Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Tiếng gà gọi bình minh đời một người lính

T

ôi tuổi Quý Dậu năm 1933. Theo bà tôi thì trai Nhâm, gái Quý, tuổi Thân, tuổi Dậu vất vã lắm. Thảo nào mới tuổi giáp đầu vào Ất Dậu 1945 tôi đã trải qua 60 năm đi ở mướn chăn ngựa cho nhà ông đội Sứt ở tổng bên.

         Nhà ông đội Sứt chỉ cách nhà tôi quảng đường chưa đầy một tiếng gà gáy, nhưng không được thiện tiện về thăm bà mỗi khi tôi rất nhớ bà.

          Tên cúng cơm của ông đội Sứt là Thịnh. Chàng trai Thịnh lùn đăng lính sang Tây. Tây nói biên chế anh vào đoàn quân cơ động chuyên đi làm bia đỡ đạn trong chiến tranh Pháp – Phổ. Qua 29 trận, anh lính chậm chạp, nhút nhát may mắn sống sót, không hề bị xây xát, đến trận thứ 30 mới bị thương bởi một mảnh đạn của đồng đội lia mất mảng môi hàm trên. Nhờ vết thương này mà anh lính vô danh tiểu tốt được nước mẹ đại Pháp tặng thưởng cho tấm mề đay (Huân chương), thăng cho chức “Đội”. Kết thúc chiến tranh Pháp – Phổ; Đội Thịnh được giải ngũ, về nước được hưởng hết đời lương ưu đãi hưu chiến.

Hẳn là ông Đội Thịnh không muốn dân chúng theo thói thường nhìn mà đặt tên, gọi là ông “đội Sứt”.

Từ ngày có được tấm huân chương về làng, ông đội Sứt nảy nòi thêm sở thích, cứ vào ngày lễ Tết là ông trương quân phục, huân chương, đội mũ Capi, đeo thanh trường kiếm chạm gót chân (vì người ông ngắn mà kiếm thì dài) tót lên lưng ngựa đi đây đi đó như khoe tài cán của một người luôn gặp may.

Không biết do di truyền hay ngẫu nhiên mà đứa con duy nhất của vợ chồng ông đội Sứt sinh ra sau ngày ở quân ngũ giống hệt cha đến cả chi tiết sứt môi và lùn. Đứa con được cha mẹ đặt cho cái tên chữ học đòi mốt mới là “Tú” với ước vọng lớn lên nó sẽ đỗ đạt tú tài, cử nhân mang về vinh hiễn cho nhà ông vốn vô học xưa nay.

Thằng con nhà quyền thế được gọi là ấm. Con hơn cha là nhà có phúc. Quý tử hơn cha nhiều mặt. Về bí danh: Tú Sứt, Tú lùn, Ấm Sứt, Ấm lùn, học hành dốt nát, phá gia chi tử; xem người như ngóe…

Cậu Tú cũng cầm tinh con gà Quý Dậu như tôi. Chiều cao của cậu chỉ dưới nách tôi. Sao cậu sung sướng thế? Tôi phải thưa bẩm cậu là bề trên, còn gọi tôi là thằng ở. Tôi phải hầu hạ, làm theo sai khiến của cậu bất cứ lúc nào. Không ưng ý là cậu bắt tôi trần lưng, nằm duỗi chân tai trên sân mà đánh như cha đánh con?

Vào kỳ kiểm tra học kỳ trước Tết con gà năm 1945, cậu Tú học bài lịch sử. Người ta dạy cậu Tú là: “Tổ tiên chúng ta là người Gô Loa, biểu trưng con gà trống”… Tôi bảo cậu Tú rằng: Người ta đã dạy sai cho cậu rồi, chúng ta là con Rồng cháu Tiên mới phải.

Tôi đã nghe bà tôi kể chuyện lịch sử nước Việt Nam chúng ta rồi. Không tin cậu đi hỏi lại xem. Cậu Tú quắt mắt vặn tôi: - Bà cháu mày không được học chữ, biết gì, bà mày kể thế nào nữa?

- Thưa cậu, đúng là bà cháu tôi không được học người ta dạy sai nhưng bà cháu tôi hiểu đúng điều cần phải học. Bà tôi kể:

Con gà dù có buồng trứng sai đến mấy, mỗi lần đẻ chỉ một quả trứng. Còn mẹ Âu Cơ nguồn gốc dân tộc con Rồng (từ Lạc Long Quân), cháu Tiên (Từ Âu Cơ) chúng ta, đẻ luôn một lần ra một bọc trăm trứng.

Truyện cổ tích đời Hồng Bàng chép rằng, mỗi trứng là một con trai… đem về không phải có bú bẵm, không phải cho ăn, tự nhiên “Trường – đại” Lạc Long Quân chia chọn với Âu Cơ, năm mươi trai theo cha về thủy phủ phân trị các xứ, năm mươi trai theo mẹ ở đất liền chia đất nước mà cai quản. Dù lên núi hay xuống nước, hễ có việc thì cùng nghe, ly thân nhưng không bỏ nhau. Mô hình thống nhất đất nước đời đời của dân tộc Việt Nam chúng ta là như vậy. Tổ tiên còn truyền dạy con cháu về phong tục tập quán: Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy; tết về có bánh chưng xanh, có tràng pháo chuột, có tranh treo tường…

Hai mươi bảy tết năm nay, theo lệ đủ ba trăm sáu lăm ngày dầm mưa dãi nắng ngoan ngoãn chiu khó cắt cỏ, chăn ngựa, hầu hạ cậu Tú, tôi được chủ thưởng và trả công bằng hai cặp bánh bưng với một mớ quần áo thải ra của cậu Tú mang về ăn tết và khoe với bà tôi cho bà tôi mừng.

Đêm cuối năm xứ Thanh, cửa ngõ miền Trung nơi gió lào hun cháy thịt da người, mưa phun gió Bấc, một thứ mưa hầu như không có nước nhưng rét thì như có ai xát nước đá vào người, gọi niềm trăn trở trong tôi. Hai bà cháu lui cui dưới túp lều xiêu vẹo trống trải, vách che buộc bằng các tàu lá chuối nồng nặc mùi ẩm mốc, rờn rợn tiếng hú gió lùa qua lỗ vách vào nhà vốn đã lạnh lẽo càng thêm buốt giá và làm cho liều chao đảo như sặp sụp xuống đầu.

Cảm ơn đất trời, người thật công bằng và nhân hậu hết ý, đã ưu tiên ưu đãi hai bà cháu tôi một túp nhà có rất nhiều cửa sổ thoáng mát về mùa hè, nay lại thêm một ổ rơm làm chăn đệm cho mùa đông giá. Bà thức bên mủng trầu rừng, tôi thức bên bà, đợi cho cái thời khắm ám khí qua dương hòa tới, con gà đầu tiên trong làng cất tiếng gáy là mùa xuân đến! Khi ấy chuông chùa cũng gióng lên một hồi ba tiếng là mọi nhà lên hương cũng giao thừa, mời ông bà vải về ăn tết cùng con cháu và đón mừng năm mới đến. Nhà giàu thì đốt pháo mừng năm mới giàu bằng ba bốn năm cũ, nhà nghèo thì mang roi dâu ra quất khắp nhà, xua đuổi nghèo khó.

- Sao thế bà nhỉ, năm nào bà cháu ta cũng đủ roi dâu, cũng quất khắp nhà mà nghèo khổ nó không buông tha? Bà tôi lặng đi không giải thích được. Bà vừa nhai trầu vừa kể chuyện đời người:

… Ất Dậu trước (1885), kinh thần Huế thất thủ vào tay thực dân Pháp, vua Hàm Nghi xuất bôn và hạ chiếu Cần Vương. Bà tôi vào tuổi tóc đuôi gà. Ông tôi cưới bà tôi. Bốn năm sau bà tôi đẻ ba con trai. Ông tôi là nghĩa dũ nghĩa hào Cần Vương, bị thực dân Pháp treo cổ, chặt đầu cắm cọc bêu chợ, uy hiếp tinh thần yêu nước của dân chúng.

Vào một đêm cuối năm trời hanh hao, thực dân cho tay sai bất thần về đốt làng tôi, để sót hai dinh ngói của Lý Bá và đội Thịnh. Chúng nghỉ làng tôi có phong trào yêu nước.

Nói đến yêu nước, bà tôi tự hào nhắc đến cha tôi theo các ông Lê Tất Đắc, Tố Hữu… theo Cụ Nguyễn Ái Quốc đi cứu nước vắng nhà từ năm 1939 và sau đó mẹ tôi bị thực dân Pháp bắt tra tấn trong xà lim đến chết.

Năm tôi chào đời, nhà tôi liên tiếp bị tai họa. Thực dân Pháp ủi mả tổ và mà ông  tôi để mở rộng quốc lộ. Hai người anh cha tôi lần lượt bị giặc bắt đem đi thủ tiêu…

Chuyện về Ất Dậu trước (1885) đời bà tôi, bà tôi kể làm tôi kỳ vọng về Ất Dậu này (1945) đầy hứa hẹn trong giờ phút thiêng liêng giao thừa gà gáy canh một. Ôi, tiếng gà gáy gói gọi bình minh trong đời tôi. Tôi không bao giờ quên.

Chủ cho tôi nghỉ về nhà ăn tết với bà tôi hết ngày mùng bảy tết. Nay đã mùng Mười tháng Giêng, lần thứ ba họ sai người sang giục, áp tôi trở lại. Tôi trả lời dứt khoát ở nhà đói no, sống chết có cháu có bà! Tuy bà tôi nghẹn ngào nói: “Từ sau năm trước, cháu đi ở mưni, tha phương cầu thực, bà đã muốn cháu ở nhà để bà cậy nhờ lúc nắng mưa, nhưng ở nhà thì lấy gì ăn hở cháu?”.

“Đói thì ăn sắn ăn khoai, đừng thấy lúa trổ tháng hai mà mừng”. Đồng làng lúa lác đác trổ. Nhà tôi có ruộng đất đâu mà trông chờ vào săn khoai!

Chưa hết tháng hai, làng đã thêm nhiều người chết gục vì đói, trong đó có bà tôi.

Trước khi cấm khẩu, bà tôi khắc khoải gọi tên tôi: “Con… gà… mồ.. côi… của… bà… cháu… đưa… tay… cho… bà… cầm… lần… chót”.

Hai bàn tay tôi ấp bàn tay lạnh ngắt của bà. Bà không còn sức nấc lên hoặc ngáp chết. Bà tắt thở! Tôi vuốt mắt cho bà! Không tìm đâu ra vải, chiếu, chăn liệm, tôi liệm bà bằng mấy tàu lá chuối để ruồi nhặng chúng hết đường tấn công vào hai hốc má, hai hốc mũi của tử thi rồi đặt bà tôi lên tấm giát tre thay cho hòm ván.

Tôi khóc bà mấy tiếng cho khỏi hèo: “Bà ơi, bà chết oan vì một thứ bệnh cố hữu của kẻ nghèo khó bị áp bức bóc lột đến xương tủy. Có một thứ thuốc là ngũ cốc cứu bà sống lại tức thì, thứ thuốc đó đang sẵn trong kho đụn bọn giàu có nhưng chúng không chịu nhả ra. Chậm trễ đuổi thực dân, phát xít ra khỏi nước thì cháu và bà con cùng cảnh sẽ chết như bà”.

Sau khi được người của tổ chức yêu nước chôn cất bà tôi, tôi được một người đưa về nhà nuôi và hướng dẫn làm liên lạc cho tổ chức yêu nước trong vùng.

Chưa hết tháng sau, tôi bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam trong nhà lao Cửa Tả, Thanh Hóa hai lần. Không khai thác được gì chúng lại thả tôi ra.

Ở nhà lao ra, một hôm trên đường chuyển giấy của tổ chức yêu nước cho mẹ Tơm (sau này tôi mới được biết nhà mẹ Tơm là nơi che dấu nhà thơ cách mạng Tố Hữu…) tôi bị chúng theo dõi và bắt. Lợi dụng mất cảnh giác của địch, tôi vo giấy cho vào mồm nướt vào bụng. Tôi bảo: Không tin thì các ông mổ bụng tôi ra mà xem. Thằng đi giày đinh mắt đen sì miệng văng tục chưởi, chân đá tôi rồi thả tôi ra. Sau đó tôi chột lé mắt phải, đi lệnh chân phải.

Bà ơi bà, con gà mồ côi, thằng cháu cầm tinh con gà của bà bị diều tha quạ quắp, không phải một lần mà hơn ba lần. Nhưng cháu vẫn sống minh mẫn sáng suốt.

Trên mọi nẻo đường, cảnh người chết gục vì đói tiếp diễn khủng khiếp hơn và khí chuẩn bị cướp chính quyền từ tay thực dân và phát xít rậm rịch đến từng xóm ngõ.

Tháng 8. 1945, trong đoàn người ở các tổng tay liềm tay búa, gậy gộc lên huyện tỉnh giành chính quyền về tay, tôi là một chiến sĩ nhỏ tuổi nhất.

… “Ất Dậu trước (1885) kinh thành Huế thất thủ vào tay thực dân Pháp, vua Hàm Nghi xuất bôn và hạ chiếu Cần Vương”… Câu chuyện về những năm Dậu đời bà kể dở, cháu kể tiếp:

Tháng Tám năm Ất Dậu 1945 này, kinh thành Huế được khôi phục về tay chính quyền công nông cách mạng. Bác Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam kỳ diệu thay! Ý nguyện ngàn đời của cha ông ta về Đất nước độc lập dân quyền tự dó, dân sinh hạnh phúc đã mở ra một kỷ nguyên mới. Cháu mừng vui lẫn bùi ngùi nhớ bao nhiều chiến sĩ yêu nước đã ngã xuống, nhớ hơn hai triệu bà con ruột thịt trong đó có bà đã ngã gục khắp ngõ hẻm, xó chợ, đầu đường vì âm mưu triệt đường lương thực của thực dân Pháp và phát xít Nhật.

Sau ngày toàn quốc kháng chiến, không đợi sang tuổi mười bốn, tôi xin gia nhập vào một đơn vị vệ quốc qua làng, trở thành chú liên lạc mẫn cán. Ngày đêm trên lưng ngựa, thuộc từng con dốc chênh vênh bên vực thẳm đến các bản làng của tấm huyện miền núi Thanh Hóa. Tôi quen thuộc dần tiếng gà rừng gáy trong nương. Sau đó, có thời gian làm công an biên phòng, tôi rạp người trên lưng ngựa lao như bay, vó ngựa phăm phăm, mặc sớm rừng mù sương, mặc đêm mưa gió quật, chân ngựa như có mắt, không bao giờ vấp ngã trên đường trừ gian, tiểu phỉ, diệt biệt kích.

Phải nói là nhờ có chuỗi ngày tuổi thơ mồ côi đi ở mướn chăn ngựa cho người với các trò vui chơi thể thao có tính truyền thống từ con ngựa mà sau này tôi đã theo đàn ngựa vào được sào huyệt tên tướng phỉ Vàng Pao ở Lào, khám phá ra bao điều cơ mật, phục vụ cho chiến dịch mùa khô (1971 - 1972) trên cánh đồng Chum Xiêng Khoảng.

Qua nhiều đêm mưa ngày nắng và bọn địch thì lùng sục dữ dằn, tôi lần mò xuống được chân núi. Nhưng địch chúng đã bao vây kín ba bề bốn bên. Lại hai ngày đêm nữa trời mưa bão và tối sầm, nước suối trong rừng dâng cuốn, cây cối đổ ngổn ngang, liên miên đụng độ, sống mãi với phỉ và cho bẹc giê, chó ngao của chúng, tôi phải tàng hình, thu người ẩn nấp vào hóc cây, hoc đá, lòng khe, khi ngâm mình trong sinh lầy, đội bèo lục bình, mảng cỏ ngụy trang nghi binh vượt dòng sông thoát hiểm. Tôi luôn nghe văng vẳng bên tai lời đồng đội nhất thiết phải vào thẳng sào huyệt của Vàng Pao.

Nhưng vào bằng cách nào?

Vàng Pao lâu này khét tiếng là tên đao phủ tàn bạo hết số lại đa mưu, đa nghi… Chung quanh hắn ở Long Cheng dày đặc, tầng tầng lớp lớp hàng rào điện tử, hàng rào dây thép gai, bãi mìn, bốt gát, cho ngao, máy thu tiếng động, máy camera, máy báo động tự động… hòng ngăn chặn trinh sát đặc công ta đột nhập.

Trong khi bị địch bao vậy, tôi quan sát thấy ngày nào cũng vậy, từ sâu trong thung lũng Long Cheng, có một đàn ngựa vài chục con chúng kéo nhau ra ngoài vi ăn từ tờ mờ sáng đến gà rừng gáy sang canh mới kéo nhau về, không có người chăn. Ngay đêm nay, không chậm trẽ, tôi sẽ bám cổ ngựa theo đàn ngựa đột nhập vào sào huyệt Long Cheng nơi tên tưởng phỉ Vàng Pao cố thủ để trả thù cho năm đồng đội đi trước tôi đã hy sinh khi chưa hoàn thành nhiệm vụ.

Trời vừa ngớt mưa, đêm nay có trăng đầu tháng, như thế thuận lợi cho công việc. Tôi tắt ngang rừng, lẫn vào cây bụ ven đường nơi đàn ngựa đi đi về về. Tai tôi áp đất nghe ngóng. Kim đồng hồ chuyển động như chậm chạp hơn mọi khi. Nhưng cái gì đến tất sẽ đến thôi mà.

Vắt cây, cắt đất, muỗi mòng… đánh hơi thấy mùi, chúng thi nhau tấn công đến bám đầy người tôi, chúng hút máu êm như ru, làm cho các sợi cơ, gân dưới da tôi thỉnh thoảng co giật và gây cảm giác rùng mình. Chỉ một cử động nhỏ, rất nhỏ thôi sẽ ra công cốc. Đòi hỏi tôi phải tập trung cao độ sức chịu đừng để công việc có kết quả.

Chờ, chờ mãi… gà rằng gáy sang canh tôi mới nghe lộp cộp tiếng vó ngựa lại thêm gần. Tôi đang ở tư thế sẵn sáng. Đàn ngựa xuất hiện. Chúng chạy nước đại. Nhanh như chớp, từ trong lùm cây tôi vọt bám vào cổ con ngựa xám chạy thứ hai mà tôi đã quan sát và lên phương án nhằm vào nó là con to khỏe lại có màu đồng với màu quần áo tôi, để nghi binh trong đêm mà không cần phải ngụy trang. Cả đàn ngựa tán loạn chốt lát rồi chúng trở lại bình thường và chúng đã đưa tôi vượt qua khỏi nguy hiểm, mọi bốt gác địch đến tọa đã định. Tôi hôn vào cổ con ngựa với lòng biết ơn người bạn thân không hẹn mà gặp rồi rời nó…

Ôi, con ngựa, con vật nươi thân thương trong hàng “lục sục tranh công” mà ông cha ta dùng làm biểu tượng cho một năm con giáp cùng với con gà mà tuổi thơ tôi đã cắt cỏ, chăn băm bẩm nó để có được ngày này nó trả ơn tôi. Con ngựa gắn với trường kỳ lịch sử của dân tộc “Trường đồ tri mã lực” (đường dài mới hay sức ngựa) với tâm đắc hạnh phúc của nhân dân “Mã đáo thành công” (Thành công nhanh như ngựa phi đến) và truyền cho tôi sức mạnh làm người chiến thắng.

Năm Đinh Dậu 1957, sau thời gian dài nằm viện điều trị vết thương Điện Biên Phủ 1954, tôi tranh thủ trở lại chiến trường cũ thăm viếng đồng đội và đến những con dốc cao dựng đứng mà tôi đã cùng đồng đội vừa kéo pháo vừa hát: “… Gà rừng gáy trong nước… (Hò kéo pháo – Hoàng Vân)”. Không còn tiếng bom, tiếng súng uy hiếp lấn át, tiếng gà gáy trong nương trong trẻo vang ngân hơn! Ôi, con gà, tiếng gà quê ta như biết đồng cam cộng khổ, biết vui sướng tự hào cùng con người quê hương!

Kỷ Dậu 1969 (Năm Chủ tịch Hồ Chí Minh, một con người có một tiểu sử thần thoại mà sau khi từ trần, tinh chất thần thoại chứa đựng trong tiểu sử vẫn sống mãi, giã biệt nhân dân thế giới – một tổn thất không thể nào bù đắp nổi), sau hơn hai tháng trời vượt bộ trên một ngàn cây sống đường rừng núi Trường Sơn mưa nắng, chiến đấu với địch, đoàn chúng tôi đặt chân lên vùng đất biên giới ba nước anh em Lào – Việt – Campuchia, nơi một tiếng gà gáy, nhân dân ba ngước cùng nghe. Chúng tôi nghỉ đón giao thừa, ăn tết lấy thêm sức để hoàn thành nhiệm vụ. Đêm hôm ấy là ba mươi tết, quây quần bên bếp lửa bập bùng dưới ngàn sao lấp lánh qua kẽ lá rừng hùng vĩ, kỳ bí, chúng tôi tâm sự. Dù khí trời rất ẩm và lạnh buốt nhưng chúng tôi thấy ấm cúng lên khi nghĩ đến miền Nam ruột thịt, nghĩ đến những đồng đội đã hy sinh  trên đường đi nhất là khi nghe Bác Hồ kính yêu chúc tết đồng bào và chiến sĩ cả nước qua đài bán dẫn mang theo đặt trước mặt.

Cũng như nhiều bài thơ mừng xuân khác của Bác, bài Mừng xuân 1969 của Bác lời mộc mạc, giản dị và gần gũi quần chúng. Sau khi Bác đọc bài thơ rất xúc động, lời thơ “Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào!” vang lên như một thôi thúc lớn trong mỗi chúng tôi.

Tân Dậu 1981, từ Bộ Quốc phòng lên đường thực hiện chuyến công tác phía Nam, vào lúc chiều muộn mùa gà gô sinh đẻ, chúng tôi qua đèo Ngang nghe tiếng kêu “gia gia” của gà gô cùng tiếng kêu “cuốc cuốc” của chim cuốc, da diết nhớ những vần thơ khắc họa của bà Huyện Thanh Quan:

“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miêng cái gia gia

Dừng chân ngắm lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”

Tiếp đường công tác, chúng tôi đến biên giới Tây Ninh – Campuchia, đứng bên ni sông Vàm Cỏ Đông nghe lại tiếng gà nhưng không còn eo óc bên kia vọng sang, một tiếng gà người bà nước đề nghe.

Thăm lại Cà Mau, chúng tôi có được những phút thư giãn lênh đênh trên dòng sông Kiên anh hùng nơi năm xưa đã cuốn chìm nhiều xác giặc , nơi có kho báu dân ca, bỗng lạc bước tới cửa thiền. " A di đà phật !", chúng tôi cung kính chào của Phật đường, kính chào hào thượng, tăng ni, chúng con là con Phạt đi tìm những câu hát ngày xửa ngày xưa của cha ông ta về con gà, về những lời nhân nghĩa đạo lý... Với giai điệu buồn êm, giữa phật đường, chúng tôi nghe " Lý con gà mới tơ" một điệu lý đứng trang trọng trong hàng ngũ những điệu lý hay của Nam Bộ qua tư thế giảng đạo của bậc thầy:

- Ai di đà Phật!

Mái tơ ấp trứng gà so

Bim bịp giả đò sóm viếng chiều thăm

Vì rằng chẳng muốn cực thân

Không biết mẫu tử tình thâm là gì

Trộn trứng bịp lẫn trứng gà

Tới ngày nở nhụy khai hoa một bầy

Ôi thôi đầy đủ gái trai

Mà cha chúng chẳng đoái hoài tới con

Cì rằng khác cánh khác lông

Nên chàng nghỉ vợ phải lòng với ai.

- Mô Phật

Quý Dậu 1993, tôi vào tuổi lục tuần. Thời buổi buôn rẻ bán đắt, nhiều kẻ ngày càng giàu có, ngày càng phổng phao trẻ khỏe, còn tôi thì ngược lại, mắt mờ, chân tay chậm đi, lại thêm vết thương cũ thường xuyên tái phát, nhưng nhờ trời con quen với cuốc bộ. Theo nguyện vọng của đồng đội còn sống, chúng tôi trở lại dải đất đã diễn  ra mặt trận Ái Tử - Quảng Trị năm 1972 – một trận đánh còn hơn sấm vang chớp giật, hồi tưởng lại mẩu chuyện về con gà đồng vô chủ gáy giữa trưa. Trước một khoảnh khắc im ắng và sâu thẳm, đất trời đầy ắp không khí sử thi, nghe vọng về tiếng Đất Nước bốn ngàn năm và tiếng Bác Hồ kêu gọi “Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào!”, “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước!”, tiếng gà đã hóa nhiều tần thuốc nổ, đẩy chúng tôi xông lên đè bẹp mộng xâm lược của bè lũ Mỹ ngụy.

Tôi ra đời trong cảnh nô lệ mất nước, nhà tan tác cơ hàn, đã trải qua sáu giáp, có sáu năm Dậu, còn sống với mấy năm Dậu nữa? Điều đó đối với tôi không quan trọng, chỉ biết rằng hạnh phúc của đời người là được nghe lòng mình trong thời khắc năm canh, con gà cất tiếng gáy gọi bình minh thức dậy, nghe được nhịp chuyển vần của ngày đêm năm tháng cùng với bước thăng tiến của năm mới của Đất nước gấp bội phần năm cũ.

M.Q

Minh Quân
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 124 tháng 01/2005

Mới nhất

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

19 Giờ trước

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

19 Giờ trước

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

19 Giờ trước

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Những người đàn bà tháng Tư năm Bảy lăm

19 Giờ trước

Gần nửa thế kỉ nay, nhiều người viết về lứa trẻ sinh ra dịp 30 tháng 4 năm 1975,

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/04

25° - 27°

Mưa

01/05

24° - 26°

Mưa

02/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground