Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 24/03/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Niềm vinh dự lớn lao

H

ọ gồm có bảy người, sáu người đàn ông và một người đàn bà. Những người đàn ông quê ở Vĩnh Linh còn người đàn bà quê ở Hải Hậu, Nam Định. Chị là vợ của một trong số sáu người đàn ông kia. Tất cả họ đều đã ở vào cái tuổi làm ông làm bà, người trẻ nhất cũng đã ngoài năm mươi. Trong số họ chỉ duy nhất còn có một người đang công tác, số còn lại thì cũng đã từng là công nhân và đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức hoặc nghỉ theo chế độ thôi việc 176. Cách đây ít năm, anh Nguyễn Đức Sắt, một người trong số họ đột ngột qua đời do một tai nạn giao thông. Sáu người còn lại, mỗi người một hoàn cảnh, một danh phận khác nhau. Thời tóc xanh tuổi trẻ, cả sáu con người này đã từng có một vinh dự lớn đó là được đứng trong hàng ngũ những người công nhân tiên tiến nhất của cả nước tham gia xây dựng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giờ đây, khi đã mỗi người một phương, họ vẫn luôn nghĩ đến nhau và nhớ về nhau. Hằng năm, như đã bố trí trước, cứ vào dịp 19 tháng 5 ngày sinh nhật Bác là họ lại tổ chức gặp mặt nhau để ôn lại bao kỷ niệm của những tháng ngày tươi đẹp cùng chung sống và công tác bên nhau.

Năm 1969, Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta đi vào cõi vĩnh hằng, để lại cho toàn Đảng, toàn Quân và toàn Dân ta niềm tiếc thương vô hạn. Đất trời cũng đổ mưa tầm tã khóc tiễn đưa Người. Để ghi nhớ công ơn trời biển của Bác đối với nhân dân ta, non sông đất nước ta và thể theo nguyện vọng của nhân dân cả nước, Đảng và Nhà nước đã quyết định cho bảo quản, gìn giữ lâu dài thi hài của Người và xây dựng lăng Người. Nhưng hồi đó do điều kiện nhân dân ta đang phải tiến hành đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứa nước, nên mãi đến mùa thu năm 1973, công trình lăng Bác mới chính thức được khởi công xây dựng. Công trình xây dựng lăng Bác do đồng chí Đỗ Mười, lúc đó là Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban. Tham gia giúp đỡ ta xây dựng lăng Bác còn có đoàn chuyên gia Liên Xô do một đồng chí ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô làm trưởng đoàn. Hơn sáu trăm người là cán bộ, kỹ sư, công nhân, chiến sĩ quân đội, công an, thanh niên xung phong ở tất cả các tỉnh, thành và một số các cơ quan, đơn vị từ Vĩnh Linh trở ra đã được tuyền chọn, điều động làm nhiệm vụ đặc biệt này. Khu vực Vĩnh Linh lúc đó là một đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh trực thuộc Trung ương theo sự điều động của Văn phòng Chính phủ được tham gia đóng góp sáu người cho công trình.

Niềm vinh dự của những người con đất thép Vĩnh Linh từ một công việc rất đỗi thiêng liêng, cao quý như được lan truyền sang tôi khiến tôi không khỏi tự hào. Một ngày tháng tư tôi đã tìm gặp họ. Phần đông các anh bây giờ đã là những nông dân "chân lấm tay bùn", tháng ngày tảo tần, bận bịu với cây lúa, cây khoai. Đồng đất quê hương nơi các anh ra đi cũng là nơi các anh trở về. Thời gian cũng trôi đi không dừng lại. Chỉ có ký ức về những tháng ngày đẹp đẽ, yêu thương ấy là còn mãi trong tâm khảm mỗi người. Anh Nguyễn Đức Thái ở xã Vĩnh Trung là một trong sáu người đi xây dựng lăng Bác ngày ấy cho tôi biết: Được Khu vực Vĩnh Linh điều động ra Hà Nội xây dựng lăng Bác, ngoài anh, còn có năm người khác là các anh Lê Thanh Tự ở xã Vĩnh Lâm, Nguyễn Đức Sắt ở xã Vĩnh Kim, Lê Văn Nam ở xã Vĩnh Tú, Lê Thanh Bình ở xã Vĩnh Giang và Trần Đức Sà ở xã Vĩnh Long. Ngày ấy cả sáu người đều còn đang rất trẻ, đều chưa lập gia đình. Ai cũng có một sức khỏe dồi dào, một lý lịch trong sạch và một phẩm chất đạo đức tốt. Đó là những tiêu chuẩn đầu tiên đặt ra cho mỗi người khi được cử đi xây dựng lăng Bác. Trong sáu người chỉ có anh Lê Thanh Bình là đảng viên, còn lại đều là đoàn viên ưu tú đang công tác tại các xã.

Anh Lê Thanh Tự, người công nhân xây dựng lăng Bác năm nào bây giờ đang đảm đương chức vụ Chánh án tòa án nhân dân huyện Vĩnh Linh thì tâm sự với tôi: Không ai trong số sáu người khi có lệnh điều động của Ủy ban khu vực Vĩnh Linh lại nghĩ là mình có vinh dự được cử đi xây dựng lăng Bác. Không một cán bộ nào ở xã, ở khu vực (kể cả bác Dương Tốn, Chủ tịch ủy ban nhân dân khu vực Vĩnh Linh) tiết lộ cho anh em biết đi đâu, làm gì? Cố gặng hỏi cũng chỉ nhận được một câu trả lời chung chung là "đi làm nhiệm vụ đặc biệt". Cho đến hôm Ủy ban khu vực Vĩnh Linh tổ chức mời cơm thân mật để ngày mai lên đường, bác Dương Tốn mới nói với sáu anh em: "Khu vực cử các đồng chí ra Hà Nội công tác, còn làm gì, bao lâu, ra đến đó các đồng chí sẽ được tổ chức phân công, bố trí cụ thể. Các đồng chí phải cố gắng công tác thật tốt, phấn đấu thật tốt để xứng đáng là con em của Vĩnh Linh đất thép anh hùng..." Mọi thông tin về việc đi xây dựng lăng Bác lúc đó đều được đảm bảo bí mật, bí mật cho đến lúc ra Hà Nội mọi người mới được cán bộ Văn phòng Chính phủ thông báo cho biết. Tôi hỏi anh Lê Thanh Tự: - "Cảm giác của anh thế nào khi nhận được tin này?". Đây là điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến nên quả thật tôi đã gần như lặng người đi vì xúc động, sau đó là vừa mừng vừa lo. Anh Tự trả lời - Xúc động vì xây dựng lăng Bác là một công việc vô cùng vinh dự và hết sức thiêng liêng, cao quý. Mừng là vì mình sẽ được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình cho công trình - nơi yên nghỉ của Bác. Còn lo là lo mình không hoàn thành nhiệm vu do trình độ, năng lực của bản thân về xây dựng hầu như chưa có gì. Nói chung cả sáu anh em Vĩnh Linh khi biết tin được tham gia xây dựng lăng Bác cùng có chung tâm trạng đó...". Qua anh Lê Thanh Tự tôi còn được biết thêm: - Công trình xây dựng lăng Bác được khởi công vào ngày 02 tháng 9 năm 1973. Sáu anh em quê Vĩnh Linh đã ra Hà Nội từ trước đó sáu tháng. Họ được tổ chức học tập về nội quy, đào tạo về kỹ thuật trong suốt sáu tháng đó trước khi được biên chế về các đơn vị thi công của công trường 75808 trực thuộc bộ Xây dựng. Anh Lê Thanh Bình và anh Nguyễn Đức Thái được phân công công tác tại bộ phận vật tư - thống kê. Bốn anh Lê Thanh Tự, Nguyễn Đức Sắt, Lê Văn Nam và Trần Đức Sà thì được bố trí công tác tại bộ phận đổ bê tông. Trước ngày diễn ra lễ khởi công, đồng chí Đỗ Mười đã có cuộc gặp gỡ nói chuyện thân mật với toàn thể cán bộ công nhân Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô trên công trường xây dựng lăng Bác. Đồng chí hỏi thăm rất cặn kẽ về tình hình sức khỏe, nơi ăn chốn ở cũng như tình hình công tác, học tập, sinh hoạt của tất cả công nhân và chuyên gia. Đồng chí mong muốn mỗi một thành viên trên công trường xây dựng lăng Bác dù ở cương vị nào, làm công việc gì cũng phải phát huy một cách tối đa tinh thần cách mạng tiến công để công tác thật tốt và hoàn thành thật tốt nhiệm vụ được giao.

Gần hai năm làm việc trên công trường xây dựng lăng Bác là gần hai năm mỗi người công nhân được cống hiến sức lực, trí tuệ của bản thân trong một tập thể lao động và trong một môi trường lao động có kỷ luật, có kỹ thuật và có năng suất cao. Hình ảnh Bác và tình cảm yêu thương kính trọng vô vàn đối với Bác có lẽ là động lực đầu tiên thúc giục mọi người làm việc hết mình. Các anh còn cho biết: Quy trình làm việc trên công trường xây dựng lăng Bác được diễn ra trong một không khí nhộn nhịp, tấp nập, khẩn trương và luôn luôn có sự giám sát, kèm cặp từng ly từng tí của các chuyên gia Liên Xô và các kỹ sư xây dựng hàng đầu của Việt Nam. Công nhân thì làm việc liên tục cả ngày và đêm. Người làm ngày thì đêm nghỉ, người làm đêm thì ngày nghỉ. Trong quá trình xây dựng lăng Bác, nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước như Bác Tôn và các đồng chí Lê Duẩn. Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp... đã luôn dành thời gian đến thăm cổ vũ và động viên công nhân. Có lẽ ít có một Công trường xây dựng nào mà người công nhân lại được sự quan tâm rất đỗi ân cần của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước như người công nhân công trường xây dựng lăng Bác.

Công trường xây dựng lăng Bác đã trở thành một trường học lớn về đạo đức cách mạng, về lối sống và tinh thần, thái độ lao động. Từ Công trường xây dựng lăng Bác nhiều cán bộ, công nhân nhất là anh chị em công nhân trẻ - đã trưởng thành lên, rắn rỏi lên. Hai anh Lê Thanh Tự và Trần Đức Sà chính nhờ sự rèn luyện, phấn đấu liên tục của bản thân mà đã vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh ngay tại công trường xây dựng lăng Bác. Anh Tự còn nhờ và sự giúp đỡ của tập thể mà đã tranh thủ học tập thêm trong những ngày nghỉ, giờ nghỉ nên đã phổ cập hết chương trình cấp ba. Anh Lê Văn Nam và anh Trần Đức Sà sau ngày hoàn thành công trình lăng Bác đã được cử đi đào tạo kỹ thuật xây dựng ở Liên Xô rồi về nước được điều về công tác ở Nhà máy Thủy điện sông Đà và Nhà máy Thủy điện Yaly cho đến ngày nghỉ hưu. Cả sáu công nhân quê ở Vĩnh Linh được cử đi xây dựng lăng Bác đa số sau này đều trưởng thành trên các lĩnh vực công tác và khi trở về với cuộc sông đời thường thì họ là những công dân gương mẫu, những nông dân tích cực làm ăn xây dựng cuộc sống gia đình, quê hương.

Một chiều tôi đến thăm gia đình anh Lê Thanh Bình ở xã Vĩnh Giang. Anh Lê Thanh Bình ngoài sự thành đạt của bản thân trên bước đường công tác trong thời gian đi xây dựng lăng, anh còn may mắn được gặp và xe duyên cùng với chị Trần Thị Hiên quê ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định cũng là một công nhân xây dựng lăng Bác. Theo câu chuyện của anh chị kể lại thì anh chị đã gặp nhau rồi yêu nhau tha thiết trong thời gian cùng làm việc với nhau tại công trường. Khi tình yêu chín muồi, họ đã báo cáo với tổ chức và tổ chức đã đứng ra làm lễ thành hôn cho chàng trai Vĩnh Linh với cô gái Nam Định ngay tại hội trường của công trường xây dựng lăng Bác.

Ba mươi năm đã trôi qua kể từ ngày ấy. Thời gian sẽ còn trôi qua và con người sẽ còn già đi theo năm tháng. Những người công nhân tôi gặp bây giờ đều đã ở độ tuổi bóng xế chiều  tà. Nhưng trong cõi sâu tâm hồn của các anh các chị thì vẫn như vẹn nguyên những kỷ niệm của những tháng ngày bên nhau xây dựng lăng Bác. Bởi, công việc thiêng liêng và cao quý đó không chỉ là niềm vinh dự mà còn là niềm hạnh phúc của mỗi người.

N N.C

Nguyễn Ngọc Chiến
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 116 tháng 05/2004

Mới nhất

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng huyện Hải Lăng

16/03/2025 lúc 15:46

TCCVO - Tối nay 15/3, tại Công viên 19/3, thị trấn Diên Sanh, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Hải Lăng long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng huyện 19/3 (1975 - 2025) và đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Dự buổi lễ có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; các ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; lãnh đạo huyện Hải Lăng cùng đông đảo con em Hải Lăng xa quê và Nhân dân trên địa bàn…

Chiếc bọc nhung

14/03/2025 lúc 09:13

Đốp! Con heo đất vỡ toang, mớ tiền nằm xen lẫn những mảnh vỡ, Khiêm nhanh tay mở mấy tờ giấy bạc bung ra cho thẳng thớm. Những tờ giấy bạc nhăn nhúm, phai màu vì nhuốm mồ hôi và nằm xộc xệch trong cái túi quần khi Khiêm nhét vội.

Ngọn lửa trên đỉnh núi

14/03/2025 lúc 09:09

Tiếng khèn, tiếng chiêng, tiếng nhảy múa của trai gái tại Cha đôi Tamay - một lễ hội nông nghiệp quan trọng nhất trong năm của người Bru - Vân Kiều mừng mùa màng bội thu, mang lại sự ấm no cho bà con dân bản đã dứt từ lâu, niềm vui vẫn lâng lâng, xao xuyến trong lòng khiến Trưởng bản Hồ Suối không sao ngủ được.

“Quảng Trị mình cất cánh vút bay…”

13/03/2025 lúc 09:37

Ba mươi lăm năm trước, những ngày tháng 7 năm 1989, Quảng Trị tái lập tỉnh sau

Công an tỉnh Quảng Trị tổng kết công tác báo chí, tuyên truyền năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

12/03/2025 lúc 12:23

Ngày 6/3/2025, Công an tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội nghị tổng kết công tác báo chí, tuyên truyền về an ninh trật tự (ANTT) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo Công an tỉnh, đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương cùng cán bộ, chiến sĩ làm công tác thông tin, tuyên truyền.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

25/03

25° - 27°

Mưa

26/03

24° - 26°

Mưa

27/03

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground