Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 20/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Những mảnh rời lịch sử

Sách “Lịch sử binh chủng Tăng - Thiết giáp, Quân đội nhân dân Việt Nam 1959 - 1975”, trang 50 - 51:

Ngày 1/10/1967, Tiểu đoàn Tăng 198 bắt đầu hành quân vào chiến trường...

Tiểu đoàn hành quân trên các trục đường 6, 12A, 15, 30, 8, 21, 20, 128, hầu hết là những con đường chiến lược mới mở dọc dải Trường Sơn trùng điệp, men theo các triền núi vượt qua nhiều đèo dốc, sông rộng nước chảy xiết như sông Mã, sông Cả. Có đoạn đường chỉ vừa một xe đi, vòng vèo gấp khúc. Có đoạn đường dài 72 km mà có tới 911 khúc cua, lại vào giữa mùa mưa, đường mới làm sụt lở nhiều...

Mặc dù đường dài, địa hình và thời tiết phức tạp, địch đánh phá thường xuyên, nhưng với tinh thần quyết tâm cao, cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn Tăng 198 đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ hành quân. Ngày 21/12/1967, Đại đội Tăng 3 vượt chặng đường 931 km tới vị trí tập kết ở Nậm Khang trên đường số 9. Đại đội Tăng 9 vượt chặng đường 1.350 km đến cách Bạch Hạc 50 km thì được lệnh quay lại về vị trí tập kết tại Ha Xinh Ta Xinh ở phía Nam đường 9.

Khó khăn lớn nhất là bảo đảm kỹ thuật hành quân đường dài. Bánh đỡ nặng và xích xe Tăng hỏng nhiều (mỗi đại đội hỏng từ 84 - 89% bánh đỡ nặng và 44 - 46% mảnh xích).

... Ra quân trận đầu, vinh dự góp phần vào cuộc tổng tấn công lịch sử, Tiểu đoàn Tăng 198 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu... (trang 65)

*

Sách “Theo vết xích xe tăng” (Hồi ức chiến đấu, Nxb. Hội Nhà văn 2002), bài “Ấn tượng khó quên” của đại tá Hà Tiến Tuân trang 100 có đoạn: “Vào tới chiến trường, khi có kế hoạch đánh cứ điểm Tà Mây, anh Phước và anh Tấn được phân công trực tiếp chỉ huy CT3 (Đại đội 3-NTT). Lúc này CT9 (Đại đội 9-NTT) từ vị trí giấu quân ở bắc sông Bao hành quân ra tập kết ở Mường Noòng chuẩn bị cùng CT3 đánh cứ điểm Làng Vây. Tôi nhận điện khẩn của CT9 xin khí tài thay thế vì sau đợt hành quân xa ở bộ phận hành động của xe tăng hư hỏng nhiều, còn khí tài mang theo đã hư hỏng hết. Anh Dương Đằng Giang, Tham mưu trưởng binh chủng giao cho tôi nhiệm vụ về đoàn 559 giải quyết. Trên đường đi, tôi rất lo, không biết khí tài đã được chuyển vào chưa? Nếu vào rồi thì nằm ở đâu? Ngày hôm sau, vừa hỏi thăm các kho trạm vừa lùng sục tìm kiếm. Tôi mừng quá thấy nhiều xích và bánh đỡ nặng của xe tăng nằm lù lù một đống to tướng...”

Cũng theo sách “Theo vết xích xe tăng” đã dẫn, trang 312, bài: “Nhật ký lần đầu vào chiến trường” của đại tá Hồ Hùng Thái, nguyên cán bộ chỉ huy tiểu đoàn Tăng 198: “11 giờ 30 ngày 8/1/1968 cùng các đồng chí Hải, Mạn, Chức đến đơn vị đặc công để gặp đồng chí Thinh tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn bộ binh và một số đồng chí khác trong đó có đồng chí Sinh xã đội trưởng xã Thuận đi trinh sát cứ điểm 320 và 230. Ở đài quan sátđã xác định được vị trí của 320 và 230, con sông chảy vào làng Troài...”

*

Báo Công an nhân dân điện tử, phóng sự “Người Vân Kiều trong chiến thắng Khe Sanh” kỷ niệm 40 năm giải phóng Hướng Hóa của tác giả Phan Thanh Bình:

“Năm 1968, ở tuổi 40, ông Hồ Mo được giao nhiệm vụ làm trưởng đoàn cùng một số anh em như Hồ Mang, Hồ Bố, Hồ Cun… ở các xã Thuận, xã Thanh (Hướng Hóa) giúp bộ đội gùi cõng các bộ phận như nòng súngbình điện, xích của xe tăng… đi ban đêm giữa rừng già từ vùng ranh giới giáp với tỉnh Quảng Bình về phía Tây vào tập kết ở các vùng rừng Khe Sanh. Vào thời điểm này, Mỹ và Sài Gòn đánh phá rất ác liệt. Đội gùi cõng tăng gặp nhiều khó khăn, ròng rã nhiều tháng trời bám trụ giữa rừng. Bộ phận nào quá nặng, gánh gùi không nổi thì chuyển lên thuyền mộc, ngâm mình trong dòng nước sông Sê Pôn, kéo thuyền theo dọc sông về điểm tập kết...”

Tác giả Nguyên Anh trong báo Dân Trí số kỷ niệm 40 năm giải phóng Hướng Hóa có bài “Người Vân Kiều vác tăng vào trận chiến”: “ ... Hồi đó, bố là dân quân du kích, được bộ đội giao nhiệm vụ làm trưởng đoàn cùng một số anh em như Hồ Cun, Hồ Bố, Hồ Mang... ở xã Thanh, xã Thuận, cứ đêm đến là giúp bộ đội vận chuyển các bộ phận như đạn, bình điện, xích tăng đi qua các làng đến các điểm đã được bộ đội định sẵn để chuẩn bị đánh Mỹ, Ông Hồ Mo bồi hồi nhớ lại.

Ông Hồ Bố cũng chen vào: Hồi đó thằng Mỹ ác lắm, con ơi. Nó thả pháo sáng, sáng cả trời cho tới sáng nên nhiều lần không thể gùi tăng đi được, nhất là đoạn gần tới nơi ở Piệc Húc (làng Troi), bố và nhiều anh em khác đành phải giấu các bộ phận xe tăng chờ đêm sau ra gùi tiếp.

… Được sự giúp đỡ vô cùng to lớn của người dân tộc Vân Kiều, các phương tiện cơ giới tham gia cuộc tiến công vào Làng Vây đã vào được các vị trí chiến lược, chờ giờ “G” là khai hỏa”.

*

Năm mươi năm đã trôi qua, loại trừ những yếu tố hồn nhiên trong lời kể của nhân chứng là bà con Vân Kiều vốn quen làm không quen nói, một bức tranh về cuộc chiến tranh toàn dân toàn diện với đầy đủ các cỡ cảnh, gam màu, cung bậc âm thanh, cảm xúc... đã hiện lên qua các mảnh rời của lịch sử. Có thể đại tá Hà Tiến Tuân sẽ không còn cơ hội lý giải được sự xuất hiện như “từ trên trời rơi xuống” của “quá nhiều mảnh xích và bánh đỡ nặng nằm lù lù một đống to tướng giữa rừng”. Vâng, mồ hôi là nước, không có hình hài, không để lại dấu ấn trên các “linh kiện” thay thế của xe tăng. Nhưng, những giọt mồ hôi người Vân Kiều của Hồ Mo, Hồ Mang, Hồ Cun và bao nhiêu thanh niên trai tráng xã Thuận, xã Thanh đã cùng những chiếc xe tăng của Tiểu đoàn 198 tấn công Tà Mây, Làng Vây, mở màn cuộc chiến giải phóng huyện Hướng Hóa, mở đầu cho truyền thống “Đã ra quân là đánh thắng” của binh chủng Tăng - Thiết giáp Quân đội nhân dân Việt Nam: “Lần đầu tiên xe tăng ta xung trận, địch hoàn toàn bị bất ngờ, hoảng loạn. Ngược lại, các chiến sĩ bộ binh ta được xe tăng dẫn dắt chi viện đã phát triển nhanh vào tung thâm, chia cắt địch, diệt sở chỉ huy và những ổ đề kháng ngoan cố, với thế đánh áp đảo nhanh chóng đè bẹp sự chống cự của địch. 8 giờ sáng, quân ta hoàn toàn làm chủ cứ điểm Tà Mây” (Lịch sử binh chủng Tăng - Thiết giáp QĐNDVN 1959 - 1975, trang 55). Có thể dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng Hướng Hóa, đại tá Hồ Hùng Thái không thể vào tham dự, không có cơ hội gặp lại người xã đội trưởng xã Thuận tên Sinh đã cùng ông đi trinh sát. Nhưng, hề chi! Khi mà, từ nửa thế kỷ trước quân dân đã cùng một ý chí. Bỗng nhớ một đoạn ca từ trong ca khúc viết về đồng bào Vân Kiều, Pa Cô: “Cây chông tre ta cắm, vây xung quanh buôn làng...” Vâng, xe tăng và chông tre, hành quân bằng động cơ năm trăm mã lực và bằng đòn khiêng trên đôi vai trần và bàn chân trần bước một, tất cả để đi đến trận cuối cùng trưa ngày 30/4/1975, như Tố Hữu từng viết: “Hiện đại, thô sơ/ Của ngày xưa và của bây giờ/ Với cách mạng đều là vũ khí”.

N.T.T tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

L.Q.H

Nguyễn Thế Tường
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 286 tháng 07/2018

Mới nhất

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

21/04

25° - 27°

Mưa

22/04

24° - 26°

Mưa

23/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground