Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Điều tôi học được ở mẹ

TCCV Online - Mẹ tôi, người phụ nữ của nửa đầu thế kỷ 20, hiền thục, cần mẫn, mỏng manh, giản đơn đến tội nghiệp! Mẹ tôi như bao cô gái khác ở nông thôn, chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến nên dù là con ông Hương cả trong làng nhưng suốt thời ấu thơ mẹ chưa một ngày được cắp sách đến trường mặc dù mẹ rất muốn!

Mẹ đọc và viết được chữ Quốc ngữ nhưng đó là kết quả của khoảng thời gian dài mẹ núp trong vách buồng nhìn lén ông ngoại dạy cậu Tám học ở nhà trước! Dù kiến thức mẹ hạn chế, nhưng với tôi, tâm hồn mẹ, những điều tốt đẹp từ mẹ là cả một bầu trời bao la mà đến ngày mẹ phải rời xa tôi (năm tôi 19 tuổi), tôi vẫn chưa "học" hết!

Khoảng thời gian tôi biết về mẹ đến khi mẹ mất, mẹ luôn là chỗ dựa tinh thần của tôi. Mẹ luôn là dòng sông, dòng suối ngọt ngào nuôi dạy tôi suốt thời thơ ấu. Dáng mẹ gầy gò vì luôn bị bệnh tình gm nhấm. Suốt bốn mùa trong năm, lúc nào mẹ cũng mang áo ấm hoặc mặc áo đôi. Bù lại, mẹ là người đàn bà hạnh phúc. Ngoài việc đi làm kiếm tiền nuôi sống gia đình, thời gian còn lại trong ngày, ba tôi dành để yêu thương, chăm sóc mẹ. Mẹ cũng luôn cố gắng chăm sóc ba từng miếng ăn, giấc ngủ. Niềm vui nỗi buồn cả nhà tôi thường phụ thuộc vào bệnh tình của mẹ. Khi mẹ bệnh nhiều ba hay ngồi bó gối ở góc nhà, buồn hiu không thèm quan tâm cơm nước! Khi mẹ khỏe mạnh thì nhà vui rộn ràng như Tết. Mẹ bày ra làm nhiều loại bánh mứt, xôi chè và những bữa cơm tươm tất đãi cả nhà.

Mẹ rất ít nói và không biết dùng từ hoa mỹ, nhưng cách cư xử, lòng nhân ái của mẹ đã cảm hóa mọi người trong gia đình, trong họ hàng và bà con thôn xóm. Ai tiếp xúc mẹ một lần cũng cảm nhận được nét hiền từ toát ra từ vầng trán rộng và đôi mắt to buồn!

Tôi luôn nhớ mãi hình ảnh mẹ tôi luôn chăm sóc chu đáo cho ông bà nội, nhất là thời gian ông bà bệnh và qua đời...

Tôi nhớ có khoảng thời gian gia đình tôi không khá giả mấy (vì chỉ ba tôi là lao động chính nuôi cả nhà, mẹ lại bệnh suốt), thế mà gia đình tôi, nhất là mẹ tôi, luôn vui vẻ cưu mang những người bà con cô cậu với ba đến ở nhờ (một gia đình từ Campuchia về, những người cháu của ba thỉnh thoảng về ở vài tháng vì làm ăn thất bại...). Dù không khỏe và khá chật vật trong cuộc sống nhưng mẹ tôi vẫn lo chu toàn chỗ ở, bữa ăn cho mọi người. Có thời gian, mẹ còn phải nuôi người cháu dâu sinh em bé! Bù lại những người con cháu ấy rất kính trọng ba mẹ tôi.

Đối với hàng xóm, mẹ luôn  cứu giúp người nghèo khổ. Ai thiếu gạo, thiếu tiền đều đến gặp mẹ. Dù ít nhiều, mẹ vẫn chia sẻ với mọi người. Mẹ bảo thấy người ta khổ, mẹ từ chối không được. Mẹ nói giúp người ta khi hoạn nạn, mẹ thấy rất vui. Cho mượn nhiều lần, người ta không trả nổi thì mẹ... cho luôn! Mẹ nói: Mẹ giúp người vì thương người và mẹ hy vọng, khi không còn mẹ trên đời thì người khác sẽ  giúp lại con. Cái suy  nghĩ giản đơn ấy của mẹ đến bây giờ tôi mới thấm thía!

   Sau nhà là vườn chuối của mẹ trồng. Đây là vườn chuối hột, mẹ thường xuyên bán lá chuối và tôi nhớ có lần mẹ bảo: Mẹ để dành tiền bán lá chuối để may bộ áo dài mới cho con đi học.  Phía sau vườn chuối là khoảnh đất nhỏ, mẹ trồng cà tím, ớt, bầu, đậu dán, đậu bắp, mồng tơi, bí đỏ... Mỗi ngày, sáng chiều tôi hay theo mẹ ra tưới nước hoặc hái trái. Tôi rất thích thú công việc này. Từ khoảnh đất này có con đường mòn dẫn ra xóm nhà phía sau hè, sau mấy bụi tre thật to của nội. Xóm nhà này đa số dân tứ xứ về ở, họ rất nghèo và chuyên bán cơm rượu. Xóm nhà này tiếp giáp với cánh đồng lúa xanh thẳng tắp. Ở đây có sân vận động dành cho thanh niên, chiều chiều có nhiều người dân ra chơi bóng đá ở đây còn có nhà bảo sanh và nhiều người dân tộc Chăm sinh sống chung với người kinh. Ở đây có một nhà bà con xa, mẹ hay lui tới thăm nom. Mỗi khi đi, mẹ hay dẫn chị em tôi theo.

Tôi rất thích lang thang chơi cùng bạn bè dưới những bụi tre già, tuy có gai nhưng rất mát mẻ. Có khi chúng tôi dựng lều chơi nhà chòi suốt buổi trưa. Những bụi tre sầm uất ấy là tâm huyết của ông nội tôi. Ông không bao giờ cho ai đốn măng tre để ăn hay bán. Ông bảo ăn măng tre là tội lắm. Ông chỉ nói thế, tuổi thơ tôi cũng chỉ hiểu có thế, và những bụi tre đã lớn sum suê, trở thành những "người bạn thân thiết" của gia đình tôi. Ông tôi dưỡng từng mụt măng tre và trông mong chúng lớn. Một cây tre mới lên cao là niềm vui của ông. Thế nhưng, thỉnh thoảng, ông hay mẹ tôi ra đồng thăm tre, vào nhà tôi thấy họ buồn hiu. Lúc đó, tôi biết măng tre đã  bị  kẻ xấu trộm mất!

Tôi nhớ vào một buổi trưa, mẹ có dịp đi ra xóm nhà sau đồng và tôi cũng theo mẹ. Trên con đường mòn, mẹ đi trước, tôi lẻo đẻo theo sau. Đang đi giữa chừng không hiểu sao mẹ lại rẻ phải, đi băng qua con đường khác, khó đi hơn. Tôi cũng lặng lẽ theo mẹ. Sau khi thăm người bà con xong, mẹ dẫn tôi về, hai mẹ con lại đi con đường mòn cũ. Tôi cũng không quan tâm vì sao lần này mẹ lại dẫn tôi đi như thế. Đến chiều tôi mới nghe mẹ nói với ba. Thì ra, khi tôi và mẹ đi ra đồng, từ xa mẹ đã nhìn thấy có người đang lui cui đốn trộm măng tre. Theo mẹ, người đó là chú Đ. Chú này bị bệnh hủi, gia đình nghèo, vợ buôn bán tần tảo nhưng không đủ nuôi con. Gia đình này là một trong những gia đình ba mẹ hay giúp đỡ. Thế là hôm nay, ba mẹ mới biết người hay trộm măng là chú Đ. Ngày ấy, tôi không hề có suy nghĩ gì về hành động của mẹ, có lẽ vì tôi còn quá nhỏ và vô tư. Nhưng lớn lên, nhất là khi mẹ mất, ai cũng bùi ngùi thương tiếc và hay nhắc nhở những đức tính cao đẹp  của mẹ, từ đó tôi mới nghiệm ra và thấm thía! Thì ra, người hay được mẹ cưu mang lại là người hay trộm măng của nội. Và mẹ đã có cách hành xử rất nhân văn; mẹ không muốn chạm mặt bắt quả tang, mẹ không muốn một người nghèo khổ thế phải có mặc cảm với mẹ.

Mẹ tôi, người đàn bà hiền dịu, thật thà, chất phác nhưng với tôi, mẹ là niềm tự hào! Mẹ đã mất đúng  bốn mươi năm nhưng mới đây, tôi có  dịp về quê và tiếp xúc với một số người, họ đã khóc khi nhắc với tôi về mẹ. Họ kể tôi nghe những  tình cảm của mẹ dành cho họ mà tôi chưa từng nghe mẹ nói. Ai đau ốm mẹ hay đến thăm, ai nghèo khổ mẹ hay cho mượn tiền hoặc cho luôn. Thím hai ở xóm bảo khi thím mang thai, mẹ hay đem hột gà (nhà nuôi) đến cho thím để bồi dưỡng. Thì ra, dù mẹ luôn thiếu sức khỏe nhưng lúc nào mẹ cũng lo cho người chung quanh! Những cử chỉ tuy nhỏ nhoi của mẹ nhưng đã tạo hiệu ứng rất lớn trong lòng người,  mẹ đã để lại  bao mến thương, tiếc nuối!

Mẹ luôn sống mãi trong tâm hồn tôi. Tôi hiểu rằng giá trị con người không phải được đánh giá bằng cấp, trình độ học vấn mà nó đưc nâng cao bởi tính cách con người, bởi cái tâm trong sáng. Mẹ luôn là nguồn sáng, niềm tự hào mãi mãi trong lòng chị em tôi!

T.V

 Website văn học nghệ thuật tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thảo Vi

Mới nhất

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Hội VHNT tỉnh trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm “Trường Sa - Quảng Trị: Sắc màu biên cương”

23/03/2024 lúc 16:22

TCCVO - Chiều 22/3, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm

Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực

18/03/2024 lúc 00:07

TCCVO - Chiều 15/3, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) phối hợp tổ chức Hội thảo “Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực”.

Liên hoan dân vũ chủ đề: "Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng"

16/03/2024 lúc 06:02

Chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2024), 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Hướng đến kỷ niệm những sự kiện lớn của quê hương đất nước; kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7-2024), Sáng ngày 07/3/2024, Công đoàn viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan dân vũ trong nữ Công chức, viên chức, người lao động (CCVCLĐ) năm 2024 với chủ đề “Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng”.

Phát huy vai trò “báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp”

15/03/2024 lúc 07:05

TCCVO - Sáng ngày 13/3/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 1 và 2 năm 2024 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Hồ Đại Nam, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground