Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 25/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Về dòng họ Phan thôn Thượng Xá

Họ Phan thôn Thượng Xá (1) là một dòng họ lớn ở Quảng Trị.

Theo tộc phả còn giữ được đến ngày nay, vị tiền bối gốc từ ngoài Bắc vào lập nghiệp ở vùng đất này húy là Chánh. Truyền đến nay được 17 đời. Tộc phả ghi vị “tiền khai khẩn khoa mục huyện quan Pháp (húy) Chánh” được Triều Nguyễn sắc phong “dực bảo Trung Hưng Linh Phổ tôn thần. Phu nhân húy Quỳnh (không rõ họ) sinh con là Phan Cẩn”.

Dòng họ ngày càng phát triển, cháu con đông đúc

Đến đời thứ 5, chia thành 5 chi (phái), tồn tại đến nay, là các phái Đình, Khắc, Thanh, Văn, Hữu. Hậu duệ họ Phan làm ăn sinh sống không những tại làng quê mà còn thành đạt ở nhiều nơi trong nước và nước ngoài. Cụ Phan Giá năm nay (1997) 80 tuổi đã làm đôi câu đối dán nhà thờ họ được xây dựng lại sau chiến tranh, như sau:

Năm phái cháu con Đình, Khắc, Thanh, Văn, Hữu

Mấy miền dâu rể Kinh, Thượng, Bắc. Nam, Trung

Các phái đều có người hiển đạt.

Phái Thanh khởi đầu từ đời thứ sáu với “hiển tiên tổ”là Phan Thanh Bài, tự Bang. Cụ lập võ công, được nhà vua (hoặc chúa Nguyễn?) “đặc tấn phong phụ Quốc thượng tướng quân”.

Cụ sinh bốn con trai là Trạch, Hòe, Đồng, Tôn. Con cháu có nhiều người tham gia việc công. Như đời 9 có “Khâm Phụng chức lục Phan Thanh Quyền”, anh em Phan Thanh Đống, Phan Thanh Cách đều là “cai hiệp’, Phan Thanh Được cũng theo nghiệp võ, được truy tặng “phó quản cơ”. Hiển đạt hơn cả có lẽ Phan Thanh Bân, con trai của cụ Được, ông được truy tặng “tướng quân thống chế”.Cháu gọi cụ Bân bằng bác là Phan Thanh Tân (lúc đi thi lấy tên Phan Duy Tân) chuyển sang nghề văn, học hành xuất sắc. Sau khi qua kỳ sát hạch “học sinh”, cụ thi đỗ tú tài rồi tiếp khoa sau đỗ cử nhân. Đấy là khoa thi năm Canh Ngọ (1870) dưới triều vua Tự Đức cùng một khoa với Tống Duy Tân, người huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), một nhà yêu nước nổi tiếng trong lịch sử cận đại.

Có lẽ Phan Thanh Tân là vị khoa bảng đầu tiên của họ Phan thôn Thượng Xá. Theo lời kể của cụ Phan Thanh Đãi (tức Phan Quang Đãi), sinh năm 1990, hiện còn sống tại quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, nhân dịp Phan Thanh Tân đỗ cử nhân, hàng tổng mừng đôi câu đối như sau:

Thập bát xướng danh (3): Quảng Trị, Hải Lăng, Thượng Xá

Tam trường liên trúng: học sinh, tú tài, cử nhân.

Phan Thanh Tân là người thanh liêm, cương trực. Làm quan đến chức Ngự sử, ba lần can vua, ba lần bị bãi chức, có lần bị vua biếm làm lính biên phòng ở Thanh Hóa, rồi lại phục chức. Trước khi mất giữ chức Chưởng ấn ở triều đình Huế.

Theo các bô lão kể lại, lúc làm quan Phan Thanh Tân đã ra lệnh tịch thu ruộng đất thôn Thượng Xá bị bọn cường hào chiếm đoạt, sung công và quân cấp cho dân làng. Nhờ vậy thôn Thượng Xá ít có tư điền, nhiều công điền hơn so với các thôn khác trong huyện. Năm 1945 trước cách mạng tháng tám bình quân một suất đinh trong thôn còn được quân cấp ba sào Trung bộ (Theo lệ ba năm cấp lại một lần).

Là người yêu nước, gặp lúc nước nhà đứng trước nạn ngoại xâm, Phan Thanh Tân chủ trương đề kháng, nhất định không nhượng bộ, đầu hàng. Năm 1885 trận chiến do Tôn Thất Thuyết chỉ huy chống lại quân Pháp được thống tướng De Courcy là “Thống đốc quân dân sự vụ” do Chính phủ Pháp mới bổ nhiệm từ Hà nội trực tiếp điều hành, thất bại. Tôn Thất Thuyết phò giá, đưa cả triều đình chạy ra Quảng Trị, phát động phong trào Cần Vương cứu nước. Đó là vào ngày 23 tháng 4 năm Ất Dậu (1885). Tối hôm ấy vua Hàm Nghi ghé nghỉ tại nhà riêng của Phan Thanh Tân, theo lời cụ Phan Thanh Bân (1879-1975) con trai út của cụ Phan Thanh Tân kể lại với con cháu, chính mắt cụ lúc còn bé đã được tận mắt nhìn thấy cảnh quân lính nhà vua nằm nghỉ la liệt trong vườn nhà mình và hai con voi buộc ở cổng gần đường thiên lý (nay là quốc lộ I) chạy qua cách nhà khoảng 100 mét. Cậu bé mon men lên nhà trên định xem mặt vua thì bị lính ngự vệ đưa hèo dọa, đuổi xuống nhà dưới. Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép: “Tối ngày 23 xa giá vào nghỉ một người bá hộ, sáng ngày 24 ra đi, đến tối mới đến thành Quảng Trị’. Nhà người bá hộ ấy chính là nhà quan nguyên ngự sử Phan Thanh Tân. Khu vườn này hiện ở xóm Rào, ven bờ sông Nhùng thuộc hợp tác xã Thượng Xá, cách Thành Cổ Quảng Trị đúng 5km về phía Nam.

Cụ Phan Thanh Bân sinh hạ tám trai bốn gái. Các cháu nội, ngoại của cụ nhiều người hiện nay còn sống, trên dưới 90 tuổi, như cụ Phan Quang Đãi 97 tuổi (cháu nội) các cụ Tôn Thất Đông, Nguyễn Thuật (87 tuổi) cháu ngoại …

Thôn Thượng Xá là thôn đông dân nhất xã Hải Thượng, sau giải phóng lập riêng một hợp tác xã. Ba thôn còn lại: Đại Nại, An Thái, Hà Khê hợp thành hợp tác xã Đại – An – Khê. Thôn Thượng Xá  có ba dòng họ chính, lập nghiệp lâu đời: họ Phan, họ Lê (phe Thượng) và họ Lê (phe Hạ).

Xã Hải Thượng là một vùng đất anh hùng nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến. Đặc biệt Hải Thượng (và các thôn xã lân cận ở phía Nam thành cổ Quảng Trị) trở thành chiến trường vô cùng ác liệt trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hải Thượng là một trong số không nhiều xã được tuyên dương xã anh hùng đầu tiên ở chiến trường Trị Thiên. Liệt sĩ Phan Thanh Chung (phái Thanh) cũng được tôn vinh anh hùng vào đợt đầu. Liệt sĩ Phan Thị Hồng (phái Văn) 17 tuổi đã làm xã đội phó. Bị xe thiết giáp dịch càn bật nắp hầm bí mật, Phan Thị Hồng đã dũng cảm chiến đấu suốt nửa giờ, diệt 30 tên địch mới chịu hy sinh.

Trung tướng Cao Văn Khánh, cố Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, một trong những nhà chỉ huy Mặt trận Khe Sanh, đường 9 – Nam Lào và mặt trận Quảng Trị năm 1972 (trong đó có cuộc chiến đấu 82 ngày đêm giữ Thành Cổ), là cháu gọi cụ Phan Thanh Tân bằng ông ngoại.

Không kể những con em tham gia bộ đội chiến đấu, hi sinh ở các chiến trường khác, riêng tại địa bàn xã, xã Hải Thượng đã có 520 người con ngã xuống trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ quê hương Tổ quốc. 51 bà mẹ được tôn vinh Bà mẹ Việt Nam anh hùng (16 bà mẹ còn sống). Với 4.800 dân (dân số 1997). Cả xã có đến 1.250 gia đình thuộc diện hưởng chính sách người có công. Nghĩa trang xã Hải Thượng có lẽ là nghĩa trang cấp xã lớn nhất trong cả nước; tại đây quy tập 2.045 ngôi mộ! Mà đấy chưa phải là con số cuối cùng. Trong số hơn 500 liệt sĩ an nghỉ ở đây, rất nhiều vị thuộc dòng họ Phan thôn Thượng Xá.

                                                                        P.Y.C.

Phan Yên Chi
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 35 tháng 08/1997

Mới nhất

Giường sắt có tốt không? Địa chỉ mua giường sắt uy tín?

9 Giờ trước

Giường sắt là một trong những đồ dùng nội thất không thể thiếu trong mỗi căn nhà, để đảm bảo cho gia chủ có một nơi nghỉ ngơi sau ngày dài mệt mỏi. Ngày nay, giường sắt đang khá phổ biến trên thị trường. Nếu bạn đang tìm hiểu về loại giường này và muốn tìm cho mình một địa chỉ mua giường sắt uy tín và chất lượng hiện nay thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Công Ty Cổ Phần Nội Thất Đại Thành.

Chùm thơ Trần Đức Tín

15 Giờ trước

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

26/04

25° - 27°

Mưa

27/04

24° - 26°

Mưa

28/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground