Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 20/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bút ký

Phóng sự ảnh

Người về bên chân sóng

11/07/2023 lúc 08:57






T





rước khi về thôn Thái Lai - xã Vĩnh Thái, một làng chài đẹp,  thanh bình trù phú vào hàng bậc nhất vùng biển bãi ngang huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, tôi cứ hình dung ra ông Nguyễn Vĩnh Phúc mà mình sắp được gặp là một ông già râu tóc bạc phơ, chân chậm, mắt mờ, nói chuyện được với ông phải nói thật to như gào thi với sóng biển. Nhưng khi được gặp một người đàn ông tầm thước, phong thái khoan hoà, đứng trước ngôi nhà xây khang trang bề thế, nụ cười phóng khoáng đón khách, trong chưa đầy một phút, tôi liên tục đổi cách xưng hô từ ông xuống bác và khi ngồi với ông trong phòng khách, tôi đã tự tin gọi ông Phúc bằng anh, dù tôi biết rằng: ông Nguyễn Vĩnh Phúc năm nay bước sang tuổi sáu mươi sáu và gần tròn bốn mươi năm tuổi Đảng.
 Khi ở nhà, tôi đã hỏi trước anh Trần Hữu Vinh - Giám đốc Trung tâm Thể dục thể thao huyện Vĩnh Linh:...

Cồn Cỏ, một ngày mới

11/07/2023 lúc 08:57

 





N





hững ngày đầu năm 2005, thời tiết thật là thất thường, không khí lạnh, gió mùa đông bắc liên tiếp bổ sung, tăng cường, làm cho những chuyến tàu ra đảo Cồn Cỏ luôn bị trễ hẹn. Buổi sáng, trời đang nắng vàng rất ngọt, gió Nồm hây hây, bản tin thời tiết Chào buổi sáng của VTV dự báo “Từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên - Huế trời không mưa, gió nhẹ”, nhưng thuyền trưởng tàu 15 - 11 - 07, thiếu tá Nguyễn Văn Hành nhìn trời, nhìn mây, nói như đinh đóng cột: “Chiều tối nay sẽ có gió mùa đông bắc, chưa xuất bến được đâu, nhà báo!”. Theo kinh nghiệm của anh, cứ giữa hai đợt gió mùa đông bắc sẽ có một khoảng thời gian biển lặng yên như tờ, đủ cho một chuyến chở hàng ra đảo cấp tốc, với lại, đối với những người đi biển dày dạn kinh nghiệm suốt hơn hai mươi năm qua, anh có thêm một nguồn thông tin về thời tiết rất đáng tin cậy nữa, đấy chính là bản tin thời tiết biển của đài khí tượng đảo Bạch Long Vĩ... Và rồi rốt cuộc, cái “khoảng thời gian biển lặng như tờ” giữa hai đợt gió mùa đông bắc ấy đã đến, chúng tôi vội vã bốc hàng, nổ máy. Tàu rời bến Cửa Tùng. Nước biển xanh đậm dần. Từng đàn hải âu trắng bay lượn trước mũi tàu...
Trong buổi làm việc với đồng chí Lê Hữu Phúc - Chủ tịch UBND Quảng Trị, chúng tôi biết Chính phủ đã ra Nghị định về thành lập huyện đảo Cồn Cỏ, các cơ quan, ban ngành tỉnh đang tích cực làm công tác chuẩn bị cho Lễ ra mắt huyện đảo trong thời gian sớm nhất. Cơ cấu nhân sự khoảng hai mươi lăm người, trước mắt có thể sẽ đặt văn phòng đại diện tại thị xã Đông Hà, còn các cơ quan, ban ngành huyện vẫn đóng ở Cồn Cỏ. Vậy là ước mong bấy lâu nay của người dân Quảng Trị nói chung, của cán bộ, chiến sỹ, thanh niên xung phong Cồn Cỏ nói riêng đã trở thành hiện thực. Cồn Cỏ phải là một miền đất “chính danh”, là một đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Trị, cũng như trong những năm chiến tranh, Cồn Cỏ đã từng được mệnh danh  là “chiến hạm không bao giờ chìm”, là hòn đảo anh hùng, trong khói lửa hy sinh anh dũng quật ngã hàng trăm máy bay và tàu chiến Mỹ. Những năm gần đây, dẫu còn nhiều khó khăn vất vả, nhưng thật là tự nhiên, Cồn Cỏ đã trở thành nơi ấp iu bao nhiêu ước mơ và kỳ vọng về một tương lai phát triển. Cồn Cỏ rồi sẽ trở thành hòn đảo biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của mình, vươn lên ngang tầm với quê hương, đất nước, đóng góp vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xung quanh Cồn Cỏ là ngư trường hơn 9000 km2, sản lượng đánh bắt thuỷ sản rất lớn, nhiều khu vực dự đoán có dầu mỏ; Cồn Cỏ lại là một trong mười một điểm chuẩn dùng để tính ra đường cơ sở xác định chiều rộng lãnh hải Việt Nam theo luật biển quốc tế... Vậy nên làm thế nào để Cồn Cỏ phát huy, khai thác tốt được vị thế “đắc địa” của nó, là cả một chiến lược lâu dài... Nhiều dự án công trình đã được thực thi ở Cồn Cỏ, như cầu tàu- cảng cá, hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng, hệ thống cung cấp nước ngọt, làng thanh niên xung phong, những tuyến đường cơ động đã và đang góp sức, phát huy tốt hiệu quả. “Gương mặt” Cồn Cỏ đã đẹp hơn, hiện đại hơn, “ra dáng” là một hòn đảo đã qua thời khốn khó, bước vào thời kỳ làm ăn, làm giàu. Nhưng... vẫn còn đó bao nhiêu điều ngổn ngang, trăn trở... UBND tỉnh đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế – xã hội Cồn Cỏ đến năm 2010, theo đó, Cồn Cỏ sẽ được xây dựng theo hướng phát triển, khai thác dịch vụ du lịch, dịch vụ nghề cá, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Cần phải huy động một nguồn vốn lớn, cần nhiều sức lực và trí tuệ của Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị, huyện đảo Cồn Cỏ, cần phải bền bỉ, chịu khó khăn gian khổ nhiều hơn nữa...
 
 

Sự học ở quê tôi

11/07/2023 lúc 08:57






C





ó một nhà nghiên cứu ở Huế, quê ở Quảng Trị, đã nói với tôi rằng anh đã tò mò thử thống kê các tên tuổi, quê quán của các nhà khoa bảng thuộc triều Nguyễn, từ tiến sĩ đến cử nhân qua các sách vở còn lại thì thấy người Quảng Trị chiếm con số đông nhất trong các nhà thờ xưa còn để tên trên bảng vàng bia đá. Anh bạn bèn lập luận rằng, sở dĩ Quảng Trị có nhiều người đỗ đạt dưới triều Nguyễn, chính vì Quảng Trị gần Huế nhưng không phải là Huế, nên con cái có chí tự lập, không ỷ lại vào cha mẹ, không mong chờ vào thế "con ông cháu cha" mà chỉ biết lo học. Mặt khác, nhờ ở gần kinh đô, nên có thể tìm thấy thầy giỏi, bạn giỏi và sách hay. Người Quảng Trị hơn hẳn mọi tỉnh khác, chỉ cần đi bộ một ngày là đến Huế, cái nôi đào tạo nhân tài của nhà Nguyễn. Anh bạn tôi phân giải tiếp, Quảng Trị xưa học giỏi là vì vốn là một tỉnh thuần nông, đất đai khô cằn, khí hậu khắc nghiệt, và chỉ có sự học mới có cách cứu gia đình thoát nghèo, và cũng không còn cách nào khác. Anh bạn tôi vốn là một bác sĩ sống ở Paris mà bấy lâu tôi cứ tưởng là quê anh ở Huế. Cũng như anh vẫn nghĩ về tôi như vậy. Anh tâm sự với tôi: Đời ông nội tôi nghèo lắm; có lẽ dân Châu Phi cũng không nghèo bằng dân Quảng Trị. Hồi tôi lớn lên ở quê với ông nội, chỉ được ăn cơm với mắm xương cá; nghĩa là mắm không phải làm bằng cá mà bằng xương cá, do nhà giàu vứt đi, nhà mình nhặt làm mắm. Ông mệ tôi cực khổ mấy cũng cố cho cháu ăn học, mà mắt tôi đã chứng kiến một thế hệ những bà mẹ Quảng Trị hay đi Huế tìm mua sách về cho con học; sách của hội truyền giáo cũ chép tay "sách đắt mấy cũng mua". Nhờ thế, mỗi làng quê ở Quảng Trị đều có những "thư viện" nho nhỏ, tức là những chiếc rương...

Đất này chỉ một ngọn cờ vàng sao

11/07/2023 lúc 08:57












 một điểm cầu truyền hình bên bờ sông Hiền Lương đêm nay, trước giờ lên sóng, cả bầu trời nặng trĩu những đám mây đen sũng nước. Đang có mưa nguồn nơi tít tắp Trường Sơn và âm âm chớp giật phía bể Đông trước mặt. Sông Hiền Lương thẩm lại, lăn tăn dậy lên khi  những giọt mưa đan cài trên bề mặt doàng ra mênh mông và dịu dàng như câu hát. Ở đôi bến sông này, có một thời, hai mươi năm, sông giấu đi, truyền đi, chan hoà, gói gém, lặn vào trong từng thớ nước biết bao câu hát, biết bao thề hẹn, biết bao yêu thương, biết bao căm hờn, biết bao tâm tư nỗi niềm sâu lắng và trên tất thảy là hy vọng sum vầy, đoàn tụ của những lứa đôi, gia đình được nâng lên thành khát vọng thống nhất của cả một dân tộc. Bóng cờ Tổ quốc bên bờ Bắc Hiền Lương không chỉ là niềm kiêu hãnh của miền Bắc nơi đầu cầu giới tuyến mà còn là biểu tượng ý chí đấu tranh thống nhất nước nhà của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chính vì ý nghĩa lịch sử đặc biệt đó, trong cầu truyền hình trực tiếp mang tên “Việt Nam- đất nước tôi” do Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, cầu Hiền Lương được xác định là một điểm cầu chính kết nối với năm điểm còn lại trong cả nước (Quảng trường Ba Đình, Dinh Thống Nhất, Cao Bằng, Cà Mau) và là một điểm nhấn quan trọng trong bản tổng phổ hoành tráng ca ngợi những chiến công anh dũng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm và sức vươn lên của đất nước thời đại Hồ Chí Minh qua 60 năm phát triển...

Ký ức về làng

11/07/2023 lúc 08:57






X





uân đến, những người đi xa hay nhớ về làng. Mỗi người một nỗi niềm, một tâm trạng, một kỷ

Vọng niệm về Huyền Trân Công Chúa

11/07/2023 lúc 08:57

Với chiến lược hòa hiếu tiến dần xuống phía Nam của vua tôi nhà Trần, mùa hạ năm Bính Ngọ, 1306, Công chúa Huyền Trân tuân lệnh vua cha Nhân Tông rời thành Thăng Long xa giá qua Chiêm làm dâu, đưa về cho Đại Việt hai châu Ô, Lý vuông ngàn dặm…

Lính đảo Phan Vinh

11/07/2023 lúc 08:57






C





ánh lính trẻ ở tàu Ti-tan nói với tôi rằng: ở Trường Sa có hai nơi xuồng cập vào khó khăn và nguy hiểm nhất là đảo Phan Vinh và đảo An Bang. Phan Vinh, phần chìm của đảo là vách đá dựng đứng không thoải dần ra như các đảo khác nên khi sống đập vào bị cuộn ngược trở ra thành hình lưỡi búa. Tàu của ta đến đây có lúc gặp sóng cấp sáu đã không buông neo nổi hoặc không thể cho xuồng cập bờ được. Lúc ấy, người trên boong tàu, người trên bờ đảo nước mắt dân dấn giơ tay vẫy vẫy nhau. Cái động tác khó đặt tên chính xác, nửa như là chào chia xa, nửa như là gọi trở lại.
Cuộc đổ bộ lên Phan Vinh chiều nay của chúng tôi may mắn thay không gặp phải cảnh đó. Trời và biển như trộn lẫn vào nhau, hòa điệp một màu xanh ngăn ngắt mêng mang. Gió đại dương chỉ thoáng qua như những tiếng thở dài. Khe khẽ.
Lính đảo, một nửa quân phục chỉnh tề xếp hàng đứng trên bờ, một nửa đứng sẵn dưới nước để phụ trợ với lính tàu đẩy xuồng cao su vào. Trời lặng biển yên như thế mà những con sóng ở thềm đảo vẫn cứ cồn lên làm chao chiêng cặp xuồng cao su mong manh như đôi lá giữa mây nước miên man...

Con người, năm tháng và những hoài niệm

11/07/2023 lúc 08:57

 





D





ễ thường có đến mười lăm năm tôi mới trở lại nước Nga, kể từ năm 1991 sau khi hoàn thành khóa thực tập sinh cao cấp tại trường Đại học quốc gia Matxcơva. Chuyến đi tháng sáu năm 2006 vừa qua là theo lời mời của Viện văn học thế giới mang tên Gorki (thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga) và Viện hàn lâm nghệ thuật Phương Đông, nhằm thực hiện công trình hợp tác khoa học- văn hóa giữa hai nước mà chúng tôi là thành viên.
Sau mười giờ bay liên tục, chiếc máy bay Boing 777 của Hãng hàng không Việt Nam đã hạ cánh an toàn xuống sân bay quốc tế Đêmôđêđôvô. Ấn tượng đầu tiên là tâm trạng không lấy gì làm dễ chịu khi qua cửa khẩu Hải quan Matxcơva: cách làm việc chậm chạm, nhiêu khê, gây phiền hà. Cũng có cái lý của phía bạn, nhưng chủ yếu là do lỗi của một số bộ phận hành khách Việt Nam: Hộ chiếu hết hạn, giấy tờ không hợp lệ, thủ đoạn đi ngang về tắt v..v.. Nhưng rồi đối với chúng tôi, đoàn đại biểu Hội hữu nghị Việt- Nga, mọi bực dọc nhanh chóng lùi lại, nhất là phút gặp gỡ đoàn đại biểu Quỹ Hoà Bình Matxcơva do bà Xlasôva Lilia Pavlôpna Chủ tịch, dẫn đầu đón chúng tôi tại sân bay. Bấy giờ nhiệt độ ngoài trời là 140C, se lạnh, dễ chịu, những tia nắng đầu tiên chiếu dọi hắt ánh sáng lên những khóm bạch dương xanh rờn quanh sân bay. Mười lăm năm vật đổi sao dời v..v.. nhưng lòng người thì vẫn nguyên vẹn tình hữu nghị truyền thống Việt- Nga. Những nụ cười, những cái bắt tay, những câu thăm hỏi sức khoẻ, công việc, cuộc hành trình của các thành viên hai phía thật chân thành và cảm động như anh em lâu ngày tái ngộ. Người đóng vai trò nổi bật trong suốt chuyến đi với đoàn ở Matxcơva và Xanh-Petecbua là Lê Minh Dần, bí thư thứ nhất  Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, một nhà ngoại giao năng động, nhiệt tình, thông thạo tiếng Nga, lái xe giỏi, dí dỏm với nhiều câu chuyện tiếu lâm. Buổi gặp gỡ với bạn đầu tiên diễn ra tại Học viện kinh tế và pháp luật Matxcơva- một thành viên của Hội hữu nghị Nga- Việt. Tại buổi gặp mặt còn có nhiều nhà khoa học, nhà văn Nga nổi tiếng, những viên tướng, những chuyên gia đã từng sang giúp đỡ Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh chống xâm lược. Theo lời giới thiệu của GS.TSKH V.P.Buianốp, giám đốc Học viện kinh tế và pháp luật là một tổ chức khoa học- giáo giục phi chính phủ được thành lập năm 1993 để đào tạo kỹ sư kinh tế và luật sư các lĩnh vực. Cơ sở vật chất của Học viện là khu cư xá của một nhà máy dệt, được sửa chữa lại trở nên khang trang, có đủ các giảng đường, thư viện, văn phòng, ký túc xá đang trên đường phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Học viện có hai hội đồng chấm luận án tiến sĩ (doctor nauk) và phó tiến sĩ (Kanđiđat nauk) với 85 nghiên cứu sinh và thực tập sinh cao cấp, 7 phân viện và khoảng 3500 sinh viên trong đó Việt Nam chỉ có 3 người. Viện đã chủ trương liên hợp đào tạo với các trường đại học ở Ba Lan, Pari, Hămbuốc, quản trị hành chính ở Canađa và cả ở Đại học Thái Nguyên. Chúng tôi coi đây là mô hình giáo dục- đào tạo- nghiên cứu khoa học được xã hội hoá thành công nhờ sự ủng hộ về mặt chính sách của Nhà nước Nga, sự đóng góp của các nhà doanh nghiệp và các nhà hoạt động xã hội. V.P.Baianốp còn là một cựu chuyên gia ở nhà máy nhiệt điện Phả Lại, đã từng giữ chức Bí thư Đảng uỷ, bộ phận chuyên gia Xô Viết vào những năm 70. Trong buổi gặp gỡ, chúng tôi còn nhận được quà của Học viện, quí nhất là hai cuốn sách vừa được xuất bản nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày đại thắng chủ nghĩa phát-xít. Cuốn sách ghi lại những hoài niệm của các chuyên gia quân sự Xô Viết trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam do Nhà xuất bản "Ekazamen" ấn hành có tên: Chiến tranh ở Việt Nam... Điều đó đã xảy ra như thế nào? (1965 - 1973). Đây là cuốn sách quý, hiếm dày trên 500 trang sách, của 29 tác giả, phần lớn là tướng lĩnh, sĩ quan quân đội Xô viết sang giúp Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ vào những năm 60, 70 (Tk.XX). Lời thưa đầu của cuốn sách có đoạn: "Cuốn sách này là một thử nghiệm trình bày một phần không lớn, nhưng hết sức quan trọng trong bức tranh lịch sử to lớn của quan hệ Xô- Việt, chúng tôi hy vọng rằng, những mẫu chuyện giản dị, nhưng chân thật của những người tham gia vào sự kiện sẽ giúp cho đồng bào chúng ta hiểu rõ thêm sự thật lịch sử của cuộc đấu tranh của Việt Nam chống quân xâm lược của đế quốc Mỹ, hiểu thêm về sự hy sinh quên mình của các chuyên gia trong những điều kiện khó khăn của cuộc chiến trên không". Cuốn thứ hai nhan đề: Liên Xô- đó là một từ không bao giờ quên (2006), được giới thiệu với một tư cách là sách giáo khoa giáo dục tình thần quốc tế cho các sinh viên do Học viện kinh tế và luật pháp Matxcơva xuất bản. Ở đây người đọc gặp lại những tên tuổi quen biết. Ngoài những nhà ngoại giao nước ta tại Nga là những nhà khoa học, những nhà hoạt động xã hội vốn không xa lạ với bạn đọc Việt Nam: GS.TSKH N.i.Niculin; Tiến sĩ sử học, Uỷ viên hội hữu nghị Xô- Việt E.V.Kôbêlép; E.P.Gladunốp - Chủ tịch hội hữu nghị với Việt Nam, Viện sĩ viện hàn lâm quốc tế các công trình nghiên cứu hệ thống (MAXi); C.M.Lôcsin - thư ký thường trực hiệp hội quốc tế của Quỹ Hoà Bình; X.A Xômốp - vị chỉ huy xuất sắc của không quân Xô Viết, bốn lần “Huân chương cờ đỏ”, hai lần Huân chương “chiến tranh vệ quốc” và nhiều vị khác. Tất cả những bài viết của họ tuy có khác nhau về sự kiện, về những hoài niệm những ngày sống và chiến đấu ở Việt Nam, nhưng tất cả họ đều có một hướng đánh giá: Đó là sự khẳng định cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là chính nghĩa được sự giúp đỡ hào hiệp của Liên Xô và nhân loại tiến bộ. Mở đầu cuốn sách là một câu hỏi: Tại sao Ban lãnh đạo Hội hữu nghị Nga - Việt ủng hộ sáng kiến của những người làm sách?- "Cách giải thích thật đơn giản- thế hệ cao tuổi đã ra đi, còn tuổi trẻ mong muốn và cần phải biết lịch sử đất nước mình không chỉ ở những cuốn sách của các nhà sử học, chính trị học, mà còn là tiếng nói của các nhân chứng lịch sử, những người đã tham gia vào sự kiện này hay sự kiện khác về sau trở thành lịch sử, cần phải biết những trang sử không bao giờ quên của quá khứ mà con cháu chúng ta có quyền tự hào về điều đó"....

Đầu nguồn sáng hòa bình

11/07/2023 lúc 08:57

 





1





. Hoà Bình là đất Mường. Nói đến Hòa Bình là nhớ Dốc Cun nổi tiếng ác liệt trong kháng chiến chống Pháp với những đoàn dân công thồ gạo đạn lên mặt trận Điện Biên. Nhắc đến Hoà bình lại nhớ Quang Dũng: Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. (Tây Tiến). Nhắc đến Hoà Bình ai cũng nhớ đến nước khoáng nổi tiếng Kim Bôi, nhớ bài hát Nụ cười sơn cước của nhạc sĩ Tố Hải sáng tác trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp: Ai về sau dãy núi Kim Bôi/ Nhắn rằng tim tôi chưa phai mờ/ Hình dung một chiếc thắt lưng xanh/ Một chiếc khăn màu trắng trăng/ Một chiếc vòng sáng long lanh...
Nhưng có lẽ ấn tượng nhất đối với tôi trong đợt đến Hòa Bình tháng Tư vừa qua là Nhà máy thuỷ điện, nơi Đầu nguồn sáng Hòa Bình. Quả thực từ mười hai năm nay, cả nước dùng ánh sáng Hòa Bình, đêm đêm ánh điện Sông Đà thắp sáng hàng chục triệu gia đình Bắc Trung Nam, tạo ra vô số công việc làm ăn trong công cuộc đổi mới của đất nước, nhưng hẳn có rất nhiều người chưa biết nguồn sáng ấy đã ra đời như thế nào... Bởi thế mà khi được cô hướng dẫn viên du lịch Sông Đà dẫn đi trên đường hầm dẫn vào gian máy, đứng ngắm tám tổ máy điện đồ sộ của Nhà máy Thuỷ điện Hòa Bình, vàng chói nằm dưới lòng núi sâu một trăm năm mươi ba thước, bao nhiêu xúc động trào dâng... Phải gọi đây là một công trình kỳ vỹ.
Đây là lần thứ hai tôi được đến Thuỷ điện Hòa Bình. Lần thứ nhất vào cuối năm 1985, tôi là đại biểu dự Đại hội Nhà văn trẻ toàn quốc lần thứ 2. Sau đại hội một số nhà văn trẻ miền Trung và miền Nam được công ty xây dựng Thuỷ điện Sông Đà mời lên tham quan công trường xây dựng Nhà máy thuỷ điện lớn nhất Đông Nam á. Đoàn nhà văn trẻ chúng tôi lúc đó có các nhà văn mà đến hôm nay tên tuổi đã trở nên gần gũi với bạn đọc cả nước như Nguyễn Trọng Tín, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Đức Thọ (đã mất) Dạ Ngân, Ngô Khắc Tài, Trần Thuỳ Mai, Tôn Nữ Thu Thuỷ, Nguyễn Đông Thức, Song Hảo, Hồng Vân.v.v.. do nhà thơ Hữu Thỉnh làm trưởng đoàn. Đoàn được ông Ngô Xuân Lộc, lúc đó là Tổng giám đốc công ty xây dựng Thuỷ điện Sông Đà tiếp đón rất nồng nhiệt. Lúc đó nhà máy đã được khởi công được 6 năm (bắt đầu từ ngày6-11-1979), và đã tiến hành ngăn Sông Đà đợt 2 (9-1-1986). Trên công trường lúc đó hàng vạn công nhân trẻ đang miệt mài lao động khoan núi, đắp đập, ngăn sông. Ai cũng biết những năm 85, 86 của thế kỷ trước, nền kinh tế nước ta ở trên bờ vực thẳm, nên cuộc sống của công nhân Thuỷ điện Sông Đà vô cùng vất vả, phải ăn bo bo, phải chịu cảnh không điện, phải ở những khu lán tập thể tre nứa sơ sài. Nhưng nhìn gương mặt của họ ai cũng hồ hởi, nổ mìn khoan đá, xúc đất đá, đào đường hầm, lái xe cẩu, xe xúc, xe ben chạy ầm ầm suốt đêm ngày. Cờ Tổ quốc, cờ Đảng được cắm trên mui xe, trên sườn núi... Sau này tôi mới biết thời kỳ cao điểm, trên công trường có trên ba mươi sáu ngàn công nhân, kỹ sư làm việc trong đó có năm nghìn chiến sỹ quân đội thuộc Binh đoàn 12 và bảy trăm năm mươi chuyên gia Liên Xô. Thật là một đại công trường. Chúng tôi được chỉ huy công trường dẫn đi tham quan nơi khoan núi làm tám cửa nhận nước, nơi đắp đập chặn dòng. Sông Đà là con sông dữ, đất đá đổ bao nhiêu cũng bị cuốn đi. Để ngăn Sông Đà người ta phải đúc hàng chục ngàn khối bê tông lớn hình tháp, mỗi khối nặng gần ba tấn, có móc phía trên, rồi cẩu thả xuống dòng nước, mới ngăn được sông. Một khối bê tông ngăn sông như thế được đặt trong nhà truyền thống của Nhà máy. Trong khối bê tông ấy có chứa “bức thư thế kỷ”. Bức thư do nhà báo Thép Mới chấp bút và được lãnh đạo tối cao của hai nước Việt Nam- Liên Xô cùng ký gửi đến thế hệ một trăm năm sau của Việt Nam, nghĩa là chín mươi năm nữa bức thư mới được mở!.
Dẫn chúng tôi đi tham quan công trường, ông Ngô Xuân Lộc tâm sự: “Các bạn là nhà văn trẻ, là nhà văn tương lai của đất nước. Các bạn đang ở trên một công trường trẻ. Chúng tôi gọi là “công trường trẻ” vì ở đây tất cả thợ khoan đá, lái xe, lái máy xúc, thợ hàn, thợ nguội... đều hai mươi ba mươi, ba nhăm tuổi cả. Quá tuổi đó là phải lui về tuyến sau, như trong bóng đá vậy. Vì không trẻ nên không thể lái xe ben, xe xúc đi như băng trên sườn núi ở độ dốc nghiêng mười lăm đến hai mươi độ được. Sơ suất một chút là rơi xuống vực...Vâng, tôi trẻ đang làm nên nguồn sáng cho “Tổ Quốc”. Sự so sánh văn chương ấy làm tôi nhớ mãi đến bây giờ. Từ đó, tôi hình dung công việc xây dựng Nhà máy thuỷ điện Sông Đà khó khăn và gian nguy đến thế nào. Vì khi đó nước ta vừa ra khỏi cuộc chiến, nên trong chủ trương thiết kế xây nhà máy lớn này phải đảm bảo nhà máy tồn tại được trong điều kiện chiến tranh. Nghĩa là phải đưa nhà máy vào lòng núi. Tốn kém hơn và khó khăn hơn vạn lần so với xây dựng nhà máy thuỷ điện bây giờ. Đó là một thách thức lớn đối với đội ngũ kỹ sư và công nhân Việt Nam, cũng là một thách thức lớn về ngân sách tài chính đất nước lúc ấy. Chúng ta phải vay vốn của Liên Xô và trả dần về sau này.
Buổi tối hôm ấy, tại “chỉ huy sở” công trường, chúng tôi được thưởng thức ruợu cần Hòa Bình. Uống rượu rồi nghe người đẹp Hồng Vân hát, đọc thơ, ai cũng bốc. Đêm đó, dù rượu đẫm người, tôi vẫn không sao ngủ được, hình như Sông Đà đang hớp hồn tôi. Tôi phát hiện ra một tứ thơ đẹp: Người uống rượu cần đang vít cần rượu hút lửa vào lòng mình, còn ngoài kia núi cũng đang cúi xuống vít Sông- Đà- cần- rượu làm nên lửa sáng cho đời. Bài thơ “Cần rượu Sông Đà” tôi làm ngay trong đêm thức Sông Đà đầu tiên ấy, rồi chép vào sổ tay, cho đến ngày trở lại Hòa Bình lần này mới nhớ lại. Núi dường như cũng thuộc dáng em / quỳ xuống vít Sông- Đà - cần - rượu / lòng đá thức muôn âm thanh kỳ diệu / sương vô tư sương bỗng rối qua cành / Đông tái tê mà mắt long lanh / ấy là đêm Sông Đà thứ nhất / núi lơ lững đầu cánh tay cần trục / tôi lửng lơ đầu câu hát bạn bè...
2. Sáng ngày mười hai tháng Tư, xe chúng tôi từ Cửa Lò, Nghệ An theo Quốc lộ 1A đến gần thị xã Ninh Bình thì rẽ lên hướng rừng Cúc Phương, đi Hòa Bình. Đường xấu, xe xóc, đến thị xã Hòa Bình thì đã gần bốn giờ rưỡi chiều, người mệt lữ. Thế mà khi các anh Viên- Chủ tịch hội, anh Lượng- Phó chủ tịch, nữ nhà thơ trẻ dân tộc Mường Tuyết Mai... Hội Văn nghệ Hòa Bình mời rượu thì ai cũng hăng hái, phấn khích hẳn lên. Rượu Hòa Bình ngon và dịu. Mới bốn lượt cạn chén, Tuyết Mai đã ghé vào tai tôi thủ thỉ đọc thơ: “Rượu em/ Cất từ mắt lửa than.../ Rượu của lòng người ngồi trên đống lửa.../ Uống đi anh / Uống cho tay nắm tay bén lửa/ Uống cho mắt nhìn nhau như sấm chớp đổ trời...”. Đúng rượu ấy phải sinh ra thơ ấy. Uống rượu xong chúng tôi đi bộ ra đập thuỷ điện. Đêm rằm, trăng soi đất Mường núi đồi nhấp nhô, hùng vĩ. Lần đầu tiên trong đời tôi được ngắm toàn cảnh Thuỷ điện Hòa Bình vào đêm trăng. Gió từ Hồ thuỷ điện thổi mát rượi. Tuyết Mai bảo tôi: “Gió ở đây là gió tươi”! Gió tươi- đó là tính từ chỉ gió rất hay, rất lạ mà lần đầu tiên tôi được nghe. Là giáo viên dạy Trường chính trị tỉnh nên Mai bảo tôi: “Anh muốn viết cái gì về Thuỷ Điện Hoà Bình để em cung cấp tài liệu cho”. Mai chỉ cho tôi đâu là Nhà điều hành và làm việc của Tổng Công ty Thuỷ Điện Sông Đà, đâu là cửa xả nước. Mai bảo hồ này có diện tích tới hai trăm km2, mực nước bình thường cao một trăm mười lăm mét, mực nước chết là tám mươi mét. Người ta nuôi cá và tổ chức du lịch trên hồ. Hàng trăm ngọn núi thành đảo. Mùa nước, nhìn hồ mênh mông, có thể đi thuyền đến nhiều tỉnh vùng Tây Bắc. Lượng nước hàng năm của Sông Đà lên tới năm mươi tám tỷ mét khối, mà hồ chứa nước Hòa Bình có dung tích 9,45 tỷ khối, trong đó nước để khai thác năng lượng là 5,65 tỷ khối. Như thế thuỷ điện Hòa Bình mới khai thác được 10% lượng nước Sông Đà, nên Nhà nước sẽ xây tiếp thuỷ điện sông Đà ở Sơn La và Lai Châu. Vừa qua Nhà máy Thuỷ điện Sơn La đã khởi công xây dựng...

Linh chi, cây cỏ thần tiên

11/07/2023 lúc 08:57






T






háng ba, đất trời Thành Cổ ngập tràn trong ánh nắng xuân, ngập tràn trong dòng người và xe cộ ngược xuôi. Tháng ba, tôi vào Thành Cổ. Tôi đã hàng chục lần vào Thành Cổ, có khi dừng lại lâu lâu, có khi chỉ ngang qua, nhưng lần nào cũng vậy, Thành Cổ luôn là mảnh đất tôi yêu mến. Trải hơn ba mươi năm dựng xây, dù có cái chưa làm được, có cái đang dở dang, nhưng Thành Cổ Quảng Trị, thị xã nhỏ bên dòng Thạch Hãn thơ mộng, từng làm rạng danh lịch sử đấu tranh bởi 81 ngày đêm, từng bị nát vụn dưới lớp lớp đạn bom kẻ thù…hôm nay đã có thể mạnh mẽ vươn lên như một sức trai trẻ tràn đầy sinh lực. Vì thế tôi muốn nói rằng, Thành Cổ hôm nay không chỉ là nơi để người ta tưởng niệm, tri ân với những gì của quá khứ mà còn là nơi được người ta chú ý đến bởi những gì mà người dân ở đây đang làm để xây dựng một Thành Cổ, xây dựng một thị xã ngày càng tươi đẹp hơn. Trong chuyến vào Thành Cổ lần này tôi muốn tìm đến với những người đang lao động sản xuất.
         “Thị xã hôm nay có nhiều mô hình làm ăn tiêu biểu, có nhiều gương sản xuất, kinh doanh giỏi trên các lĩnh vực và tôi muốn giới thiệu với anh một cơ sở sản xuất nấm Linh Chi khá nổi tiếng ở ngay giữa lòng Thành Cổ này. Ông là kỹ sư Lê Văn Quỳnh!”. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Trị, anh Nguyễn Trí Tuân đã nói với tôi như vậy...

Một cây cầu và những vận hội…

11/07/2023 lúc 08:57






N





hững ngày cuối cùng của năm 2006 khép lại bằng một tin vui: khánh thành cầu Hữu Nghị 2 bắc qua sông Mêkông. Nghĩ cũng lạ lùng, sự kiện thông tuyến một cây cầu ở tận  nước ngoài lại khiến nhiều người ở khu vực miền Trung háo hức mong ngóng và nhất là người Quảng Trị lại rất đổi phấn khởi. Làm sao có thể không vui mừng được khi đường 9, cái “xương sống kinh tế” của tuyến hành lang Đông Tây, chạy từ Đông Hà lên Lao Bảo, xuyên thêm 250 cây số nữa trên đất bạn Lào để rồi lâu nay chỉ dừng lại ở thị xã Savẳn bên bờ đông sông Mekong, nay thì với cây cầu “Bảy mươi triệu đô” nhịp vươn của con đường đã băng qua miền Đông Bắc Thái Lan, lên tận bờ ấn Độ Dương của thành phố cảng Mawlamyine (Mianmar).
Chiếc đũa thần cho những miền đất nghèo khó

Hành lang kinh tế Đông Tây (East West Economic Corridor-EWEC)-một khái niệm nghe rất “sang”, nhưng thật ra đó chính là một dự án nhằm khai phóng tiềm năng những miền đất đang còn khó nghèo ở Nam Mianmar- Đông Bắc Thái Lan-vùng Hạ Lào và miền Trung Việt Nam trên một chiều dài 1450km. Và gần mười năm nay, hành lang này bị “bế tắc huyệt đạo” chỉ vì dòng Mekong rộng mênh mông chắn lối, để rồi ngày 20-12-2006 cây cầu Hữu Nghị 2 đã vạm vỡ nối đôi bờ dài hơn hai cây số đã thông tuyến...

Người Bích La thương nguồn nhớ cội

11/07/2023 lúc 08:57

Mặc cho tiết trời Tết lạnh giá, mưa rét dầm dề, chợ đình Bích La mồng ba Tết vẫn nhóm họp rộn rã, nhộn nhịp từ tảng sáng như đã họp từ bao giờ đến bây giờ và mãi mãi muôn sau khi xuân về, Tết đến, như một lẽ huyền nhiệm của mùa xuân, của đất trời. Chợ đình Bích La đặc biệt mỗi năm chỉ họp một phiên nên dáng vẻ rộn rã, nhộn nhịp của chợ là của cả một năm dồn tụ lại và chính cái dáng vẻ này đã thể hiện sinh khí và phong vận trường cửu của làng Bích La, một làng Việt nổi tiếng, trong dòng chảy bất tận của lịch sử...

Những người đánh bom

11/07/2023 lúc 08:57

Trích ký sự “Đường qua tuyến lửa”
...Sau khi hoàn thành nhiệm vụ mở đ­ường 20 – Quyết thắng, cả xe ủi và Vũ Tiến Đề được chuyển sang Binh trạm 14, cùng với đội 25 thanh niên xung phong, bảo vệ đoạn đ­ường từ Km65 đến Km83. Đó là đoạn đ­ường hết sức hiểm trở, vách ta luy đá tai mèo chênh vênh, một bên là thung lũng sâu thẳm quá tầm nhìn. Mỗi nắm đất vốc lên từ vùng này đều có vài mảnh bom. Chiếc xe ủi không số hàng ngày theo Đề ra giải phóng mặt đường, như là một ân nhân dày tình, nặng nghĩa. Nó có một sức sống và sức mạnh thần kỳ, mang trên mình dày đặc vết bom đạn. Nó nh­ư một chiếc hầm di động kiên cố đã hàng trăm lần cứu anh thoát chết, dưới hàng trăm loạt bom nổ của giặc Mỹ. Nó nhiều lần cùng Đề cưỡi lên bãi mìn sát th­ương, ép cho mìn nổ như­­ ngô rang. Sau năm 1966, giặc Mỹ đã dùng nhiều vũ khí và phương tiện hiện đại để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc vào miền Nam. Chúng thả dày đặc bom phát quang, bom phá, bom từ trường, rải cả mìn hỗn hợp tai hồng, v­ướng là nổ, để cản đư­ờng, không cho công binh tác nghiệp. Mới đầu nhiều đồng chí bộ đội của ta đã phải hy sinh. Không thể bó tay trư­ớc những dã tâm thâm độc của kẻ thù, Vũ Tiến Đề đã cùng anh em nghiên cứu, dùng nứa bó xung quanh thành xe ủi, trừ lưỡi ben và bánh xích, chừa một lỗ nhỏ để nhìn. Tr­ước xe, dùng một bó nứa dài, đập dập đầu thành hình cái chổi, buộc là là mặt đất. Sau xe, dùng dây song buộc vài cây tre rừng. Xe đi, vừa đẩy, vừa quét, làm cho mìn nổ nh­ư pháo. Thế là tất cả các loại bom mìn hiện đại mà các nhà khoa học tầm cỡ của Mỹ dày công nghiên cứu, chế tạo, đã phải vô hiệu hoá trước cây tre của “ Thánh Gióng” thời chống Mỹ. Một lần, Đề đang bị cảm mệt, nhưng Binh trạm lại có lệnh bằng mọi giá đêm nay phải thông đư­ờng để vận chuyển hàng lên phía trước. Quên cả ốm đau, Vũ Tiến Đề bật dậy gọi chính trị viên Kiều và đại đội phó Trữ đến hội ý...

Những Thành trì của nhân cách

11/07/2023 lúc 08:57






C





húng tôi, bùi ngùi nhìn sang Nhan Biều, uy nghi sừng sững dưới nắng trời một tượng đài liệt sĩ, nơi hàng năm quân và dân Quảng Trị cùng cả nước tổ chức dâng hương hoa, thả hoa đăng trên sông để tưởng nhớ, tri ân về một thời Hoa Lửa, nơi các liệt sĩ nằm xuống cho Tổ quốc đứng lên, trong trận tái chiếm cổ thành Quảng Trị, 81 ngày đêm năm 1972. Bạn tôi đọc bài thơ của Lê Bá Dương – nghệ sĩ nhiếp ảnh - người lính cổ thành Quảng Trị:
Đò qua Thạch Hãn xin chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm…
Tuổi hoa tôi ở Quảng Trị, xa mấy mươi năm, nay cùng đoàn về thăm khi tuổi sáu mươi mốt. Thời gian chưa bãi biển hoá nương dâu, nhưng sức tàn phá của chiến tranh biến cái xóm nhỏ của tôi thành xa lạ. Cho dù dòng Thạch Hãn và ngôi trường Nam tiểu học thi thoảng vẫn hiện trong tôi chấp chới một dòng hoài niệm xa ngái.
Các bậc cha chú kể cho tôi nghe rằng, cách nay tròn nửa thế kỷ, một cuộc vượt ngục đúng vào Tết Quý Tỵ của những người tù đặc biệt SPCO (Spéciaux) đào hầm, đào địa đạo, đục Thành Cổ Quảng Trị ra khỏi nhà lao Pháp về với đồng đội. Trung tá Nguyễn Xuân Dược, nguyên Hiệu trưởng trường Quân sự Bình Trị Thiên, với giọng ấm vang quê Phong Điền, Thừa Thiên Huế, bác Dược tường thuật: “Trong Thành Cổ lúc bấy giờ địch (Pháp) xây nhà lao lớn, căn ngoài giam thường dân, căn trong giam tù đặc biệt. Nơi đây, tường cao, rào kín: trên giàn mướp, quanh kéo thép gai bùng nhùng. Trong Thành Cổ có thành đất dày 9m, trên thành cứ 40m một vọng gác, ngày đêm chúng canh phòng cẩn mật. Quanh Thành Cổ còn bao bọc hồ rộng 6m, sâu 2m, ven hồ đường xe ôtô tuần tiễu, sát đường là sân vận động Trí Bưu có hai lô cốt ngầm đèn sáng suốt đêm. Chúng chia tù SPCO thành mười tổ, toàn sam cử một người biết tiếng Pháp làm Sếp - đờ - căn. Nhờ gần Tết, tụi lính ở hai lô cốt ngầm đưa gái vào vui chơi và đánh bạc, chúng lơi lỏng canh gác. Anh em chia hai toán đi sát lô cốt đến tập kết ở bãi tha ma Công giáo. Mật khẩu, hỏi: “Xê” đáp “Ô”. Anh Tảo dẫn anh em đến Hải Đạo. Bộ đội và Công an huyện cấp áo quần, cơm nước và giấy tờ cho anh em về đơn vị cũ. Đoàn Quảng Trị gồm tám đồng chí: Minh, Hướng, Nuôi, Tảo, Thuyên, Mỹ, Sắt, Huỳnh. Đoàn Thừa Thiên gồm mười đồng chí: Dược, Luyện, Nghê, Mao, Nghiệp, Hào, Phú, Lợi, Cự, Thùy”. Các bác biên chế, tổ chức vượt ngục bí mật: chọn những người tin cẩn cho vào tổ 10, vì tổ 10 là nơi ẩm thấp nhất lại sát thành đất. Chọn miệng hầm ngay cửa vì Tây vào điểm danh ngày hai lần, nó đứng nơi cửa cầm ba - toong sớn sác nghiêng ngó khắp phòng, nhưng lại quên chú ý chỗ nó đứng; Chọn bác Luyện và bác Nghê đào đất, hai bác chấp nhận cảm tử khi địch phát hiện. Và mười người chuyển đất, sáu người canh gác, phục vụ hai người đào. Hầm có đường kính 0,8m, sâu 1,5m, từ hầm đào ra một địa đạo dài 9m, sâu 0,8m, rộng 0,6m. Đào từ 24 giờ đến 4 giờ sáng phải nghỉ để ngụy trang. Ngụy trang bằng cách chắn một tấm ván không cho đất lọt vào địa đạo, bỏ nửa bao tải đất xuống, tiếp thêm bao thứ hai. Sở dĩ bỏ hai bao đất để bưng lên bưng xuống cho dễ. Trên cùng lấp 0,5m đất, nện thật chặt rồi mới lấy tro rải lên, phun nước và lấy chai lăn cho giống nền cũ. Khi đào tuần tự giở lên và làm ngược lại. Dùng xẻng tự chế bằng đai thùng tô-nô để xắn đất cho vào bao chuyền lên, người ngoài chia nhau giả đi cầu đổ đất vào thùng tô-nô hố xí, vài ngày anh em gánh thùng tô-nô đi đổ, nhưng không thể trộn đất vào nhiều được, nên mỗi đêm chỉ đào 0,2m2 đất. Ban lãnh đạo vượt ngục cử người đề nghị Sếp-đờ-căn xin Tây phòng nhì cho đào hào thoát nước quanh sân. Nhờ vậy, ta trộn đất mới vào địch không phát hiện.”...

Không có tàu để xa bờ

11/07/2023 lúc 08:57






S





au tết Nhâm Thìn, tôi trở lại làng biển Cửa Việt (Gio Linh – Quảng Trị), nơi hơn mười năm trước hàng chục chiếc tàu xa bờ trị giá hàng tỉ đồng mỗi chiếc nằm phơi mưa phơi nắng trên bờ. Và thật bất ngờ khi gặp nơi đây những tỉ phú đánh bắt xa bờ, và càng bất ngờ hơn, khi hàng chục ông chủ - ngư dân giỏi giang khác phải chịu cảnh nằm bờ vì… không có tàu để xa bờ. 
Ngân hàng vay tiền của ngư dân
Tôi hỏi những ngư dân gặp trên đường về biển Cửa Việt rằng ai là người có tàu xa bờ công suất lớn nhất vùng này, họ đều chỉ cho tôi ngôi nhà xây nơi mặt tiền đường xuyên Á nối từ quốc lộ 1A về tận biển Cửa Việt. Vừa gặp tôi, nghe giới thiệu là nhà báo của Lao Động, ông Võ Lới – chủ nhân ngôi nhà có chiếc tàu xa bờ 400 CV – reo lên: “Tui biết chú rồi. Mấy năm trước tui đã đọc bài báo chú nói về chuyện tàu xa bờ của dự án phải nằm bờ ở Cửa Việt này. Nói chung là như ri, chủ trương của Nhà nước đầu tư cho ngư dân đóng tàu công suất to để đánh bắt xa bờ là rất trúng, nhưng cách làm lại quá sai, nên hậu quả là tiền mất tật mang. Tiền cho chương trình xa bờ mất nhiều dữ lắm, nhưng mất lớn nhất là làm mất lòng tin của Nhà nước đối với ngư dân làm ăn chân chính, chục năm nay, ngư dân có vay mượn chi của ngân hàng được mô…”...
 

Ký ức tháng Tư

11/07/2023 lúc 08:57






Q





uê tôi ở ngay bên bờ Nam sông Bến Hải. Khi tôi vừa chào đời cũng là lúc chiến tranh diễn ra ác liệt. Mỹ thiết lập hàng rào điện tử Mac-na-ma-ra với con mắt thần Cồn Tiên, Dốc Miếu biến cả một vùng rộng lớn dọc theo bờ nam con sông Bến Hải thành vành đai trắng. Trong tầm ngắm của bom đạn Mỹ, Trung Sơn trở thành mục tiêu huỷ diệt, mạng sống con người trở nên quá mỏng manh.
Trước tình hình cấp bách Đảng và Nhà nước chủ trương sơ tán toàn bộ dân ra khỏi vùng chiến sự ác liệt. Từ tháng 5 năm 1967 cho đến đầu năm 1968, chia thành nhiều đợt, người dân Trung Sơn chủ yếu là phụ nữ, trẻ con và người già sơ tán ra các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá...Một số ở lại bám trụ địa bàn vừa chiến đấu vừa sản xuất. Những năm tháng ấy dù còn nhỏ nhưng tôi vẫn cảm nhận được rất rõ nỗi đau chia cắt và nỗi khát khao được đoàn tụ từ những người thân của mình.
Mỗi năm, cứ đến thời khắc này nhất là khi Gio Linh, Cam Lộ và các huyện, thị khác trong tỉnh tưng bừng kỷ niệm ngày quê hương hoàn toàn giải phóng lòng tôi lại nôn nao. Cảm xúc của những ngày cuối cùng trên mảnh đất Tân Kỳ, Nghệ An như sống lại. Chúng tôi một lũ trẻ dù không hiểu mấy về thời cuộc vẫn sung sướng truyền tai nhau: Sắp về quê rồi! Đứng ngồi không yên, cả bọn rủ nhau ra giếng nước đầu làng đùa nghịch té nước vào nhau ướt sủng. Người lớn bồn chồn trước bao nỗi mừng vui xen lẫn lo âu. Tôi càng ngạc nhiên khi thấy người lớn đều khóc và băn khoăn tự hỏi tại sao lại khóc trước một niềm vui như thế. Tháng 4 năm 1973, theo những chuyến xe chúng tôi trở về quê hương.
Đến bây giờ trong tôi vẫn còn in đậm cảm giác lần đầu tiên trong đời được đi xa. Ngồi trong xe tôi quan sát thấy hai bên đường thấy những đồi cát chói chang, những bầy dê cheo leo trên các sườn núi. Thỉnh thoảng cả đoàn xe phải dừng lại để các chú công binh phá bom. Đường chỉ là những vệt mòn nham nhở vết cày xới và mùi thuốc súng còn vương vải khắp nơi. Từ Tân Kỳ về đến sông Bến Hải phải mất cả tuần lễ. Mấy đứa trẻ lóc nhóc trạc tuổi tôi không còn sức để đùa nghịch mà nằm bẹp dí trên xe. Sau những ngày ngất ngưỡng trên đường, cuối cùng chúng tôi đã về và nhìn thấy quê hương sau bao nhiêu năm xa cách. Cảm giác đầu tiên đập vào mắt là sự huỷ diệt. Cả một vùng rộng lớn mênh mông chỉ còn trơ lại những vệt cỏ tranh. Nắng dường như gay gắt hơn khi khắp nơi không một bóng cây. Chúng tôi ở trong những túp lều tạm rồi sau đó bứt cỏ tranh chặt tre để dựng nhà. Về đến quê hương mới biết chiến tranh chưa kết thúc, ba tôi vẫn còn cầm súng, đâu đó vẫn còn vọng lại tiếng súng nổ. Người làng tôi bắt đầu công cuộc kiến thiết khi quê hương Quảng Trị chưa được giải phóng hoàn toàn, một số xã của huyện Hải Lăng còn nằm dưới sự kiểm soát của quân địch. Tháng 4 năm 1973 với Gio Linh quê tôi là cột mốc, là sự khởi đầu một chặng đường xây dựng phát triển...

Nhật ký chiến trường

11/07/2023 lúc 08:57


Ngày 07/5
Đường vào không đợi mùa trăng
Hành quân dưới ánh sao băng giữa trời.
 
Chạng vạng tối, lệnh rời hậu cứ nhằm hướng Tây Nam thẳng tiến. Lúc này trên trời đủ loại máy bay Mỹ quần đảo. Lũ AD6, A37 được  L19, OV10 chỉ điểm gầm rít lao xuống cắt bom, làm bùng lên những đám lửa khói rờn rợn. Mất Quảng Trị, chúng như một đám thú dữ cắn càn bậy bạ.

Thăm Trường Dục Thanh - Nơi ghi dấu hành trình của Bác

11/07/2023 lúc 08:57






Đ





ến thăm khu di tích Trường Dục Thanh hôm nay, chúng tôi như được gặp Bác, được nghe lời Bác dạy trong những tháng Người đã dừng chân dạy học nơi ngôi trường này. Cảm xúc dâng trào khi được ngồi vào những dãy bàn ghế trong lớp học của học trò Trường Dục Thanh khi xưa, nghe cô hướng dẫn viên Văn Thị Kim Hưng kể về ngôi Trường Dục Thanh và chặng đường lịch sử trong “buổi bình minh” trên hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác.
Trường Dục Thanh – Nơi ghi dấu hành trình của Bác
Tôi đến thăm Trường Dục Thanh vào ngày trung tuần tháng 4/2012. Những ngày này, rất đông các em học sinh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, du khách trong và ngoài nước cũng đang đến thăm Trường Dục Thanh. Đây là ngôi trường mà Nguyễn Tất Thành (tên gọi của Bác Hồ lúc 20 tuổi) đã dừng chân dạy học một thời gian trước khi vào Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước.
Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 trên phần đất gia đình cụ Nguyễn Thông, một nhà thơ yêu nước thời bấy giờ ở làng Thành Đức (nay số 39 Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận).Đây là ngôi Trường Tư thục có nội dung giảng dạy tiến bộ ở tỉnh Bình Thuận lúc bấy giờ, do hai người con trai của cụ Nguyễn Thông là Nguyễn Quý Anh và Nguyễn Trọng Lội sáng lập nhằm truyền bá tư tưởng của phong trào Duy Tân do cụ Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng ở Trung Kỳ.
Thầy giáo Nguyễn Tất Thành đến ngôi trường Dục Thanh cuối tháng 8, đầu tháng 9/1910. Đây là một trong những điểm dừng chân sau khi Nguyễn Tất Thành rời Trường Quốc học Huế vào Bình Định, Phan Rang, rồi vào xứ Duồng (nay là xã Chí Công, huyện Tuy Phong, Bình Thuận). Trường Dục Thanh khi thầy giáo Nguyễn Tất Thành đến dạy học có khoảng sáu mươi học sinh các lớp tư, ba, nhì, nhất và bảy thầy giáo giảng dạy các môn: Hán văn, Pháp văn, Quốc văn… Nguyễn Tất Thành là thầy giáo trẻ nhất (20 tuổi), dạy lớp nhì, chủ yếu là dạy chữ Quốc ngữ và Hán văn... Đặc biệt, ngoài những nội dung được phân công giảng dạy, thầy giáo Nguyễn Tất Thành còn truyền bá cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên qua việc dẫn các em đi thăm những cảnh đẹp ở Phan Thiết như: bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, đình làng Đức Nghĩa…

« 6061626364 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

21/04

25° - 27°

Mưa

22/04

24° - 26°

Mưa

23/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground