Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 30/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nến trong đời sông tinh thần của đồng bào Vân Kiều

TCCVO - Trong diễn trình lịch sử, cùng với sự phát triển, nến đã trở thành một vật dụng thiết yếu đem lại ánh sáng cho con người. Đến nay, khi nền khoa học phát triển, ánh điện đã về với bản làng, nhưng nến vẫn tồn tại trong đời sống tinh thần của đồng bào Vân Kiều, Pa Cô.

Theo sự kể lại của một số nghệ nhân, không biết từ bào giờ nghề làm nến đã tồn tại trong cộng đồng người Vân Kiều, đến nay vẫn còn gìn giữ. Nến của người Vân Kiều được làm từ loại sáp ong, sau khi lấy mật ong xong, đồng bào Vân Kiều tận dụng sáp ong đun lên lữa cho sáp ong chảy thành nước, sau đó chưng cách vào các khuôn, để sáp ong cô thành từng tấm liên kết. Tiếp theo, đồng bào vào rừng chọn cây Xa Pua, tách vỏ phơi khô để làm tim sáp. Các nguyên vật liệu đã chuẩn bị xong, đồng bào tiến hành nghi lễ làm nến.

Tùy theo nến dài hay ngắn, to hay nhỏ để đồng bào xe nến, sáp ong được cuộn với  vỏ cây Xa pua tạo thành nến. Sau khi làm thành cây nến, đồng bào bảo quản cẩn thận để nến sử dụng lâu bền, giữ được hương vị của thiên nhiên.

Nến không chỉ dùng để đốt cháy mang lại ánh sáng thông thường cho con người mà còn được dùng trong lễ hội tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ông bà. Nó thể hiện sự kính trọng của con người trước những đấng thần linh.

Ngoài việc thắp sáng, nến có ý nghĩa trong đời sống tâm thức của đồng bào, trong nghi lễ cúng tổ tiên, ông bà, thần linh. Theo ông Vỗ Dương một người khá am hiểu phong tục, tập quán của dân tộc Vân Kiều, cư trú tại Bản Tà Rẹc, xã Pa Nang, huyện Đakrông, nến sáp chủ yếu được dùng vào các nghi lễ như: Rơ Pựp (Phong thần), Lễ gọi hồn, Lễ Púc Pó (Trỉa lúa). Một số gia đình còn dùng để thắp trong nghi lễ mừng lúa mới, ngày tết cổ truyền dân tộc.

So với các loại nến khác, nếp sáp tuy không sáng bằng nhưng không bị tan chảy, có mùi thơm đặc trưng của sáp ong, khi cháy có thể nhìn xuyên qua đốm lửa. Có lẽ vì thế mà người Vân Kiều chọn loại nến này để thực hiện các nghi lễ mang tính tâm linh, bởi họ quan niệm ánh sáng, hương thơm và khói cây nến sáp là cầu nối giữa thế giới thực tại và thế giới tâm linh.

Đặc biệt, trong quan niệm của người Vân Kiều, ngọn nến sáp thể hiện tấm lòng thành của con cháu đối với tổ tiên, của người sống với người đã khuất. Trong lúc làm lễ, đồng bào quan niệm khói của cây nến bay về hướng nào thì tổ tiên ở đó và sẽ đi về từ hướng đó. Và loại nến này còn được dùng như một vị thuốc, khi bị thương có thể ngậm cây nến sáp đang cháy, hít lấy khói rồi phả vào vết thương, khí ấy sẽ thấy dễ chịu và da nhanh lành sẹo.

Nến dùng chữa bệnh, đồng bào đã biết kết hợp nến với mùi hương từ nguyên liệu thiên nhiên để điều trị sức khỏe trong những ngày lao động mệt nhọc. Đây được coi là một phương pháp trị liệu bằng hương thơm kích thích khứu giác, xoa dịu các dây thần kinh khi bị căng thẳng. Chỉ cần đốt một cây nến, thả mình trong trạng thái nghỉ ngơi, mùi hương của nến lan tỏa khiến cơ thể trở nên thoải mái, xua tan đi sự mệt mỏi, giúp cho cơ thể có được sự thư giãn thoải mái nhất.

Nến còn là sản phẩm được đồng bào dùng làm quà tặng mỗi khi khách quý đến nhà, biểu hiện sự trong sáng, thân thiện và hiếu khách.

Ngày nay, trên thị trường có nhiều loại nến mẫu mã đẹp, có màu sắc và hương thơm nhưng nhiều gia đình người Vân Kiều vẫn lưu giữ phong tục chế biến và sử dụng nến sáp cho việc thờ cúng và và chữa bệnh. Điều ấy thể hiện nét đẹp mang tính bản sắc, ý thức bảo tồn những giá trị văn hóa được truyền lại từ bao đời.

Nhằm bảo tồn nghề làm nến truyền thống, thiết nghĩ chúng ta cần quy hoạch vùng trồng rừng, nuôi ong lấy mật để tạo nguồn nguyên liệu, bằng hương liệu thiên nhiên, tránh các loại nến lạm dụng chất hóa học gây độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Như vậy vừa phát triển kinh tế, vừa trân trọng những nét đẹp truyền thống mà cho ông đã dày công gìn giữ.

Hồ Phương

Mới nhất

Bộ từ điển bỏ lại giữa rừng sâu

12 Giờ trước

Sau hiệp định Pari, 27/1/1973, chiến tranh tạm dừng, đại đội tôi đóng quân giữa bãi cát Lệ Xuyên, huyện

Đi tìm cỏ

12 Giờ trước

Nhiều lúc ngồi thẫn thờ nhìn đàn trâu bò gặm cỏ dọc triền đê chợt giật mình: Cỏ quê

Chị ấy…

13 Giờ trước

Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế tổ chức một chuyến đi thực tế dài ngày tại Tổng Công

Pa Ling mùa mưa

13 Giờ trước

Tháng 11, dưới cơn mưa rừng tầm tã, chúng tôi tìm về thôn Pa Ling, xã A Vao, huyện Đakrông,

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

31/03

25° - 27°

Mưa

01/04

24° - 26°

Mưa

02/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground