Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 19/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bút ký

Phóng sự ảnh

Từ Thẩm Quyến nghĩ về Lao Bảo

11/07/2023 lúc 08:57






T





 
hẩm Quyến đã trở nên quen thuộc với mọi người khi nhắc đến, bởi đây là một điển hình phát triển vượt bậc của nền kinh tế Trung Quốc những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21. Hai mươi bốn năm kể từ khi thành lập đến nay từ những làng chài nghèo sát cạnh Hồng Kông, Thẩm Quyến đã biến mình trở thành một thành phố phát triển mà theo nhận xét của nhiều du khách đến đây Thẩm Quyến bây giờ còn lộng lẫy, xanh sạch hơn cả Hồng Kông. Có được những thành công ấy, cái chính là nhờ vào một chính sách đặc biệt mà Chính phủ Trung Hoa đã ưu ái dành cho Thẩm Quyến. Chúng tôi đã đến tìm hiểu những chính sách để Thẩm Quyến có những bước phát triển kỳ diệu như vậy để từ đó rút kinh nghiệm xây dựng những quyết sách thích hợp cho Khu Kinh tế Thương mại Đặc biệt Lao Bảo, một mô hình phát triển kinh tế với những ưu đãi của Chính phủ dành cho. So sánh Lao Bảo với Thẩm Quyến là chuyện khá xa vời nhưng những chính sách dành cho Thẩm Quyến nếu được vận dụng sáng tạo trong điều kiện cụ thể của Lao Bảo sẽ mang lại những hiệu quả tích cực cho sự phát triển của vùng đất đầy tiềm năng phía tây tỉnh nhà ...

Nón trăng đơn sơ, mộng trắng trong

11/07/2023 lúc 08:57






L





à người Việt Nam, không ai trong đời không một lần nhìn thấy gương mặt của bà, của mẹ, của chị, của em, của người con gái mình thương trong vành nón. Những chiếc nón từ lúc trắng tinh màu lá cho đến khi ngả màu thời gian bao đời nay đã là hình ảnh quen thuộc, thân thiết trong cuộc sống và tâm hồn quê hương. Đến mức, sau mỗi bước đi, con người lại gặp vành nón ngàn năm không hề khác nơi gốc đa, bến nước, sân đình, trên cánh đồng và phiên chợ làng tràn ngập màu sắc. Một hôm nào đó được sống trong bầu không khí nơi làng quê hiền lành có nhịp đẩy thoăn thoắt của mũi kim trên lớp lá nón trắng óng, bất chợt bâng khuâng nhận ra có một phần văn hóa của dân tộc không ngừng sinh tỏa trên từng vành nón đơn sơ, mộc mạc của quê nhà.
 
Làng Văn Quỹ ở xã Hải Tân của huyện Hải Lăng thuộc tỉnh Quảng Trị là một trong những ngôi làng có làn không khí óng ánh bụi nước trên đồng ruộng, trên những nếp nhà bình lặng, có những người phụ nữ giản dị mà rất đỗi khéo léo và cần mẫn cứ mải mê làm nón sau những giờ trồng lúa, trồng khoai, nấu nướng, chăn lợn, nuôi gà. Ở Văn Quỹ, nghề làm nón lá xuất hiện từ hơn bốn trăm năm trước, khi ở hai bên bờ của dòng Ô Lâu con người vừa vung những nhát cuốc lật bãi đất bồi để gieo trồng cuộc sống, dựng nhà, mở lối, làm nên làng mạc. Theo nhịp khoan nhặt của vó câu thời gian, từ những ngày chằm một vài chiếc nón để che nắng che mưa khi làm ruộng, đi thuyền đến lúc nón của làng vào nam ra bắc, người Văn Quỹ đã góp tên làng mình vào thư mục nghề nón của nước Nam. Cũng như bao chiếc nón khác trên mọi miền của đất nước trăm mến ngàn yêu của chúng ta...

Niềm vinh dự lớn lao

11/07/2023 lúc 08:57






H





ọ gồm có bảy người, sáu người đàn ông và một người đàn bà. Những người đàn ông quê ở Vĩnh Linh còn người đàn bà quê ở Hải Hậu, Nam Định. Chị là vợ của một trong số sáu người đàn ông kia. Tất cả họ đều đã ở vào cái tuổi làm ông làm bà, người trẻ nhất cũng đã ngoài năm mươi. Trong số họ chỉ duy nhất còn có một người đang công tác, số còn lại thì cũng đã từng là công nhân và đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức hoặc nghỉ theo chế độ thôi việc 176. Cách đây ít năm, anh Nguyễn Đức Sắt, một người trong số họ đột ngột qua đời do một tai nạn giao thông. Sáu người còn lại, mỗi người một hoàn cảnh, một danh phận khác nhau. Thời tóc xanh tuổi trẻ, cả sáu con người này đã từng có một vinh dự lớn đó là được đứng trong hàng ngũ những người công nhân tiên tiến nhất của cả nước tham gia xây dựng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giờ đây, khi đã mỗi người một phương, họ vẫn luôn nghĩ đến nhau và nhớ về nhau. Hằng năm, như đã bố trí trước, cứ vào dịp 19 tháng 5 ngày sinh nhật Bác là họ lại tổ chức gặp mặt nhau để ôn lại bao kỷ niệm của những tháng ngày tươi đẹp cùng chung sống và công tác bên nhau.
 
Năm 1969, Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta đi vào cõi vĩnh hằng, để lại cho toàn Đảng, toàn Quân và toàn Dân ta niềm tiếc thương vô hạn. Đất trời cũng đổ mưa tầm tã khóc tiễn đưa Người. Để ghi nhớ công ơn trời biển của Bác đối với nhân dân ta, non sông đất nước ta và thể theo nguyện vọng của nhân dân cả nước, Đảng và Nhà nước đã quyết định cho bảo quản, gìn giữ lâu dài thi hài của Người và xây dựng lăng Người. Nhưng hồi đó do điều kiện nhân dân ta đang phải tiến hành đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứa nước, nên mãi đến mùa thu năm 1973...

Thời gian đời người

11/07/2023 lúc 08:57






T





ôi bị nhiễm cái thói lẩn thẩn của người đời chẳng biết từ bao giờ. Nhiều lúc cứ ngồi một mình ngắm cái kim giây của chiếc đồng hồ điện tử giật giật hết vòng này đến vòng khác. Ngắm chán rồi tự đặt câu hỏi, thời gian sẽ làm con người ta cũ đi hay mới hơn? Thời gian có phải là nơi để con người ghi dấu ấn hay chính đó là nơi chứa đựng muôn sự vui, buồn? Hỏi thế thôi chứ chả bao giờ tôi trả lời được. Thế thì chả lẩn thẩn là cái gì. Thế nhưng chí ít tôi cũng hiểu ra một điều nho nhỏ, thời gian là nơi để con người ghi dấu ấn khi tôi gặp Thiếu tá Trần Tuấn Anh - Đồn trưởng đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị trong một lần đặt đôi bàn chân nhỏ bé của mình lên với vùng đất miền biên viễn.
Lạ cảnh, lạ đất, lạ người nhưng khi tiếp xúc với những người chiến sỹ biên phòng nơi đây, tôi cảm thấy cái lạ chẳng còn hiện diện, sự ấm cúng, gần gũi, thân thiết đã gắn tôi với mọi người lính nơi đây. Ngay cả nhân vật mà tôi lấy làm trung tâm cho bài viết này cũng vậy. Nghe nhiều người kể về lính biên cương trấn ải chốn biên thùy đầy nắng gió, tôi cứ hình dung họ đều có nước da đen nhẻm, khuôn mặt cương nghị đăm chiêu...thế nhưng không phải như vậy, họ gần lắm và cũng dễ thương lắm. Xa nhà song tình yêu vẫn luôn tràn đầy. Thiếu tá Trần Tuấn Anh là người đồn trưởng khá điển trai nên vốn tý chút đào hoa âu cũng là thường tình nhưng người đồn trưởng này lại bảo “Em không có duyên sát gái đâu anh”. Là cách lính chúng tôi gặp nhau tếu táo cho vui, đỡ khô khan khi vào chủ đề chính.
Tuấn Anh sinh năm 1977, thuộc về năm Đinh Tỵ, theo kinh nghiệm ông cha để lại thì “Trai Đinh, Nhâm, Quý, Giáp thì sang”, hơn nữa Tuấn Anh lại cầm tinh con Rắn, mà quan niệm của người đời thì loài vật này có đủ trí thông minh và lanh lợi. Không biết những điều ấy có “chiếu” vào người đồn trưởng tuổi đời còn rất trẻ này hay không. Ấy lại nói đến hai chữ “rất trẻ”...

Xuân về từ bàn tay người lính

11/07/2023 lúc 08:57






T





hiếu tá Quang cúi xuống phì phò thổi lửa, mấy hôm nay trời rét và mưa lăn phăn nên củi không được đượm cho lắm. Vất vả một hồi, người lính biên phòng cũng chế biến xong bữa trưa từ mười lon gạo và một cân thịt lợn. Cách đó không xa, hơn chục bà con đồng bào Pa Cô người chặt tre, người đóng cọc. Đã sắp hết mùa đông, mọi người phải tranh thủ làm hàng rào để ít hôm trời nắng lên là lùa trâu, bò, dê lên khu “nhà mới”. Tiếng cười nói rộn ràng xua tan đi cái mệt nhọc, vất vả. Từ sáng sớm nay, bà con đã tập hợp lại theo sự phân công từ trước để bắt tay vào việc dựng chuồng trại cho đàn gia súc.
Bữa trưa được dọn ra, mọi người ăn vội rồi làm việc cho đến chiều. Mùa đông ở Cửa khẩu La Lay khá lạnh, trời cứ tầm năm giờ chiều là đã tối nên công việc kết thúc sớm. “Thế là đã hoàn thành kế hoạch, ngày mai mọi người đi sớm để đồng chí Quang hướng dẫn làm chuồng trại nữa là xong. Tết sắp đến rồi, làm nhanh để còn sửa sang lại nhà cửa mà đón năm mới nữa chứ” - già Xơi, tổ phó tổ chăn nuôi ở bản La Lay - nói.
Mười lon gạo, một cân thịt “đổi” trang trại chăn nuôi
Tôi dạo một vòng quanh bản La Lay, xã A Ngo, huyện Đak Rông cùng Thiếu tá Trần Ngọc Quang đang công tác tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu La Lay. Những lần công tác ở miền núi có đồng bào thiểu số sinh sống, hình ảnh trâu, bò, dê “lang thang” dưới sàn nhà hoặc chạy rông và “thả bom” mọi chỗ chẳng mấy lạ lẫm. Nhưng ở bản La Lay này, chẳng có bóng dáng của gia súc. Bản làng như thanh vắng sạch sẽ hơn, mùi xú uế cũng không còn. Trẻ con cùng nhau nô đùa, chơi đuổi bắt, trốn tìm, phụ nữ giã gạo, người già ngồi trên hiên nhà ngậm tẩu thuốc trò chuyện… không khí tết đang tràn ngập bản làng...

Sông Đà reo

11/07/2023 lúc 08:57






Đ





êm 15 tháng 8, Hà Nội bức bối, ngột ngạt. Không gian oi nồng như sắp sửa tích tụ một cơn giông gió lớn dưới gầm  trời ướt sủng với những hạt mưa lắc thắc. Hai mươi mốt giờ mười phút, toàn thành phố phụt tắt ánh điện. Người dân tràn cả ra hè phố, ra đường, ra công viên đông vui như trẩy hội. Ba mươi phút sau, co điện trở lại. Tôi loay hoay tìm quán cà phê In tơ nét, vào mạng và  mới tường tận nguyên do rằng trong cơn mưa dông kéo dài từ 8 giờ tối nơi đầu nguồn sông Đà, sét đánh trúng hệ thống đóng- cắt điện của nhà máy là nguyên nhân dẫn đến việc Nhà máy thủy điện Hoà Bình bị “rã” khỏi lưới điện quốc gia, kéo theo “rã lưới” toàn miền Bắc.
Hôm sau tôi lên sông Đà. Dừng chân bên cửa xả lũ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình cảm giác như đang đối diện với từng đợt sóng lừng nơi biển cả. Nước sông Đà trước khi thong thả cam chịu một đời sông yên đằm với hạ lưu qua vách cửa bỗng cuộn mình, phô bày tất thảy sự cuồng nộ, sức vóc và tính khí bất kham của nó. Nước đỏ lự phù sa gầm thét, quăng quật, lồng lộn giữa bốn bề bê tông vững chãi. Thuở bé con, tôi đã mê mẩn những áng văn của Nguyễn Tuân trong bút ký “Người lái đò sông Đà”. .......
 

Gia đình học hiệu Tiên Việt

11/07/2023 lúc 08:57






N





hư đã nói ở phần đầu thiên hồi ký “Phù Sa ánh sáng” trích đăng trên Cửa Việt số 121, tôi có nói sẽ trở lại “Gia đình học hiệu Tiên Việt” mà hoạt động giáo dục cũng như hoạt động văn hóa nghệ thuật muôn hình vạn trạng khác đều do thầy giáo Trương Quang Phiên, người thầy dạy chữ đồng thời cũng là người thầy cách mạng của nhiều thế hệ con em trong vùng trước cách mạng tháng Tám. Ông giáo làng này có sức tỏa sáng; con người đích thực là phù sa của ánh sáng cách mạng tháng Mười.

Phù sa ánh sáng

11/07/2023 lúc 08:57






Á





nh sáng mà tôi nhắc đến ở thiên hồi ký này - Ánh sáng của một thời chưa xa chính là ánh sáng Cách mạng tháng Mười Nga và phù sa của ánh sáng ấy (chữ dùng của thi hào Chế Lan Viên) thì tôi tìm thấy ở Làng Mai Xá, huyện Do Linh ngôi làng hẻo lánh như mọi làng quê Việt Nam khác trong những năm tháng Nguyễn Aí Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Mùa đông lạnh lẽo, gió bắc mưa dầm, con đom đóm lập lòe trong ngõ tối. Đêm đêm, tiếng "uệnh oạng" kêu than, kêu chi mà thống thiết não nề! Nhưng rồi dưới ánh sáng ấm áp của mùa xuân đất trời và cách mạng, mai vàng nở rộ - để có một tờ báo làng mang tên "Xuân làng Mai", Có một vườn đào tụ nghĩa cũng được gọi tên " Mai vàng tụ nghĩa"...
MAI VÀNG TỤ NGHĨA CẦN VƯƠNG
Đó là những năm tháng đầy biến động ở kinh thành Huế: Nhất giang, lưỡng quốc, nan phân giải/ Tứ nguyệt, tam vương, triệu bất tường (một sông hai nước, lời phân giải/ Bốn tháng, ba vua, việc chẳng lành!). Sau này các đồng chí Trần Hữu Dực, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị năm 1936 và Nguyễn Quang Xá, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị năm 1949 nhớ lại: Bấy giờ vua Thành Thái và vua Hàm Nghi đã bị thực dân pháp đày qua châu phi sống nơi tha hương, viễn xứ. Canh cánh bên lòng, ngày đêm Vua Duy Tân lo vận nước. Cứ đến mùa hè, Vua Duy Tân cùng mẫu hậu là bà Nguyễn Thị Định ra nghỉ mát ở nhà Thừa Lương, bãi tắm Cửa Tùng...

Người mẹ trên bến đò Ca Cút

11/07/2023 lúc 08:57






T





ôi về thăm mẹ Nguyễn Thị Loan vào một buổi trưa mùa thu mát dịu. Đi qua cánh đồng vừa gặt xong còn thơm mùi rơm rạ, đã là địa phận xóm dưới xóm bờ sông, làng Đại Áng, Đông Lương, theo sự chỉ dẫn của người hàng xóm, tôi đứng nhìn ngôi nhà mái ngói nhỏ nhoi đã rêu phong của mẹ. Bao bọc vườn nhà là hàng rào tre trùm lấp. Cỏ mọc lút bời bời quanh nhà, cả lối cổng đi vào cỏ cũng chen cả chân người. Ngõ vào nhà mẹ là một cây tre chắn ngang lối, thân thuộc như mọi ngõ xóm ngày xưa ở quê tôi. Nhìn khu vườn rộng hơn ngàn mét đất cây cỏ rợp đầy, vắng vẻ, không khí sao mà hiu quạnh. Tôi ngần ngừ định đưa tay cất cây tre rồi lại thôi. Nghe có tiếng gọi từ bên ngoài, mẹ từ trong nhà bước ra vuông sân, chào khách. Trước mặt tôi là mẹ già có khuôn mặt phúc hậu, nét mặt tươi tắn còn lưu lại những nét xuân sắc thời con gái.
 
Trong ngôi nhà cửa đóng tối om, chỉ chừa một lối ra vào nhỏ ở bếp. Một chiếc bàn nhỏ ọp ẹp kê ngay cửa ra vào làm bàn ăn. Tôi nhìn lên bàn thờ nghi ngút khói hương. Mẹ đặt bàn thờ, thờ bố mẹ chồng, thờ chồng và cả bố mẹ đẻ của mình. Cùng bộn bề những bao bì và đồ đạc vật dụng không ngay hàng thẳng lối, tôi thấy lòng rưng rưng thương mẹ. Mẹ đã sống như thế một mình, một bóng đơn chiếc, lẻ loi suốt cả cuộc đời. Hơm tám mươi năm, gần một thế kỷ dằng dặc đời mẹ, biết bao nỗi niềm mà mẹ đã trải qua...

Ai vô Đông Hà...

11/07/2023 lúc 08:57

 





C





âu trong bài hát “Bình Trị Thiên khói lửa” của Nguyễn Văn Thương: “Ai đã vô Đông Hà, đã qua Ngô Xá, Bích La, Thuỷ Ba, Triệu Phong”. Năm 1948, miền Bắc nước Việt từ Hoành Sơn trở ra, nhất là ba tỉnh Bắc liên khu Bốn: Thanh-Nghệ-Tĩnh, hướng về ba tỉnh Nam liên khu: Bình-Trị-Thiên đang bị giặc Pháp tung quân ra đánh chiếm hòng cắt miền Nam nước Việt khỏi nguồn tiếp viện và chỉ đạo từ miền Bắc. Không khí hừng hực căm thù y như hồi 1945 nghe tin giặc trở lại xâm lăng Nam Bộ. Tôi bấy giờ là một cậu học sinh choai choai, tôi cũng cảm thấy đau như quân giặc dày xéo lên làng xóm mình. Tôi làm một bài thơ gửi đăng tờ báo địa phương- tờ báo viết tay, in đất, ra đời vào dịp ấy. Bài thơ mang hơi hướng “yêng hùng” lãng mạn nửa mùa với những câu đại loại như: “Sát khí che mờ cây núi Ngự/ Máu hồng nhuộm tối nước sông Gianh/ Cửa Tùng réo sóng hờn cô quạnh/ Dấu cũ ai chôn cựu đế thành”. Tuy vậy, cũng mang một tấc lòng thành.

Chuyện tình bên dòng sông Sa Lung

11/07/2023 lúc 08:57

 





S





ông Sa Lung có tự bao giờ? Ai cũng bảo có từ thời núi Linh Sơn, sông Bến Hải. Làng Phúc Lâm nép mình bên dòng sông Sa Lung ai đã đặt tên?
Những câu hỏi đơn sơ, những dòng sử mộc mạc ấy của quê hương lẽ ra ai cũng biết. Nhưng mấy thanh niên tôi bất chợt gặp ở phía bắc cầu Phúc Lâm đều không biết. Thực ra, dòng Salung là một dòng chảy thiên tạo, bắt nguồn từ núi rừng của miền Tây Vĩnh Linh, chảy qua trung du, đồng bằng của các xã Vĩnh Hà, Vĩnh Long, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thuỷ đến Bến Tám thuộc xã Vĩnh Sơn hợp lưu với thượng nguồn con sông Bến Hải tạo thành dòng sông Hiền Lương đổ ra bễ Cửa Tùng. 

Nước Mỹ ư ?...Nguời Mỹ ơi !

11/07/2023 lúc 08:57

Quốc hội, luật pháp và những nghị sĩ





T





ọa lạc giữa trung tâm Thủ đô Oa-sinh-tơn và được bao bọc bởi những dãy phố rợp bóng cây xanh là một toà nhà lộng lẫy kiến trúc theo kiểu cung điện có vòm lớn hình củ hành với chóp nhọn chọc thẳng lên trời. Chính cái "củ hành" khổng lồ này là biểu tượng quyền uy và vẽ đẹp nước Mỹ. Bên phải vòm tròn cung điện ấy (nhìn từ ngoài vào) là toà Thượng viện. Bên trái là Hạ viện. Tuy nhiên như đã nói, Quốc hội Mỹ không phải chỉ có chừng ấy nhà. Đoàn chúng tôi không đi hết các toà nhà ấy. Chúng tôi phải gặp cả thảy là 11 vị Nghị sĩ nhưng quay lui quay tới cũng chỉ 2 tòa Thượng viện và 2 tòa Hạ viện.
Bên ngoài từng toà nhà có khác nhau, nhưng bên trong thì tất cả cùng một kiểu kiến trúc. Một lối chính đi vào, qua cửa kiểm tra an ninh bằng các thiết bị dò xét kim loại như kiểu đi vào sân bay. Qua khỏi chỗ đó là một sảnh lớn hình tròn, úp lên nó là một vòm cao lồng lộng được trang trí thật tráng lệ. Từ sảnh lớn ấy chia ra rất nhiều hành lang xòe đi khắp nhà, lại có thang máy xuống tầng hầm và lên các tầng trên. Hành lang đi bộ chỉ rộng khoảng 4 mét, hai bên là cửa để đi vào các phòng làm việc của các Nghị sĩ. Trước cửa mỗi phòng cắm hai lá cờ: một cờ nước Mỹ, một cờ của bang ông Nghị sĩ...

Hồn chợ

11/07/2023 lúc 08:57






T





ôi vốn là người đa cảm. Một trong những việc hay làm của tôi là nhớ về quá khứ. Không phải lúc sa cơ, hết thời mà lúc xêng xang, sung sướng tôi vẫn chạnh nhớ thuở bần hàn. Những lúc đó, trong ký ức tôi, những hình ảnh cũ luôn làm tôi sống dậy cả một thời quá khứ. Một trong những nỗi nhớ đó, lằn trong ký ức của tôi là những lần lẽo đẽo theo mạ ra chợ Do. Con bé tôi tóc cháy khét nắng được mạ cho đi chợ là mừng lắm, có thể xem đó là những chuyến du lịch khám phá quan trọng của tôi. Từ những lần đi chợ đó để rồi sau này đi nhiều chợ, nhiều siêu thị sầm uất khắp cả nước, tôi vẫn thầm so sánh với chợ Do. Tôi tìm ra một điều gì đó thật khác lạ, lưu mãi trong ký ức nhưng khó gọi ra thành tên.Thôi thì tôi tạm gọi ra và đặt tên nó là “Hồn chợ” vậy.
Nằm ở vùng Đông Vĩnh Linh, chợ Do dân dã, hiền lành, lam lũ khiêm tốn như người dân ở đây. Như câu ca ai đó đã truyền tụng lâu đời: Chợ Do chợ của nhà quê. Chợ sắn, chợ cá, chợ chè, chợ tiêu. Nếu bạn muốn khám phá............
 

Nhúm ruột Việt trên miền đất ISAN...

11/07/2023 lúc 08:57






L





ịch sử lưu dân Việt là những câu chuyện bất tận. Cùng với những biến động lịch sử, cả ngàn năm qua người Việt đã có mặt khắp năm châu bốn bể, hình thành nên những cộng đồng đông đúc như ở Bắc Mỹ, Đông Â
Tuy nhiên chưa ở đâu lịch sử của cộng đồng Việt Kiều lại gắn bó với những thăng trầm của số phận đất nước như ở miền đông bắc Thái Lan - vùng đất vẫn được gọi trong các sách địa dư là miền đất I-san. Chúng tôi đã có một chuyến đi “ba lô” về miền đất ấy, đã thấy và đã gặp những con người, những câu chuyện lịch sử ít khi  được nói ra…
Tổ quốc phía mặt trời…
Đi theo xe open tour  của Sepon Travel từ Đông Hà, hết 335 cây số quốc lộ 9, đến bờ Đông sông Mekong thì chia tay, đoàn khách đi tour qua phà rồi thẳng hướng Bangkok, còn chúng tôi xốc lại ba lô nhìn con nước Mekong cuồn cuộn phù sa. ............
 

Con mắt tình ái của nhân loại

11/07/2023 lúc 08:57

Tên Cồn Cỏ đến với tôi, đã hơn nửa thế kỷ nay, từ trong những ngày chống Mỹ. Tôi vẫn lưu giữ một bức ký họa in trên báo vẽ Thái Văn A đứng gác trên chòi cao. Tôi và đồng đội từng say đắm ngồi nghe tốp ca của Đoàn Văn công giải phóng Trung Trung bộ hát bài Con cua đá hàng chục lần. Tôi ước ao sẽ có một ngày được đến Cồn Cỏ, như ước ao đến một nơi thiêng, một nơi, chắc chắn thế, sẽ làm cho tâm hồn mình trong hơn, yên tĩnh hơn, khỏe khoắn hơn.

Vùng Cùa, mấy nẻo...

11/07/2023 lúc 08:57

 





T





ừ đường Chín vào đến chợ Cùa chỉ xa chừng bảy cây số nhưng phải vượt qua một con đèo quanh co dài năm nghìn mét. Bây giờ người ta gọi nó là đèo Cùa nhưng nghe đâu thời xa xưa nó có tên là đèo Vắt. Bố vợ tôi bảo: Quãng đường này thời đánh giặc Pháp rừng rú còn rậm rạp lắm, trên những lối mòn thỉnh thoảng lại bắt gặp dấu chân hổ beo và vắt thì nhiều vô kể. Trời mưa mà cuốc bộ qua đèo thì cực lắm, vắt bám lầy nhầy bắp chân, gạt đi không kịp.
            Hai mươi năm về trước, vào cái thời tôi yêu mê mệt cô gái vùng này, đèo Cùa đã quang quẻ lắm. Miên man năm cây số đường đèo uốn khúc, gập ghềnh, chỉ rặt những bụi cây lúp xúp, sim móc mọc chen nhau nhiều vô kể. Bom đạn tàn phá, chất độc da cam huỷ diệt suốt mấy chục năm chiến tranh ác liệt lại thêm cái khắc bạc của thiên nhiên Quảng Trị làm cho những cánh rừng ở đây sớm bị lụi tàn, trơ trụi. Thời ấy tôi còn trai trẻ, dù đang hừng hực ngọn lửa tình yêu nhưng mỗi bận đạp xe vượt đèo Cùa cũng mệt bở hơi tai. Đường dốc, có cả cua tay áo, một bên là vách núi, một bên là vực sâu, non tay lái hoặc đứt phanh là  "hy sinh" như chơi. Thế mà, thứ bảy tuần nào chàng thiếu uý và cô giáo sinh sư phạm là hai đứa chúng tôi cũng chở nhau về thăm ba mạ ở tận thôn Mai Lộc của vùng Cùa khuất nẻo xa xôi. Chao ôi, sao mà thương thế những ngày "yêu nhau mấy núi cũng trèo/mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua"...
            
 

Nhớ mãi một lần gặp Bác

11/07/2023 lúc 08:57







R





ất may, khi từ Liên Xô về Việt Nam, đúng lúc có đoàn đại biểu anh hùng miền Nam ra thăm Bác. đoàn gồm: Tạ Thị Kiều (Mười Lý), Hồ Vai, Huỳnh Văn Đảnh, Trần Dưỡng, Lê Chí Nguyện. Tôi là người chiến sĩ duy nhất của miền Bắc được phép vào đoàn để đến thăm Bác. Vinh dự này thuộc về các chiến sĩ Cồn Cỏ. Nếu không có Cồn Cỏ anh hùng, chắc tôi không được chú ý đến như thế. Điều đó là hiển nhiên.
Sáng ngày 19/10/1965, người của anh Vũ Kỳ ra báo:
- Trần Đăng Khoa chuẩn bị, ba giờ chiều có mặt ở cổng số 6 để đi gặp cấp trên.
Tôi đoán ngay là đi gặp Bác Hồ. Cả buổi sáng ấy nôn nao khó tả. Dù đã gặp Bác bốn lần rồi mà vẫn hồi hộp, thao thức. Trưa ăn không biết ngon, ngủ không yên, thao thức hoài. Để đợi đến ba giờ chiều, tôi đi cắt tóc, là ủi áo quần, một việc mà tôi chưa từng làm. Nhưng muốn được thật đẹp để gặp Bác.
Đúng ba giờ chiều, tôi ra cổng số 3, cũng vừa lúc ấy một chiếc xe màu trắng cũng vừa đến, đậu trước cổng. Chị Hồ Thị Bi bước xuống bảo tôi lên xe. Đoàn anh hùng chiến sĩ miền Nam: Tạ Thị Kiều, Huỳnh Văn Đảnh, Trần Dưỡng, Hồ Vai, Lê Chí Nguyện đã có mặt đầy đủ trên xe. Mọi người đều nôn nao chờ đợi giây phút gặp Bác.
Xe đậu trước vườn Chủ tịch phủ. Vườn rộng, cây cao toả bóng mát, gió lồng lộng, vậy mà sao chúng tôi cứ nóng lòng, cứ hồi hộp.
Chị Hồ Thị Bi bảo:
- Các đồng chí hàng ngũ chỉnh tề, trật tự, nghiêm chỉnh.
Không xa trên con đường ngay phía trước chúng tôi, tôi nhận ngay ra Bác Hồ, thủ tướng Phạm Văn Đồng và phó thủ tướng Phạm Hùng đang đi tới phía chúng tôi.
.............
 

 

Đêm thức

11/07/2023 lúc 08:57

1. Ông Gạt lặng lẽ nhìn ra biển. Mùa biển lặng mà bến bãi vắng teo, lèo tèo vài con thuyền ra khơi cập bến, lưa thưa kẻ mua người bán. Năm mươi năm ra khơi vào lộng gắn bó với vùng biển này, ông hiểu rất rõ tính tình của biển. Ông nhận thấy những gì biển đã hào phóng dâng tặng quê ông và cả những gì mà con người làm biển nổi giận. Ông kỳ vọng mọi thứ sẽ được đổi thay và lại đợi chờ...

« 5960616263 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

20/04

25° - 27°

Mưa

21/04

24° - 26°

Mưa

22/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground