Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 25/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Tính sáng tạo trong phương ngữ Quảng Trị qua các từ có nguồn gốc Chăm

Phương ngữ Quảng Trị được biết đến là một kho tàng từ vựng đồ sộ, tuy nhiên trên hệ thống từ điển Tiếng Việt đang lưu hành hiện nay chưa có tác giả nào ghi chép, minh họa một cách đầy đủ về di sản quý giá này. Với số lượng phong phú, tính chuyển tải nội dung cao, phương ngữ Quảng Trị đã góp phần làm nên sự khác biệt trong đời sống tinh thần của vùng quê nắng gió này so với một số địa phương khác, với tính chất bao hàm rộng, những từ ngữ này đã lột tả được cái chiều sâu, cái thâm thúy mà các từ vựng phổ thông đồng nghĩa không thể chuyển tải được.

Sở dĩ người Quảng Trị có một khối phương ngữ đặc biệt trên, ngoài sự phát triển sáng tạo từ nền tảng từ vựng phổ thông còn phải kể đến một số lượng ngôn ngữ được Việt hóa từ các quốc gia lân cận, trong đó đáng kể nhất là ngôn ngữ của nền văn hóa Chăm Pa.

Qua quá trình sinh hoạt, tiếp xúc với người Chăm khi cùng sống giữa hai vùng giáp ranh (đa phần người Quảng Trị có nguồn gốc từ Nghệ - Tĩnh), đặc biệt là trong thời kỳ di dân vào châu Ô, có một dòng chảy văn hóa Chăm âm thầm, len lỏi hòa lẫn trong biển bờ mênh mông của nền văn hóa Việt, một trong những dòng chảy tinh thần vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay đó là một khối lượng lớn từ ngữ có nguồn gốc Chăm đã chảy vào kho tàng phương ngữ của người dân Quảng Trị.

Ngoài một số từ gốc Chăm đơn giản mang tính giao tiếp hàng ngày như: Ni/ ni/ đây; Nớ/ deh/ đó / têh/ kia; Ôông/ ông; Mụ/muk/ bà / luk/ chậm hiểu; Khum/ khum/ khom; Bận/ băng/ lần… (Phương ngữ/ Tiếng Chăm/ Từ phổ thông), người Việt sử dụng từ Chăm rất có chọn lọc và linh hoạt, mang tính khái quát cao. Có nhiều từ Chăm mang nghĩa rất rộng, độ bao phủ lớn mà các từ Việt không có hoặc có nhưng chưa tương đồng, ta điểm qua một vài ví dụ:

- Chái/ chaik: là mái nhà phụ, thường nằm bên hông và gắn kết vào nhà chính bao gồm cả không gian sử dụng phía trong: “Nhà ba gian hai chái” “Chái bếp hiên sau vẫn ngọt ngào cho nhau” trong khi các từ gắn kết với nhà như: hè (phía sau), hiên (phía trước) không từ nào có thể thay thế được.

- Rặc/ throk: Từ mô tả hiện tượng nước đang vơi nhanh ở giai đoạn chuẩn bị khô dưới sự tác động của thời tiết, con người: “Cơm rặc rồi, đậy nắp bàng lại!” “Hạn quá, cả mấy soi ló (thửa ruộng) miềng (của mình) nước rặc hết rồi!”, do mang ý nghĩa đặc biệt đó nên chúng ta không thể dùng: “Nước trong lu đang rặc” hay “Nước lụt đang rặc”... Với ý nghĩa mô tả thời khắc, ranh giới giữa ướt và ráo, nên tất cả những từ: cạn, vơi, khô, rút, lưng… không thể lột tả chính xác hiện tượng trên.

- Lụt/ haluh: là hiện tượng các vật dụng, công cụ bằng kim loại có độ sắc bén bị bào mòn qua quá trình sử dụng. Từ sự miêu tả đặc thù trên dễ hiểu tại sao chúng ta gọi dao, rựa, kim, đọọc bị lụt chứ không gọi “mòn” như gọi chốt vồ của xe đạp nước, nêm cối xay… hay “cùn” của chổi, bàn chải…

- Rị mọ/ Re ro: là từ ám chỉ một người đang làm công việc lặt vặt trong nhà do quá tỉ mỉ, không tháo vát, thiếu sáng tạo dẫn đến chậm chạp khiến cho người khác chờ đợi, sốt ruột… do tính đặc trưng cao của từ này nên chúng ta không thể dùng rị mọ để mô tả một số hành động chậm chạp khác như: chạy nhảy, cày bừa, chèo chống…

- Ro ro/ Ro ro: đây là từ mô tả sự chuyển động một cách trơn tru, thanh thoát, tốc độ, hiệu quả chỉ dành riêng cho xe: “Mới sửa xe xong, giờ hắn chạy ro ro rồi!” “Hôm qua xe tui trục trặc (xe đạp nước), bữa ni chạy ro ro rồi!”. Từ ý nghĩa trên ta nhận thấy khó có từ phổ thông tương đồng nào có thể thay thế phương ngữ này.

Tương tự có rất nhiều từ mang hình tượng, biểu trưng và ý nghĩa sâu xa khi diễn đạt: Ha hả/ hah-hah/ cười sảng khoái; đứng sững/ t`ăng sang/ bất ngờ; cà nanh/ k`anằn/ ganh tỵ; cạy/ kakeh/một loại động tác bẻ lái khi chèo đò.

Người Quảng Trị rất linh hoạt và sáng tạo trong việc biến cải những từ có gốc Chăm sang phương ngữ, sự sáng tạo này làm cho ngôn ngữ mang tính biểu cảm cao hơn. Dựa theo sự nhấn nhá trong việc dùng từ láy của tiếng Chăm, người Quảng Trị đã sáng tạo hàng trăm phương ngữ dựa trên nền tảng các từ thuần Việt: Xuất phát từ ke re cắc rắc/ kêrê kăknan hay bô lô ba la/ ralô panôik của tiếng Chăm Pa người Quảng Trị sáng tạo một trời từ láy có bốn âm: lê thê lắt thắt; đê mê đưởi mưởi; co ro cúm rúm; lơ thơ lẩn thẩn; lơ ngơ láo ngáo; lao đao lận đận…

Từ cà rịch cà tang/ lit`i lit`ia/ của người Chăm, dân Quảng Trị đã biến hóa linh hoạt nhiều từ mang nhiều nghĩa khác nhau: cà trật cà trạo; cà nghênh cà bật; cà chớn cà cháo; cà lăm cà cặp; cà lăng cà đơ… Tương tự, trên nền tảng từ thuần Việt có hai âm đơn, người dân ở đây chỉ cần thêm chút “cà” để biến tấu thành từ có bốn âm đơn: cà nghịch cà ngợm; cà lăng cà nhăng; cà nghênh cà ngang; cà lóc cà chóc…

Một cách sáng tạo khác là việc ghép một từ Chăm với một từ thuần Việt đồng nghĩa để tăng chiều sâu và tính biểu cảm của ngôn ngữ: chật ních (nik); mải miết (miet); tránh né (nek); cũ rích (rick); chộn rộn chạo rạo (s`ao rào); sạch bách (baik).

Không dừng lại ở đó người Quảng Trị còn rất linh hoạt khi ghép một từ gốc Việt có nghĩa hoặc không có nghĩa vào từ gốc Chăm để tạo ra phương ngữ đặc trưng của mình: Càm ràm (k`amrằm) - cưởi rưởi; xăn văn (chăn văn) - xưởi vưởi; Cà rề - cà rà (rah p`ah)…

Trong quá trình phát triển về văn hóa, việc mượn nhập ngôn ngữ qua lại đôi bên để bổ sung vốn từ vựng cho vùng miền hay dân tộc mình là điều vẫn thường diễn ra (có thể người Chăm cũng đã nhập nhiều từ Việt). Tuy nhiên bằng cách chắt lọc, sáng tạo người Quảng Trị đã thu về một khối phương ngữ tương đối lớn trong quá trình giao tiếp với người Chăm. Việc tìm hiểu cách sáng tạo từ ngữ của cha ông xưa trong bối cảnh, xu thế hội nhập hiện nay sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn khi tiếp cận, sử dụng hay lưu nhập từ ngữ bên ngoài, cũng như giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nói chung, phương ngữ Quảng Trị nói riêng.

K.G

__________________

Tài liệu tham khảo:

1. Tự điển Việt - Chăm, Bùi Khánh Thế. Nxb KHXH 1996.

2. Từ điển Chăm - Việt - Pháp. G.Moussay.

3. Từ điển Tiếng Chăm: Akhar Thrah 7 Harei.

Khê Giang
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 279 tháng 12/2017

Mới nhất

Giường sắt có tốt không? Địa chỉ mua giường sắt uy tín?

5 Giờ trước

Giường sắt là một trong những đồ dùng nội thất không thể thiếu trong mỗi căn nhà, để đảm bảo cho gia chủ có một nơi nghỉ ngơi sau ngày dài mệt mỏi. Ngày nay, giường sắt đang khá phổ biến trên thị trường. Nếu bạn đang tìm hiểu về loại giường này và muốn tìm cho mình một địa chỉ mua giường sắt uy tín và chất lượng hiện nay thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Công Ty Cổ Phần Nội Thất Đại Thành.

Chùm thơ Trần Đức Tín

11 Giờ trước

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

26/04

25° - 27°

Mưa

27/04

24° - 26°

Mưa

28/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground