Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 30/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Đồng chí Trần Hoàn trả lời

Phóng viên: Thưa anh Trần Hoàn, anh về thăm lại tỉnh nhà nhân dịp Quảng Trị kỷ niệm 20 năm ngày mảnh đất quê hương của anh, mảnh cuối cùng của tỉnh được giải phóng, anh có thể nói đôi lời cảm xúc của anh đối với quê hương sau sáu năm được lập lại?

Đ/c Trần Hoàn: Tôi nghĩ với một trang báo, khó có thể nói hết cảm xúc của mình sau 20 năm giải phóng. Nhưng cũng có thể khái quát bằng một câu là: Rất bồi hồi xúc động, rất phấn khởi tự hào.

Tôi bồi hồi xúc động bởi vì trở lại mảnh đất này nhan nhản nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn còn đó, dấu vết chiến tranh vẫn chưa xóa mờ qua thời gian là bởi lẽ những đồng đội của tôi nhiều người nay đã không còn nữa. Mỗi khóm cây, mỗi nếp nhà, mỗi con đường, con sông quê hương (Ô Lâu – Thạch Hãn), những cánh đồng tôi đi qua, mỗi mảnh đất tôi gặp lại, tôi đã thấu hiểu: đã có biết bao mồ hôi nước mắt, xương máu của người dân Quảng Trị và của khắp mọi miền đất nước đã đổ vào đây cho cuộc sống được sinh sôi như ngày nay.

Tôi xúc động biết bao khi nhìn qua lễ đài kỷ niệm 20 năm quê nhà được giải phóng bắt gặp lại những gương mặt bà mẹ Việt Nam anh hùng đã suốt đời hi sinh cống hiến cho cách mạng. Những gương mặt ấm áp của người thân, bà con, cô bác, các anh các chị, bạn bè đồng đội đã có những ngày cùng chung một chiến hào đánh Mỹ.

Nhưng tôi cũng rất phấn khởi tự hào khi nhìn thấy quê hương, làng xóm thị xã ngày một đổi mới: Nhà cửa trường học khang trang, các em nhỏ đã xênh xang áo quần đẹp, những cánh đồng thị xã Đông Hà, Quảng Trị, Hải Lăng tươi tốt, các công trình phúc lợi đã và đang mọc lên. Và ngay làng tôi cũng đã có điện. Nhưng có lẽ điều phấn khởi nhất của tôi là qua tiếp xúc với nhân dân địa phương, thấy rõ lòng tin của dân với Đảng thật vững chắc và ngày càng được củng cố.

Tất nhiên tôi đã có nỗi lo vì công việc tỉnh nhà còn “bề bộn ngổn ngang”, nhiều việc còn tiếp tục phải làm. Nhưng tôi tin rằng: Truyền thống anh hùng cách mạng, kiên cường bất khuất, anh dũng của quê hương ta sẽ là nguồn động lực cực kỳ mạnh mẽ to lớn để thúc đẩy công cuộc đổi mới, xây dựng của quê hương ta nói riêng và của tỉnh Bình Trị Thiên nói chung đàng hoàng hơn to đẹp hơn.

Phóng viên: Là một nhạc sĩ có nhiều sáng tác nổi tiếng về nhiều đề tài khác nhau chúng tôi biết vậy, nhưng muốn anh nói một vài tác phẩm viết về mảnh đất Quảng Trị mà anh tâm đắc nhất có được không?

Đồng chí Trần Hoàn: Như trên đã nói Quảng Trị là chiếc nôi sinh ra tôi nơi đây có nhiều kỷ niệm sâu sắc trong đời mình nên tôi có viết về Quảng Trị điều đó cũng là dĩ nhiên.

Một trong những bài tôi tâm đắc là bài “Chiều trên Gio Cam giải phóng”. Trên con đường từ Khu ủy qua Cam Lộ Đông Hà, những ngày đầu giải phóng, qua thị xã hoang tàn nghe gió ríu rít qua những mái tôn, rợn cả người chúng tôi bắt gặp những con người tấp nập, ngược xuôi, người qua kẻ lại mừng vui chiến thắng, quê nhà được giải phóng. Và giữa khí thế ấy những o dân quân vững vàng canh gác thị xã. Điều đó gây xúc động mạnh, từ đó có bài: “Chiều trên Gio Cam giải phóng”. Tôi đã gửi bài hát này cho anh Cù Huy Cận từ miền Bắc vào công tác chuyển tới cho đài phát thanh tiếng nói Việt Nam và nghệ sĩ ưu tú Bích Liên đã hát với cả tấm lòng cảu mình trên làn sóng phát thanh đến với Quảng Trị.

Bài hát thứ hai tôi tâm đắc đó là bài hát: “Lời ru trên nương” phỏng thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Tôi viết bài này ở vùng núi Bình Trị Thiên. Tôi không bao giờ quên những năm tháng sống chiến đấu ở đây. Cuộc sống ở chiến trường thật gian nan vất vả, sốt, đói, rét. Nhưng nhờ có đồng bào dân tộc Vân Kiều nuôi nấng. Tôi đã sống với đồng bào Tà Rụt ở nương rẫy, cùng lao động chia nhau từng bát cơm củ sắn, cùng lên rẫy trỉa bắp, tôi đã ghi lại đã nhắc lại công lao của đồng bào dân tộc đã nuôi nấng tôi cùng những năm kháng chiến ác liệt.

Bài thứ ba: là bài “Quảng Trị yêu thương” Tôi viết bài này lúc Quảng Trị vừa mới được thành lập lại để ca ngợi con người củ

a mảnh đất kỳ diệu, mảnh đất tôi không bao giờ phai trong trái tim và ký ức.

Phóng viên:  Bây giờ thì xin thưa đồng chí Bộ trưởng, những người làm công tác văn hóa văn nghệ Quảng Trị đang trăn trở thao thức vì sự ngổn ngang của sự nghiệp trên mảnh đất bị bỏ hoang lâu ngày. Đồng chí Bộ trưởng có thể phát biểu một số ý kiến về vấn đề này?

Đ/c Trần Hoàn: Trên đây là những tâm trạng chung của những người con quê hương Quảng Trị. Nhưng cũng phải bình tĩnh mà xem xét. Với thời gian ngắn chúng ta không thể xóa hết hậu quả của chiến tranh để lại. Khó khăn trước mắt của tỉnh nhà cũng không ít, cuộc sống của nhân dân địa phương ngày càng được cải thiện nhưng  một số địa phương cũng đang còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn. Chúng ta cần phải làm từng bước có trọng điểm. Và quá trình đó Bộ cũng sẽ hỗ trợ cho tỉnh đối với những công việc cấp bách.

Nhân đây xin gợi một số ý:

Một là Quảng Trị là nơi có truyền thống văn hóa lâu đời. Là một tỉnh có nhiều di tích lịch sử Cách mạng. Ngoài những di sản văn hóa vật thể như Thành Cổ…Quê ta cũng có không ít những di sản phi vật thể. Đó là những giá trị tinh thần văn hóa vô giá đòi hỏi chúng ta phải dày công nghiên cứu, sưu tầm, tôn tạo và giữ gìn nó cho lớp trẻ, con cháu chúng ta hôm nay và mai sau học tập và ghi nhớ.

Tôi nghĩ nhiệm vụ trước mắt của ngành văn hóa nghệ thuật thông tin tỉnh nhà cần thống kê các danh mục và xếp loại các di tích văn hóa về cách mạng.

Hai là nghiên cứu, sưu tầm các di sản văn hóa dân tộc của địa phương. Nói “Ngổn ngang của sự nghiệp” như trên cũng chưa thật đúng nghĩa của nó mà vấn đề quan trọng ở đây là biết phát động tổ chức được phong trào quần chúng sưu tầm vốn văn hóa dân tộc quý báu của từng địa phương để thu gom lại những giá trị tinh thần văn hóa cho từng người dân được hưởng. Phát động phong trào quần chúng làm mọi công việc hữu ích là bài học không thể bỏ quên.

Ba là đưa được bài học trên đây về quan điểm quần chúng vào cuộc sống hôm nay là tùy thuộc vào tài năng, tài nghệ sáng tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa văn nghệ.

Vì vậy đào tạo cán bộ là công tác cực kỳ quan trọng. Sở cần hết sức vấn đề này nhất là đối với miền núi, miền biển, vùng xa xôi hẻo lánh.

Xin cho phép tôi gửi đến các anh chị em hoạt động Văn hóa văn nghệ tỉnh nhà lời chúc thành công trong sáng tạo.

Phóng viên: Xin cảm ơn anh đã bứt ra khỏi công việc bộn bề để dành cho CV buổi trao đổi hôm nay.

P.V
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 10 tháng 07/1995

Mới nhất

Bộ từ điển bỏ lại giữa rừng sâu

8 Giờ trước

Sau hiệp định Pari, 27/1/1973, chiến tranh tạm dừng, đại đội tôi đóng quân giữa bãi cát Lệ Xuyên, huyện

Đi tìm cỏ

8 Giờ trước

Nhiều lúc ngồi thẫn thờ nhìn đàn trâu bò gặm cỏ dọc triền đê chợt giật mình: Cỏ quê

Chị ấy…

8 Giờ trước

Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế tổ chức một chuyến đi thực tế dài ngày tại Tổng Công

Pa Ling mùa mưa

8 Giờ trước

Tháng 11, dưới cơn mưa rừng tầm tã, chúng tôi tìm về thôn Pa Ling, xã A Vao, huyện Đakrông,

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

31/03

25° - 27°

Mưa

01/04

24° - 26°

Mưa

02/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground