Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nơi thượng nguồn sông Hiếu

GHI CHÉP

Sông Hiếu là một trong những con sông đã góp phần làm nên diện mạo lịch sử, kinh tế và văn hóa của vùng quê Quảng Trị. Bắt nguồn từ trên đỉnh Voi Mẹp thuộc dãy Trường Sơn với độ cao gần 1800 mết so với mực nước biển, khởi nguồn của sông Hiếu chỉ là những con suối nhỏ nhưng đã chảy qua điệp trùng núi non, lúc ẩn lúc hiện giữa đại ngàn, vượt qua bao ghềnh thác để về với biển lớn.

Sau khi chảy qua những cánh rừng già thâm u, chảy qua điệp trùng núi non rồi đổ ra thác ba vòi, thượng nguồn sông Hiếu lúc này có 2 nhánh chính gọi là suối Tiên Hiên và suối Giàng Thoan. Cả 2 dòng suối trước lúc hợp lưu chung một dòng đều chảy qua bản Tà Cu của đồng bào Vân Kiều ở xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông.

Theo lời của một già làng Vân kiều, bản Tà Cu đã nằm dưới chân dãy Voi Mẹp từ hàng trăm năm trước. Ngày ấy để chọn đất lập bản dựng nhà, phát nương phát rẫy… già làng đã cử trai tráng nhiều lần ngược xuôi theo hai con suối lớn và sự tích về tên gọi bản Tà Cu, tiếng Kinh là bản Đá Ngồi hôm nay cũng bắt nguồn từ đó.  

Sau khi chảy qua điệp trùng núi rừng huyện Hướng Hóa và Đakrông, chảy qua bản làng của đồng bào Vân Kiều, qua những ngập ngừng uốn lượn, qua bao  thác ghềnh hối hả để mở rộng lòng chảy mãi về xuôi. Khi đi vào vùng đất trung du Cam Lộ, sông Hiếu gần như chảy song song cùng quốc lộ 9, là con đường huyết mạch và huyền thoại của quê hương Quảng Trị.

Làng Thượng Lâm nơi sông Hiếu chảy qua, xưa gọi là Trường Tuần. Mảnh đất này đã đi vào Phủ biên tạp lục của danh sĩ Lê Qúy Đôn với tên gọi Tuần Ba Trăng. Đây cũng là một nơi quan trọng được triều đình phong kiến coi là chốn biên viễn, đặt sở Tuần ty để bảo đảm trị an và thu thuế, thu cống. Từ xã Cam Lộ theo như cách gọi địa danh hồi ấy nay là Ngã Tư Sòng lên đến nơi này được nhà bác học Lê Qúy Đôn mô tả cụ thể như sau: "Từ xã ấy đi vào một ngày đường đến phường An Khang, còn gọi là tuần Ba Giăng, còn gọi là đồn Hiếu Giang, từ tuần ấy đi một ngày rưỡi đến bờ sông Đại giang thuộc địa giới nước Ai Lao, họ Nguyễn đặt dinh đóng quân 6 thuyền ở đấy, gọi là Dinh Ai Lao. Phía hữu sông xã Cam Lộ có tuần Cây Lúa, phía tả Tuần Hiếu Giang có tuần Ngưu Cước." Có thể hình dung ngày xưa cách đây đã mấy trăm năm, con đường giao thông chủ yếu từ nước Ai Lao (nước Lào ngày nay) và miền Tây Quảng Trị đi về miền xuôi chủ yếu dựa vào đường thủy theo dòng sông Hiếu và đường bộ hai bên bờ của con sông này.

Nước chảy đá mòn, năm tháng đi qua nên cảnh vật sông Hiếu hôm nay chắc hẳn đã khác nhiều so với xưa. Có phải vì thế mà khi đứng cạnh dòng sông, nghĩ về đất đai quê hương, nhớ về cha ông thủa trước lòng người không khỏi bâng khuâng để rồi tự hỏi: Cảnh sắc sông Hiếu mấy trăm năm sau này rồi sẽ ra sao? Nghe chúng tôi tâm sự, chị Trần Thị Bông, quê ở thôn Thượng Lâm, xã Cam Thành, người đã có nhiều năm sống gắn bó với những bãi đá cuội chỉ mỉm cười, trong khi đôi tay vẫn thoan thoắt nhặt từng viên cuội trắng cho vào sọt tre. Thành ra câu hỏi của chúng tôi cũng như một viên cuội nhỏ ném vào dòng nước! Có lẽ nụ cười của chị Bông như muốn nói, bận long mà chi, mấy trăm năm rồi Hiếu Giang vẫn chảy đó thôi, rằng nhiều người vẫn âm thầm sống gắn bó với dòng sông, cho dù cuộc mưu sinh nơi đầu nguồn con nước với nghề nhặt đá vất vã sớm hôm, nhưng tự lòng mình những lương dân lam lũ vẫn luôn thầm biết ơn trời đất, biết ơn sông núi của quê nhà.

 Bên Tuần Ba Trăng thủa trước, trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội ta đã chọn những dãy núi, những hang đá ven sông làm nơi trú quân mở mặt trận Bắc đường 9 để đánh giặc, giải phóng quê hương Quảng Trị và “chia lửa” cho chiến trường miền Nam thân yêu.

Những người lính từng sinh tử bên Tuần Ba Trăng nơi thượng nguồn sông Hiếu, những người lính một thời “Cơm bắc giặc Nam”, những người lính đã hòa tuổi xuân của mình cùng màu xanh của núi rừng Quảng Trị, chắc hẳn họ sẽ không thể nào quên những địa danh như: 300 đất, 300 đá, động Long, động Cô Ha, Ô Giang, bản Hiệu, làng Cổ Ai, núi cây tre, dốc ba đỉnh, dốc Thu Bồn, động Ke Sóc và những cao điểm như Động Hà - 544, 333, 425…Để rồi sau gần ngót nửa thế kỷ, những người lính sống sót qua chiến tranh nay dù đã ở vào tuổi “Thất thập cổ lai hy” vẫn lặn lội tìm về nơi chiến trường xưa, vẫn sống với ký ức một thời mưa bom bảo đạn. Chúng tôi bất chợt lại nhớ đến mấy câu thơ của một nhà thơ kháng chiến:
 

“ Tìm đâu dấu vết ngày xưa

Đâu bom đạn tội tình thủa ấy?

Rừng chẳng nói lá rơi vàng võ!

Thác bạc phơ đầu mài gọt đá xanh”

 Và lòng người trở lại cứ mãi rưng rưng vì giữa rừng xanh núi thẳm có biết bao đồng đội vẫn chưa trở về.

 “ Đây khe suối cạn

Nơi bạn ta nằm”

 Trên Cao điểm 300 của Cam Lộ, chúng tôi thật khó quên hình ảnh ông  Đào Xuân Thái, quê ở Yên Bái là cựu chiến binh của Trung đoàn 246 dù hơn 80 tuổi vẫn đi tìm đồng đội. Ông Tháo kể, ngày bước chân lên xe vào Quảng Trị, cô con gái thương cha già mà vẫn lặn lội vào chiến trường xưa, ông chỉ bảo: “ Nếu bố không đi vào Quảng Trị để tìm bạn thì sau này sẽ khó nhắm mắt” Cả bố và con không nói gì thêm nhưng cả hai người nước mắt cứ tự nhiên ứa ra. Bên Tuần Ba Trăng, những người lính già băng rừng vượt suối để đi tìm bạn, có lẽ cũng là để tìm lại chính mình sau mấy mươi năm!

                  

Dòng sông Hiếu quanh co uốn khúc chảy về cầu Đầu Mầu như muốn ôm con đường bộ đã góp phần đổi đời cho vùng quê Quảng Trị. Đoạn sông này như là khúc quanh của lịch sử, chỉ chừng vài chục thước mà con sông đã chứng kiến biết bao sự đổi thay dâu bể, vẫn còn đó những chiếc trụ cầu từ thời Pháp thuộc khi hình thành quốc lộ 9 trong cuộc khai thác Đông Dương; vẫn còn đó chiếc cầu của Mỹ xây dựng trước năm 1975 và cả những chiếc cầu sau ngày nước non thống nhất.

 Không biết bao nhiêu nước chảy qua dưới chân cầu, nhưng lịch sử thì vẫn đọng lại trong từng tấc đất, trong từng giọt nước thời gian và trong cả tâm khảm con người.

P.T.L

Nguồn: Đài phát thanh Truyền hình Quảng Trị
       

 

PHAN TÂN LÂM
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 296 tháng 05/2019

Mới nhất

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Hội VHNT tỉnh trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm “Trường Sa - Quảng Trị: Sắc màu biên cương”

23/03/2024 lúc 16:22

TCCVO - Chiều 22/3, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm

Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực

18/03/2024 lúc 00:07

TCCVO - Chiều 15/3, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) phối hợp tổ chức Hội thảo “Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực”.

Liên hoan dân vũ chủ đề: "Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng"

16/03/2024 lúc 06:02

Chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2024), 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Hướng đến kỷ niệm những sự kiện lớn của quê hương đất nước; kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7-2024), Sáng ngày 07/3/2024, Công đoàn viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan dân vũ trong nữ Công chức, viên chức, người lao động (CCVCLĐ) năm 2024 với chủ đề “Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng”.

Phát huy vai trò “báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp”

15/03/2024 lúc 07:05

TCCVO - Sáng ngày 13/3/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 1 và 2 năm 2024 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Hồ Đại Nam, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground