân khấu toàn Quốc t¹i H¶i Phßng,

Các nhà nhiếp ảnh Quảng Trị cũng đã tạo ra sự bứt phá mới. Kû niÖm 55 n¨m ngµy truyÒn thèng ngµnh NhiÕp ¶nh ViÖt Nam, Ph©n héi NhiÕp ¶nh tæ chøc më Tr¹i s¸ng t¸c t¹i thÞ x· Qu¶ng TrÞ, thu 305 ¶nh, trong ®ã dù treo 55 ¶nh; Phèi hîp víi Héi NghÖ sÜ NhiÕp ¶nh ViÖt Nam tËp huÊn nghiÖp vô cho toµn thÓ héi viªn…T¹i Liªn hoan ¶nh nghÖ thuËt 6 tØnh B¾c miÒn Trung tæ chøc t¹i Qu¶ng B×nh, cã 11 t¸c phÈm dù treo, trong ®ã t¸c gi¶ NhËt Quang ®¹t gi¶i KhuyÕn khÝch víi t¸c phÈm “§iÓm s¸ng b¶n lµng”. §Æc biÖt nghÖ sÜ Trµ ThiÕt ®­îc kÕt n¹p vµo Héi nghÖ sÜ NhiÕp ¶nh ViÖt Nam.

Gãp vµo bøc tranh chung cña Héi V¨n häc nghÖ thuËt tØnh nhµ, Ph©n héi Mü thuËt còng ®¹t nh÷ng thµnh tùu rùc rì. T¹i TriÓn l·m Mü thuËt khu vùc B¾c miÒn Trung t¹i HuÕ, tác phẩm Cầu ngư của Trịnh Hoàng Tân ®¹t gi¶i 3. Ngoµi ra nhiÒu t¸c gi¶ ®¹t gi¶i s¸ng t¹o VHNT n¨m 2008. Tiªu biÓu t¸c phÈm: Thông điệp quá khứ của Nguyễn Thế Hà, Miền di sản của Trương Minh Dự.

Chi hội Văn nghệ Dân gian đã kịp hoàn thành một khối lượng công việc chuyên môn trong năm, trong đó Công trình: Tổng kết di sản VHDG của tộc người Bru Vân Kiều của Y Thi, Nghề trồng lúa, các loại cây trồng và các ngành nghề thủ công truyền thống Đông Hà của Lê Đình Hào, Sưu tầm VNDG Quảng Trị của Vũ Mạnh Thi đã được Hội VHNT trao Tặng thưởng sáng tạo VHNT năm 2008…

N¨m 2008, Chi héi KiÕn tróc s­ Qu¶ng TrÞ kû niÖm 60 n¨m ngµy KiÕn tróc s­ ViÖt Nam, Ph©n héi ®· tæ chøc nhiÒu ho¹t ®éng phong phó, cã ý nghÜa tÝch cùc. §· tæ chøc liªn hoan b×nh chän c¸c c«ng tr×nh kiÕn tróc tiªu biÓu 20 n¨m ®æi míi cña tØnh; Tæ chøc cuéc thi thiÕt kÕ mÉu kiÕn tróc nhµ ë vïng ngËp lò Qu¶ng TrÞ. Ph©n héi còng ®· ®éng viªn tµi trî s¸ng t¸c cho héi viªn b»ng nguån ®Çu t­ s¸ng t¸c cña Héi VHNT. Trong n¨m ®· kÕt n¹p thªm 8 héi viªn; ch¨m lo trau dåi nghiÖp vô, n¨ng lùc s¸ng t¸c, còng nh­ phÈm chÊt ®¹o ®øc nghÒ nghiÖp cho ®éi ngò kiÕn tróc s­ trÎ tØnh nhµ.

Sau một năm với biết bao gian nan, khó nhọc, với biết bao tháng ngày tâm huyết, ấp ủ, miệt mài thâm canh trên cánh đồng sáng tạo, đội ngũ văn nghệ sỹ Quảng Trị đã có thể mừng vui trước vụ mùa mới gặt; dẫu chưa phải là mùa vàng trĩu hạt nhưng thành quả đạt được là sự chắt chiu từ “một nắng hai sương”...

 

• Nguyễn Văn Hùng
Quê hương Quảng Trị anh hùng-Đổi mới luôn là mạch nguồn cảm xúc phong phú cho văn nghệ sĩ sáng tạo những tác phẩm đạt đỉnh cao

C

ùng với những thành tựu của tỉnh nhà đạt được trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, an ninh- quốc phòng, trong những năm qua, hoạt động Văn học nghệ thuật (VHNT) đã gặt hái được những  thành quả quan trọng, tạo nên diện mạo mới, góp phần tích cực trong công cuộc kiến thiết xây dựng quê hương Quảng Trị giàu đẹp.

Nhìn lại một nhiệm kỳ hoạt động đầy sáng tạo và sôi động của Hội VHNT tỉnh nhà, chúng ta phấn khởi trên tiến trình đổi mới sâu sắc và toàn diện của Đảng, hoạt động VHNT đã bám sát yêu cầu nhiệm vụ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khoá V), khai thác, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống phong phú, đa dạng của từng miền đất, vùng quê Quảng Trị. Hướng về cơ sở, phục vụ cho cơ sở, VHNT tỉnh nhà đã tạo cho mình một diện mạo mới, phát triển về diện rộng và tạo được nhiều tác phẩm có chất lượng. Bám sát định hướng chính trị, hoạt động của các chuyên ngành văn học, nghệ thuật đã tích cực đi sâu về cơ sở, tạo mối quan hệ với các huyện, thị xã, bồi dưỡng, xây dựng hạt nhân cho các phong trào văn hoá địa phương, được quần chúng nhân dân hưởng ứng, góp phần thực hiện phương châm xã hội hoá sự nghiệp văn hoá. Các phân hội đã hoà mình vào thực tiễn cuộc sống sinh động, tích cực, chủ động mở nhiều trại sáng tác phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Trên mỗi chuyên ngành như: Văn học, Mỹ thuật, Sân khấu, Nhiếp ảnh, Văn nghệ dân gian, Kiến trúc...

 Trang 1/2 Trang tiếp  1   2  Trang tiếp Trang tiếp
 Chuyển tới trang 
Trên giá sách Cửa Việt
Tranh & Ảnh Nghệ thuật
Thống kê
Bài đăng : 11036
Người online: 46
Truy cập trong ngày: 192
Lượt truy cập
Quảng cáo
Giới thiệu Tạp chí số mới
Số 302 (11 - 2019)
Giới thiệu | Liên hệ đặt báo | Thông tin nội bộ | Hộp thư Tòa soạn
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP TẠP CHÍ CỬA VIỆT
Giấy phép số 183/GP-TTĐT do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cấp ngày 12 tháng 7 năm 2018
Tổng biên tập: HỒ THỊ LIÊN
Tòa soạn và Trị sự: Số 128 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị • E-mail: tapchicuaviet@gmail.com • Điện thoại: 0233.3852458
Copyright © 2008 http://www.tapchicuaviet.com.vn - Thiết kế: Hồ Thanh Thọ • wWw.htt383.com