Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 20/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Vài nét về kiến trúc và mỹ thuật đình làng Quảng Trị

L

ịch sử Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và để lại những di sản văn hoá có giá trị trong đó có cả văn hoá vật chất và văn hóa tinh thần. Kiến trúc là một dạng của văn hoá vật chất mà ở bất kỳ vùng nào cũng có, đây là dấu ấn ghi lại những điều kiện sinh sống và trình độ phát triển kinh tế  - xã hội của cư dân trong một vùng vào những thời kỳ nhất định.

Ở các công trình kiến trúc nói chung, luôn biểu hiện rõ những đặc điểm riêng của từng vùng và hơn thế nó còn biểu hiện tính cộng đồng văn hoá mà bản thân nó chịu ảnh hưởng trong quá trình tồn tại và phát triển. Quá trình phát triển của đình làng Quảng Trị gắn liền với việc mỡ mang bờ cõi về phía Nam của dân tộc Việt Nam. Đó là quá trình phát huy các yếu tố nội sinh của văn hoá dân tộc mà người Quảng Trị mang theo từ đất Bắc vào nhập cư ở vùng đất mới; đó là quá trình cộng cảm văn hoá mà người Việt Quảng Trị chịu ảnh hưởng trong thời gian chung sống với người Chăm trên vùng đất bản địa của họ. Mặt khác, vì sống trong điều kiện khắc nghiệt nắng lắm, mưa nhiều, bảo lụt triền miên nên kiến trúc đình làng Quảng Trị phải thay đổi để thích nghi với môi trường. Tất cả các tác động và ảnh hưởng trên tạo cho các ngôi đình ở vùng này có những phong cách riêng, những nét riêng biệt từ quy mô, hình dáng bên ngoài đến trang trí nội, ngoại thất.

1.      Vị trí cảnh quan chung của đình làng Quảng Trị.

Xuất phát từ tín ngưỡng dân gian nên cũng giống các công trình kiến trúc khác, từ xưa việc chọn địa điểm và hướng để dựng các ngôi đình là một việc làm hết sức quan trọng đối với mọi người dân làng xã. Việc chọn đất xây dựng đình cần có mặt của các thầy địa lý. Người dân tin và vận dụng khôn khéo thuật “phong thuỷ” để tuân theo chặt chẽ các quy định và tạo ra cảnh quan hài hoà giữa công trình và thiên nhiên. Người xưa coi trọng thuật “phong thuỷ “ vì họ luôn tin tưởng vào sự huyền bí, siêu nhiên, chỉ cần một sơ suất nhỏ thì có ảnh hưởng xấu đến cả cộng đồng dân chúng trong làng:

Toét mắt là tại hướng đình

Cả làng toét mắt một mình chi em.

Đình Quảng Trị thường được xây dựng ở các khu trung tâm, các trục đường giao thông, gần các chợ làng và sông ngòi. Hướng của đình đa phần là hướng chính Nam  (Lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng Nam). Hướng Nam vừa ứng hợp với thuật“phong thuỷ“ vừa thích hợp với khí hậu ở Quảng Trị. Trước mặt đình cần có nước, đặc biệt là các dòng sông uốn khúc, bồi đắp ; theo quan niệm đó là thế “tụ thuỷ”, là nơi hội tụ “linh” và “phúc”. Các ngôi đình ở Quảng Trị đa số đều hướng mặt ra bờ sông, bởi dòng sông ngày xưa là mối giao thông quan trọng của người dân trong vùng. Chính dòng sông là mạch nguon chuyển tải các yếu tố văn hoá, vũ trụ để lắng động trong nhận thức, tư duy của người dân. Từ đó nảy sinh ra những nét văn hoá độc đáo mang sắc thái riêng biệt của vùng quê Quảng Trị.

2. Những nét cơ bản về kiến trúc đình làng Quảng Trị.

Sau khi chọn được thế đất và hướng đình thích hợp, người dân bắt đầu dựng đình. Trước kia, các kiểu đình ở Quảng Trị cũng đa dạng và phong phú nhưng qua nhiều lần chiến tranh, cùng nạn thiên nhiên khắc nghiệt đã phá huỷ rất nhiều công trình kiến trúc đình làng. Người dân đã ba lần bảy lượt dựng lại và trùng tu nên về kiến trúc, trang trí, diện mạo các ngôi đình thay đổi rất nhiều. Qua thực tế hiện nay chúng tôi thấy có hai kiểu đình chủ yếu: Đó là một toà đại đình (đình chữ nhất) và hai nếp nhà song ngang (đình chữ nhị).

Nếu nhìn vào tổng thể các ngôi đình ở Quảng Trị, dù đó là một toà đại đình như: (đình Hà Thượng, đình Hà Trung, đình Câu Nhi, đình Diên Sanh...) hay hai nếp nhà song ngang như: (đình Nghĩa An, đình Lập Thạch, đình Cam Lộ...) đều được xây dựng theo một mô thức kiến trúc độc đáo mà người ta quen gọi là nhà rường. Đó là việc sử dụng kết cấu của một bộ khung gỗ chịu lực được liên kết bỡi các bộ phận của vài kèo lại với nhau. Các đình làng Quảng Trị thường có hai dạng vài kèo: vài chồng và vài luôn, tuy nhiên vài chồng vẫn là kiểu kiến trúc phổ biến nhất. Trong kiến trúc đình làng bộ khung gỗ chịu lực được đặt trên các cột tròn không chôn xuống đất mà kê trên đá tảng và tuân thủ theo lối “thượng thu hạ thách”. Đình làng thường có một hay nhiều gian và hai chái. Liên kêt giữa các vài kèo là hệ thống xuyên, trếng, xà thượng, xà hạ, các đòn tay... chính hệ thống này tạo thành một mối liên kết vững chắc cho bộ khung đình làng.

Đặt trên hệ thống kèo và đòn tay là các đường rui, mè của bộ mái. Bỡi nhờ sự liên kết giữa các bộ phận một cách chặt chẽ nên khung gỗ chịu lực của ngôi nhà rường có thể mang trên mình một mái ngói nặng mà vẫn vững chải trước gió bão và điều kiện khắc nghiệt của môi trưòng.

3.Trang trí mỹ thuật ở đình làng.

Trang trí mỹ thuật ở các công trình kiến trúc là sự đáp ứng nhu cầu về thị hiếu và lòng khao khát về cái đẹp của con người. Ở đây, người dân muốn đưa cái đẹp vào cuộc sống, tạo nên sự hài hoà giữa xã hội, con người và tự nhiên; từ đó nâng cao năng lực thụ cảm và đầu óc sáng tạo của người dân.

Ngoài việc dựng ngôi đình cao lớn đồ sộ, thì một ước muốn canh cánh bên lòng của mọi thành viên trong cộng đồng dân làng là phải làm sao cho ngôi đình làng mình lộng lẫy, uy nghi. Có thể nói, đình làng là kho tàng phong phú nhất của nền trang trí mỹ thuật, tuy trang trí mỹ thuật vẫn có mặt ở các chùa, miếu nhưng không ở đâu nó được biểu hiện hết mình những tâm hồn, ý nguyện, ước muốn của người dân như ở đình làng.

- Trang trí ngoại thất.

Trông khuôn viên và trước mặt của các ngôi đình làng thường có sân đình, bến sông hoặc hồ (giếng) nước. Sân đình ngoài chức năng tạo ra sự bề thế thì nơi đây còn diễn ra các trò chơi dân gian cũng như những việc chung của cả cộng đồng. Trong sân đình người ta trồng các cây cổ thụ, tạo ra một phong thái trang nghiêm, linh thiêng nhưng gần gũi, ấm cúng trong cảnh quan xóm làng; đồng thời cây cối cũng tượng trưng cho sự sung mãn, trường tồn. Hồ nước, bến sông ở các ngôi đình thường được gìn giữ trong sạch hơn vì đây là nơi thiêng liêng, tôn kính. Dòng sông là mối giao thương quan trọng, đặc biệt là vào các ngày hội làng, nơi đây thường diễn ra các trò chơi truyền thống như đua thuyền, đi cầu ngô... Chợ làng một hình ảnh không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của cư dân làng xã, ở Quảng Trị đình gắn với chợ là hình ảnh  khá phổ biến và gần gũi: Đình Hà Thượng - chợ Cầu, đình Cam Lộ - chợ Phiên, đình Diên Sanh - chợ Diên Sanh... Chợ trước đình hàng ngày diễn ra ồn ào, náo nhiệt góp phần điểm xuyến cho không gian lễ hội ở đình thêm đặc sắc, đậm nét truyền thống của nông thôn Quảng Trị. Hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, chợ làng từ đó đã đi vào tâm khảm của mỗi người dân.

Mỗi ngôi đình được giới hạn trong một khuôn viên cụ thể có cổng vào đình được xây bằng các trụ biểu cao; đặc biệt ở một số đình cổng vào là một tam quan được trang trí đẹp mắt như: đình Lập Thạch (Đông Hà). Qua cửa vào đình ở giữa sân thường có bình phong xây theo dạng cuốn thư, trang trí chủ yếu là ghép các mãnh sành sứ hình long mã chở lạc thư, long mã phụ hà đồ...

Trên bộ mái của các đình làng tuy bờ nóc, bờ quyết không cong vút như đình miền Bắc, nhưng lại được trang trí, chủ yếu là mô típ ” lưỡng long chầu nguyệt “ ở chính giữa; các bờ nóc, bờ dãi là hình ảnh giao lá, giao hồi văn...

- Trang trí nội thất.

Trang trí nội thất ở các công trình kiến trúc đình làng là biểu hiện đầy đủ cái đẹp của nền nghệ thuật, nếu ở phía ngoài người ta tìm mọi cách để tạo ra không gian gắn chặt giữa thiên nhiên với kiến trúc bằng cách tìm kiếm, cải tạo, bố trí để tăng thêm cái đẹp hài hoà, gần gũi; thì bên trong công trình họ thường tận dụng vị trí và các điểm trống của ngôi đình để tạo ra không gian mỹ quan bằng cách chạm trổ những phần gỗ hay đắp nỗi vôi vữa và ghép các mãnh sành sứ một cách tinh vi và đẹp mắt. Tài năng của các nghệ nhân là biết biến các chi tiết, các cấu kiện gỗ, các mãng trống của bức tường... vốn rất thực chuyển sang dáng vẽ hấp dẫn, giảm đi cảm giác nặng nề, thô phác để trở thành những tác phẫm nghệ thuật dân dã, hồn nhiên.

Trên khung gỗ của ngôi nhà rường ở các đình, ngoài các cột gỗ được bào bóng nhoáng, thì dưới bụng các cầu điếu được trang trí “tam sơn, tam phúc” các đầu trếng trang trí “dây lá hoá rồng” các tay kèo thượng, kèo hạ, kèo cù được tạo tác những chiếc đầu rồng công phu hoặc trang trí bằng cách thức  “ lòng song chỉ nỗi”. Cùng với các hình dạng uốn lượn của các cấu kiện gỗ và cách khớp mộng rất nghệ thuật cũng là một thành tựu đáng kể trong kiến trúc đình làng Quảng Trị.

Nếu điêu khắc trên gỗ ở các đình làng Quảng Trị không được đặc sắc như đình làng miền Bắc, thì hình thức trang trí bằng cách đắp nỗi và ghép các mãnh sành sứ hoặc tô vẽ bột màu lên phần ngoài của kiến trúc về đề tài “ tứ linh”, “tứ quý” ở đây lại rất phát triển. Nhìn chung, đó là phong cách trang trí phổ biến vào đời các vua Nguyễn. Mô típ này thường được trang trí ở các bức tường, các bức liễn ba, cổng trụ...Đề tài chữ viết cũng được trang trí dưới nhiều dạng và kiểu chữ khác nhau, chủ yếu thể hiện ở các bức hoành, bức liễn, câu đối... tất cả đều sơn son thiếp vàng, chạm trổ đẹp mắt.

Nghệ thuật trang trí ở đình làng Quảng Trị trước sau vẫn thắm đượm tính chất dân gian, nó thanh toát, nhẹ nhàng; góp phần làm phong phú cho nền kiến trúc mỹ thuật quê nhà. Những tác phẫm điêu khắc, đắp nỗi và ghép sành sứ với số lượng nhiều nhưng ít khi trùng nhau về hình thức biểu hiện, mỗi đình làng đều có những nét riêng của mình mà không trộn lẫn vào ai được.

Có thể nói đình làng Quảng Trị là nhừng công trình kiến trúc công cộng hoàn chỉnh nhất về mặt đất đai, về tổ chức không gian bố cục, sử dụng và trang trí nghệ thuật. Kiến trúc đình làng giàu chất nhân bản, đầy tính lạc quan và rất hiên thực với cuộc sống của mọi người dân. Đó thực sự là những di sản có giá trị của cha ông chúng ta để lại mà thế hệ ngày nay cần ra sức trân trọng giữ gìn.

Ngôi đình làng - cái nôi văn hoá của người Việt vùng đất Quảng Trị, vẫn tồn tại và ngày càng phát triển sẽ mãi là kiến trúc độc đáo của mọi tầng lớp nhân dân.

C.T.V

 

 

Cái Thị Vượng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 197 tháng 02/2011

Mới nhất

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

21/04

25° - 27°

Mưa

22/04

24° - 26°

Mưa

23/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground