Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 19/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bút ký

Phóng sự ảnh

Tuyền Lâm- từ cội nguồn vọng đến tương lai

11/07/2023 lúc 08:57






T





ình cờ tôi được tham gia cùng Đoàn công tác của Công ty TNHH Xây dựng Thống Nhất tỉnh Ninh Bình và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị xanh (GUD) đi khảo sát núi Rockpile và khu thung lũng đầu nguồn sông Hiếu (thuộc xã Cam Thành, Cam Tuyền, huyện Cam Lộ và xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông) để quy hoạch xây dựng Khu Du lịch Văn hoá tâm linh, an dưỡng cao cấp và bảo tồn sinh thái tự nhiên Tuyền Lâm. Chuyến đi hết sức vất vả nhưng đã để lại trong tôi nhiều dấu ấn sâu sắc, và thực sự đó là một cuộc lần tìm về quá khứ cội nguồn …Để càng trân trọng và nhận thức rõ hơn những giá trị đích thực về mảnh đất và con người Quảng Trị, về lịch sử của dân tộc, những tài sản vô giá mà cha ông ta đã trải qua bao dặm dài lịch sử với biết bao biến cố thăng trầm dâu bể, máu xương xây đắp và gìn giữ...
 Phải nói rằng, tôi không nhớ đã đi về qua con đường 9, đã nhìn thấy ngọn núi Rockpile uy nghi, sừng sững, xanh thẳm, nghe những giai thoại về nó bao nhiêu lần rồi. Vậy mà cho đến bây giờ tôi mới được in dấu chân mình lên đỉnh núi Rockpile - Thật là muộn màng và đáng trách. Tôi thầm cám ơn Đoàn khảo sát đã cho tôi được cơ duyên này.
         ........
 

Hùng vĩ Việt Nam

11/07/2023 lúc 08:57






C





ho đến hôm nay tôi vẫn còn thấy tiếc rằng tại sao ngày được ra thăm giàn khoan lại không đăng ký ngủ lại qua đêm trên biển. Những cán bộ của Công ty Vietsov Petro nói với tôi rằng, chỉ có đêm xuống với ánh đèn dày đặc và lộng lẫy nhảy múa trên sóng biển mới thấy hết sự kì vĩ của giàn khoan..Lí do chúng tôi không ở qua đêm đơn giản là, chúng tôi hơi ngại. Cứ có cảm giác là đã lạm dụng lòng tốt của chủ nhà.
Đấy là dịp trại sáng tác kịch bản của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức tại Nhà sáng tác Vũng Tàu. Thành phần dự trại bên cạnh một số tác giả chỉ chuyên viết kịch thì cũng còn có rất nhiều nhà văn tên tuổi, nhiều nhà báo khá thiện nghệ...Tuy nhiên, dù có là nhà gì thì công việc lúc đấy của chúng tôi là tập trung cao nhất để hoàn thành các kịch bản sân khấu đã có đề cương đăng kí trước. Công việc ấy có vẻ chẳng phù hợp chút nào với ân huệ của Công ty Vietsov Petro khi họ tạo điều kiện cho tám anh em trong trại được ra thăm giàn khoan. ......
 

Đất lạ hóa quê hương

11/07/2023 lúc 08:57






1





- Làm báo, cái gì duy nhất, cái gì khởi đầu, cái gì mới lạ... cũng đều neo lại trong tôi những ấn tượng thật đặc biệt. Giáo trình giảng dạy báo chí cũng vẫn thường chỉ ra rằng những thứ tươi mới, hấp dẫn, duy nhất...đều có thể là đối tượng phản ánh của báo chí, có lúc, những thứ tươi mới, duy nhất, hấp dẫn may mắn bắt gặp, nếu nhà báo có năng lực phát hiện đề tài, khai thác sự kiện, triển khai thể hiện tốt thì cũng có thể có một tác phẩm báo chí đọc được đấy...
2-Ở cái rẻo đất nhỏ nhoi có tên là Gio An, miền sơn cước của huyện Gio Linh, nếu không đến thì thôi, đến rồi mới thấy, sao lắm cái có thể dẫn dụ nhà báo đến vậy? nhiều sự kiện đến vậy? lâu lâu ở đây lại có một sự kiện. Có sự kiện tưởng như đã đi vào quá vãng, ngủ yên trong trang sử và tâm tưởng, bỗng một ngày được khơi dậy tươi mới trong nỗi xúc động trong ngần. Lại có sự kiện vừa mới xảy ra ngay hôm qua, hôm nay thôi, làm cho những ai được dịp chứng kiến không thể nguôi quên, luôn phải trăn trở và ám ảnh. Những sự kiện đôi lúc khiến người viết báo vừa mừng vui, vừa bần thần. Mừng vì trong tác nghiệp có cơ may được dịp khám phá, tiếp cận thêm nhiều chiều của một khối thông tin tươi nguyên. Bần thần vì chắc gì ta có đủ nội lực văn hóa, năng lực cảm nhận, khả năng huy động ngôn ngữ để diễn đạt cái mà ta may mắn một lần được tiếp cận trong đời...
3-Thoảng hoặc, cứ nghe một câu hát rộn rã và thân ...........
 

Chúng tôi ăn Tết chiến trường

11/07/2023 lúc 08:57






Á





p Tết năm 1972, sau những trận đánh liên miên ở chiến trường Bắc Quảng Trị, đại đội đặc công chúng tôi hành quân về hậu cứ ở sườn tây dãy Sa Mù. Chẳng biết ai đặt tên cho núi mà suốt ngày đêm quanh đỉnh cứ mờ mịt sương bay. Những thân cây đại ngàn lù xù rêu đứng thấp thoáng trong màn sương, trông như những người khổng lồ mặc áo tơi khi ẩn, khi hiện. Họa hoằn lắm mới có một tia nắng nhợt nhạt loe lóe trên vòm lá dày dịt, làm cho muôn vàn hạt sương chợt sáng lên như những hạt ngọc đủ màu sắc. Những hạt ngọc ấy chuyển màu rất nhanh và cũng tan biến rất nhanh. Mỗi khi có làn gió ào qua, tán lá rung động. Những vệt sáng sương rơi dày xuống, tiếng rơi rất mềm và lạnh rồi mất hút trên nền đất nâu sẫm, ẩm ướt như một tấm đệm lò xo, ken bằng rễ cây…
Ngày ấy, tôi còn là anh lính mới tò te ra trận lần đầu. Một sáng, tò mò, tôi chui ra khỏi hầm xách súng đi về hòn đá đầu sư cuối bìa rừng. Nơi đó, tôi biết khi nắng lên, mây núi và sương mù tan đi, có thể nhìn rõ cả khu vực núi non, sông suối bao quanh núi. .....
 

Máu đỏ và "vàng trắng"

11/07/2023 lúc 08:57






H





ôm tôi trở lại xã Hải Thái (huyện Gio Linh-Quảng Trị) đúng dịp ông Võ Viết Cương tổ chức làm đám cưới cho đứa con trai thứ hai của mình. Nhiều người là  bà con hàng xóm của ông, hơn 30 năm trước đã cùng lên lập nghiệp ở vùng đất này, vì quá ngán cảnh bom mìn khi khai hoang mở đất đã phải bỏ xứ tìm đường vào Nam sinh sống. Hôm nay về lại quê xưa theo lời mời dự đám cưới của gia đình ông Cương, không ít người ngạc nhiên trước ngôi nhà lầu của gia đình ông vừa cất khang trang bề thế, tựa lưng vào mái đồi. Tất cả cơ ngơi này và con số thu nhập hơn nửa tỷ đồng mỗi năm của gia đình ông Cương trên vùng đất là bãi mìn ngày xưa, với nhiều người còn hơn cả chuyện cổ tích. Và đấy là chuyện cổ tích có thật.
Bom mìn và máu.
Nếu Quảng Trị là vùng đất trứ danh về mật độ bom đạn do vị trí “giới tuyến” của mình thì vùng Gio Linh chính là cái huyện địa đầu với một ma trận bom mìn và các thiết bị trợ vi tối tân khác để chống xâm nhập được gọi “hàng rào điện tử Mc Namara”.
Đây là những gì mà Wikipedia viết ngắn gọn về nó : Hàng rào điện tử McNamara được quyết định xây dựng từ tháng 6 năm 1966 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ  Robert McNamara, bao gồm hệ thống 17 căn cứ quân sự, kết hợp với hệ thống vật cản (hàng rào dây thép gai, bãi mìn...), các thiết bị trinh sát điện tử mặt đất và trên không (rađa, máy cảm ứng âm thanh, cảm ứng địa chấn...), được bố trí liên hoàn trong khu vực có chiều rộng 10– 20 km, dài khoảng 100 km từ cảng Cửa Việt lên đường 9, tới biên giới Việt Nam - Lào, sang Mường Phìn (Lào). Công trình tiêu tốn 2 tỉ USD.
Còn với người dân ở vùng đất này thì nó cụ thể bằng hàng triệu quả mìn, đủ chủng loại, như một sưu tập đầy đủ nhất về thứ vũ khí giết người này. Những quả mìn tiếp tục cướp đi sinh mạng hàng trăm người khác ở những ngôi làng nghèo khó, dù hòa bình đã đi qua hơn 30 năm.
Sau ngày 30-4-1975, gia đình ông Cương cùng với hàng trăm hộ gia đình ở huyện Hải Lăng được đưa đi xây dựng vùng “kinh tế mới”. Bởi khi đó quê nhà đất chật, người đông, mỗi gia đình phải chia làm hai. Thường thì một số người con ở lại với mẹ, làm lụng cùng mảnh ruộng ở quê. Vài người con khác sẽ theo bố đi kinh tế mới. Ông Cương, năm đó mới 15 tuổi, đi theo cha mình cùng với một người chị gái tên Diệu và đứa em út tên Vương. Những chuyến xe hỗ trợ chở dân từ Hải Lăng lên, đổ xuống những ngọn đồi miền tây  đang ràn rạt gió, lùa qua bát ngát trảng cỏ tranh.
Cứ thế, vài chục hộ quây thành một thôn. Với tiêu chuẩn “sáu tháng lương thực” được nhà nước hỗ trợ buổi ban đầu, người dân tự mình đi bứt tranh, kiếm cột để dựng nhà để ở. Vỡ đất để khai hoang đất trồng khoai, sắn. Hết sáu tháng, nghĩa là tự mình đã có lương thực để sống, nhà nước cắt số gạo viện trợ...
 
 
 

Còn ai múc nước giếng quê?

11/07/2023 lúc 08:57






N





gày xưa, mỗi làng có một cái giếng chung, người dân đến đó gánh nước về dùng. Dần dà mỗi nhà cũng đào được một cái giếng. Rồi đến nước giếng khoan ống bơm lên. Đến bây giờ, một số vùng quê đã được đấu nối ống nước từ thành thị về. Nước có sạch hơn, tiện hơn, nhưng có lẽ cái vị ngọt của nước sẽ không còn nguyên chất nữa.
1. Gần nhà tôi có một cái giếng cũ, thành giếng từ dưới lên đều xếp bằng gạch thẻ đất nung. Người ta quen gọi là giếng làng nhưng thực chất đấy chỉ là giếng của xóm. Qua năm qua tháng, thời gian điểm tên mình bằng thứ rêu xanh và ít cây rêu dương xỉ len mọc giữa các nếp gạch như một minh chứng kiên trì của sự trường tồn….

Chúng tôi ăn Tết chiến trường

11/07/2023 lúc 08:57






Á





p Tết năm 1972, sau những trận đánh liên miên ở chiến trường Bắc Quảng Trị, đại đội đặc công chúng tôi hành quân về hậu cứ ở sườn tây dãy Sa Mù. Chẳng biết ai đặt tên cho núi mà suốt ngày đêm quanh đỉnh cứ mờ mịt sương bay. Những thân cây đại ngàn lù xù rêu đứng thấp thoáng trong màn sương, trông như những người khổng lồ mặc áo tơi khi ẩn, khi hiện. Họa hoằn lắm mới có một tia nắng nhợt nhạt loe lóe trên vòm lá dày dịt, làm cho muôn vàn hạt sương chợt sáng lên như những hạt ngọc đủ màu sắc. Những hạt ngọc ấy chuyển màu rất nhanh và cũng tan biến rất nhanh. Mỗi khi có làn gió ào qua, tán lá rung động. Những vệt sáng sương rơi dày xuống, tiếng rơi rất mềm và lạnh rồi mất hút trên nền đất nâu sẫm, ẩm ướt như một tấm đệm lò xo, ken bằng rễ cây…
Ngày ấy, tôi còn là anh lính mới tò te ra trận lần đầu. Một sáng, tò mò, tôi chui ra khỏi hầm xách súng đi về hòn đá đầu sư cuối bìa rừng. Nơi đó, tôi biết khi nắng lên, mây núi và sương mù tan đi, có thể nhìn rõ cả khu vực núi non, sông suối bao quanh núi. Quả thật, vừa đến nơi, ngồi xuống hòn đá, như có phép thần, màn sương đột ngột tan hẳn. Tôi ngẩn ngơ thấy trước mặt, như ngay dưới chân mình những cánh rừng hôm trước còn cháy trụi, xác xơ vì bom, pháo, chất độc hóa học, sớm nay bỗng biêng biếc một màu xanh non tơ, mát rượi. Dòng Xê-Băng-Hiêng mỏng tang như một sợi khói lam chiều bay lên từ cái màu xanh ấy, ngoằn ngoèo uốn lượn. Và bên dòng - sông - khói ấy, lốm đốm màu vàng lấp lóa của những rừng mai, ngỡ như những vầng mây ấm rừng rực sà xuống, đậu lại.
- Kỳ vĩ quá, phải không cậu? Không ngờ giữa vùng bom đạn hủy diệt này mà mùa xuân lại đẹp lạ lùng!
     Đang ngất ngây với cảnh sắc núi non, có tiếng nói sau sau lưng làm tôi bừng tỉnh. Quay lại, thì ra Cù Trọng Hòa, chiến sĩ “bê” 2. Hòa quê huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, nhưng mẹ là người Vĩnh Linh. Hòa hay làm thơ. Cậu ta lấy hai chữ đầu của quê mẹ, quê cha làm bút danh Quảng Hà, nên được cánh lính trong đại đội tấn phong là “Quảng Hà thi sĩ”! Ngồi xuống bên tôi, tiếng Hòa như thầm thì:
- Gần Tết rồi, mình thấy nhớ nhà quá, cậu ạ. Quê mẹ mình ở gần đây, nhưng mình nào có về thăm được. Mà mình nghe nói ông bà ngoại đã tản cư ra tận ngoài Tân Kỳ, Nghệ An, các cậu, dì thì bận đánh giặc túi bụi, mình có về cũng đâu gặp được ai. Quê nội xa lăng lắc, cũng bom đạn rùng rùng. Cả tháng nay ngày ngủ, đêm xuất kích, bom đạn bời bời, mình chẳng còn cảm giác thời gian nữa. Bây giờ thấy mùa xuân đến ngay trước mặt, tự dưng lòng bỗng nôn nao…
- Ờ Tết mà! Là người Việt Nam mình khi Tết đến, ai chẳng nghĩ về sự sum họp, về nguồn cội, về gia đình, người thân…Ai mà chẳng nhớ…Dù sao so với cánh mình, cậu còn hạnh phúc chán vì được trở về chiến đấu trên quê mẹ của mình!
- Với người lính chúng ta, ở đâu trên Tổ quốc Việt Nam chẳng là quê hương! Cậu triết lý chán bỏ mẹ! - “Quảng Hà thi sĩ” hùng hồn - Lại nói chuyện Tết, không biết ở Nghi Xuân nhà cậu thế nào, chứ ở Vĩnh Linh hay Hương Sơn quê mình cứ đến ngày ông Táo chầu trời là nhộn nhịp cả lên rồi. Nào sắm sanh quần áo mới cho lũ trẻ, nào vào rừng hái lá dong, dựng cây đu, giã giò, gói bánh…Khi gói bánh chưng thế nào bố cũng riêng cho hai anh em mình mỗi đứa một chiếc bánh con, gọi là bánh đầu đày. Bánh này được mở ra ăn ngay lúc đón giao thừa. Đang đói, được ăn miếng bánh nóng hôi hổi, thơm phưng phức, úi giời ôi, cứ là lịm cả người. Sáng mồng một, vào cái thời khắc thiêng liêng ấy, mẹ mình pha một ấm trà thật đặc. Bố chuẩn bị bút, giấy, chọn giờ tốt, nghiêm trang ngồi vào bàn, thắp lên một nén hương rồi khai bút. Đã thành lệ, anh em mình cũng theo bố, khai bút lấy may. Mẹ mình là người Vĩnh Linh, nhưng từ khi bọn Mỹ gây chiến chưa bao giờ mình được ăn Tết ở quê mẹ cả. Giờ đang giặc giã, Tết chiến trường ra sao cậu nhỉ?...
 
 
 

Tết quê xưa

11/07/2023 lúc 08:57

 





C





âu ca thì thế mà ngay từ sau hai bảy Tết, thầy vừa cho nghỉ học xong, đám trẻ học sách “Tam tự kinh” đã lần lượt nối nhau lễ mễ đội cỗ đến lễ nhà thầy.
Năm ấy tôi chưa bén sáu tuổi. Để khỏi quần cụt, phơi rốn, tím môi lêu đêu rong theo lũ trẻ chăn bò với đủ trò khăng, đáo… giữa cái rét đông, đầu tháng chạp ta, ông nội tôi xỏ mũi lôi tôi đến giao gửi cho thầy đồ. Tôi bắt đầu xếp bằng tròn, chăm chú vào mấy nét mực tàu, ngúc nga ngúc ngắc: Nhất là một, nhị là hai, tam là ba, tứ là bốn… Thằng bé ngồi cạnh to đầu hơn, phải nhai mấy chữ: Bất là chẳng, chi là chưng, nhân là người… màu tối, lẫn lộn mãi, mấy buổi cũng chẳng thuộc cứ bị roi song đét vào mông. Tôi sợ chiếc roi song còn hơn sợ cả ông “Ba bị chin quai”. Hai chín Tết rồi mà sao mẹ tôi vẫn cứ mải lo chợ búa, sắm sanh đủ thứ đâu đâu, chưa lo gì đến cái lễ thầy cho tôi cả, tôi bắt đầu mếu lên mếu xuống. Thì, ngày ba mươi Tết, ông nội tôi giao việc dọn dẹp nhà cửa, lau chùi bàn ghế, ấm chén cho các chú, rửa ráy mặt mũi chân tay sạch sẽ cho tôi, thắng cho tôi chiếc áo thâm dài mới mua còn thơm mùi hồ, chiếc quần vải thô trắng, rồi bắt tôi đội lên đầu một lưng thúng nhỏ gạo nếp chừng ba cân, một khổ thịt lợn to, một be rượu, dắt tôi đến lễ thầy. Khoan khoái và thú vị biết chừng nào khi đang được thực hành cái việc đạo lí trọng đại!
............
 

Trường Sa và bè bạn

11/07/2023 lúc 08:57






Đ





êm giữa đại dương thật muôn trùng huyền bí.
Chiều muộn, tàu ra khỏi quân cảng Cam Ranh thì gặp bão xa. Biển động, sóng tung tràn trắng xóa trên boong tàu. Tàu HQ 936 neo gần một đảo chìm, và dù dải san hô chạy dài hơn chục cây số đã chắn đỡ những cơn sóng lừng đại dương, nhưng vẫn đủ sức làm con tàu một nghìn tấn lắc lư, chao đảo. Cảm thấy trên đời này cái gì cũng quá bé nhỏ, mong manh…
Trên boong tàu, các thủy thủ câu cá suốt đêm. Cá chuồn ngợp ánh đèn pha phóng thẳng lên boong, thủy thủ chỉ việc nhặt bỏ vào sọt, để rồi sau đó làm mồi câu các loại cá lớn như cá thu, cá bò, cá hồng. Bữa trước thủy thủ câu được con cá sú hơn tám chục ký, tiếc thay lại không ăn được vì loại cá này lượng đạm rất cao, ăn vào dễ rối loạn tiêu hóa! Chú cá sú nằm thườn trên boong, hai mắt mở to, ngơ ngác nhìn ánh đèn pha chói gắt và không hiểu vì sao… Thủy thủ lại tiếp tục quăng mồi, sóng vẫn tiếp tục đánh dạt trắng xóa, tàu vẫn lắc dữ dội. Cơn bão đi qua hướng Philippin làm chết hàng trăm người. Mấy ngày qua tàu chạy vòng tránh bão đến hàng trăm hải lý, thay đổi hải trình…
Tốc Tan là đảo chìm. Tốc Tan là bãi san hô tuyệt vời để chắn sóng, là "vùng biển bình yên", nơi lý tưởng để tránh bão, tránh gió…
Đêm qua, bất ngờ thấy cây bàng quả vuông trên đảo Phan Vinh nở hoa vào hồi mười giờ đêm. Bàng quả vuông cũng giống như nhiều loài cây khác, như quỳnh hương, nở hoa vào một giờ nhất định, hương hoa thơm lừng. Từng cánh hoa trắng muốt, như ren như chỉ thêu thiếu nữ e ấp rồi bừng nở giữa đêm khuya. Gió biển mạnh quá, thổi bạt hương hoa bay giữa nghìn trùng. Làm sao có thể giữ được đôi chút hương hoa bàng vuông ấy mang về đất liền so với quỳnh hương trong một đêm thu se lạnh, nơi ban công nhà nàng tràn đầy mộng mị, để mà thấy rằng cái đài các kiêu sa bên cạnh cái phong trần biển cả?
Đã gần hai mươi ngày lênh đênh trên biển, bao nhiêu ước muốn, bao nhiêu dự vọng ở đất liền tạm gác lại, chỉ còn biết có sóng, gió, bão bùng... Chợt hiểu vì sao lính biển ít khi nói về dự định ngày mai. Mọi câu hỏi phóng viên đặt ra khi về đất liền anh/bạn/đồng chí sẽ làm gì, đều chỉ nhận được câu trả lời là một nụ cười nhỏ. Không bao giờ trả lời không phải là không có câu trả lời, chỉ vì biển cả khôn lường, sóng gió bất an, chẳng ai muốn nói trước bất cứ điều gì, và hơn nữa, phóng viên anh ta chỉ cưỡi ngựa xem hoa, vài giờ lên đảo gặp gỡ trò chuyện sao thấm được cái tình, cái nghĩa người ta hàng năm trời gắn bó keo sơn… Mấy lại, phóng viên là cái loài hay hỏi, cái gì cũng hỏi từ điều đơn giản tưởng như ai cũng biết rồi cho đến những điều phức tạp không ai biết; và có khi hỏi một đằng nhưng mục tiêu lại là điều khác nên lính biển dè chừng… Lính biển đã gặp gỡ quá nhiều nhà báo, phóng viên, lính biển cũng đã đọc quá nhiều bài báo viết về họ. Phóng viên, tự bản thể đã mang trong mình niềm kiêu ngạo nghề nghiệp và lính biển muôn đời vẫn sống bằng niềm kiêu hãnh của riêng mình…
Có vẻ như càng ngày phóng viên thấy lính biển càng trầm lặng, ít nói. Chẳng hiểu tại sao? Có phải vì cuộc sống đơn độc, chỉ dăm mười người trên một hòn đảo chìm quanh năm suốt tháng, họ đã quá hiểu nhau, biết nhau nên không cần thêm sự truyền thông bằng lời nói? Lớp lính mới đến thay quân thì ồn ào, náo nhiệt, còn những tay lính biển cũ, trầm trầm như chiếc bóng in đậm lên vách công sự bê tông. Cả đàn chó đông đúc ở đảo chìm Tốc Tan cũng vậy, chúng chỉ sủa hoắng lên một lúc khi có người lạ đặt chân lên đảo, còn lại, chúng… trầm ngâm! Thế nhưng lính đảo cho biết lũ chó giúp canh gác, bảo vệ đảo khá chu đáo, đêm chúng nằm ghếch mõm, đánh hơi trong tiếng biển gầm gào bất cứ thứ tiếng động lạ, hơi lạ nào để báo động cho lính đảo.
Buổi sáng, thức dậy trên đảo chìm Tốc Tan từ hồi kẻng bảo thức. Phía đông chân trời rạng màu đỏ ối, gió nhẹ mơn man. Thềm san hô nước xanh như ngọc trải dài, từ điểm A đến điểm C là 3,5 lý (hải lý = 1,82km), đến tiếp điểm B thêm 4 lý nữa. Mỗi điểm đảo là một, hai ngôi nhà nhỏ nhưng rất vững chãi. Thềm san hô lồi lõm, tạo thành những lòng hồ mênh mông, nước xanh ngăn ngắt. Bên ni bên nớ cách nhau dăm bảy cây số nhưng cũng phải khi nào có việc mới gặp được nhau. Phải có lệnh của đất liền mới được xuất xuồng CQ, đi lại giữa các đảo hay tổ chức đẩy đuổi tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền...
 
 
 

Đá dựng thành biên cương

11/07/2023 lúc 08:57

 





“C





ho đến bây giờ, trong tôi vẫn giữ mãi cảm giác xúc động và ấm áp khi tận tay nhận những cột mốc chủ quyền và có trách nhiệm cùng anh em công nhân đặt lên phần đất thiêng liêng của Tổ quốc nơi vùng biên giới miền Tây Quảng Trị. Cột mốc là một tấm đá granit nguyên khối, tùy từng loại mà có trọng lượng từ 260 kg đến 1.000 kg. Nguyên tắc được quán triệt nghiêm ngặt là quá trình di chuyển, tiến hành cố định cột mốc, không để bất kỳ tác động nào làm trầy xước, sứt mẻ, hư hỏng cột mốc. Điều đó đã đặt lên vai anh em công nhân chúng tôi một niềm vinh dự lớn lao đồng thời cũng là trách nhiệm trĩu nặng. Trước khi bắt tay tiến hành công việc, bao giờ chúng tôi cũng xác định rõ ràng, quá trình vận chuyển, cố định cột mốc, phải chấp nhận hết thảy khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật, có thể bị thương tích, nhưng cột mốc thiêng liêng phải được bảo quản, giữ gìn toàn vẹn hơn cả tính mạng mình...” Anh Trần Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH xây dựng Hương Linh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Quảng Trị mở đầu câu chuyện với tôi như thế sau chuyến đi dài cố định cột mốc trên tuyến biên giới Việt – Lào.
...
 

Nhật ký chiến trường

11/07/2023 lúc 08:57

Đêm rất khuya. Khoảng hơn một giờ sáng ngày 01 - 3 - 1972, tàu từ từ rời ga Nam Định. Ra khỏi quầng sáng Thành phố, đoàn tàu rùng mình lao nhanh giữa bầu trời đêm xuân se se lạnh. Trong toa, đồng đội tôi ngủ chập chờn theo nhịp lắc lư con tàu. Ánh sáng chao nghiêng phát ra từ hai ngọn đèn bão treo ở hai đầu toa. Duy nhất chỉ có Thịnh và tôi là còn thức. Với Thịnh niềm xúc động vẫn dâng đầy khi mới chia tay mẹ, chị gái tại ga Hàng Cỏ. 

Mặt sông rực sáng những mặt người

11/07/2023 lúc 08:57






T





ôi có sở thích chọn cho mảnh đất nơi mình trú ngụ một điều gì đó để đánh dấu sự khởi đầu, giống như người ta thường chọn nụ hôn làm cái mốc hợp duyên cho một mối tình chẳng hạn. Mùa xuân này thị xã Quảng Trị dim mắt trong cơn ngái ngủ gió mùa, những chồi lộc gọi màu xanh muộn màng hơn. Tôi phải đợi đến nửa Giêng mới bắt gặp được dấu hiệu của nàng Xuân, nhưng không ngồi chờ thiên nhiên ban phát, mà chính là con người đã tự làm nên những ánh lửa để thắp sáng mặt sông và thỉnh cầu sự ấm áp cho năm mới.
1. Đã qua mấy lần đi xem thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn, tôi vẫn chưa thực sự hiểu hết trọn vẹn ý nghĩa của lễ hội này. Bởi hình như cứ mỗi lần tổ chức thì lễ hội được nhân lên thêm một ý nghĩa khác, mới mẻ hơn, thiêng liêng hơn, thành kính hơn và đầy đặn hơn về văn hoá. Nếu như để thỏa mãn trí tò mò thì đơn giản, cứ đến đấy mà xem, thậm chí nhảy lên một con đò cùng thả đèn hoa xuống dòng sông, nhưng chắc gì ta đã hiểu một cách thâm sâu? Phải sống ở địa xứ ấy, gắn bó với mảnh đất ấy, yêu lấy con người nơi ấy mới mong đạt được sở nguyện.
Tôi không phải là dân thị xã “chính hiệu”, chẳng qua vì cơ quan nằm ở đây, làm việc dần rồi tự ý gán cho mình cái mác dân thị xã, kể ra đấy cũng là một vinh hạnh. Mà dân ở thị xã bây giờ cũng chẳng được mấy người là dân gốc. Những ngày khói lửa tang thương đến cỏ cây cũng thiêu rụi thì làm sao con người trụ lại đây nổi? Sau khi thị xã được giải phóng, người cũ trở về đất xưa cùng với người mới đến chọn đất này trú ngụ, chung tay gầy dựng lại cơ đồ trên nền tảng đổ nát. Thị xã hôm nay tuy không đô hội, không nhộn nhịp, nhưng thử đối chiếu lại với những bức ảnh cách đây ba bốn chục năm thì sẽ thấy có một bước tiến dài đầy nỗ lực của biết bao thế hệ...

Con đường lửa đạn hôm qua và thơ ca hôm nay

11/07/2023 lúc 08:57



Sau bữa tiệc chúc mừng của UBND tỉnh Quảng Trị chúng tôi rời thị xã Đông Hà ngược đường số Chín lên Lao Bảo. Đoàn gần bốn mươi người, gồm các nhà văn cựu chiến binh Mỹ, các nhà văn cựu chiến binh Việt Nam, mà rất nhiều trong số họ có mặt ở chiến trường đầu cầu giới tuyến những ngày gian khổ hi sinh nhất, cùng những cán bộ văn nghệ địa phương và những người phục vụ. Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam chọn Huế là nơi tổ chức diễn đàn văn học Việt – Mỹ mang tên Nhìn lại và phát triển, rồi lại lấy đường Chín làm chặng du hành thật mang nhiều ý nghĩa.


 

Mùa nắng có màu của 40 năm trước

11/07/2023 lúc 08:57

Tôi cứ tưởng viết về Quảng Trị như lâu nay chúng ta đã đọc đã thấy nó phải hùng tráng bi luỵ, ác liệt... nó mới ra một mùa hè máu và hoa, một năm 1972 nhiệt độ Quảng Trị tăng vọt lên bất thường. Ấy thế mà chiến tranh lùi xa tròn 40 năm kể từ ngày phát đại bác bắt đầu rót xuống Ái Tử, xuống cao điểm 241... mở đầu cho chiến dịch giải phóng Quảng Trị thì tôi người lính Sinh viên 1972 lại bỗng run run nhớ về mùa hè năm ấy bằng một tiếng gọi khẽ khàng, những lời tâm sự của người cựu chiến binh với vợ mình trong chuyến đi về Quảng Trị lần này.

Viết trong mùa nắng lửa

11/07/2023 lúc 08:57






L





âu lắm rồi tôi mới có một chiều thảnh thơi ngồi gỡ tóc sâu cho nội. Nội tôi ngửa mặt, nghiêng đầu một bên kê vào đầu gối tôi lim dim mắt. Trời nắng nỏ đến thế mà lúc ấy chợt bình yên đến lạ. Bình yên khi nghe nội tôi "hồi hương" bằng kí ức của mình.
Ông nội tôi người Đức Thọ, cha mất sớm, nhà đói, 17 tuổi ông theo người làng ra tận Yên Thành Nghệ An học lấy cái nghề thợ rèn nuôi thân, ấy thế rồi biệt tin. Khi cụ tôi ở làng nghe được tin ông thì mới hay ông đã vào tít tận miền Nam hoạt động cách mạng. Đó là năm 1939
Đôi khi ngồi nhẩn nha chuyện cũ, ông tôi cứ thủng thẳng mà kể rằng: Gần mười bốn năm ở Quảng Trị, ông tôi chẳng yêu bà tôi lấy "một cắc" nào, bà tôi cũng rứa. Ấy vậy mà khi ông bị lộ, địch phát hiện, để cứu ông, cụ ngoại tôi bắt bà phải lấy ông cho hợp thức hóa ở làng rồi ra chiến khu Ba Lòng. Tuốt tuồn tuột từ đó, bà theo đường Trường Sơn ra bắc, miết cho đến khi hòa bình giải phóng mới được về quê lần nữa. Ngót nghét cũng gần hai mươi năm xa quê.   
Quê nội ở Quảng Trị, chính xác là xã Hải Xuân huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Người Quảng Trị sống ở Hà Tĩnh hồi trước chỉ có hai loại: một là thiếu sinh quân được đem ra bắc học, hai là lấy chồng người bắc nên theo ra quê chồng ở. Nội tôi thuộc típ thứ hai, nhưng lại là trường hợp đặc biệt của nhóm đó là vì lẽ ấy.
Trong những câu chuyện ngày xưa nội kể, không lúc nào nội tôi nguôi ngoai nỗi nhớ quê nhà. Nhiều đêm thậm buồn nằm nghe nội thở dài, tôi cứ nghĩ, giá như không có chiến tranh, thì sẽ không có những người đàn bà phải chịu những cảnh chia lìa, xa xứ để rồi đau đáu nhớ quê mỗi mùa nắng nỏ. Rồi lại cứ nghĩ rằng; không có những cuộc tao loạn sẽ không có những kì tích về những người đàn bà anh dũng hi sinh đến nhường ấy...

Ngát nồng phù sa gò Nổi

11/07/2023 lúc 08:57






V





ào một sớm mai trong ngần mây trắng và gió lành, hai tiếng Gò Nổi vang lên trong giọng nói trầm ấm của Xuân là sự khởi đầu hết sức kỳ thú đưa tôi về với Điện Bàn ngát nồng phù sa và trĩu nặng yêu thương. Từ giây phút đó, quê nhà của Xuân mở ra trong tôi một miền tri nhận mới với những xao xuyến, say mê, thấm đượm và cảm phục.
Những biền bãi ven sông Ngân Hà mùa này xanh mướt và yên ả lắm. Với sự dẫn dắt ân cần và khoáng đạt của Xuân, tôi thỏa sức thu vào tầm mắt cái không gian rất dễ làm lòng người gieo thơ và ghép nhạc của dòng sông hiền hòa uốn khúc, của cánh đồng lúa đang thì con gái, của rặng tre xanh um tùm che chở những xóm làng bằng dáng vẻ vươn thẳng phía trời cao. Bên này triền sông, Xuân kể tôi nghe, chính những năm tháng mở mang bờ cõi của cha ông ngày trước đã xây đắp nên ngay trên vùng đất Điện Bàn một dinh trấn Thanh Chiêm nhộn nhịp rồi thành La Qua vang bóng một thời của xứ Đàng Trong. Tương xứng với vùng địa linh trầm sâu và sáng chói này là lớp lớp các thế hệ người con của Điện Bàn biết cách làm rạng danh mảnh đất mình được cắt rốn chôn nhau bằng sự vinh danh Ngũ phụng tề phi và Tứ hổ đăng khoa, bằng sự tuẫn tiết lẫm liệt ở thành Hà Nội, bằng tầm nhìn canh tân đất nước theo hướng phát triển khoa học kỹ thuật để kinh bang tế thế, bằng hồn thơ Đưa tay ra vẫy ngoài vô tận, bằng sự bất tử trong những phút làm nên lịch sử, bằng sự trở về chói lọi từ cái chết và bằng sự hy sinh cao cả làm nên tượng đài đẹp nhất của người mẹ. Và, tôi đã sống với niềm ngưỡng mộ đất và người Gò Nổi-Điện Bàn qua giọng kể lấp lánh sự tự hào của Xuân khi nghiêng mình trước lăng mộ của danh nhân Phạm Phú Thứ trên cánh đồng Điện Trung xanh êm, khi thắp nén tâm nhang bái vọng khí tiết sáng ngời sử sách của Tổng đốc Hoàng Diệu ở xã Điện Quang, khi lùa bàn tay vào hơi ấm mơn man của cát ở xã Điện Ngọc, khi rưng rưng niềm biết ơn trước những giá trị vĩnh hằng được làm nên bởi những người mẹ và những người con gái, con trai đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh ở Điện Thắng, Điện Tiến, Điện Quang...

Hoa trôi về phía nụ cười

11/07/2023 lúc 08:57

Tôi cùng một vị tướng già, cựu chiến binh chiến trường Thành Cổ Quảng Trị tìm lối ra bến vượt bên bờ sông Thạch Hãn. Đang giữa trưa nhưng đã có nồm nam mát rượi. Kế bên triền cỏ, giữa khung cảnh yên hàn là một chiếc võng căng nức thân người. Nhìn cách buộc dây võng, đích thị chủ nhân là cựu binh từng huấn luyện mạn Lương Sơn, Hòa Bình trước khi được tung vào tham chiến tại chiến trường Thành Cổ. 

Tin vào nước mắt

11/07/2023 lúc 08:57


“Không phải nước mắt nào cũng làm ta yếu mềm” - (Tân Linh).
“Đi Quảng Trị, nghĩa là “về” Quảng Trị” – (Lê Trí Dũng)
Câu văn của tác giả và của nhân vật đã nói một cách gãy gọn nội dung bài ký. Nếu bạn không đủ thời giờ và sự kiên nhẫn, hãy cứ đọc chừng ấy. Phần còn lại dành đọc sau. Không sao. Dù thế nào cũng xin cảm ơn bạn!
Lê Trí Dũng vừa từ Quảng Trị về.
Quảng Trị, từ bốn mươi năm nay, với anh là miền đất nợ nần. Nhưng có lần tôi bảo với anh rằng, tôi là người Quảng Trị, đất ấy nợ các anh chứ! Họa sĩ không chịu: “Không! Chúng ta nợ đất ấy, nợ những người nằm xuống cho hôm nay chúng ta được sống, được hưởng hạnh phúc hòa bình, và xây dựng đất nước”
 Dũng chực khóc bên ly café đen luễnh loãng Hà Nội sáng cuối tháng Bảy này… Dũng khóc. Anh khóc cho những người bạn mình đã không về sau cuộc chiến. Nước mắt anh không bi thương mà ấm nồng, mà tự hào kiêu hãnh… Rồi anh lại khóc khi tôi đọc tặng anh bài thơ Tìm bạn đăng ở báo Tiền Phong năm 2006: …Tuổi hai mươi bạn về dưới cỏ/ Phía âm dương cách biệt biết tìm đâu/ Tên của bạn theo người về với đất/ Bia không tên thương hồn bạn cơ cầu…Rồi không nén được, tôi cũng đã khóc cùng anh, khóc cho những người bạn có tên và không tên ở những cái nghĩa trang Quốc Gia, cùng các nghĩa trang Liệt sĩ khắp nơi tại Quảng Trị…

« 5657585960 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

20/04

25° - 27°

Mưa

21/04

24° - 26°

Mưa

22/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground