Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 19/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nam Phong tạp chí với chủ quyền quần đảo Hoàng Sa

TCCV Online - Cách nay 85 năm, trên Nam Phong tạp chí* số 172 tháng 5/1932 trong mục Thời đàm có đăng lại bài 1: “Nước Pháp muốn đòi đảo Tây-sa (Siosan) cho dân Việt-Nam ta” từ Ngọ-báo, và bài 2 lấy từ báo Tiếng-Dân đăng theo Hoa-tự-báo ngày 24/5/1932 với đầu đề “Chứng-minh chủ-quyền lãnh-thổ”. Do thời kỳ này, nước ta thuộc quyền cai trị của Pháp, nên tiêu đề cũng như nội dung của cả 2 bài báo đều xác định chủ thể đại diện cho nước Việt Nam đòi chủ quyền đối với đảo Tây-sa (Hoàng Sa) là “nước Pháp”. Như vậy là, không phải chỉ ở thời điểm hiện nay, mà vấn đề đấu tranh về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa (Tây-sa) của nước ta được đặt ra với chính quyền hai nước Việt Nam và Trung Quốc từ trên dưới một trăm năm nay.

Trước hết, xin được trích nguyên văn một số đoạn của 2 bài báo đã lập luận và đưa ra dẫn chứng khẳng định quần đảo Tây-sa (Hoàng Sa) là của nước Việt Nam.

Phần đầu bài báo 1 có đoạn: “Chánh-phủ Pháp nói quyết rằng: quần-đảo Tây-sa thuộc về Việt-Nam địa giới, nhưng Chánh-phủ Tàu lại cãi: đảo ấy thuộc về địa-phận Quảng-đông”. Để khẳng định quần đảo Tây-sa (Hoàng Sa) là của nước Việt Nam, bài báo 1 đã đưa ra những “chứng-cớ rõ-ràng” sau đây:

Theo như giấy-má Chánh-phủ Pháp tư sang bộ Ngoại-giao Tàu, đảo Tây-sa quả thuộc địa-phận nước Nam, có mấy chứng-cớ rõ-ràng lắm:

1. – Xét trong sử ký Việt-Nam, năm 1816, vua Gia-long đã từng quản-trị cái đảo ấy, và đã cắm cờ Việt-Nam ở trên miếng đất ấy rồi. Năm 1835 vua lại sai người đến xây tháp và dựng bia ở đấy nữa.

2. – Năm 1898, chiếc tầu Belleon và tầu Vnojimou của nước Anh bị đắm ở cạnh đảo Tây-sa, bấy giờ có bọn thuyền chài người Tàu lấy trộm những miếng đồng ở tầu ấy, viên Lĩnh-sự Anh đóng tại Quỳnh-nhai hải-khẩu có đem việc ấy kháng-nghị với Chánh-phủ Tàu, thì Chánh-phủ Tàu phúc-đáp rằng: “Đảo Tây-sa không thuộc về lãnh thổ Tàu, nước Tàu không chịu trách nhiệm việc ấy”.

Cứ chứng-cớ xác-thực như vậy, đảo Tây-sa quả thuộc về địa-phận nước Nam, hơn một trăm năm nay, không ai dị-nghị”.

Như thế là, với 2 chứng cớ nêu ra, một chứng cớ thuộc về người và một chứng cớ thuộc về sự kiện. Cụ thể, chứng cớ 1 về người “quản-trị” đảo đã từ rất lâu (vua Gia-long và người đến xây tháp, dựng bia), và chứng cớ 2 thuộc về sự kiện (tầu đắm, Chánh phủ Tàu khẳng định “Đảo Tây-sa không thuộc về lãnh thổ Tàu”, không nhận trách nhiệm). Đồng thời, các chứng cớ này đều có nêu thời gian rất cụ thể, rõ ràng, là các năm từ 1816 đến 1835 và 1898. Tính đến thời điểm bài báo đăng trên Nam Phong tạp chí (1932), qua hơn một trăm năm (phía Chánh phủ Tàu ) không có sự tranh cãi gì!

Để làm rõ hơn vấn đề này, phần tiếp theo của bài báo 1 nêu ý kiến tranh luận giữa “bộ Ngoại-giao Tàu” và “Chánh-phủ Đại Pháp” như sau:

Vậy mà ngày nay bộ Ngoại-giao Tàu theo lời khai của bộ Hải-quân nước ấy, nhận bướng rằng: đảo Tây-sa thuộc về lãnh thổ nước Tàu. Họ viện lẽ: đảo Tây-sa vị-trí ở phía đông Quỳnh-nhai đại-đảo**, cách Quỳnh-nhai có 145 hải-lý, mà bờ biển nước Nam thì ở về phía tây Quỳnh-nhai, xa cách đến 185 hải-lý, quyết không phải là của nước Nam”.

Trong khi ấy, phần tiếp theo của bài báo nêu rõ: “Chánh-phủ Đại Pháp lại biện-luận một cách minh-bạch rằng: nếu đảo Tây-sa không phải của nước Nam, thì sao vua Gia-long đã đến quản-trị tự năm 1816? Sao vua Gia-long đã sai quân đến xây bia, xây tháp từ năm 1835? Lại tra các sách “Hàng-hải chỉ-nam” của các sở trắc-lượng nước Anh, nước Mỹ làm ra cũng thấy nói: đảo Tây-sa mãi đến năm 1909 Chánh-phủ Trung-quốc mới liệt vào bản đồ.

Coi vậy, đảo Tây-sa quả là lĩnh-thổ nước Nam, không còn nghi-ngờ gì nữa, tưởng Chánh-phủ Trung-hoa không còn viện cớ gì mà cưỡng nhận…”

Một điểm đáng lưu ý ở đây là, bài báo nêu dẫn chứng các sách “Hàng-hải chỉ-nam” của các sở trắc-lượng nước Anh, nước Mỹ làm ra cũng thấy nói: đảo Tây-sa mãi đến năm 1909 Chánh-phủ Trung-quốc mới liệt vào bản đồ”. Như thế là đã rõ! Sau gần 100 năm, tính từ năm 1816 đến 1932, “vua Gia-long đã từng quản-trị cái đảo ấy, và đã cắm cờ Việt-Nam ở trên đảo Tây-sa”, thì Trung Quốc mới “nhận bướng” đảo Tây-sa và khi ấy mới được “liệt vào bản đồ”!

Trong nội dung của bài báo thứ 2 “Chứng-minh chủ-quyền lãnh-thổ”, tác giả bài báo nêu:

Gần đây Chánh-phủ Pháp có đưa cho Công-sứ Tàu hiện trú ở Pháp một bức thư nói mấy hòn đảo Tây-sa (Siosan-ở phiasa Tây biển Quảng-đông) là lĩnh-thổ của nước An-nam, yêu cầu Chánh-phủ Tàu giải-quyết vấn-đề ấy, trong thơ viện có 2 lẽ:

1. Theo lịch-sử An-nam chép, năm 1816 vua Gia-long từng quản-lĩnh đảo ấy và dựng cờ trên đảo; năm 1835, lại sai người đến đảo dựng tháp và bia đá.

2. Năm 1898, hai chiếc tầu Beleon và Vnojimou chìm ở vùng ấy, bọn chài Tàu ăn trộm đồng đem bán; lĩnh sự Anh trú ở Quỳnh-nhai đề-khởi kháng-nghị với Chánh-phủ Tàu yêu-cầu trừng-trị kẻ phạm tội. Chánh-phủ Tàu trả lời rằng “đảo Bẩy-châu” không phải lĩnh-thổ của người Tàu, Tàu không quản-hạt!”

Từ những chứng cứ nêu trên, tác giả bài báo bình luận: “Chỉ hai điều ấy mà cái lẽ đã cứng: điều thứ nhất chính là hòn đảo ấy thuộc về lĩnh-thổ nước Nam, điều thứ nhì lại chứng rằng không phải của Tàu”.

Rõ ràng, cách nay gần một trăm năm, vấn đề chủ quyền về quần đảo Tây-sa (Hoàng Sa) của Việt Nam đã được chính phủ Pháp ngày ấy, đại diện cho nước Việt Nam, lên tiếng xác định chủ quyền quần đảo này là thuộc về nước Việt Nam. Các báo chí thời đó, trong đó có Nam Phong tạp chí cũng đã khẳng định chủ quyền không thể chối cãi, rằng quần đảo Tây-sa (Hoàng Sa) là của nước Việt Nam.

Sự thật lịch sử đã rõ ràng là như vậy!

N.Đ.T

Nguồn Tạp chí Cửa Biển

 

* Nam Phong tạp chí, Tạp chí Văn học, Khoa học, in tại Đông kinh ấn quán (Imprimerie-Tonkinoise), từ tháng 7/1917 đến tháng 12/1934.

** Quỳnh-nhai đại-đảo: Nay là đảo Hải Nam. Theo bản đồ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc (Quảng Đông toàn đồ), thời nhà Thanh tỉnh này được chia làm 6 đạo, đảo Hải Nam nằm trong đạo Quỳnh Nhai, đạo này gồm phủ Quỳnh Châu và Châu Nhai.

Nguyễn Đức Thuận

Mới nhất

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

3 Giờ trước

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

4 Giờ trước

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

20/04

25° - 27°

Mưa

21/04

24° - 26°

Mưa

22/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground