Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Đường biên giới trong lòng dân

“Đến với miền biên giới phía Tây nam Tổ quốc, mọi người sẽ cảm nhận được hơi ấm nghĩa tình quân - dân, tình bạn láng giềng Việt - Lào quyện chặt, bồi đắp theo thời gian và trở thành nền tảng để vùng đất này đang từng ngày khởi sắc, thay da đổi thịt”. Và đến khi chúng tôi chứng kiến, trò chuyện với những người lính, người dân bình dị, chân chất nơi đây, thì mới hiểu rằng, lời khẳng định của Thượng tá, chính trị viên Nguyễn Xuân Hòa, Đồn Biên phòng Tam Thanh là điều có thật.

Đồn Biên phòng Tam Thanh có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh đường biên giới trên sông Sê Pôn dài 35km, quản lý mốc giới 607 và 5 mốc phụ 607(1) đến 607(5), phụ trách 4 xã biên giới A Túc, A Xing, Thanh, Xy với dân số 1909/9891 khẩu, với ba dân tộc sinh sống Vân Kiều, Pa Cô, Kinh, trong đó dân tộc Vân Kiều, Pa Cô là chủ yếu. Trong 32 thôn (bản) địa bàn có 12 thôn (bản) giáp biên giới đối diện với 4 bản của huyện Mường Noòng, tỉnh Savannakhet,Lào.

Lịch sử nhân dân hai bên biên giới có quan hệ thân tộc, dòng tộc từ lâu đời, vì vậy việc qua lại hai bên thăm thân, trao đổi hàng hóa trở thành nhu cầu không thể thiếu và được duy trì thường xuyên, đặc biệt trong các dịp lễ, tết hoặc khi có cưới hỏi, ma chay. Cán bộ địa phương là người dân tộc sinh ra tại địa bàn, già làng, trưởng bản, những người có uy tín đều có mối quan hệ dòng họ, thân tộc hai bên biên giới và thường xuyên qua lại với nhau. Người dân hai bên biên giới chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp, phong tục tập quán lạc hậu, có quan hệ thân tộc, dòng họ huyết thống lâu đời nên trong họ ý thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, mốc quốc giới chưa thật đầy đủ. Bên cạnh đó, tình trạng lấy vợ, lấy chồng, xâm canh, xâm cư vẫn còn xảy ra. Cũng vì có chung phong tục tập quán, có mối quan hệ thân tộc hai bên, ý thức về chủ quyền biên giới quốc gia, đường biên, cột mốc chưa được nhận thức rõ ràng, sau này do nhu cầu phát triển kinh tế, đã ít nhiều phát sinh mâu thuẫn.

Mặt khác biên giới trên sông lại có nhiều đường tiểu mạch chạy qua, được hình thành một cách tự nhiên nên cư dân hai bên biên giới có thể qua lại thường xuyên. Điều kiện địa lý, các bản của bạn cách xa huyện lỵ từ 30 - 40 km đường rừng, địa hình phức tạp, giao thông chưa phát triển, kinh tế xã hội mang nặng tự cung, tự cấp. Đời sống kinh tế của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào chăn nuôi, trồng trọt, chính vì vậy tình trạng đói và thiếu ăn vẫn xảy ra. Sản phẩm hàng hoá làm ra tiêu thụ chủ yếu nhờ vào thị trường Việt Nam. Văn hoá còn nhiều thiếu thốn, báo chí, truyền hình không có mà chủ yếu nghe thông tin qua Radio, việc thông tin liên lạc lại chủ yếu dựa vào sóng điện thoại gồm các mạng Viettel, Vinaphone của Việt Nam. Lợi dụng thực tế đó, các đối tượng xuyên tạc chống phá đã vượt biên xâm nhập, móc nối hoạt động để tuyên truyền, kích động, lôi kéo các phần tử cực đoan, bất mãn... tham gia hoạt động chống phá gây mất ổn định an ninh biên giới quốc gia.

Đứng trước thực tế khó khăn của địa bàn phụ trách, những người lính Đồn Biên phòng Tam Thanh tập trung đi sâu tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. Chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng, các cấp, các ngành tích cực làm tốt công tác vận động quần chúng xây dựng cơ sở chính trị, tổ chức Đảng, chính quyền, công an, dân quân tự vệ, nhằm phát huy sức mạnh tại chỗ, xây dựng phòng tuyến vững chắc, kết hợp xây dựng kinh tế với quốc phòng, an ninh. Tổ chức cho đồng bào học tập tài liệu “Âm mưu phá hoại nhiều mặt của địch”, tham mưu cho lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương trong việc lựa chọn đào tạo, củng cố đội ngũ cán bộ cốt cán, công an viên của các xã có đủ phẩm chất chính trị, năng lực nghiệp vụ nắm bắt được công việc, góp phần xử lý những tình huống xảy ra trên địa bàn, tạo sự ổn định về chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tạo thế trận quốc phòng, an ninh vững chắc khu vực biên giới.

Đồn thực hiện tốt chủ trương tạo điều kiện cho nhân dân giao lưu qua lại thăm, khám chữa bệnh, trao đổi hàng hóa; chủ động quan hệ chặt chẽ với các lực lượng bảo vệ biên giới của nước bạn Lào, như trạm Công an 92, Đại đội Biên phòng 322, chính quyền cụm bản Đen Vi Lay trao đổi tình hình hai bên biên giới, tổ chức tuần tra song phương, quản lý, thống nhất giải quyết các vụ việc có liên quan hai bên đường biên.

Thực hiện chủ trương về tổ chức kết nghĩa Bản - Bản hai bên biên giới năm 2009, Đồn Biên phòng Tam Thanh đã tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương xã Thanh tổ chức kết nghĩa được 3 cặp bản: bản A Ho, Thanh 1, Thanh 4, xã Thanh, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam với bản Đen Vi Lay, Pa Lọ, Pa Riềng (Khu phát triển kinh tế Đen Vi Lay) huyện Mường Noong, tỉnh Savannakhet, Lào. Năm 2011 đơn vị đã tham mưu phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Xy tổ chức lễ kết nghĩa bản Ra Man (Việt Nam) và bản Ổi (Lào).

Thông qua các hoạt động kết nghĩa từng bước nâng cao nhận thức của cư dân biên giới về ý thức quốc gia, quốc giới, trách nhiệm của công dân mỗi nước đối với biên giới quốc gia. Khơi dậy được truyền thống đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn, tình cảm người dân hai bên biên giới ngày càng khăng khít hơn.

Cấp ủy, chính quyền xã Thanh, xã Xy cũng xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và đã được đưa vào Nghị quyết lãnh đạo hàng năm, trực tiếp chỉ đạo ban cán sự các thôn (bản) Việt Nam kết nghĩa với các bản của bạn Lào đã nhanh chóng vào cuộc, chủ động bàn bạc, nắm bắt nhu cầu nguyện vọng của bạn để đề ra những việc làm cụ thể giúp bạn trong giao ban hàng quý giữa hai bản, đôn đốc nhắc nhở duy trì chế độ giao ban, chế độ báo cáo. Trong các dịp lễ, tết, tổng kết năm, cấp ủy, chính quyền đều có mời xã giao trao đổi tình hình, nắm bắt hoạt động kết nghĩa giữa các bản để có định hướng hoạt động giao ban kết nghĩa cho thời gian tới hiệu quả, nội dung thiết thực đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra.

Niềm vui của những người lính biên phòng Đồn Tam Thanh được nhân lên gấp bội khi thấy người dân hai bên vùng biên giúp nhau trong phát triển kinh tế, trong tổ chức lễ hội, cưới xin và các hoạt động giao lưu văn hóa. Già làng các bản hai bên biên giới là những người phấn khởi nhất, họ đã giáo dục con cháu chấp hành các Hiệp định, Hiệp nghị, Quy chế vùng biên, những phong tục tập quán được tự do thực hiện. Xuất phát từ tình cảm chân thành trước những khó khăn của nhân dân bản Ổi, Bản Đen Vi Lay (Lào) qua lại biên giới trao đổi hàng hoá phải lội qua đoạn sông rất nhiều phiến đá ngầm, trơn trượt, vấp ngã, già làng Hồ Ray, bản Ra Man, xã Xy; Già làng Pả Ai của bản A Ho, xã Thanh đã dành những đồng lương hưu ít ỏi của mình mua một chiếc thuyền nhôm để đưa người hai bên qua sông thuận lợi. Trên những chuyến đò ấy, tình cảm của các ông như được nhân lên trước những tâm sự về cuộc sống của con người hai bên, và cũng từ đấy ông đã đề ra những nội dung cụ thể giúp bạn khắc phục khó khăn trong cuộc sống, tình cảm nhân dân hai bên biên giới như được nhân lên, thắm thiết hơn.

Theo số liệu tổng hợp ở Đồn Biên phòng Tam Thanh, từ năm 2009 đến nay, bốn bản Việt Nam đã giúp bạn được hơn 3.500 ngày công giúp nhau phát triển nông nghiệp. Nhiều con giống, cây trồng vật nuôi như ngan, sắn, ngô, chuối, bời lời đã được đưa sang trồng trên đất bạn. Bạn đã giúp ta hơn 2.500 ngày công trong sản xuất nông nghiệp, cung cấp nhiều con giống dê, gà cho các bản kết nghĩa ở Việt Nam. Hai bên đã tổ chức thăm và tặng quà trong các dịp lễ, tết truyền thống của nhau. Bốn bản Việt Nam đã tặng cho bạn 8 suất quà trị giá 5.600.000 đồng và 2 tạ muối trị giá 1.200.000 đồng, bạn đã tặng mình 8 suất quà trị giá 5.100.000 đồng. Cặp bản Thanh 1 (Việt Nam) và Pa Riềng (Lào), nhân dân thôn Thanh 1 đã vận động đóng góp 16 triệu đồng giúp cho bạn trong việc xóa đói, giảm nghèo. Năm 2012 lãnh đạo, chính quyền xã Xy và thôn Ra Man tổ chức thăm tặng quà cán bộ và nhân dân bản Ổi (Lào) trị giá 4.000.000 đồng...

Các cặp bản đã tổ chức giao lưu nhiều buổi văn nghệ vào các dịp lễ, tết truyền thống, tổ chức giao lưu bóng đá, bóng chuyền được 16 lần, thông báo cho nhau nhiều nguồn tin về hoạt động qua lại, làm ăn, gây mất TTATXH và ATGT, đã giúp các cơ quan chức năng xử lý dứt điểm mâu thuẫn hai bên biên giới tại rừng ma bản Đen Vi Lay (Lào) ổn định tình hình, phát triển kinh tế, góp phần tích cực trong quản lý bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biên.

Khi ngoài kia mai đào đang khoe sắc, mọi người ngược xuôi đổ về thành phố, thì ở đây nơi miền Tây Tổ quốc hùng vĩ này, những người lính biên phòng Đồn Tam Thanh vẫn âm thầm trấn yên nơi biên thùy để hướng dẫn cho người dân thực hiện các chủ trương của Đảng, định canh định cư làm nương làm rẫy xóa đói giảm nghèo. Đối với những người lính biên phòng Tam Thanh, củng cố mối quan hệ máu thịt của nhân dân hai miền biên giới, giúp bạn là tự giúp mình, là xây dựng một đường biên không phân định, hòa bình hữu nghị trong lòng người dân hai nước.

T.L

Thùy Liên
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 282 tháng 03/2018

Mới nhất

Giường sắt có tốt không? Địa chỉ mua giường sắt uy tín?

24/04/2024 lúc 23:00

Giường sắt là một trong những đồ dùng nội thất không thể thiếu trong mỗi căn nhà, để đảm bảo cho gia chủ có một nơi nghỉ ngơi sau ngày dài mệt mỏi. Ngày nay, giường sắt đang khá phổ biến trên thị trường. Nếu bạn đang tìm hiểu về loại giường này và muốn tìm cho mình một địa chỉ mua giường sắt uy tín và chất lượng hiện nay thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Công Ty Cổ Phần Nội Thất Đại Thành.

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/04

25° - 27°

Mưa

28/04

24° - 26°

Mưa

29/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground