Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Cuộc đời và phẩm tính của một thi nhân

TCCV Online - Cuối thế kỷ XVIII, vào ngày 26 - 6 - 1786, vợ của vị thầy bói khiêm nhường tỉnh Raymong (Thái Lan) đã sinh một đứa trẻ, đặt tên là Phu. Khi vừa lớn lên, năng khiếu thơ của Phu đã nổi tiếng với cộng đồng, và cậu được nhà vua cho gặp. Cuối cùng, sau nhiều thăng trầm của đời sống, cậu đã trở thành thi sĩ danh tiếng với tên hiệu là Phra Sunthorn Voharn. Ngày nay, Sunthorn Phu được coi là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của Thái Lan, thậm chí làng văn học quốc tế cũng biết tiếng.

Sunthorn Phu sinh vào năm thứ năm của triều vua Rama I. Cha ông vốn là một thầy bói người Mường Klaeng, một tổng nhỏ thuộc tỉnh Rayong, nhưng lại cưới vợ người Bangkok. Chẳng bao lâu sau khi Phu ra đời, vợ chồng thầy bói ly dị nhau. Người chồng trở về Mường Klaeng đi tu, còn người vợ đi bước nữa rồi trở thành nhũ mẫu cho các hoàng tử trong cung điện Hoàng gia. Vậy là Phu được theo mẹ vào sống trong cung.

Giống như bao đứa trẻ khác, nhà thơ tương lai được giáo huấn trong tu viện Wat Sri Sudaram tọa lạc ở Klong Bangkok Noi. Ra trường, ông được tấn phong một chân thư lại trong bộ máy hành chính cung đình. Nhưng công việc duy nhất thích hợp với ông là viết thơ. Về mặt này, ông tinh thông và trong sáng như một tiên đồng. Trước khi được công chúng xa gần công nhận, ông viết một bài thơ dài dựa trên câu chuyện về thần Khobutra. Rất tiếc bản trường ca này vẫn còn dang dở. Dù sao, tác phẩm cũng hứa hẹn một thiên tài đang lớn bổng dậy.

Nhưng cũng chính vào khoảng thời gian này, thi sĩ đã phải lòng một công nương trong Hoàng cung có tên là Chan, người mà sau này ảnh hưởng rất nhiều đến toàn bộ tinh thần và sự nghiệp thi ca của ông. Mối tình trong trắng đầu đời không ngờ lại trở thành tai ương. Một quý bà tàn ác trong Hoàng tộc đã để ý và tấn công một cách khắc nghiệt, đôi trẻ bị tống giam. Năm 1806, họ được tha, nhưng Sunthorn Phu bị buộc phải rời Hoàng cung. Ông mang theo hai môn đệ về quê thăm cha. Trên đường hành hương, ông viết bài thơ bất hủ đầu tiên có tên là Nirat Mường Klaeng (hành Mường Klaeng), trong đó ông mô tả những điều trông thấy và dành những dòng dịu ngọt nhất cho nàng Chan xinh tươi của mình.

Dự định ban đầu của Sunthorn Phu là gặp cha và xin vào tu trong chùa một thời gian. Nhưng ngay khi về đến Mường Klaeng, ông bị ốm một trận kịch liệt, và phải về ngay lại Bangkok lúc vừa đỡ. Vậy là chỉ được sống bên cha vẻn vẹn 2 tháng, cộng với thời gian trên đường, ông đã xa mẹ và Bangkok đúng 3 tháng. Nhưng chuyến trở lại Bangkok hóa lại là một khúc đoàn viên vui bất tận: Nhà thơ trẻ được thỏa lòng, cưới nàng Chan rồi sau đó nhanh chóng có một cậu con trai.

Cũng giống như sự đời vẫn vậy, mối tình đích thực này cũng chẳng suôn sẻ lâu. Nhà thơ trẻ càng ngày càng mê đắm... ma men, và điều này thì chẳng bà vợ nào chịu đựng nổi, kể cả nàng Chan rất mực trong sáng và hiền hậu. Kết cục, nàng ra đi tìm một người đàn ông khác, sau khi thi sĩ đã làm cho tên nàng bất tử trong rất nhiều bài thơ tuyệt diệu.

Sunthorn Phu nhanh chóng nổi danh là nhà thơ tình được cả thời đại tôn kính. Chỉ mới 21 tuổi, ông đã được phép hộ tống một trong những công chúa trẻ nhất tới cúng ở chùa Phra Buddha Bat. Trong chuyến đi này, ông đã sáng tác một bài thơ tuyệt vời diễm lệ có tên là Nirat Phra Bat, trong đó ông miêu tả những trải nghiệm cá nhân, và liên hệ đến những sự khác biệt trong cuộc sống riêng của vợ chồng ông.

Năm 1809, vua Rama I băng hà, vua Rama II nối ngôi. Đức vua mới cũng chính là một nhà thơ tài năng, và ngài đã nhanh chóng nhận ra nơi Sunthorn Phu một tâm hồn nồng hậu. Ngay sau khi nhậm chức, đức vua đã phong cho thi sĩ trẻ một chức danh sáng giá trong triều đình. Sunthorn Phu nhanh chóng thể hiện giá trị. Khi đức vua đang viết khúc Ramakien riêng của mình, ngài thường xuyên tham khảo Phu và được ông bổ túc cho rất nhiều điều về kiến thức cùng luật thơ. Đức vua rất vừa lòng, đặt cho thi sĩ cái tên chữ Khun Sunthorn Voharn, và luôn giữ ông bên mình mỗi khi ngài làm thơ.

Tuy nhiên, thật không may, Sunthorn Phu vẫn không thể cai rượu, và điều đó nhanh chóng khiến ông gặp rầy rà. Một hôm quá chén, ông đã hỗn láo với mẹ. Một người bác của ông đã cố gắng can thiệp. Ông không những không tỉnh mà còn khiêu khích và đánh trọng thương bác mình. Sự việc đến tai nhà vua. Ngài nổi giận ra lệnh tống nhà thơ vào ngục.

Nhưng chuỗi ngày lao lý này lại hóa may cho Phu, hay nói đúng hơn là may cho thơ ca. Trong tù, ông nảy ra ý định viết một trường ca lãng mạn với rất nhiều hình ảnh tươi đẹp, kể về hai anh em hoàng gia ngao du trong một thế giới đầy những phép lạ và những niềm hạnh phúc. Trường ca lấy cảm hứng từ bài kinh nổi tiếng Phra Abhai Mani, một trong những tác phẩm hay nhất của nhà Phật. Và việc sáng tác bản trường ca này còn kéo dài đến tận khi thi nhân bước sang tuổi trung niên. Trong suốt quá trình bị giam, Phu thường xuyên bán những đoạn thơ vừa sáng tác cho những người hâm mộ bên ngoài, và điều đó đem lại cho ông một khoản thu nhập kha khá.

Như bao người hằng mong mỏi, cuối cùng ông cũng không bị giam lâu. Ông quá cần thiết cho nhà vua, nên một hôm, đức Kim thượng trong lúc bí thơ, đã ra lệnh ân xá cho ông. Một lần nữa, Sunthorn Phu trở thành khách quý của triều đình, thầy dạy của các công nương hoàng tử, và cố vấn đắc lực của nhà vua yêu thơ. Ông là một trong những ánh hào quang rực rỡ nhất của triều đại Rama II, khi sáng tác nên một trong những tuyệt phẩm hay nhất trong tiếng Thái, trường ca Câu chuyện về Khun Chang và Khun Phan. Ông còn làm mê mẩn triều đình bằng việc sáng tác ra một chương tuyệt đẹp, kể về sự ra đời của Phlai Ngarm, con trai của Khun Phan và nữ anh hùng Wan Thong.

Cuộc đời thật chẳng bao giờ mãi bằng phẳng, lạ thế. Lại một biến cố nữa xảy ra. Trong khi làm cố vấn thi ca cho đức Kim thượng, Sunthorn Phu đã làm mếch lòng Hoàng tử Jesdabodindra, con trai cả của nhà vua, và cũng là người đang tập tọe làm thơ. Thi sĩ đã hùng dũng cho công bố những lời chê thơ hoàng tử, thậm chí đem thơ đức con giời ra giễu nhại và cười cợt, mà về khả năng này, ông là số một. Hoàng tử xem đây là hành động phạm thượng, và ngấm ngầm thù ghét nhà thơ.

Năm 1824, bạn thơ lớn của Sunthorn Phu, nhà vua Rama II qua đời, và kẻ thù của ông, hoàng tử Jesdabodindra lên ngôi với tước vị là Rama III. Lập tức, Sunthorn Phu không còn chỗ đứng, buộc phải rời triều đình đi tu. Ông sống trong chùa 18 năm. Và trong thời gian này, ông cũng viết một số bài thơ mà đáng chú ý nhất là hai bài Nirat Suphan  Nirat Wat Chao Fa, tất cả đều viết trên đường đi khất thực.

Năm 1832, hoàng tử Lakhananukhun, con út của vua Rama III, do thích thơ của Phu, đã vời ông về làm người bảo trợ. Rồi Phu trở thành lão bộc của gia đình này, chuyên viết những bài thơ ngắn, lấy bối cảnh Phra Abhai Mani để nói nỗi lòng. Nhưng cái tính gai ngạnh ương bướng của thi nhân thì vẫn chưa bao giờ buông tha ông. Năm 1835, hoàng tử bạn ông chết, và ông lại bị ném ra đường. Suốt thời gian bất hạnh này, ông sống trong một trạng thái buồn bã, lang thang trên con thuyền rách nát, và nguồn sống chỉ là những bài thơ còm đem bán.

Tuy nhiên, một nhà thơ lớn như Sunthorn thì không thể sống quá lâu trong tình trạng mờ mịt như vậy được. Một người con khác của vua Rama II tên là Insaresrangsan đã nhận ông về phục vụ dưới trướng. Vị hoàng tử này là em yêu của Đức vua Mongkut Rama IV sau này. Khi Mongkut nhận ngôi, Insaresrangsan đã được nâng cấp thành Đức Phra Pin Klao cùng rất nhiều quyền bính. Vậy là Phu cũng được tặng luôn danh hiệu Phra Sunthorn Voharn, một chức danh vinh quang đến trọn đời. Những ngày cuối cùng trên thế gian, khi được hộ tống xa giá Đức Phra Pin Klao, thi nhân đã viết bài Nirat Phra Prathorn cùng rất nhiều thơ lẻ khác, trong đó có những khúc ru cho những đứa trẻ hoàng gia. Ông sống và viết tới tận khi đầu bạc răng long, rồi qua đời năm 1855 như một quan chức 70 tuổi danh đức song toàn.

Sự vĩ đại của Sunthorn Phu không chỉ ở chỗ ông có khả năng viết thơ thật chuẩn mực và tươi đẹp, những điều các nhà thơ Thái cả đời phấn đấu chưa chắc đã đạt được, mà còn ở chỗ, thơ ông vô cùng giản dị và thân ái. Không giống như những thi sĩ tháp ngà khác, ông viết từ trái tim đau đớn và rớm lệ chứ không phải từ bộ óc lạnh lùng. Tuy không là người từ tầng lớp có học, nhưng ông đã khẳng định được rằng, ngay cả những vần thơ nôm na và chân chất nhất cũng không phải dễ gì học mà làm được. Trong thế giới thơ ca của ông, cái thế giới mà các nhà văn học sử Thái gọi là “Thơ Glon”, ông là vị thủ lĩnh tuyệt đối, và thơ ông có thể nói vĩnh viễn không ai vượt qua được, mặc dù rất nhiều nhà thơ Thái đã thử bắt chước làm theo.

Sunthorn Phu đứng trên đỉnh cao muôn nhà, bởi trong tất cả các tác phẩm của ông, từ Phra Abhai Mani, đến những bài Nirat nồng đượm hương vị lãng mạn, cay đắng và tiếu ngạo, ông đã chạm đến những sợi tơ lòng mảnh mai nhất của tất cả cộng đồng Thái. Đó chính là lý do vì sao người ta gọi ông một cách xứng đáng là nhà thơ của nhân dân.

Theo landandpeople.com

(Nguồn: Báo Văn nghệ số 50/2014)

Theo landandpeople
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 273

Mới nhất

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Hội VHNT tỉnh trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm “Trường Sa - Quảng Trị: Sắc màu biên cương”

23/03/2024 lúc 16:22

TCCVO - Chiều 22/3, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm

Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực

18/03/2024 lúc 00:07

TCCVO - Chiều 15/3, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) phối hợp tổ chức Hội thảo “Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực”.

Liên hoan dân vũ chủ đề: "Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng"

16/03/2024 lúc 06:02

Chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2024), 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Hướng đến kỷ niệm những sự kiện lớn của quê hương đất nước; kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7-2024), Sáng ngày 07/3/2024, Công đoàn viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan dân vũ trong nữ Công chức, viên chức, người lao động (CCVCLĐ) năm 2024 với chủ đề “Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng”.

Phát huy vai trò “báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp”

15/03/2024 lúc 07:05

TCCVO - Sáng ngày 13/3/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 1 và 2 năm 2024 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Hồ Đại Nam, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground