Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 25/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Đối thoại với NSƯT Hoàng Sĩ Cừ

LTS. Nhiệm kỳ III (2003-2007) đã kết thúc. Nhân dịp Hội văn học nghệ thuật chuẩn bị Đại hội nhiệm kỳ IV (2007-2012) phóng viên Cửa Việt có cuộc đối thoại với NSƯT Hoàng Sĩ Cừ, Chủ tịch Hội. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

PV. Thưa NSƯT Hoàng Sĩ Cừ, một chặng đường hoạt động văn học nghệ thuật (VHNT) sôi nổi đã đi qua, để lại những thành tựu xuất sắc trên hành trình lao động sáng tạo say mê của Văn nghệ sĩ tỉnh nhà. Với tư cách là Chủ tịch Hội, xin đồng chí cho biết nhiệm kỳ III có những thuận lợi gì căn bản và những thành tựu gì nổi bật?

NSƯT. Hoàng Sĩ Cừ: Theo tôi, nhiệm kỳ qua có mấy thuận lợi căn bản. Dưới ánh sáng của NQTW 5 (khoá VIII); kết luận của Hội nghị TW 10 (khoá IX); Chỉ thị 18 của Ban Bí thư về việc “Tiếp tục xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, và Nghị quyết Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ Quảng Trị lần thứ XIV, lực lượng Văn nghệ sĩ (VNS) tỉnh ta đã thực sự về với cơ sở, bám lấy cơ sở, hoà nhập vào tiến trình đổi mới sâu sắc và toàn diện của Đảng để sáng tạo và phát hành tác phẩm. Có thể khẳng định đây là hướng đi đúng đắn. Mỗi một nghệ sĩ ở mỗi bộ môn nghệ thuật đều có tài năng riêng, phong cách riêng, đặc thù riêng song mọi sự thành bại đều có một cái gốc chung là vốn sống; không ai thoát ly khỏi cuộc sống của nhân dân mình và thời đại của mình để có những tác phẩm đỉnh cao. Xác định được tầm quan trọng đó nên nhiệm kỳ qua Ban Thường vụ (BTV) Hội đã đưa tất cả các trại sáng tác với nhiều loại hình như Văn học, Nhiếp ảnh, Âm nhạc, Mỹ thuật… Về tại cơ sở, trung bình mỗi năm có từ sáu đến tám trại sáng tác. Nhiều huyện như Hướng Hoá, Đakrông, Triệu Phong, Gio Linh, Cam Lộ, Cồn Cỏ có ít nhất một lần; riêng huyện Vĩnh Linh và thị xã Quảng Trị mỗi huyện có đến ba lần kết hợp với Hội VHNT mở trại sáng tác. Hết trại sáng tác này đến trại sáng tác khác, hết cuộc đi thực tế này lại tiếp tục cuộc đi khác đã tạo ra nguồn khích lệ, cổ vũ động viên VNS say mê sáng tạo. Các VNS đã về tận bản làng, các cơ sở sản xuất kinh doanh; tận mắt chứng kiến những đổi thay từ thành thị đến nông thôn, từ miền biển đến miền núi nên diện phản ánh là vô cùng phong phú và đa dạng, từ đó truyền dẫn tới bạn đọc nhiều vấn đề sâu sắc của đời sống. Có thể nói thực tiễn cuộc sống đã thổi vào tác phẩm luồng sinh khí mới, làm thay đổi căn bản về cường độ lao động nghệ thuật của toàn thể hội viên; đã xuất hiện sự cạnh tranh nhưng lành mạnh và chính đó là dấu hiệu tốt cho việc hình thành nhiều tác phẩm đỉnh cao, hàng năm đều được các hội chuyên ngành TW và địa phương trao nhiều giải thưởng. Và đây cũng là một hướng đi thiết thực nhằm xã hội hoá các hoạt động văn hoá, VHNT.

PV. Tạp chí Cửa Việt có đề cập đến vấn đề thành tựu, kết quả gặt hái được trong nhiệm kỳ qua. Chúng tôi không né tránh vấn đề này nhưng đã có chủ trương từ BTV Hội là để cho đại diện các Phân, Chi hội trả lời. Như thế nó vừa đầy đủ, minh bạch và dân chủ hơn. Bây giờ tôi muốn đề cập đến một thuận lợi cơ bản khác mà các nhiệm kỳ trước chưa có điều kiện để tiếp cận. Đó là nguồn đầu tư kinh phí hàng năm của Chính phủ tài trợ cho các Hội địa phương từ năm 2004-2010. Cùng với nguồn kinh phí cấp từ ngân sách địa phương thì đây là nguồn kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho hầu hết hội viên chúng ta công bố tác phẩm với nhiều hình thức như phát hành đĩa nhạc, xuất bản nhiều đầu sách, tổ chức nhiều cuộc triển lãm tranh ảnh nghệ thuật, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân đồng thời đó cũng là nguồn hỗ trợ tích cực cho hội viên khắc phục khủng hoảng “đầu ra” cho các tác phẩm VHNT. Đơn cử nhiệm kỳ qua, chuyên ngành văn học đã xuất bản 41 đầu sách, trong đó có 2 tiểu thuyết, 10 tập truyện ngắn, 9 tập ký, 20 tập thơ… Con số phải nói là kỷ lục, nếu không có những nguồn tài trợ thoả đáng nói trên thì hội viên chúng ta không thể “lập bàn” một cách đầy thuyết phục như thế được. Nhân đây chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với sự quan tâm ưu ái của lãnh đạo tỉnh; các ngành các cấp nhất là lãnh đạo và nhân dân các huyện thị; Uỷ ban Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, các Hội chuyên ngành TW; Hội VHNT các tỉnh bạn, và anh em đồng nghiệp trong cả nước đã tận tình giúp đỡ cho Hội VHNT Quảng Trị gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ. Mong rằng các mối quan hệ chí tình này ngày càng được phát triển ở những tầng cao mới.

PV. Được biết nhiệm kỳ qua Hội VHNT tỉnh ta có nhiều hoạt động mang tính chất mở rộng mối quan hệ bang giao với các Hội VHNT các tỉnh bạn và các Hội chuyên ngành TW. Xin đồng chí Chủ tịch cho biết đôi điều về hiệu ứng của việc cải cách này?

NSƯT Hoàng Sĩ Cừ: Giao lưu là một nhu cầu tự thân của đời sống VHNT. Quả là nhiệm kỳ qua BTV Hội có chú trọng vấn đề này nhưng thực hiện chưa được nhiều và chưa có kế hoạch cụ thể, mang tính định kỳ. Bước đầu cũng chỉ mới phối hợp với các đơn vị bạn tổ chức một số hoạt động thiết thực, bổ ích như kết hợp với Tổng cục Chính trị mở trại sáng tác văn học tại Cửa Tùng; với Hội Mỹ thuật Việt Nam mở trại sáng tác ở Hà Nội; với Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh mở trại sáng tác ở Quảng Trị và mới đây Hội Mỹ thuật TP.Hồ Chí Minh mời 10 hoạ sĩ của chúng ta vào TP. triển lãm; với các Tạp chí Bắc miền Trung và các VNS Trung ương từng chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị mở trại sáng tác tổng hợp ở huyện đảo Cồn Cỏ; với Hội VHNT Quảng Bình mở trại sáng tác ở Nhật Lệ; với Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức Hội thảo văn học viết về đề tài chiến tranh tại Thành Cổ Quảng Trị; với báo Văn nghệ Trẻ tổ chức trại sáng tác ở Cửa Tùng…Tổ chức giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các Hội VHNT Khánh Hoà, Bình Thuận, Cần Thơ, Cà Mau, Daklak, Hoà Bình, Quảng Ninh; đồng thời hàng năm chúng ta đều cử hội viên tham gia trại viết của các Hội chuyên ngành TW phân bổ. Qua những trại sáng tác, các cuộc toạ đàm giao lưu như đã nêu trên đều là cơ hội để VNS Hội ta mở mang tầm nhìn, thi thố tài năng, học hỏi kinh nghiệm; đồng thời đây cũng là dịp tốt để chúng ta giới thiệu nhiều tác phẩm của hội viên lên mặt báo TW cũng như các tỉnh bạn. Ngược lại chúng ta cũng thu hút được nhiều tác phẩm của nhiều tác giả có tên tuổi viết về Quảng Trị, làm cho kho tàng VHNT tỉnh ta càng thêm phong phú.

Mở rộng giao lưu không chỉ là nhu cầu tự thân mà còn là vấn đề nóng bỏng, bức xúc của nhiều VNS. Chúng ta cần duy trì các hoạt động này đều đặn, thường xuyên và mở rộng ra ở các nước trong khu vực như Lào, Thái Lan, Myanma…

PV. Cuối cùng, xin đồng chí Chủ tịch cho biết mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát của Hội ta trong nhiệm kỳ tới là gì?

NSƯT Hoàng Sĩ Cừ: Hoạt động của một Hội VHNT với chức năng liên hiệp hoặc cá nhân mỗi VNS bao giờ cũng mang tính kế thừa để phát triển. Vì vậy mục tiêu chung của nhiệm kỳ tới vẫn là bám sát NQTW5, tiếp tục đưa các hoạt động văn hoá, VHNT thấm sâu vào đời sống xã hội, vào các tầng lớp nhân dân. Tiếp tục quán triệt NQ Hội nghị TW5 (khoá X) cho toàn thể hội viên để mỗi một chúng ta có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, góp phần thiết thực vào việc bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, đạo đức, nhân cách con người; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Ra sức học tập rèn luyện đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh, cải tiến lề lối làm việc, không ngừng nâng cao trình độ chính trị và nghề nghiệp của mỗi hội viên. Mỗi VNS phải biết phấn đấu, rèn luyện để vượt lên chính bản thân mình, tâm huyết với nghề nghiệp, với quê hương đất nước. Mỗi VNS phải có tư tưởng vững vàng, nhân cách phải trong sáng, thẩm mỹ phải lành mạnh để góp phần mình vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

BTV Hội tiếp tục tập trung lực lượng, đoàn kết đội ngũ, ra sức sáng tạo để xây dựng Hội ta ngày càng vững mạnh, có sự phát triển đồng đều ở các chuyên ngành, tập trung đầu tư chiều sâu để sớm có một đội ngũ VNS kế cận có những tác phẩm đỉnh cao, xứng đáng đứng vào đội hình của các chuyên ngành TW. Tiếp tục mở trại sáng tác phối hợp với các Hội bạn như vừa qua mở ở Quảng Bình, với các Hội chuyên ngành TW; tổ chức các chuyến đi thực tế, mở rộng giao lưu học hỏi kinh nghiệm song cần chú trọng đến hiệu quả, chất lượng không chạy theo phong trào, số lượng.

Cuối cùng thay mặt BTV Hội, tôi kêu gọi toàn thể hội viên Đoàn kết, đổi mới, phát huy sáng tạo vì một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; vì sự nghiệp CNH-HĐH trên quê hương Quảng Trị thân yêu của chúng ta.

PV. Xin cảm ơn NSƯT Hoàng Sĩ Cừ đã dành cho Cửa Việt cuộc đối thoại chân tình trước thềm đại hội.

        Y Thi thực hiện

 

 

Y Thi
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 159 tháng 12/2007

Mới nhất

Giường sắt có tốt không? Địa chỉ mua giường sắt uy tín?

9 Giờ trước

Giường sắt là một trong những đồ dùng nội thất không thể thiếu trong mỗi căn nhà, để đảm bảo cho gia chủ có một nơi nghỉ ngơi sau ngày dài mệt mỏi. Ngày nay, giường sắt đang khá phổ biến trên thị trường. Nếu bạn đang tìm hiểu về loại giường này và muốn tìm cho mình một địa chỉ mua giường sắt uy tín và chất lượng hiện nay thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Công Ty Cổ Phần Nội Thất Đại Thành.

Chùm thơ Trần Đức Tín

14 Giờ trước

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

26/04

25° - 27°

Mưa

27/04

24° - 26°

Mưa

28/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground