Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 19/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Trên chiến trường B.2: Người tình báo và ngày chiến thắng 30 tháng 4 ở Sài Gòn

 

Đ

ại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Cụm trưởng Lưới tình báo H63 Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang) người con của vùng đất miền Đông, ngày thường ít khi rãnh rỗi ngồi kể về những chuyện ngày giải phóng mà ông là người trực tiếp tham gia trong cuộc. Khi đó, đơn vị ông với những người tình báo đầy bản lĩnh đang nằm ngay bên trong các cơ quan đầu não của ngụy quyền Sài Gòn 43 năm trước. 

 Trách nhiệm những chiến sĩ tình báo để đi đến ngày 30 tháng 4  

Khi chúng tôi hỏi về những chuyện vui, buồn những người tình báo năm xưa tại các cứ điểm đầu não của ngụy Sài Gòn, ngồi rót từ từ ly trà, ngẫm nghĩ lại những ngày hoạt động tuyệt mật ở nội đô Sài Gòn trước năm 1975, Đại tá, Cụm trưởng Lưới tình báo H.63 Nguyễn Văn Tàu, cho biết: “Trong giờ phút chót vào sáng ngày 30/4/1975, Sài Gòn bị vây chặt từ 4 phía. Điều đó, như ta thấy là không phải không có những cố gắng từ phía đối phương để mong làm chậm bước tiến của quân ta hòng xoay chuyển tình thế, khi đã gần kết thúc “cơ nghiệp” những ông chủ Dinh Độc Lập.

Khi đó, các chiến sĩ tình báo ở ngay Dinh Độc Lập như thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn (Hai Trung - bí danh là X.6), thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ… còn nghe rõ, đúng lúc 9 giờ 30 phút, tiếng nói của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh được lặp đi lặp lại nhiều lần trên Đài phát thanh Sài Gòn (nay là số 3 Nguyễn Đình Chiểu - Q.1 cách đó 1,5 km). Dương Văn Minh yêu cầu anh em binh sĩ Việt Nam Cộng hòa hãy ngưng bắn, ai ở đâu thì ở đó. Ông ta cũng yêu cầu anh em binh sĩ bên phía Chính phủ Cách mạng lâm thời ngưng bắn, chúng tôi ở tại đây chờ bàn giao chính quyền” - Lời kể của đại tá, Trưởng lưới tình báo H63 vẫn hóm hỉnh, khi ông cười nhẹ: “Ông ta có biết đâu, tình báo ta đã nắm chắc các hoạt động trong nội các Sài Gòn từ rất nhiều ngày trước”.

Liền sau đó, các quan thầy đế quốc Mỹ đã cử tướng Vanuxeal tới Dinh Độc Lập thuyết phục Dương Văn Minh cầm cự càng lâu càng tốt, cùng lắm thì rút về cố thủ Đồng bằng sông Cửu Long. Dương Văn Minh nói trong tình hình nầy, không cầm cự nổi, Vanuxeal nói cần huy động mọi khả năng kéo dài cho được 48 tiếng đồng hồ. Lúc ấy, đã có tác động từ bên ngoài làm biến chuyển tình hình. Dương Văn Minh từ chối, Vamuxeal bực dọc bỏ ra về. Nên biết, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Vanuxeal là đại tá chỉ huy phân khu (secteur) chỉ huy Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 22 (22e RIC), là cấp chỉ huy trực tiếp của Dương Văn Minh, đế quốc Mỹ chọn Vanuxeal trong giờ nước sôi lửa bỏng này với hy vọng thuyết phục cho được Tổng thống Dương Văn Minh, để chỉ đạo quân đội Sài Gòn không đầu hàng nhanh chóng.

Mọi cố gắng của kẻ địch đều là vô ích trước sức tiến quân như vũ bão của quân đội ta từ nhiều hướng, nhằm về dinh lũy, sào huyệt cuối cùng của địch là Dinh Độc Lập. Sự chấp hành nghiêm chỉnh thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị vừa điện vào cho Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh. Tiếp tục tiến công vào Sài Gòn theo kế hoạch, tiến công với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ thành phố, tước vũ khí quân địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống cự của địch bất kể là lực lượng nào mà chúng hòng chống cự.

Trưa ngày 30/4/1975, Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện quân giải phóng sau khi 2 xe tăng của Lữ đòan 203 thuộc quân đoàn 2 húc đổ 2 cổng sắt Dinh Độc Lập. Quân đội Sài Gòn mất tinh thần, chính quyền tan rã trước sức tấn công vũ bão của 5 quân đoàn quân giải phóng 5 hướng tiến vào. Còn bên trong Sài Gòn và trên các cửa cầu tiến về Sài Gòn thì các phân đội thuộc Lữ đoàn biệt động đặc công 316 vẫn bám sát các mục tiêu do Bộ Tham mưu Miền B.2 phân công và đã thực hiện đúng như giờ giấc đã bố trí của Bộ Tham mưu Miền. Từ mệnh lệnh thống nhất đó, tất cả các chiến sĩ của Lữ đoàn đặc công biệt động 316 đã bằng mọi cách nhanh chóng áp sát vào nội đô Sài Gòn và đi vào nhiệm vụ ngay trước khi nổ ra thời điểm tiến vào Dinh Độc Lập trưa 30/4 lịch sử.

Để đi đến những ngày chiến thắng đầy vinh quang

Trước đó một ngày, vào chiều 29/4, Sở Chỉ huy Lữ đoàn đặc công biệt động 316 đóng trên bờ rạch tại xã Trung An (Củ Chi), sáng 30/4/1975 theo lệnh chỉ huy, Lữ đoàn đã phải di chuyển thật nhanh đến ấp Thới Tứ, xã Thới Tam Thôn - Hóc Môn về phía Đông bây giờ. Lúc 10 giờ, tại địa bàn này, có một cán bộ pháo binh của Quân đoàn 3 đến gặp chỉ huy lữ đoàn đặc công biệt động 316 để thảo luận về các vị trí đặt pháo trong Sài Gòn nhằm yểm trợ bộ binh tác chiến trên đường phố và chỉ huy lữ đoàn đã thống nhất vị trí - đại tá Nguyễn Văn Tàu nói chính xác như vừa diễn ra.  

Sau khi thống nhất các vị trí đặt pháo trong thành phố tránh các vị trí dân cư, Đại tá Cụm trưởng Lưới tình báo liền phân công 3 nữ chiến sĩ biệt động của đơn vị để dẫn đường đúng từng tuyến nhanh nhất cho các cụm pháo binh của ta vào nội Sài Gòn. Nên nhớ, đây vừa là những nữ biệt động trẻ trung, nhưng cũng là những cô gái rất thông thạo từng đường phố, ngõ hẻm của Sài Gòn - đại tá Nguyễn Văn Minh, phụ trách mạng thông tin của Lưới tình báo H.63, cho tôi biết.

Đại tá Nguyễn Văn Tàu kể thêm: vào thời điểm này, những người tham gia trong Lưới tình báo chiến lược của tình báo Miền B.2, được Tổng cục 2 trước đó đã “cài cắm” vào bộ máy cố vấn ngay Dinh Độc lập và Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, như thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn (Hai Trung - bí danh X.6), thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ, đại tá Nguyễn Văn Minh, đại tá Lê Ngọc Thúy… đều là những người chiến sĩ tình báo thông minh, sáng tạo, có uy tín không những với ta mà cả với chính quyền Sài Gòn. Và điều rất có tính nguyên tắc là trong hoạt động nội đô không ai biết ai trong ngành tình báo, kể cả đưa tin tức từ Sài Gòn ra “cứ”, hay đưa bí mật ra trình Bộ Tư lệnh Miền B.2 và Quân ủy Trung ương.

Nữ anh hùng LLVT Nguyễn Thị Ba (cũng trong Lưới tình báo H.63), kể: thường theo định kỳ hai chị em, gồm chị Ba và chị Thảo từ “cứ” lúc thì ở Củ Chi, lúc thì ở ngoại ô Sài Gòn xuống hẹn ông Hai Trung - Phạm Xuân Ẩn, tại một điểm hẹn trước đó chỉ hai người biết; rồi ông Hai Trung bằng những cách bí mật không ai ngờ tới, như khi thì ra uống nước một tiệm nước, khi thì ra chợ Cầu Muối (cũng gần Dinh Độc Lập), để làm gì đó theo hai bên ra ám hiệu… để có cách đưa ngay tài liệu “thượng khẩn” cho hai chị, chuyển ngay về “cứ”, mà ông Hai Trung đã ngụy trang đưa tài liệu đến tuyệt vời - Nữ anh hùng LLVT Nguyễn Thị Ba kể.

Đây là những tài liệu tuyệt mật, có đóng dấu “kín” “thượng khẩn”… của Văn phòng Phủ Tổng thống và Văn phòng Bộ Tổng tham mưu của tướng Cao Văn Viên, được foto ra, hay chụp máy, đưa ngay về “cứ”. Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn (khi chưa mất) cho biết, là có lúc những khi tài liệu tuyệt mật kia, được ta đưa ra đến Quân ủy Trung ương và Bộ Chính trị ở Hà Nội, lại còn đến sớm hơn cả các đơn vị quân đội Sài Gòn khi thi hành lệnh hành quân của Bộ Tổng tham mưu của họ. Tất cả đều là do công những người tình báo thông minh, sáng tạo, chớp thời cơ ngay khi có dịp, để có tài liệu chính xác. Và họ luôn làm theo lời dạy của Bác Hồ “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, đến ngày thắng lợi giải phóng hoàn toàn miền Nam, không một tài liệu nào bị lộ, ngay các chiến sĩ tình báo trong trung tâm đầu não chính quyền Sài Gòn.

Lúc gần trưa 30/4/1975, Sở chỉ huy Lữ đoàn đặc công biệt động 316 di chuyển ngay vào nội đô Sài Gòn. Buổi chiều và đêm hôm ấy (30/4) diễn ra điều kỳ diệu: ta chiếm cả thành phố Sài Gòn rất nguyên vẹn, từ nhà cửa, kho tàng, nhà máy, nơi bán hàng hóa, đến từng phố xá… Đêm đó, là một ấn tượng không bao giờ quên của người lính tình báo, nhìn đồng bào đổ ra đường đón đoàn quân giải phóng như con em đi xa về, mừng mừng tủi tủi. Chiều và tối đó là hàng triệu lá cờ Giải phóng, cờ Tổ quốc bay rợp trời, cờ to được treo khắp đường phố, mà người dân đã đổ ra trên khắp các tuyến đường, nhiều nhất là các tuyến trung tâm Sài gòn.

Vào những ngày cuối tháng 4, trời nắng to ban ngày, song đêm đến, nam nữ thanh niên đeo băng đỏ sau khuỷu tay, tự giác ra đường điều khiển giao thông, không có cảnh ùn tắc ở các giao lộ, như đã dự tính trước. Tối đó, đèn điện Sài Gòn vẫn sáng choang cả thành phố. Điều mà những người tình báo đã tiên lượng, là phải nắm chắc từng vị trí các nhà máy, chỉ đạo cho các mũi canh phòng cẩn mật nhà máy điện, nước, không để nhân dân trong ngày giải phóng phải chịu cảnh cúp điện, nước máy…, mọi nhu cầu cho nhân dân vẫn được cung cấp đầy đủ như một cuộc chuyển giao êm đẹp, mà bao nhiêu người lính chúng tôi, đã đổ xương máu nằm lại trước đó chỉ vài ngày TP. Sài Gòn về với ta - Đại tá quệt vội dòng nước mắt khi nhắc về những người lính của mình đã anh dũng chiến đấu, ra đi mãi mãi không về trước ngày Sài Gòn giải phóng.

Là Cụm trưởng Lưới tình báo H63, Đại tá Nguyễn Văn Tàu chỉ huy 3 tuyến: các điệp viên trong Sài Gòn, các giao thông viên có giấy tờ hợp pháp của giặc trong ấp chiến lược, và đội võ trang cùng với điện đài, cơ yếu trong khu căn cứ lõm sát địch, căn cứ thường ở là tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi.

Những tình cảm quân - dân trong những cứ điểm mà Lưới tình báo hoạt động, thì quý giá biết nhường nào. Có những anh tự vệ tự giác đi gác cho đơn vị về, dựng súng lăn ra ngủ còn vợ anh ta thì xúc gạo, gói đường, cá khô, cho những khối pin vào bao để người chiến sĩ tình báo kịp đưa ra khu căn cứ. Trong vùng địch kiểm soát, nhiều người vì nặng gánh gia đình không thoát ly đi làm cách mạng được, nhưng tấm lòng họ vẫn hướng về cách mạng khôn nguôi. Chính từ công tác binh vận của ta trong thành phố hoạt động rất tốt, đã tác động vào hàng ngũ binh sĩ địch, đã góp phần rất lớn vào sự tan rã của quân đội miền Nam cộng hòa trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975.

Khi đơn vị cần tuyển mộ giao liên có giấy tờ hợp pháp với địch nằm trong ấp chiến lược do chúng kiểm soát, Lưới tình báo H.63 cũng dựa trên phong trào học sinh, sinh viên, còn các chiến sĩ trong đội võ trang là từ phong trào thanh niên do chi ủy các xã giới thiệu mà có. Do vậy, tuy hoạt động bí mật song sự an toàn các chiến sĩ tình báo đều rất chu tất, nhất là lòng dân không từ một nguy hiểm nào không chở che.  

Năm nay, Đại tá Anh hùng LLVT Nguyễn văn Tàu (Tư Cang) đã bước sang tuổi 87 và là một Hội viên Cựu chiến binh đầy uy tín, khi về nghĩ hưu tại Q. Bình Thạnh-TP. HCM. Những lần nhắc đến các chiến tích đầy tự hào của Lưới tình báo H.63, ông nhớ nhất là những sĩ quan, người lính của đơn vị ông đã chiến đấu tuyệt vời, dũng cảm, thông minh để có những tài liệu tối mật, nay ra đi mãi không về. Mỗi khi nhớ về sự kiện của 30/4/1975, trong lòng ông nhớ như in nhiều chiến sĩ tình báo được người dân, bà con ta tại nội đô che chở cho cả Lưới tình báo từng vào sinh, ra tử hàng chục năm liền, để có những tin tức tình báo, phục vụ cho Lãnh đạo Bộ Tư lệnh Miền B.2 và Quân ủy Trung ương, phục vụ trực tiếp cho chiến trường, góp phần không nhỏ của người tình báo - một LL đặc biệt đã góp sức mình cùng làm nên những chiến thắng huy hoàng của dân tộc, có sức chấn động thế giới cho đến ngày hôm nay./.

ThS. Phạm Bá Nhiễu  Trung tâm TT CT Tư tưởng Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh

Nguồn: Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương

http://tuyengiao.vn/theo-guong-bac/tren-chien-truong-b-2-nguoi-tinh-bao-va-ngay-chien-thang-30-thang-4-o-sai-gon-111437

PHẠM BÁ NHIỄU

Mới nhất

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Viếng Nghĩa Trủng Đàn đầu năm Giáp Thìn

08/04/2024 lúc 22:34

Mười năm rồi lại trăm nămĐàn Nghĩa Trủng mãi ơn Hoàng Bích KhêTử sĩ Tây Sơn

Giêng hai gieo những ngọt ngào; Ký gửi

08/04/2024 lúc 22:33

Giêng hai gieo những ngọt ngàoGiêng hai lúa đã xanh đồngGiêng hai cải đã trổ

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

20/04

25° - 27°

Mưa

21/04

24° - 26°

Mưa

22/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground