Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 31/05/2023 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bút ký

Phóng sự ảnh

Thương màu báo cũ

12/04/2023 lúc 08:20

Khói bay lên trời

05/03/2023 lúc 08:29






C





ó một trang ký sự chiến trường viết như thế này: Đúng 17 giờ ngày 6 tháng 2 năm 1968, trận tiến công cứ điểm Làng Vây bắt đầu. Pháo các cỡ của ta bắn áp chế đợt một vào căn cứ. 18 giờ, hai đại đội tăng xuất kích, Đại đội tăng lội nước PT-76 số 9 từ khu tập kết Pêsai bơi bốn kilômét theo dòng Sêpôn, 22 giờ đến tuyến điều chỉnh cuối cùng ở làng Troài cách địch 1800 mét. Ở đây có con đường địch dùng lấy cát về xây dựng cứ điểm Làng Vây nên rất tiện cho xe tăng tiếp cận và xung phong. 23 giờ 15 phút, pháo ta bắn đợt hai. Xe tăng trên cả hai hướng triển khai chiến đấu. Ở hướng chính, một xe sa xuống hố bom không kéo lên được. Vì địa hình hẹp, trung đội một triển khai lên trước dùng pháo bắn mạnh vào vị trí địch, sau năm phút đã diệt hai lô cốt. Hỏa lực chính xác của xe tăng đã yểm trợ cho bộ binh và công binh đột phá nhanh cửa mở. Xe tăng 573 trúng đạn DKZ của địch vẫn dũng cảm chiến đấu diệt thêm một số mục tiêu. Trung đội tăng hai và tăng ba tràn qua cửa mở phát triển vào bên trong đánh chiếm khu vực đại đội biệt kích 101 và 104. Hỏa lực địch ở sườn phải bất ngờ bắn mạnh vào đội hình. Trưởng xe Nguyễn Văn Thành bị thương nặng. Lái xe Phạm Văn Hương bị thương vào chân và tay phải. Hương nhờ pháo thủ số hai giúp mình kéo cần lái và đạp chân dầu tiếp tục cho xe xông lên. Ở hướng tây, xe tăng ta dùng hỏa lực chi viện cho bộ binh đánh chiếm cao điểm 320. Xe của trung đội trưởng Nguyễn Văn Tân đang vận động thì trúng đạn. Nguyễn Văn Tân bị thương nặng nhưng vẫn động viên các chiến sĩ tiếp tục bắn yểm hộ cho bộ binh xung phong. Chiếc xe dừng lâu tại chỗ trở thành mục tiêu cố định. Pháo địch dồn dập bắn tới, Tân và cả kíp xe hy sinh…

Nghĩa tình linh biên cương

05/03/2023 lúc 08:29






B





ất kể nắng mưa, khó khổ, những người lính biên phòng vẫn ngày đêm âm thầm làm nhiệm vụ. Với họ, hạnh phúc lớn nhất là được góp sức giúp biên giới bình yên, cuộc sống nhân dân no ấm.
Đâu khó có... lính biên phòng
Vừa nếm cái nóng như rang ở TP. Đông Hà, qua những vòng cua tay áo, chúng tôi đã ngấm không khí lạnh vùng cao. Ấy vậy mà mất tầm nửa giờ cuốc bộ cùng Trung tá Nguyễn Đình Hoài, Chính trị viên Đồn Biên phòng Tam Thanh về cơ sở, chiếc áo anh em đều ướt nhẹp. Bản yên bình. Đến đâu, chúng tôi cũng được tiếp đón bằng những lời chào hỏi cùng nụ cười hồn hậu. Ân cần mời khách ghé nhà, ông Hồ Văn Thương (trú tại bản A Xói, xã A Túc, huyện Hướng Hóa) bảo: “Ở đây, hễ có khách lạ ghé chơi, bà con rất thận trọng. Hôm nay, nhà báo đi cùng bộ đội biên phòng nên ai cũng cởi mở thế đấy. Dân bản xem lính biên phòng như người nhà”.
Xưa nay, người Vân Kiều, Pa kô thường chỉ tin tưởng họ hàng, thân tộc. Từ ngày lính biên phòng về bản, giúp dân bao việc nhỏ to, bà con dần thay đổi quan niệm. Thậm chí, nhiều người còn kết nghĩa, ăn thề với cán bộ, chiến sĩ áo xanh. Ngay ông Hồ Văn Thương cũng tự nhận gia đình mình “nợ ân tình” với lính biên phòng. Ông Thương kể, mới đây, ngôi nhà sàn của gia đình bị “bà hỏa” thiêu rụi. Trong khi ông ngước mắt lên trời mà than, bộ đội biên phòng Đồn Tam Thanh đã đến, ủng hộ 50kg gạo. Sau đó, họ còn giúp ông dựng lại nhà, hướng dẫn cách làm ăn. Nhờ thế, gia đình ông Thương đã qua cơn hoạn nạn. “Chắc bộ đội biên phòng thấy gia đình tôi nghiêm túc thực hiện chủ trương, chính sách nên mới tận tình giúp đỡ” – Ông Thương phân trần. Nghe vậy, Trung tá Nguyễn Đình Hoài liền giải thích: “Thực ra gia đình nào thuộc địa bàn Đồn quản lý gặp hoạn nạn, chúng tôi cũng tìm cách hỗ trợ. Riêng số gạo thì trích từ “Hũ gạo tiết kiệm của đơn vị”. Được biết, mỗi ngày, chiến sĩ nuôi quân Đồn biên phòng Tam Thanh lại để dành một phần gạo cho vào hũ. Đến nay, Đồn đã tiết kiệm được hơn 1.000 kg gạo và xuất khoảng 800 kg để cứu trợ cho nhiều gia đình ở xã Thanh, A Túc, Xy, A Xing... Cứ thế, sau mỗi đợt thiên tai, câu chuyện về “Hũ gạo tiết kiệm” của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Thanh lại được lưu truyền...

Qua rồi chuyện người không mang họ

05/03/2023 lúc 08:29






T





ừ bao đời nay, đồng bào dân tộc Vân Kiều và Pa Cô (một dân tộc anh em có phong tục tập quán và cả ngôn ngữ nhiều nét tương đồng với dân tộc Vân Kiều, cùng sống trên vùng cao miền tây Quảng Trị) vốn chỉ có tên mà không có họ, mượn nhan đề một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Xuân Đức thì dân Vân Kiều, Pa Cô là những "Người không mang họ". Rồi một ngày kia đồng bào miền núi nơi đây hết thảy đều có thêm họ, đáng nói nhất là cả muôn người đều chung một họ. Đó cũng là chuyện lạ đã xảy ra với dân tộc Vân Kiều.
VÙNG CAO MANG HỌ BÁC HỒ.
Năm 1946 từ chiến khu Bác Hồ đã cử cán bộ vào Nam thay mặt Người thăm hỏi đồng bào vùng cao Quảng Trị và gởi tặng bà con Vân Kiều, Pa Cô những tấm hình của Bác. Không những thế,Bác còn tặng áo lụa đẹp cho những người già đã sống trên chín mươi tuổi. Đồng bào Vân Kiều, Pa Cô cảm động vô vàn.
Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công ít lâu thì diễn ra sự kiện trọng đại: cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946. Cán bộ làm công tác bầu cử khi ghi danh cử tri đã  hỏi đồng bào vùng cao Quảng Trị họ gì? Nhiều người ngơ ngác. Từ thưở khai thiên lập địa, cha sinh mẹ đẻ ai nào có biết họ là gì, nay nghe hỏi vậy không khỏi bất ngờ và lúng túng. Bỗng có người đề nghị: đồng bào vùng cao không có họ, nay mọi người xin lấy họ của Bác Hồ làm họ của mình. Tất cả mọi người đồng thanh hưởng ứng. Từ đó, ai cũng tự hào là mình là người thân, là con cháu Bác Hồ...

Tình yêu nơi chảo lửa

05/03/2023 lúc 08:29






M





ột chiều cuối năm 1972, cô giáo Đoàn Thị Nga và Ngô Thị Nhụ đang cùng học trò say sưa với bài toán trên bục giảng, thì nhận được quyết định của Ty Giáo dục Thái Bình điều động vào Nam công tác. Sau vài ngày chuẩn bị hành trang, các cô lên đường ngay.
Sáng ấy, bên vườn hoa thị xã Thái Bình, đã có gần năm chục bạn đồng nghiệp, ngót sáu mươi giáo sinh vừa tốt nghiệp và khoảng bốn chục giáo viên Miền Nam K7 học tại Thái Bình  mãn khóa, đang chờ các cô ở đó. Đoàn xe nổ máy, theo hướng phà Tân Đệ vút đi trong tiếng đài vang ngân:
"Có những ngày vui sao, cả nước lên đường xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục. Có những ngày vui sao, cả nước lên đường xao xuyến bờ tre từng hồi vang tiếng trống…"
- Quả là rộn ràng, xao xuyến. Tiếng hát thật đúng với tiếng lòng tuổi trẻ chúng em lúc bấy giờ. - Cô giáo Nga bảo vậy. - Tuy có lúc bịn rịn chia tay với gia đình, bầu bạn lúc lên đường, nhưng tất cả đều cảm thấy náo nức, xốn xang kỳ lạ, bởi giữa thời khắc lịch sử lớn lao ngày ấy, ai cũng muốn chính mình góp được chút gì đó cho công cuộc giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Xe vượt phà Tân Đệ, rồi bỏ lại phía sau thành phố Nam Định một cách yên bình, nhưng vừa tới thị xã Phủ Lý, thì một quả bom từ trường nổ tung lên. Đất cát rào rào bắn vào thành xe. Rất may, không ai việc gì. Nhìn mấy em giáo sinh trẻ măng, chúi vào nhau tránh tiếng nổ, chị trưởng đoàn mỉm cười...
 
 

Giấc mơ sinh thành

05/03/2023 lúc 08:29






T





rong đời làm báo, viết văn của tôi, chỉ biết lên rừng, xuống biển, thầm lặng đi và viết, đâu dám nghĩ chi về nghề hay phát ngôn điều chi tương tự thế. Ấy vậy mà nay lại gặp  sự cố, nói chính xác ra là bị ám ảnh bởi một chuỗi giấc mơ, khó nói đến lạ. Nhưng khó cũng phải nói ra; không nói ra không cầm được bút để viết tiếp và cũng khó để trở thành người.
Câu chuyện như một kỷ niệm nghề, cho phép tôi được kể ra không theo một trình tự nào hết.

Nguyên do có lẽ bắt đầu từ cuốn hồi ký.
Mùa hạ năm một chín chín sáu, tôi có người bạn ở Tp. Hồ Chí Minh gửi tặng cuốn sách (chẳng là nhóm bạn bè chúng tôi duy trì một thói quen từ thời sinh viên như thế) lại là cuốn hồi ký của một nhạc sĩ tài hoa có tựa đề “Phạm Duy- Thời cách mạng, kháng chiến" in ở hải ngoại. ...........
 

Tết quê xưa

05/03/2023 lúc 08:29






C





âu ca thì thế mà ngay từ sau hai bảy Tết, thầy vừa cho nghỉ học xong, đám trẻ học sách “Tam tự kinh” đã lần lượt nối nhau lễ mễ đội cỗ đến lễ nhà thầy.
Năm ấy tôi chưa bén sáu tuổi. Để khỏi quần cụt, phơi rốn, tím môi lêu đêu rong theo lũ trẻ chăn bò với đủ trò khăng, đáo… giữa cái rét đông, đầu tháng chạp ta, ông nội tôi xỏ mũi lôi tôi đến giao gửi cho thầy đồ. Tôi bắt đầu xếp bằng tròn, chăm chú vào mấy nét mực tàu, ngúc nga ngúc ngắc: Nhất là một, nhị là hai, tam là ba, tứ là bốn… Thằng bé ngồi cạnh to đầu hơn, phải nhai mấy chữ: Bất là chẳng, chi là chưng, nhân là người… màu tối, lẫn lộn mãi, mấy buổi cũng chẳng thuộc cứ bị roi song đét vào mông. Tôi sợ chiếc roi song còn hơn sợ cả ông “Ba bị chin quai”. Hai chín Tết rồi mà sao mẹ tôi vẫn cứ mải lo chợ búa, sắm sanh đủ thứ đâu đâu, chưa lo gì đến cái lễ thầy cho tôi cả, tôi bắt đầu mếu lên mếu xuống. Thì, ngày ba mươi Tết, ông nội tôi giao việc dọn dẹp nhà cửa, lau chùi bàn ghế, ấm chén cho các chú, rửa ráy mặt mũi chân tay sạch sẽ cho tôi, thắng cho tôi chiếc áo thâm dài mới mua còn thơm mùi hồ, chiếc quần vải thô trắng, rồi bắt tôi đội lên đầu một lưng thúng nhỏ gạo nếp chừng ba cân, một khổ thịt lợn to, một be rượu, dắt tôi đến lễ thầy. Khoan khoái và thú vị biết chừng nào khi đang được thực hành cái việc đạo lí trọng đại!
........
 

Sen hồng một đóa

05/03/2023 lúc 08:29






C





ách đây không lâu tôi còn đứng nói chuyện với chị ở sân nhà 51 đường Trần Hưng Đạo, sắp lên xe thì chị thoáng thấy tôi đang từ cổng bước vào. Một ngày đầu hạ mấy cây dã hương đua nhau thả lá vàng, loài cây thay lá trái mùa.
Làm sao mặt thì sáng, miệng thì tươi mà đôi mắt lại lừ lừ thế kia nhỉ, đôi mắt của người giàu nội lực nhưng sâu thẳm là buồn.
Trong phần đầu tập tranh chị tặng tôi thấy có in mấy dòng tiểu sử: Họa sĩ Vũ Giáng Hương sinh năm 1930 tại Hà Nội. Quê gốc Đông Cảo, Gia Lương, Bắc Ninh. Cha là nhà văn Vũ Ngọc Phan. Mẹ là nhà thơ Hằng Phương. Chồng là giáo sư bác sĩ Lê Cao Đài.
Ghi thì cứ ghi chứ đời con người ta khó gói nổi vào mấy dòng đơn giản vậy. Đời người đâu chỉ là hữu hạn, và càng muốn giản hóa nó thì lại càng xa nó. Hình như nó phải là tiếng vang của hòn cuội lăn lanh canh trong đáy thời gian. Muôn vật ở đời đều có giữ trong nó một mật mã mà ta gọi là lịch sử. Mỗi con người cũng thế, có mang mật mã lịch sử của mình. Tôi có một anh bạn là chuyên viên cao cấp ngành tổ chức, một hôm đang ngồi với nhau, không ai hỏi tự dưng kêu thất thanh, các ông không hiểu đâu, đời tôi tưởng thế chứ cực lắm, ngồi vào bàn là trông thấy những đống lý lịch. Tôi cũng kêu lên, sao chúng tôi lại không hiểu, đời anh nhàn thế nào được, nhưng nếu anh không ngồi đấy thì lại phải có người khác, nó là một công việc thời nào cũng phải có. ....
 

Tìm bóng cha ông

05/03/2023 lúc 08:29






1





Ở cái rẻo đất nhỏ nhoi sát sông Bến Hải có tên là Xuân Mỵ của huyện Gio Linh này  nhiều lần tôi đã đi tắt về ngang mà chưa dừng lại. Một phần máu mủ ruột rà bên nội  của tôi ở đây. Thủa nhỏ, lũ trẻ chúng tôi ở bờ Bắc vẫn thường nhìn qua bên  Xuân  Mỵ để đồng thanh hát bài đồng dao mà chưa hiểu hết nghĩa của nó: Văn chương Xuân Mỵ, lý sự Thuỷ Khê, làm thuê Cẩm Phổ, ở lỗ làng Tùng, rùng rùng làng Cửa...và để lúc xa cứ như thấy mình mắc nợ với  Xuân Mỵ, mắc nợ với bài đồng dao vì nhiều điều chưa khám phá. Khắc khoải, vấn vương da diết về ký ức tuổi thơ, về miền quê thân thuộc...Để rồi tự mình lần tìm trong ký ức, tìm trong hoài niệm về vùng quê ấy để hiểu, để nhớ, để yêu thêm một miền đất Gio Linh dày trầm tích.       
Xuân Mỵ quê tôi Bắc giáp sông Bến Hải, Nam giáp làng Thuỵ Khê và Thuỷ Bạn, Tây giáp sông Cánh Hòm và phía Đông giáp làng Cát Sơn. Tên làng Xuân Mỵ từ khi xưa đến nay giữ nguyên không thay đổi. Chữ “Mỹ” hay chữ “Mỵ” đều có nghĩa như nhau - tức là đẹp – khác chăng là do cách phát âm của địa phương mà thôi. Văn bản chữ Hán ghi là “Mỹ”, địa phương phát âm thành “Mỵ”nên về sau chữ Quốc ngữ cũng ghi tên làng là Xuân Mỵ. Hai  vị thuỷ tổ họ Ngô và Đỗ đã có công lao trong quá trình khai khẩn, rồi đến họ Mai, Trần Cảnh, Trần Quang, Nguyễn Xuân, Nguyễn Đức,Trần Văn, Nguyễn Hữu. ..........
 

Trâm,f tích Gio Linh

05/03/2023 lúc 08:29






K





hi hàng cây xoài xanh ngát bên con đường Quang Trung, thị xã Quảng Trị ra hoa kết trái cũng là thời khắc đại đội chúng tôi được lệnh của chỉ huy rời doanh trại ở Thành Cổ để hành quân về mảnh đất Gio Linh. Chuyến đi của chúng tôi, những học viên khóa bồi dưỡng quốc phòng đối tượng hai nhằm khảo sát con đường quốc phòng chiến lược ven biển và việc xây dựng khu vực phòng thủ cấp huyện trong thời bình. Buổi chiều mùa hè nắng như đổ lửa vẫn không ngăn được cuộc hành quân với bao háo hức của chúng tôi khi tìm về với đất anh hùng.
Dừng chân trên đỉnh đồi Dốc Miếu, Bí thư Huyện ủy Gio Linh Phan Văn Phụng có ý để cho đoàn được thăm lại địa danh lịch sử năm xưa. Nơi đây, năm 1947 người Pháp đóng chốt quân sự để án ngữ Quốc lộ 1A và được gọi là Ba Dốc. Dốc Miếu cũng là căn cứ đầu tiên của Mỹ, gần vùng phi quân sự nhất, được xem là "con mắt thần" của hàng rào điện tử McNamara. Sau năm 1954, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn xây dựng Dốc Miếu thành một cứ điểm quân sự lớn nhất nam Vĩ tuyến 17 với kinh phí lên đến 800 triệu USD, nhằm ngăn chặn và là căn cứ pháo binh đánh vào các mục tiêu của miền Bắc. Giờ đây, đứng ở Dốc Miếu nhìn lên, trải dài trước tầm mắt là cánh rừng cao su xanh tốt nối tiếp nhau dọc theo hàng rào điện tử McNamara năm xưa, như chưa hề có cuộc chiến tàn khốc đi qua trên mảnh đất này.
 
 

Dưới vòm cây nguyện ước

05/03/2023 lúc 08:29






T





rong khuôn viên những ngôi trường mà tôi đã học, thật may mắn là luôn có những gốc phượng. Tuy chỉ độ dăm ba gốc thôi, nhưng cứ sang hạ chúng đồng loạt khai thị những bông hoa đầu tiên chấm đỏ giữa nền trời xanh. Khi tiếng trống vãn hồi niên học, phượng mới bung nở hết sức như để nhắc khéo rằng, những ai vội bỏ quên tuổi học trò của mình thì có nghĩa sẽ phải nuối tiếc một sắc màu đượm thắm kỷ niệm.
Từ độ mùa xuân chín, ở quê có rất nhiều loài hoa dại nở rặc khắp những miền cỏ. Suốt quãng đường đi học, lũ trẻ chúng tôi mải mê cúi xuống ngắm hoa một cách hồn nhiên. Tất cả loài hoa ấy đều được phủ cánh bằng gam màu lạnh, như xuyến chi thì trắng, hoa me lại tím… Cho đến một ngày, khi ngẩng đầu ngước lên mới bắt gặp một màu hoa nổi bật hơn, đỏ đến nao lòng. ....
 
 

Những người dân bắc cầu vượt sông

05/03/2023 lúc 08:29







N





ung nấu ý tưởng gần 2 năm trời, cũng chừng ấy khoảng thời gian đi tham quan mô hình, tích luỹ kinh nghiệm và tiền bạc, 4 nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh đã quyết định thực hiện ước mơ bắc chiếc cầu phao đầu tiên băng sông Bến Hải. Sau một thời gian ngắn thi công, ngày 30/4 vừa qua, chiếc cầu phao vững chãi đã được hoàn thành trong niềm vui sướng của những người nông dân táo bạo và bà con nơi đây.
 
NHỮNG LÃO NÔNG TÁO BẠO
          Các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thuỷ tuy nằm không xa QL 1A nhưng từ xưa đến nay lại dường như bị cô lập với bên ngoài bởi các nhánh sông Bến Tắt và Sa Lung. Người dân muốn ra QL 1A để đi vào TP Đông Hà đều phải đi vòng rất xa hoặc đi đò ngang rất nguy hiểm. Chính bởi vì địa thế cách trở như vậy nên vấn đề đi lại của bà con hết sức khó khăn, việc giao thương buôn bán cũng kém phát triển so với các địa phương lân cận. Vì thế, ước mơ về một cây cầu bắc qua sông Bến Hải để rút ngắn quảng đường đi của bà con vẫn khắc khoải từ bao đời nay. Và rồi vào một ngày, có bốn nông dân nơi đây đã quyết định bắc chiếc cầu phao đầu tiên băng qua dòng sông Bến Hải huyền thoại để phục vụ dân sinh... Chủ nhân của chiếc cầu ấy là bốn anh nông dân: Trần Công Chức, Trần Văn Trường, Trần Duy Bôn và anh Phạm Dũng.
          .....
 

Vời vợi Cửa Tùng

05/03/2023 lúc 08:29






S





áu mươi tuổi tôi mới trở lại Cửa Tùng. Với tôi, Cửa Tùng là kỉ niệm một đêm. Một đêm ở bến đò Tùng Luật. Một đêm sang sông, một đêm qua đạn bom dưới tay chèo của người dân Vĩnh Linh, rồi chiến tranh kéo đi biền biệt. Cái bến đò xưa, những cô dân quân ngày xưa, các cụ  già chèo đò đưa chúng tôi sang sông đánh vào Cửa Việt đêm ấy cũng chỉ gặp một lần rồi  biền biệt xa            
Từ lối rẽ trên đường Hồ Chí Minh xuống Hồ Xá lòng đã thấy rưng rưng. Hồ Xá xanh thế này ư? Cái đêm hành quân qua đây chỉ thấy một vùng  gạch vụn và đất đỏ khét lẹt mùi bom, mùi pháo từ bên kia giới tuyến bắn sang. Đội hình hành quân nhấp nhổm trên đoạn đường lúc chập choạng tối. Giao liên dẫn đường là cô gái Vĩnh Linh đi nhanh hơn chạy. Lần đầu tiên tôi nghe “mấy eng vui tính hỉ” “Bộ đội sông Dinh hờ” . ..........
 

Nghị lực của cô bé hạt tiêu

05/03/2023 lúc 08:29

 LTS - Từ lúc lọt lòng đôi chân của cô bé đã không có xương bánh chè như bao đứa trẻ bình thường khác. Đôi chân ngắn cũn, thẳng đuột không thể co duỗi và thân thể chỉ cao chưa đầy 90cm, nhưng với nghị lực phi thường, cô bé đã 5 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi. Thành tích ấy đã khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc. Nhiều người gọi bé là “cô bé hạt tiêu” xuất sắc, “cô bé 90 cm” giàu nghị lực. Đó là em Trương Thị Nhỏ Lệ, học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học số 1 Triệu Trạch, huyện Triệu Phong (Quảng Trị). 

CÔ BÉ HẠT TIÊU





B





ăng quãng đồng khá xa chúng tôi mới tìm được nhà Nhỏ Lệ ở cuối thôn Tường Vân, xã Triệu Trạch. Căn nhà khá đơn sơ cuối xóm ấy rộn tiếng cười của lũ trẻ cùng xóm đang chơi đùa với Nhỏ Lệ. Tuy chưa gặp em trước đó nhưng khi đến chúng tôi vẫn nhận ra Nhỏ Lệ với dáng người nhỏ bé, ánh mắt đen láy lọt thỏm giữa đám bạn cùng trang lứa.
Thấy có khách, Nhỏ Lệ lễ phép vòng tay chào rồi vào nhà rót nước mời khách. Chúng tôi thắc mắc, sao lại đặt cháu cái tên buồn thế? Chị Nguyễn Thị Thương, mẹ cháu, giải thích: “Lúc sinh cháu, tôi đã khóc ngất vì thấy con mình chỉ nặng chưa tới 1,5kg, đôi chân lại mềm oặt vì không có xương bánh chè như người ta. Nhìn con thoi thóp trong lồng kính, có lúc tôi nghĩ nó không qua khỏi nhưng trời thương thế nào mà cháu vẫn vượt qua, chỉ có điều cháu không thể phát triển bình thường như bạn bè cùng tuổi, nhất là về chiều cao. Dù đã gần 12 tuổi nhưng cháu chỉ cao chưa tới 90cm.
Chúng tôi đặt tên cháu là Nhỏ Lệ xuất phát từ nỗi bất hạnh, sự không may mắn ấy của con. Nhưng với nghị lực và thành tích học tập của cháu bây giờ, vợ chồng tôi thật sự tự hào và tin tưởng tương lai của cháu sẽ tươi sáng hơn, sẽ không còn buồn nữa. Vợ chồng tôi bảo nhau, dù có khó khăn, vất vả thế nào đi nữa thì cũng sẽ cố gắng nuôi cháu ăn học đến nơi đến chốn”. 
Nhỏ Lệ là con thứ hai của vợ chồng anh Trương Xuân Khánh và chị Nguyễn Thị Thương. ..........
 

Ngọn đèn không tắt

05/03/2023 lúc 08:29






Đ





ầu xuân, trong cuộc gặp mặt những người anh em thân thiết, anh Trương Kim Quy, chuyên viên Phòng Văn hóa- Thông tin huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã đọc cho tôi nghe bài thơ “Bến hẹn” anh viết tặng Bà mẹ VNAH Dương Thị Yến, thôn Hà La, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong. Bài thơ với những dòng kết làm xao động lòng người: 
Ngàn thu chờ đợi yêu thương mãi
Trong trắng thủy chung mấy mới vừa... 
Bài thơ anh Quy viết ra dường như chưa nói hết những nỗi niềm tự sự của anh gửi gắm về mảnh đất anh gắn bó, yêu thương bậc nhất, nơi anh đã để lại cả một thời tuổi trẻ đáng nhớ và sôi nổi. Bị những câu thơ anh Quy dẫn dụ, tôi lần theo những câu chữ đầy ắp hoài niệm của anh mà tìm về Triệu Phước......
 

Nhớ thương đằng đẵng

05/03/2023 lúc 08:29






N





gười đàn bà Quảng Trị đối diện qua cái bàn nước con con hồn nhiên kéo tôi về thực tại:
- Bác biết không, ngày nào em cũng chỉ ngồi đây mà thu nhặt được cả nắm đô la. Mới tinh bác ạ! Toàn tờ một trăm. Hồn thiêng các anh dưới suối vàng chắc tiêu không hết.
Chị vô tâm. Còn tôi thì son sót. Bên tai vang lên lời ca từ nửa thế kỉ trước: Súng reo trên ngã tư Sòng, rằng ta diệt hết tiểu đoàn Trâu Điên, Đầu Mầu trận đánh công kiên… Ngã tư Sòng kia, có cách tới ngàn mét hay không, xe cộ rầm rập từ Nam ra Bắc và từ Bắc vô Nam. Những chiếc xe hộp nhỏ nhanh lượn vun vút. Những xe chở khách đủ loại chật kín người. Xe giường nằm kềnh càng trôi đi trôi lại thỉnh thoảng bóp lên hồi còi oai linh khoe mẽ. Xe chở congtenlo hùng hổ như cậy mình là chúa tể vừa chạy vừa dằn mặt lòng đường. Tôi nâng li cà phê nhấm nháp và ngồi im chìm trong suy tưởng......
 

Khát vọng trồng người

05/03/2023 lúc 08:29






V





ề với Trường THCS Tà Long, xã Tà Long, huyện Đakrông vào một ngày đầu năm học mới, tôi nhận được thông tin đây là năm học đầu tiên nhà trường cử ba cô giáo cấp tiểu học vào vùng khó Pa Ngay gieo chữ. Lại được thầy giáo Trần Đức Hoành, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, giữa đại ngàn, ba cô giáo vẫn kiên cường bám bản, bám lớp để gieo từng con chữ cho các em học sinh dù điều kiện sống hết sức khó khăn. Nghe đến đây, tôi quyết định làm một chuyến cắt rừng vào bản xa, vào với điểm trường được xem như là “cùng cốc” của xã Tà Long.
            Vào bản dạy phải lái xe giỏi
            Biết điểm trường Pa Ngay nằm ở nơi “sơn cùng thủy tận”, trước khi đi vào bản, thầy Trần Đức Hoành nói: “Cần phải có người dẫn đường, chứ anh vào đó một mình là bị lạc ngay. Tranh thủ đang còn nắng, anh đi gấp đi. Gần 30 km đường rừng, nếu thuận lợi thì khoảng 2 giờ đồng hồ là đến nơi”. Sau đó, thầy liên lạc cho cô giáo Trương Thị Thúy Vy, người mà thầy gọi đùa là “thổ địa” dẫn tôi đi.
            Chiếc xe máy vốn không còn mới, tôi phải luôn cài số một mới leo lên được con dốc, đứng trên đỉnh đèo, cô Vy chỉ tay về hướng rừng xa rồi nói: “Còn 1/3 quãng đường nữa anh ạ, đường khó đi, anh cố bám vào chỗ nào nhiều sỏi để xe khỏi trượt xuống vực”. Nói rồi cô lại rồ ga đổ dốc xuống bản Chai, không may chiếc xe lao xuống vũng lầy, chưa kịp nhảy xuống xe để giúp, cô đã gàn: “Không sao đâu anh, quen rồi. Chỗ anh đứng cũng đang nguy hiểm đó, cố giữ thắng cho chắc”.
            Hai chúng tôi lại tiếp tục hành trình bỏ lại sau lưng bao nhiêu đèo, vực sâu mà Pa Ngay vẫn ở đâu xa lắm. Đã qua bản Chai nửa giờ đồng hồ, xuống Sa Trầm hơn 5 cây số, mà vẫn chưa đến nơi. Thấy tôi hơi lo lắng, “thổ địa” Thúy Vy trấn an: “Hết đoạn đường này, đến bản Ngược và sẽ là Pa Ngay…” Công tác ở một vùng sâu là vậy nên hình như cô giáo nào muốn bám bản đều phải tự mình rèn luyện kỹ năng lái xe máy vượt dốc thì phải. Như hiểu được sự thắc mắc của tôi, cô Vy tâm sự: “Mới đầu vào bản, nhìn thấy con đường mà thật muốn quay về. Nhưng đến nơi rồi, thấy các em học sinh khao khát con chữ thế nào, con đường xấu thế này hay thậm chí còn tệ hơn nữa cũng chẳng bõ bèn gì. Ban đầu đi sẽ ngã, ngã rồi cũng quen, luyện mãi rồi tay lái cũng chắc. Bọn em hay đùa với nhau rằng, đã vào bản dạy thì lái xe máy cũng giỏi…”.
            Vừa dứt câu chuyện thì Pa Ngay cuối cùng cũng đã hiện ra với những nóc nhà sàn nằm vắt vẻo trên các sườn đồi. Phóng tầm mắt xuống cạnh bờ suối, tôi thấy một mái nhà lợp bằng lá nón. “Đó! Nơi tá túc của ba cô gái đó, biết anh xuống chắc họ sẽ mừng lắm”, cô Vy nói.
            “Em không muốn rời bản”
            Pa Ngay xa ngái là thế, thiếu thốn đủ thứ, vậy mà khi đã vào bản gieo chữ, mỗi cô giáo đều gắn cuộc sống của mình với chốn “rừng thiêng nước độc” này đến kỳ lạ. Đó là câu chuyện cảm động của ba cô gái, vốn tuổi đời mới chỉ đôi mươi. Họ vào bản rồi thành người con của bản, họ xem học sinh như đứa em ruột rà của mình....
 
 
 

Có một góc Gio Linh lấp lánh trong lòng người Hà Nội

05/03/2023 lúc 08:29






T





rong biên chế Lữ đoàn Công binh 249 thuộc Bộ Tư lệnh Công binh vào năm 1972 có hai phần ba quân số là dân Hà Nội gốc. Lữ đoàn này trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị năm 1972 làm nhiệm vụ Bắc cầu phao qua sông Bến Hải tại điểm cầu Hiền Lương nối hai bờ Bắc - Nam để bộ binh cơ giới của ta từ Vĩnh Linh vượt sông tiến vào giải phóng Gio Linh mở màn chiến dịch giải phóng Quảng Trị. Cũng cần nói thêm Lữ đoàn này có vinh dự nối nhịp cầu Hiền Lương lịch sử sau 21 năm hai miền Bắc – Nam bị chia cắt.
Năm 2004, Đoàn cựu chiến binh Lữ đoàn 249 về thăm lại chiến trường xưa, tôi được phân công đi theo các anh đến những nơi mà các anh từng bám trụ, chiến đấu. Những cựu chiến binh Lữ đoàn Công binh 249 người Hà Nội không biết tôi cũng từng là người lính.
Tại hai điểm phía Bắc và phía Nam cầu Hiền Lương, các cựu chiến binh Lữ đoàn 249 cùng với các sỹ quan Lữ đoàn đương nhiệm cầm hương trên tay nhưng phân vân không xác định được vị trí nào là điểm cầu phao năm xưa. Các anh muốn cắm hương vào hai điểm tiếp xúc thiêng liêng hai đầu cầu phao, một đầu là miền Bắc xã hội chủ nghĩa và một đầu là miền Nam ruột thịt đi trước về sau!
Theo các anh mô tả: Hôm ấy khoảng 14h ngày 2/4/1972, sau khi cầu phao bắc được hai ngày, máy bay Mỹ đã xác định được vị trí cầu và liên tục dội bom hòng cắt đứt điểm huyết mạch trọng yếu của hậu phương nối với tiền tuyến vừa được thiết lập. Tại chiếc hầm chữ A gần mép nước, cả ban chỉ huy Tiểu đoàn 1 đã trúng bom hy sinh khi chỉ huy bảo vệ cầu. Những ngày tiếp sau cho đến khi chiến dịch phát triển sâu xuống phía Nam, hai đầu cầu phao Hiền Lương không lúc nào ngớt tiếng bom pháo và tiếng súng đánh trả của lực lượng bảo vệ cầu. Sau hơn 30 năm trở lại không ai trong Lữ đoàn xác định được địa điểm cũ để thắp hương viếng đồng đội.
Khi các anh đang loay hoay thì tôi liền nói:
- Các anh có thể cắm hương lên bất cứ nơi nào trên bến Hiền Lương, bởi đằng đẵng hai mươi sáu năm chiến đấu, mỗi tấc đất ngọn cỏ trên mảnh đất này đều thắm máu đồng bào đồng chí chúng ta!
Mọi người nghe ra và làm theo. Cả bến sông ngan ngát khói hương…
   
Có một Cựu chiến binh bước tới bên tôi:
- Mày làm bên Văn hóa à?
Tôi thấy khó chịu và thoáng nghĩ: “Dân Tràng An mới gặp lần đầu mà đã xưng hô thật bặm trợn!” Nhưng rồi tôi vội ngộ ra: “Chỉ có lính, chất lính đậm đặc mới đủ tự tin xưng hô với người lạ như vậy”.
Tôi trả lời:
- Không, em cũng là cựu chiến binh…
Anh nói oang oang với đám đông:
- Thằng dân “bản địa” này cũng là lính đây bà con ơi!
Mọi con mắt nhìn về phía tôi và trong phút chốc bầu không khí khách chủ tan biến nhường chỗ cho sự cởi mở chân thành:
- Hồi trước đi lính ở binh chủng nào?
- Em ở đặc công!
- Binh chủng mày suốt đời ở chùa!
(Cái câu đùa mà thật này nếu không phải dân Hà Nội gốc không thể biết được chuyện Bộ Tư lệnh đặc công những năm chống Mỹ và bảo vệ Tổ quốc chuyên trị đóng trong các chùa thuộc xã Đông Mỹ - huyện Thanh Trì - Hà Nội).
- Mày làm đến chức gì rồi?...
 
 
 

Tháng chạp mưa phùn

05/03/2023 lúc 08:29






C





hỉ hừng lên được chừng giữa buổi sáng, quá trưa sang chiều bầu trời đã chuyển sang xám xịt. Rồi gió về, rồi mưa bay. Mưa như rây bụi. Mưa chếch theo chiều gió, vát chéo một góc nghiêng. Bầu trời, và cả gió cả mưa, xóm làng đã xám với những mái tranh đìu hiu ảm đạm càng như ảm đạm thêm trong mưa bụi. Cánh đồng trở nên mờ ảo xa xôi. Những bóng người cặm cụi mờ dần ngoài đồng xa. Người dong trâu bò, người gánh gồng, và cả lũ trẻ với áo xống tơi tả liêu xiêu bước trong gió mưa thốc ngược. Đám trẻ chăn trâu kéo nhau tìm gò bụi tránh những cơn gió hùn hụt thổi. Chúng rủ nhau vơ rơm rạ đốt lửa chống rét. Những bộ mặt tím tái. Tiếng hít hà run rẩy. Mấy đứa tát cá dưới mương ham con rô con diếc, quần áo te tua bê bết run lập cập đứng nhìn làn khói quằn quại, ngọn lửa lật phật ấm áp với sự chọn lựa dùng dằng...
Lúc này hành tỏi rau diếp xà lách thì là... bao nhiêu thứ ngoài vườn xanh um mơn mởn. Những giọt nước li ti như hạt sương lăn tròn trên những tàu rau làm cả vườn ánh lên như thoa mỡ. Đàn gà con nghe tiếng tục tục của mẹ chui qua mấy phên rạ rào vườn chạy vội  vào phía sau đống rơm tránh rét. Mẹ gà xoè rộng đôi cánh ấp trọn cả đàn con. Làng xóm nhắc nhau phải chống rét cho trâu bò. Trước lúc đi cày buổi chiều, bố tôi tủ lên lưng trâu tấm bì rồi lịch kịch dong trâu, miệng tự nhắc mình phải nhớ che thêm phên tranh cho cái ràn trâu....
Ai mà chẳng trải qua những ngày tháng Chạp, nhưng có được cảm giác rét mướt của mưa phùn gió bấc thì lại không phải là tất cả. Cái thiếu đói, cái rét mướt của thuở nghèo như một lời nhắc nhớ tới quê hương xứ sở. Tuổi thơ tôi đã trải qua những tháng chạp rét mướt mưa phùn gió bấc. Hễ mỗi dịp tháng chạp đến là trước mắt tôi vẫn như hiện ra vườn rau xanh mướt, cánh đồng gầy guộc ảo mờ. Và tất cả đã đọng mãi trong thẳm sâu tâm khảm khó nói thành lời. Và những ngày mưa phùn gió bấc đã như là một phần trong hình ảnh quê hương. Trong những năm tháng đi xa, tôi mang theo hình ảnh làng quê với dáng hình của mẹ liêu xiêu bước đi trong chiều đông rét mướt. Hình bóng Người như con cò lặn lội, hết chăm chồng rồi đến nuôi con...
Và tôi cũng đã có một mùa đông không có mưa phùn gió bấc. Tham gia chia lửa với chiến trường nước bạn năm ấy, tháng Chạp về và chúng tôi biết rằng quê hương đã sắp sửa hết đạn bom, làng xóm sẽ chìm trong mưa lạnh. Vậy mà, cũng thời khắc ấy, cả núi rừng bên này cây đã rụng lá và bầu trời suốt ngày ong ong mây mù như khói loãng. Rừng cây trở nên khẳng khiu xương xẩu. Chẳng gió chẳng mưa, những đoạn đường lấm bụi, những đoàn quân nhễ nhại mồ hôi.  Chỉ đêm về mới có rét, cái rét khô khan buốt đến nỗi nứt nẻ cả chân tay. Cả đơn vị trú quân trong hang, cách con đường chiến dịch một quãng rừng xào xạc lá khô. Nơi đây xa quê mẹ, chúng tôi chỉ liên hệ với quê hương bằng sóng của đài tiếng nói Việt Nam. Và trong cái hang sâu lạnh lẽo mà ấm tình đồng đội ấy chúng tôi đã có cả tiếng đồng hồ phập phồng khắc khoải. Đang háo hức nghe tiếng nói quê hương thì đột ngột tiếng đài im bặt. Cả tiếng đồng hồ không ai nói nên được một lời. Một không khí nặng nề đến nghẹt thở. Giặc đã dùng pháo đài bay đánh vào đài Tiếng nói Việt Nam. Quê hương đất nước sắp được hoà bình, ấy vậy mà...Nhưng rồi tảng đá đè nặng lên lồng ngực mỗi người cũng được hạ xuống bởi tiếng nói từ trong chiếc Ra đi ô cũng đã cất lên. Chúng tôi hò reo, chúng tôi nhảy múa và nghe như rừng cây cũng đang tí tách cụ cựa nứt chồi. Và sáng ra, ô kìa, cả rừng cây trong mơ màng sương khói đã như được quét lên một lớp xà cừ. Mỗi đứa chúng tôi đi làm nhiệm vụ ngây ngất như say và cảm thấy đang rất gần quê mẹ. Và kì lạ nữa, trong tôi như bắt gặp hình ảnh gió bấc mưa phùn. Hoá ra những ai nặng lòng với quê hương thì dù ở đâu vẫn có quê hương ở đó. Quê hương là cánh đồng mờ ảo trong sự đổi mùa. Quê hương là luỹ tre với tiếng gà cục tác, mẹ cha ta cặm cụi tảo tần...
 
 
 

« 5859606162 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

01/06

25° - 27°

Mưa

02/06

24° - 26°

Mưa

03/06

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground
Gốm sứ Tâm An