Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 31/05/2023 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bút ký

Phóng sự ảnh

Thương màu báo cũ

12/04/2023 lúc 08:20

Có một chuyện tình như thế

05/03/2023 lúc 08:29






L





àng tôi nằm cạnh con sông Bến Hải. Sông Bến Hải không to rộng như sông Hồng, mênh mông như sông Cửu Long, nhưng vẫn nổi danh thiên hạ như bất cứ con sông nổi tiếng nào trên trái đất. Trong hơn hai thập kỷ của thế kỷ XX, sông Bến Hải chảy qua làng quê tôi đã trở thành giới tuyến quân sự tạm thời nên mỗi ngọn cỏ, mỗi tấc đất ở đây đều mang trong mình mọt trọng trách lịch sử. Và với người lính cầm súng bảo vệ mảnh đất đầu cầu miền Bắc XHCN và ngọn cờ Tổ quốc, sông Bến Hải không chỉ là kỷ niệm của một thời cầm súng khi đất nước còn chia cắt mà nó còn tạo nên những thác ghềnh trong thân phận tình yêu lứa đôi của họ. Nhiều người trong số họ mãi mãi đã nằm lại ở dòng sông, nhiều người hết chiến tranh không nỡ rời dòng sông để trở về quê nhà mà tình nguyện ở lại để tiếp tục chia sẻ nỗi đau của con người trên vùng đất một thời được gọi là tuyến lửa này.
… Tôi đi xa quê đã lâu nay mới có dịp trở về. Cách đây hơn hai mươi năm, với một cái án kỷ luật không đáng có đến với mình, tôi dường như trắng tay giữa cuộc đời với một công việc nhàm chán ở một công ty cấp huyện. Để mưu sinh cho vợ con, tôi bán nhà cửa, vườn tược đến lập nghiệp ở một vùng quê mới. Bẵng đi hơn mười lăm năm tảo tần mưu sinh ở xứ người, không ngờ hôm nay mình lại cát bụi trở về thăm quê nhà, gặp lại một người lính mà đối với tôi còn là một người bạn đi câu vào những năm khó khăn nhất của cuộc sống thời hậu chiến. Tôi còn nhớ vào một đêm mưa năm 1980 giữa cánh đồng Bến Tám của xã Vĩnh Sơn huyện Vĩnh Linh, vừa ngồi hút thuốc lá lấy khói xua muỗi, ông tâm sự: - Cậu đi câu để phụ vào đồng lương thời bao cấp nuôi vợ con, còn mình đi câu để kiếm thêm tí tiền lo thuốc thang cho bà ấy. Đã đưa bà ấy đi chữa khắp các bệnh viện trong Nam ngoài Bắc, lên tận Lạng Sơn tìm thầy để chữa theo phương thuốc gia truyền mà bệnh vẫn không thuyên giảm…

Về nơi cát rộng, tình dài

05/03/2023 lúc 08:29






B





ữa ấy, trong dáng Thu gầy guộc giữa đất trời Quảng Trị, con người quê kiểng và con người thi ca nơi Võ Văn Luyến đưa tôi về quê nhà Hải Lăng của anh bằng con đò nan mộc mạc men theo dòng Ô Lâu trong vắt lời ca dao tình sử. Đó là lúc mỗi làng quê xanh mướt bên muôn khoảnh sóng Ô Lâu thanh bình là mỗi làng sương khói. Chợt, từ đâu đó hoặc sau lũy tre gió hòa tiếng lá hoặc trên dòng sông chảy qua làng yên rồi ra phá rộng vẳng lên giọng ngân vang dài: "Trăm năm đành lỗi hẹn hò/ Cây đa, bến cộ, con đò khác đưa/ Cây đa, bến cộ cònlưa/ Con đò đã thác năm xưa tê rồi". Từ đây, tượng đài tình yêu bất tử này ngấm vào tôi hồn quê Hải Lăng thuần hậu với cát rộng, tình dài.
Cát rộng Hải Lăng, chính phong thổ ấy trải ra trên bạt ngàn cồn cát ven biển, ven sông ở Hải An, Hải Khê, Hải Dương, Hải Tân, Hải Hòa, Hải Thọ, Hải Chánh... Trong màu nắng tươi của sắc Thu chiếu dọi, tôi đọc trên cát trắng Diên Sanh bài ca Mười trứng và nghe Luyến nói về sự uyên áo, lòng lạc quan tuyệt vời của người Hải Lăng và sự uyên áo, lòng lạc quan thuộc vào hàng bậc nhất trong văn học dân gian Việt Nam từ xa xưa: "Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn/ Tháng khốn, tháng nạn/ Đi vay, đi dạm/ Được một quan tiền/ Ra chợ Kẻ Diên/ Mua con gà mái về nuôi/ Hắn đẻ ra mười trứng: Một trứng ung/ Hai trứng ung/ Ba trứng ung/ Bốn trứng ung/ Năm trứng ung/ Sáu trứng ung/ Bảy trứng ung/ Còn lại ba trứng/ Nở được ba con: Con diều tha. Con quạ gắp (quắp). Con mặt cắt lôi/ Lấy chi đâm dánh (nhánh) nảy chồi/ Khổ như ri chừ đà quá khổ/ Lần hồi cũng qua". Theo sự tường minh của Luyến, tôi hiểu ra phẩm chất nghệ thuật rất tự do của bài ca dao này đã cho phép các yếu tố hiện đại có mặt một cách sống động trong một tác phẩm dân gian...

Anh bạn rắc rối

05/03/2023 lúc 08:29






X





óm Đông có chừng trên năm chục nóc nhà, mỗi anh một tính chẳng ai giống ai, nghề nghiệp cơ bản làm nông nhưng cũng lắm kẻ kèm thêm nghề phụ mộc, nề, bốc vác, đóng cối xay…nên nói chung là khá phức tạp. Trong xóm lại tự nhiên hình thành ra mấy khóm nhà do cận lân mà thành. Thế là mỗi khóm lại có những vui buồn riêng, thậm chí bè đảng riêng vừa thân nhau lại vừa hay choảng nhau; còn chuyện hầm hè giữa khóm  này khóm kia là chuyện cơm bữa. Ngoài rìa xóm, sát bờ sông Cái có một khóm khoảng mươi nhà, trung tâm là nhà Ngô Tào, mọi người quen gọi hắn là Tào Tháo. Gọi vậy là do quen mồm từ nhân vật Tào Tháo trong sáchTam quốc, lại một phần là anh này lắm mưu kế, bụng dạ khó lường…
Ngô Tào có khu vườn rộng nhất vùng, có lắm thứ lạ, như có hòn non bộ rất to, cây lưu niên, cổ thụ có thứ phải hai vòng tay ôm mốc meo tuổi tác. Tào hay ngồi dưới bóng cây hòe tán rợp phe phẩy quạt uống rượu ngâm thơ, trong bụng rất lấy làm kiêu ngạo coi ta là trung tâm vũ trụ còn thiên hạ chỉ là bọn tiểu nhân. Dưới một gốc đa to, rễ buông kín đầy hang hốc ông nội Tào dựng một cái miếu cũng rất to thờ ngài Khổng Tử. Một dạo, cũng mới đây thôi, anh em nhà Tào chửi nhau, có đứa định đập cho tan cái miếu đi. Kể ra cái miếu đã nhiều  lần bị xâm phạm nhưng chỉ tróc lở đôi nơi chứ vẫn đâu ra đó; trong chính điện vẫn là đức ngài bệ vệ ngồi trên sập vàng. Cái số của Khổng Khâu tiên sinh tương lai ra sao không ai biết, nhưng nay thì vẫn uy nghi; ngài ngồi đó nhưng bụng vẫn lo, không biết chúng nó có để yên cho không, chứ chúng cho một mẻ “cách mệnh” nữa như cái dạo nọ, thì có khi…Tào thỉnh thoảng lại dắt vợ ra sân miếu giảng giải về đạo Khổng để nàng hiểu những khái niệm nào quân tử, tiểu nhân, nào tu tề trị bình, rồi nào quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử, nào tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu…và thuyết giáo rằng thiên hạ có trên có dưới, có kẻ hèn có người sang; dòng giống ta anh hùng, nhà ta là nhà có truyền thống thi thư ngàn năm tổ tiên để lại nên phải cố mà giữ lấy…

Câu cá

05/03/2023 lúc 08:29






N





ếu mười bốn rằm, ba mươi mồng một là tối - sáng thì ngày này khoảng hơn tám giờ đêm là con nước lò. Như vậy, khoảng mười giờ con nước đứng. Đứng là khoảng thời gian chuẩn bị, khoảng thời gian cân nhắc, cho một quyết định... Rút về biển cả của con nước, để lại dòng sông chút lơ lớ... Ta buông câu vào khoảng mười giờ đến mười hai giờ đêm. Tức là lúc con nước khởi đầu xuôi về biển. Xuôi về mang trong mình tính chất thanh thản, bình yên, êm dịu, nhẹ nhàng, nó rút phần mặn sâu xuống nhường phần ngọt cho tầng trên. Và những chú tôm mồi tung tăng bơi lội, những chú cá trồi (cá vược còn nhỏ) và những chú cá hồng là những chiến binh kiêu hãnh, trong tư thế trường kỳ mai phục sẽ sẵn sàng hành động. Đây là khoảng thời gian nhiều hy vọng cá cắn câu nhất”…
Anh dừng lại vê vê điếu thuốc lá Cẩm Lệ: “Chú biết không (anh chuyển đề tài) ngọn thuốc này khi hái ra khỏi cây họ không xâu vào dây treo phơi như lá thuốc ta trồng mà họ xếp chồng lên nhau để ủ, còn dằn vật nặng lên nữa. Ôi! Họ còn làm nhiều công đoạn... quá trình chế biến ấy mà. Anh đã ngây thơ mang giống cây thuốc này từ quê hương của nó về trồng, nó chỉ cho lá dày hơn thuốc địa phương mà không thành Cẩm Lệ ...” Tôi cười : “May quá! Nó không thành Cẩm Lệ... nếu nó thành thì đầu làng, cuối xóm sực nức mùi Cẩm Lệ... em phải trốn khỏi làng xóm. Khi ấy thì đi đâu hè...” “Anh nói, giọng nghiêm trang trịnh trọng như là một vấn đề cần lưu tâm, cần chú ý, một vấn đề của nhân loại, của thế giới... nhưng trước khi nói anh đã kín đáo tế nhị, nuông chiều, nhẹ nhàng quẳng điếu thuốc đang hút ra xa. Điếu thuốc lá hút vào màn đêm, rồi đâu đó trong vùng nước xanh đen mà chỉ thấy óng ánh bởi sao trời: Chú ra đây câu cá”...

Lão lai tài không tận

05/03/2023 lúc 08:29






M





ột câu nói, từ xưa đến nay, ai cũng đã nghe, tưởng như đã nhàm chán: “Lão lai tài tận”. Khi đã lên lão, mọi tài năng đều cạn. Lại có câu: “Tuổi già cơm bưng nước rót”. Khi đã già thì không làm được gì, không phải làm gì, chỉ trông cậy vào sự chăm sóc của con cháu.
Những người già trong hội Người cao tuổi (NCT) thị xã Quảng Trị không chấp nhận những quan niệm xưa cũ ấy. Bên ấm trà, ly rượu, trong các cuộc họp, họ nói với nhau như đã từng nói với nhau trong thời chiến tranh cứu nước: “Phải chiến đấu tới giọt máu cuối cùng”. Ngày ấy chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Bây giờ chiến đấu chống đói nghèo. Càng lăn lộn họ càng thấy, mặt trận chống đói nghèo cũng cam go, gian khổ, quyết liệt không kém mặt trận chống giặc ngoại xâm, phải dùng lực, dùng trí, quyết tâm cao độ, dũng cảm cao độ, mới có thể thành công.
Một câu hỏi luôn ám ảnh tuổi già: Vì sao hơn mười năm bao cấp, lại một thời gian dài đất nước đổi mới, mở cửa, hội nhập, mà không ít gia đình, trong đó có khá nhiều gia đình cựu chiến binh, người cao tuổi, lại thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo? Ăn buổi mai lại chạy vạy lo toan buổi tối, giật gấu vá vai, không cất đầu lên được, đúng như câu hát “Gánh cực mà đổ lên non, co chân mà chạy, cực còn chạy theo”? Có phải chăng họ lười biếng? Không! Họ đã làm tất cả những gì một thời họ có thể làm được: Quây vườn nuôi gà, kiếm được đôi ba đồng, một trận dịch, hết vốn. Đào ao thả cá, nuôi nửa năm, cá chỉ bằng cán cuốc. Một trận lụt về, hồ ngập, cá theo dòng trôi ra biển. Lấp ao trồng rau nuôi lợn, có đồng lời cũng chỉ đủ nộp học phí cho con…

Những đứa trẻ ở Ma Ha Xay

05/03/2023 lúc 08:29






T





ôi cứ tạm gọi thằng Đon Chăn bằng thằng Đon, Bun Xay bằng Bun và thằng Khăm Kệt bằng Khăm cho dễ nhớ. Ba đứa con trái tuổi chín, mười sàn sàn đen đúa tóc tai khét nắng và có điệu cười hồn nhiên phô răng phô lợi rất dễ thương. Tôi quen chúng sau hai ngày thôi. Đúng hai ngày sau khi tiểu đoàn tôi tập trung về bố trí trận địa quanh cái thị trấn Ma Ha Xay thơ mộng bên dòng Sê Băng Phai xanh trong uốn khúc.
Cũng cần phải nói rằng hồi đó, sau khi có hiệp định lập lại hoà bình ở Lào thì không khí cực kì dễ chịu. Từ chỗ luôn phải cơ động thay đổi vị trí, hết đào công sự đến trực ban chiến đấu, không mấy khi được ngủ tròn giấc nay bỗng thơ thới thoải mái, thật bõ cho những ngày luôn căng thẳng và nơm nớp giữa cái sống và cái chết. Chúng tôi, những thằng lính trận sau những trận đánh ác liệt với máy bay địch đã cầm chắc phần sống và chỉ chờ ngày trở về. Lúc này rừng Lào nơi chúng tôi đóng quân cũng đang gây cảm hứng cho những ai có tâm hồn lãng mạn bởi màu lá thay đổi từng ngày. Mới hôm nào những khu rừng quanh lèn Na Cốc, dọc đường 12 và chung quanh thị trấn hẵng còn trơ trụi thì  sáng hôm sau, tất cả như bừng sáng. Những cành cây khô khẳng tưởng chừng như đã chết đứng bỗng vào một thời khắc nào đó đã đồng loạt nẩy chồi. Ban đầu cả khu rừng trông óng ánh như được dát xà cừ thì buổi chiều đã chuyển sang tím nhạt, và mấy hôm sau…màu xanh đã vỡ oà. Núi rừng lúc này đã choàng lên mình cái áo mới tinh khôi lộng lẫy đến choáng ngợp. Trong không khí thanh bình đột ngột đến ngỡ ngàng, màu xanh non tơ mỡ màng dễ đưa con người tới những khát vọng, dù khát vọng còn thăm thẳm, mơ hồ nhưng cũng khiến chúng tôi, những thằng con trai tuổi vừa qua tuổi đôi mươi trở nên mơ mộng. Thiên nhiên thật kì diệu. Thiên nhiên có thể đem lại cho con người sự thanh thản. Có một điều gì đó trong sâu thẳm tâm hồn khiến người ta có những phút giây bay bổng để không hiểu sao tôi cứ muốn được một mình dạo đi trong những khu rừng mới hồi sinh như thế...

"Bí mật" đôi khuyên tai

05/03/2023 lúc 08:29






Đ





ôi khuyên tai là vật trang sức không thể thiếu của người phụ nữ Vân kiều, Pa kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa, Đakrông (Quảng Trị) trong các dịp lễ hội. Ít người biết rằng, chính đôi khuyên tai ấy trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là nơi cất giấu tài liệu cách mạng an toàn.
 Cất giấu tài liệu mật
Trong dịp đi công tác ở các xã miền núi huyện Đakrông, tôi thực sự bị thu hút bởi câu chuyện về đôi khuyên tai của người phụ nữ Vân kiều, Pa kô qua lời kể sôi nổi của chị Hồ Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Đakrông. Chị Cúc vốn là người Pa kô, lại được sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng nên chị rất am hiểu các phong tục tập quán của người Vân kiều, Pa kô cũng như những phương thức hoạt động cách mạng bí mật trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của cha ông.
Chị Hồ Thị Kim Cúc cho biết: Khuyên tai theo tiếng Pa kô gọi là păroih, còn tiếng Vân kiều gọi là kărvang. Hàng trăm năm về trước, phụ nữ đồng bào dân tộc Vân kiều, Pa kô đã biết tìm kiếm những hòn đá suối, đá núi, trái cây nhiều màu sắc để làm vật trang sức cho mình. Đến thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, họ đưa bạc nén, bạc cộ lên các bản làng Vân kiều, Pa kô để phục vụ cho mục đích xâm lược. Nhiều nghệ nhân có tay nghề cao đã dùng bạc để sáng chế ra các loại trang sức mới lạ phục vụ cho nhu cầu làm đẹp của người phụ nữ Vân kiều, Pa kô...

Người đời không còn khóc

05/03/2023 lúc 08:29






Ô





ng Sanh mới ngoài bốn mươi tuổi. Ở tuổi ấy, người ở quê thường chỉ gọi chú Sanh hoặc bác Sanh mà thôi, nhưng riêng ông Sanh người ta cho lên lão rất sớm, gọi bằng ông ngon ơ. Có lẽ tại vẻ bên ngoài của ông già cứng cựa như người lục tuần, tóc sợi đen chen sợi bạc. Khuôn mặt đăm đăm khó gần, nước da rám nắng và xương cơ mặt nổi bần bật, kiểu một gã khắc khổ. Trông thấy già là phải.
Ngôi nhà rường gỗ ba gian cổ kính nằm khuất giữa vườn xanh, cây bóng mát mọc cao, cây bon sai nằm thấp đan xen giữa vườn tạo thành các lối đi. Đó là ngôi nhà từ đời ông nội để lại cho cha, rồi cha để lại cho ông Sanh. Qua thời gian, các cột trụ gỗ lim đen bóng lên, rui mè trên mái nhà bằng loại gỗ gõ cứng cáp. Tất cả thứ gỗ trong ngôi nhà đều có từ thời ông nội ngược nguồn kiếm cây về dựng và đến nay chưa hề thay một rui mè nào. Chỉ có ngói lợp ở trên là thay từ cách đây hai chục năm.
Bên ngoài khuôn viên có hàng rào ngăn cách với đường thôn, cổng có hai cánh cửa song gỗ để khép mở. Ở làng, không nhà ai làm kiểu đó cả, cùng lắm có nhà trồng giậu mùng tơi thay hàng rào, cổng thì trồng hai bụi chè tàu thôi. Chính cái sự kín cổng cao tường ấy mà nhà ông ít có người sang thăm chơi, họa hoằn đôi ba ngày tết thì có vài lượt người. Dân quê ít tới ông còn vì một nhẽ, họ sợ con khỉ ở nhà ông. Hễ có ai vào là nó chạy đến nhe răng rống lên, rồi ngồi xổm, hai chi trước đưa lên cào cào, có khi nó túm lấy áo người ta mà kéo. Trẻ con thì chẳng bao giờ dám bén mảng đến gần cổng nhà ông Sanh, đề phòng nó nhảy xổm ra cào cấu. Con khỉ giống cái. Ông Sanh nuôi nó vừa để bầu bạn, lại để cân bằng âm dương trong ngôi nhà cổ kính. Mỗi tháng giữa hai chi sau của nó chảy ra một thứ nước đỏ như máu. Người làng nói tởm, khỉ cái như đàn bà, cũng có kinh nguyệt. Nhưng ông Sanh không hề thấy bẩn, ông ôm con khỉ lên, dùng khăn sạch lau chùi cho nó. Từ đó người làng càng ghê với ông hơn, bảo ông là đực rựa không đều...

Khớp

05/03/2023 lúc 08:29







Đ





ừng bao giờ tin đàn ông con ạ. Chẳng ai tốt cả…”
Ngày bé, má đã gieo vào trí óc non nớt của tôi những nghĩ suy ấy không hề ngần ngại. Tôi gật đầu, trong thâm tâm cũng đồng ý với má. Kể cả khi tôi lớn hơn, bắt đầu có người để ý và yêu thương, nhớ đến những lời má nói, tôi vẫn đinh ninh rằng thật đúng.
Căn nhà quạnh quẽ từ lâu chỉ có hai má con nương tựa vào nhau. Vắng bóng ba, tôi cũng không mấy chạnh lòng. Dù chỉ một cuộc điện thoại là được nghe giọng ba. Ba tôi đó, nhưng trong từng câu đối đáp chẳng tìm đâu được một chút hơi ấm yêu thương. Dẫu sao thì, trái tim ba bây giờ thuộc về một người đàn bà khác. Những đứa con khác. Một mái ấm khác. Một gia đình khác.
Va vấp nhiều hơn nữa, tôi nhủ lòng quả quyết rồi mình sẽ không giống như má. Ít nhất thì, tôi sẽ không đóng vai người đàn bà thua cuộc, mất chồng, lủi thủi một mình nuôi con, tương lai hạnh phúc riêng nằm ở nơi đâu mờ mịt. Tôi thương má và không bao giờ cho phép mình được giống như má.
 “Con không lấy chồng đâu má à…”
Một lần má buột miệng hỏi về anh, tôi đã đáp liền như thế...

Biết đến khi nào mưa rơi

05/03/2023 lúc 08:29






G





ần hết tháng ba đã nghe mùi khát cháy. Những chùm hoa phượng vĩ kéo những ngày hè bỏng rát về trên quê hương mình. Không phải vô vớ mà giấc mơ đêm hôm qua trườn về khiến người tôi vã mồ hôi, cổ họng khát cháy, mắt dựng đứng nhìn những đoàn người đi cùng với xô, chậu trên tay. Những âm thanh loãng xoãng phát ra từ những vật dụng dùng để múc nước quyện vào cái nắng hanh hao cùng với tiếng chim hét kêu trong chiều hè khản đặc.
Họ bước xuống trên một con sông gần như cạn nguồn. Mùa thiếu nước của người dân quê tôi sắp đến...
Tôi sinh ra ở làng, lớn lên học ở trường làng. Sau những ngày lận đận tôi tìm được một công việc ở thành phố. Nhưng nhà tôi vẫn ở làng. Đêm đêm, tôi trở về làng nghe lá khô cựa mình lần cuối trước khi bứt ra khỏi cành. Cuộc sống quẩn quanh đâu đó đối với chiếc lá, đối với thân phận con người trên những nẻo đường của người dân quê tôi.
Quê tôi giàu... gió Lào, cát trắng! Chợt nhớ câu thơ của một ai đó mà tôi bất chợt không nhớ tên. Chỉ nghe lòng xót khi nghe mấy câu...

Giấy vẫn bay

05/03/2023 lúc 08:29

 1. Chú Huyên người cùng làng với tôi. Học xong đại học Văn thì chú đi bộ đội. Loanh quanh thế nào thành phóng viên một tờ báo danh tiếng ở Thủ đô. Được đâu dăm năm thì chú bị thu hồi Thẻ nhà báo và bị đuổi khỏi cơ quan. Nghe bảo chú có những hành vi, phát ngôn đi ngược tôn chỉ mục đích của tờ báo chú đang phụng sự. Thời gian ấy, vợ chú đã kịp bỏ chú theo một gã làm phim truyền hình. Gã này có nhiều tiền đang xây dựng nhà hàng, khách sạn bên sông Hồng. Chú gom mấy bộ áo quần và một số sách bỏ vào hai cái hòm gỗ, hai túi vải rồi rong một mạch về quê. Bố chú chăm chăm nhìn chú xếp sách lên bàn, nét mặt buồn buồn. Ông là người trầm lặng, đa cảm. Đang dạy học ông bỏ, xin nghỉ hưu trước tuổi. Người thân hỏi vì sao thì ông nói, nghề bạc, gắn bó thế đủ rồi. Xếp xong sách vở, chú Huyên đứng cúi đầu trước bố, lí nhí nói, con có lỗi. Người bố không đả động gì tới chuyện chú bị đuổi mà nói, anh mang về nhiều sách quá, nhiều quá. Chú Huyên ngửng đầu. Rồi chú nói, sướng nhờ sách, khổ vì sách. Ông bố thủng thẳng nói, có mấy thời cái chữ đổi được cái ăn. 
Ở nhà đầy năm, chú Huyên rủ rê mấy thanh niên thất học, thất nghiệp trong làng lập một nhóm thợ nề rồi kéo nhau lên Thành phố.
Năm ấy tôi học lớp mười hai. Nhưng rồi thi hỏng đại học. Cha tôi nghiêm mặt nói, mày làm văn nghị luận theo sách thằng Huyên, hỏng là phải. Tôi chán đến độ không biết vì sao mà mình hỏng nữa. Chú Huyên gặp riêng tôi bảo, Đại học văn chẳng để làm gì, đi theo tao. Mấy ngày sau, tôi lên thành phố chạy việc vặt cho nhóm thợ nề do chú làm cai...

Hạ sĩ

05/03/2023 lúc 08:29






Ô





ng Bường chết đứng vào hôm tôi từ Hà Nội về quê. Cả xóm nhốn nháo. Nào có ốm lâu la gì đâu. Đùng cái là đi. Ông Bường khỏe vào loại nhất làng tôi từ xưa. Mẹ tôi bảo ông ấy cảm có hai hôm. Cảm một cái là cấm khẩu ngay, may mà đang phơi lúa ở nhà. Đám ma ông Bường đơn sơ quá. Tôi chạnh lòng xót xa cho ông. Nhà tôi đỉnh đồi bên này nhà ông dưới chân đồi bên kia cách nhau hai trăm mét. Kèn đám ma não nuột. Tiếng than kèn sầu thảm đêm ấy cứ vọng nỉ non các triền đồi xóm tôi. Năm ấy mẹ tôi còn sống, bà làm chi hội người cao tuổi thôn tất bật lo tiếp khách trầu nước cho nhà đám cả đêm ở dưới nhà ông Bường. Tôi khó ngủ quá.
Khi còn bé, tôi phải đi chăn trâu sớm lắm. Bố tôi bảo cho đi theo ông Bường để nó dạn dĩ hơn. Ông cho tôi cưỡi trâu còn ông đi bộ bên cạnh dắt trâu nhà ông. Ông chỉ cho tôi cách trèo lên lưng trâu, cách đằm cho trâu, cách gỡ đỉa trong kẻ móng. Nghĩ lại kiến thức chăn trâu của tôi, hiểu con trâu của tôi bắt đầu từ ông Bường. Ông là thầy dạy tôi vào nghề mục đồng chất đầy kỉ niệm đến tận bây giờ. Ông gọi tôi là thằng cu. Chả bao giờ gọi tên tôi là Luân sất. Ông bảo thằng cu mày học sáng là nhà có phúc đấy. Học sáng như mày có mà mấy mẫu chè cũng chẳng bằng. Nói rồi ông nhủ thằng cu gãi lưng cho bác rồi bác đi đuổi trâu cho.
Nhà ông nghèo. Khỏe và làm cứ hùng hục mà vẫn nghèo. Cứ lao lên rừng bóc măng nứa, đào măng vầu, kiếm mây kiếm vỏ khoai ăn trầu đến phiên chợ gánh è cổ ra chợ chỉ đủ tiền lọ mắm tôm và hai cút rượu. Ông nội tôi bảo: Bố Bường mày cổ cầy vai bừa quá. “Thứ nhất sơn tràng thứ nhì vác vã” chả nứt mắt ra được đâu. Ông Bường cười hề hề, số con nó thế cụ ạ. Số cái con khỉ làm gì cũng có đường đi nước bước mới nên được. Ông Bường dạ, con biết ạ. Nhưng rồi ông vẫn nghèo. Bà vợ ông bé lon chon chỉ giỏi mỗi một nghề lên rừng đào củ hà thủ ô đem bán. Thuốc nam đấy mà rẻ như bèo. Hai vợ chồng cả đời đầu đâm vào đít chổng ra khắp vùng rừng quê tôi mà nghèo vẫn hoàn nghèo. Ấy thế nhưng chưa bao giờ thấy ông ca thán xin xỏ láng giềng cái gì. Bố tôi quí ông lắm. Có hôm nào đánh được mẻ cá ngon nướng cháy lên cho thằng em tôi gọi ông lên uống chén rượu. Ông uống im thin thít. Uống nhiều chỉ thở dài rồi bảo bố tôi. Cậu ạ, tôi lo cho con Xuân nhà tôi lắm, học lớp sáu thì chả theo được nữa bây giờ theo đít trâu, lại chả được khá gái như con nhà người ta nay mai thì… Bố tôi ngắt lời: Bác cứ lo xa, nó chăm ngoan thế để em đưa nó vào ban chỉ huy đội sản xuất rồi nó khắc khôn ra. Ông nghèn nghẹn được thế thì quí quá…

Về nơi nuôi dưỡng tâm hồn

05/03/2023 lúc 08:29






K





hông có thì giờ đi xa, thành ra cả tháng nay tôi cứ như gà mắc tóc. Hôm thì vào cầu Lai Phước ngược lên Tân Vĩnh; hôm từ Vịnh Phước xuôi theo con sông Thạch Hãn qua các phường Đông Lương, Đông Lễ; hôm thì ở phía hữu ngạn con sông Hiếu với Phường 1, 2, 3 - các  phường trung tâm Tp. Đông Hà; hôm qua tả ngạn, đến với các làng mạc thuộc phường Đông Thanh...  Cũng chỉ loay hoay với các làng xóm phường xã ven đô để xem sau nhiều năm sáp nhập vào thị xã tỉnh lỵ rồi thành phố, thực sự người nông dân nhận được cái gì trong đô thị hoá.
Cái được, quả là người nông dân được rất nhiều thứ. Cái nghề nông, có cơ giới hoá, được cung ứng hạt giống, con giống rồi phân bón, thuỷ lợi tưới tiêu... nên tăng được năng suất mà sức lao động thì được giải phóng. Đã qua rồi cái thời tự cung tự cấp, chạy ăn từng bữa. Mấy thập niên trở lại đây người nông dân không còn ai phải lam lũ nặng nhọc, không còn ai phải trục lúa, giã gạo, gồng gánh, một nắng hai sương nữa. Chính phủ xoá đói giảm nghèo, họ tự xoá đói giảm nghèo, nông dân giàu lên rất đáng kể. Được giải phóng tay chân đồng nghĩa đầu óc cũng được giải phóng. Tư duy người nông dân bây giờ thay đổi nhiều lắm. Tâm lý tiêu dùng của người nông dân cũng hoàn toàn biến đổi. Chính họ chứ không ai khác đã tạo ra thị trường ngay ở nông thôn, trong ma chay, đám hỏi, đám cưới và bữa cơm trên bàn ăn của mỗi gia đình. Họ nhàn nhã hơn, vì thế có điều kiện hơn,có thời gian hơn tham gia vào việc hưởng thụ văn hoá. Nhiều cái hay của thuần phong mỹ tục được họ phục hồi; nhiều cái lạc hậu, cái dỡ họ bỏ qua... 

Cồn Cỏ trong mắt họa sĩ Quảng Trị

05/03/2023 lúc 08:29







V





ào những ngày tháng năm lịch sử của đất nước, chúng tôi có dịp trở lại huyện đảo với một trại sáng tác Mỹ thuật của các họa sĩ tỉnh nhà để chuẩn bị tham dự triển lãm khu vực Bắc miền Trung lần thứ XVI tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tháng 8 năm 2013.
Kế hoạch của Phân hội đã đặt ra từ đầu năm là hội viên phải có nhiều tác phẩm về biển đảo, về sinh hoạt của ngư dân và về các hoạt động gắn liền với miền sông nước trong năm nay, nên lúc chuẩn bị cho chuyến hành trình ra đảo, anh em trong phân hội rất náo nức, rất nóng lòng để sớm đến được với địa danh lịch sử này. Một địa danh đã từng hai lần được đón nhận danh hiệu anh hùng, được tặng thưởng hai huân chương Độc lập, hai huân chương Quân công, bốn huân chương Chiến công và nhiều cán bộ chiến sĩ được tặng danh hiệu anh hùng như Thái Văn A, Nguyễn Tăng Mật... trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ và đặc biệt hơn nữa, địa danh này đã được Bác Hồ gửi thư khen ngợi. 
   
Đúng hẹn như BCH Phân hội đã thông báo, 5 giờ rưỡi sáng, các họa sĩ đã tập kết ở một địa điểm tại thành phố Đông Hà, xe đã chờ sẵn để đưa đón đoàn về cảng Cửa Việt, cùng tháp tùng với đoàn, còn có Đội chiếu phim lưu động của Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng tỉnh ra phục vụ đảo nên chuyến đi khá vui, có nhiều hoạt động phong phú, bổ ích.
Chúng tôi chuyển đồ đạc, hành lý lên một con tàu khá lớn, sau khi đã ổn định được các vị trí trong khoang, đúng 7 giờ sáng tàu xuất phát, mũi tàu quay về hướng đông rồi rồ máy. Bến cảng xa dần và chúng tôi bắt đầu được lênh đênh trên biển cả. Một màu xanh bao la, trùng điệp trải ra trước mắt, những đàn cá thi thoảng bay lên hướng về phía trước như đùa giỡn, nghịch ngợm với con tàu, những lớp sóng nhấp nhô nối nhau tiến vào bờ, một vẻ đẹp không tài nào tả được, từng chấm nhỏ màu trắng ẩn hiện và lớn dần cho đến lúc lộ rõ ra những con tàu đánh cá ngoài khơi xa. Chúng tôi ôm cặp vẽ ra ngồi hai bên mạn tàu nhưng chẳng ghi chép được gì, bởi con tàu cứ chao đảo, lắc lư không theo một nhịp điệu định hình nào cả...

Hai người PaKô được đặt tên đường

05/03/2023 lúc 08:29

 






B





ây giờ, chuyện về hai người đàn ông của bản Pring thuộc xã A Dơi, huyện Hướng Hóa – Quảng Trị tự đứng ra làm hai con đường cho ô tô chạy liên xã, liên thôn có thể không còn là “tin trang nhất” nữa rồi – Cường – một “giáo viên cắm bản” rất rành… đọc báo lấp lửng với tôi như thế. Rồi anh kể về người thương binh một chân ấy đã vác đá làm đường suốt từ sáng sớm cho đến đêm khuya, rằng có lúc ông đã ngã lăn tròn cùng với đá…
Mơ… mặt trời đừng lặn
Trước mắt tôi là người thương binh chỉ còn lại một chân Hồ Mơ đang cuốc đất làm mương nước thủy lợi cho ruộng lúa bậc thang, nếu ông không tự nói tuổi 71 của mình thì thật khó mà tin. Ông khỏe khoắn, trẻ trung, tràn đầy ham muốn sống, ham muốn làm việc hơn nhiều lần so với những thanh niên ngồi quán cà phê từ sáng đến 12 giờ trưa ở thị xã tôi sống. Ông thả cuốc vào nhà đón khách với câu nói: “Bác mơ ước làm sao đừng có ban đêm, mặt trời cứ sáng hoài ri thì làm được biết bao nhiêu là việc”. Ông kể: Hồi trẻ, bác khỏe nhất vùng này, năm 1956 thì đi bộ đội, năm 1969 bị thương được đưa ra Bắc điều trị.
Đất nước thống nhất, bác nhất mực đòi về quê. Bác có nhiều chuyện lắm, chuyện tình, chuyện người… nhưng chừ chỉ nói chuyện con đường phải không? Năm 1999 bác bắt đầu khởi sự làm con đường nối từ đường 135 vào vùng rừng Re Lau, ngày nào cũng dậy từ lúc trời chưa sáng, cuốc đất vá đá san đường, cho đến khi trời tối không còn thấy đường làm nữa thì về. Suốt ba năm trời như thế. Lúc đầu chỉ một mình, về sau bà con trong bản hiểu ra cũng tham gia. Con đường dài hơn ba cây số, xe ô tô chạy được đã giúp bà con trong việc làm ăn rất nhiều, chở sắn bán cho nhà máy, phân tro, giống má để trồng cao su… tất cả đều được vận chuyển bằng ô tô hết. Nhưng mà đường tôi làm có là gì so với đường của Hồ Phúc Yên đã làm…

 

Bóng đổ trên đường đi

05/03/2023 lúc 08:29






Đ





êm thiếu trăng, sân chùa vắng lặng, tịnh không một bóng người. Chỉ có cái bóng đèn móc ở trên mái hiên hắt sáng một vùng như chiếc màn phủ chụp lấy khoảnh sân. Từ đầu hôm, sư thầy đi thăm nhà một đạo hữu trong vùng đến giờ vẫn chưa về.
Điệu Sanh bước xuống thềm hiên giỡn bóng, trò nghịch này có lần sư thầy đã khuyên điệu bỏ đi, đừng có đeo đẳng cái ám ảnh con người ta như thế. Nhưng hình như Sanh quên mất, lại vốn tính tò mò nên điệu luôn tìm cách khám phá những điều bí ẩn mà đôi khi người khác cho là vớ vẩn.
Từ trong cái quầng sáng ở sân, điệu Sanh cố đưa mắt nhìn ra vườn cây, song chẳng thấy một thân cây nào, chỉ tuyền một màn đen. Sanh đi thẳng ra vườn, khi đã chìm trong bóng tối thì điệu nhìn rõ cả những chiếc lá đang đung đưa trên cành, vài nhánh khô gẫy rơi dưới đất nữa. Lạ quá, đứng trong chỗ sáng thì không thấy gì, ra chỗ tối lại thấy được?
Điệu đem thắc thỏm này hỏi ngay khi sư thầy vừa vào đến cửa chùa. Sư thầy là một người thông tuệ, ngoài kinh kệ văn chương thầy còn giỏi cả kiến thức của các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Rõ ràng đây là chuyện của ngành vật lý, hiện tượng đồng môi trường quang học, thầy biết căn cớ của nó. Nhưng nói chuyện vật lý với điệu Sanh chẳng khác nào bắt trẻ con mang đá vào đầu, nặng lắm! Hơn nữa, nếu như nhà thơ thi vị hóa cuộc sống, nhà văn tô vẽ cuộc đời, thì bậc tu hành có thể cảm nhận mọi hiện tượng tự nhiên thông qua một thứ lăng kính gọi là nhân sinh quan. Thầy sẽ giải thích điều đó với điệu sanh bằng cách vừa dễ hiểu mà lại thấm nhuần đạo pháp, trước nay vẫn vậy...

Nhật ký một chuyến đi

05/03/2023 lúc 08:29






V





ừa ra trường, đang trong khí thế hừng hực của sức trẻ muốn được cống hiến và thử sức nhưng thực tại lại không giống những gì tôi từng mơ mộng thời sinh viên. Việc làm là một vấn đề không chỉ khiến mình tôi mà cả người lớn cũng phải đau đầu. Tạm gác lại mọi chuyện, tôi dành thời gian cho những chuyến đi xa để thử trải nghiệm và tích góp cho mình chút kinh nghiệm thực tế mà biết đâu sẽ giúp ích cho công việc của tôi sau này.
Theo chân Câu lạc bộ Nhà báo Nữ Quảng Trị, tôi đã có một chuyến đi cực kỳ lý thú lên vùng cao, nơi biên cương của Tổ quốc giáp biên giới Việt – Lào.
Một giờ ba mươi phút một buổi chiều thứ bảy, dưới cái nóng gay gắt của nắng và gió Lào tháng sáu, chiếc xe ôtô của Báo Quảng Trị không ngần ngại vẫn ung dung chuyển bánh lên vùng cao Hướng Hóa. Xe lên đến địa phận của Đakrông, khung cảnh hai bên đường khiến ai ngang qua cũng phải đi chậm lại để ngắm nhìn. Có thể thiên nhiên ở đó vẫn vậy, hoang sơ mà hùng vĩ, nhưng đối với một người lần đầu đến đó như tôi lại cảm thấy mình thật nhỏ bé trước thiên nhiên rộng lớn. Dòng sông Đakrông chảy dài phía dưới suốt quãng đường đi với nhiều bãi đá đẹp khiến cho dòng nước uốn lượn đầy màu sắc. Cảnh thiên nhiên thật nhưng lại cứ ngỡ như những bức tranh mà tôi từng xem trong cuốn catalogue chọn lịch Tết. Nhìn dòng sông tuy không sâu nhưng nước chảy rất xiết, chợt một ý nghĩ thoáng qua rằng không biết đến mùa lũ bức tranh thiên nhiên này có trở nên dữ tợn như hung thần hay không?! Ý nghĩ đó khiến tôi thoáng rùng mình. Nhưng nghĩ đến những giai điệu rộn ràng của ca khúc “Sông Đakrông mùa xuân về” tôi bỗng thấy vui tươi trở lại...

Trỉa

05/03/2023 lúc 08:29






G





ià Xa Rê đeo a-chói nhỏ vào hông, mở rương gỗ lấy điện thoại rồi rủ tôi đi “lấy sóng”. Leo qua ngọn núi Tớc bở hơi tai, ngoái nhìn xuống bản Trỉa như một ốc đảo nhỏ phía dưới xa, với con suối Cam Lộ uốn lượn quanh, và những thửa ruộng nước mới cuốc bẫm chuẩn bị vào vụ. Già cẩn thận lấy điện thoại dò dẫm: “Đây rồi, đã lấy được sóng, đợi chủ trương của Đảng, Nhà nước vào đây rồi mang về cho bà con”. Đều đặn một tuần hai lần, già Xa Rê lại leo núi cập nhật tin tức, hoặc nhận “giấy mời” bằng tin nhắn để ra xã họp. Địa hình phức tạp nằm giữa núi rừng nên nơi đây vẫn chưa có đường, điện. Nhưng “văn minh” ở đây lại có thừa...
Lúa nước “leo” lên non
Qua con dốc dựng đứng mà người dân quen gọi là núi Tớc, bản Trỉa dường như tách biệt với thế giới bên ngoài. Trước đây, Trỉa thuộc xã Cam Sơn, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị; do giao thông cách trở và xa trung tâm xã, nên năm 1956 bản Trỉa sáp nhập vào xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hoá. Muốn vào được bản thuận lợi phải đi vào mùa khô. Khi những con suối băng qua chặng đường gần 10km trong rừng khô cạn, là có thể men theo đường mòn để đến Trỉa...

« 5758596061 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

01/06

25° - 27°

Mưa

02/06

24° - 26°

Mưa

03/06

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground
Gốm sứ Tâm An