20/09/2024 lúc 16:52
30/09/2024 lúc 16:52
Trích ký sự “Đường qua tuyến lửa”
...Sau khi hoàn thành nhiệm vụ mở đường 20 – Quyết thắng, cả xe ủi và Vũ Tiến Đề được chuyển sang Binh trạm 14, cùng với đội 25 thanh niên xung phong, bảo vệ đoạn đường từ Km65 đến Km83. Đó là đoạn đường hết sức hiểm trở, vách ta luy đá tai mèo chênh vênh, một bên là thung lũng sâu thẳm quá tầm nhìn. Mỗi nắm đất vốc lên từ vùng này đều có vài mảnh bom. Chiếc xe ủi không số hàng ngày theo Đề ra giải phóng mặt đường, như là một ân nhân dày tình, nặng nghĩa. Nó có một sức sống và sức mạnh thần kỳ, mang trên mình dày đặc vết bom đạn. Nó như một chiếc hầm di động kiên cố đã hàng trăm lần cứu anh thoát chết, dưới hàng trăm loạt bom nổ của giặc Mỹ. Nó nhiều lần cùng Đề cưỡi lên bãi mìn sát thương, ép cho mìn nổ như ngô rang. Sau năm 1966, giặc Mỹ đã dùng nhiều vũ khí và phương tiện hiện đại để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc vào miền Nam. Chúng thả dày đặc bom phát quang, bom phá, bom từ trường, rải cả mìn hỗn hợp tai hồng, vướng là nổ, để cản đường, không cho công binh tác nghiệp. Mới đầu nhiều đồng chí bộ đội của ta đã phải hy sinh. Không thể bó tay trước những dã tâm thâm độc của kẻ thù, Vũ Tiến Đề đã cùng anh em nghiên cứu, dùng nứa bó xung quanh thành xe ủi, trừ lưỡi ben và bánh xích, chừa một lỗ nhỏ để nhìn. Trước xe, dùng một bó nứa dài, đập dập đầu thành hình cái chổi, buộc là là mặt đất. Sau xe, dùng dây song buộc vài cây tre rừng. Xe đi, vừa đẩy, vừa quét, làm cho mìn nổ như pháo. Thế là tất cả các loại bom mìn hiện đại mà các nhà khoa học tầm cỡ của Mỹ dày công nghiên cứu, chế tạo, đã phải vô hiệu hoá trước cây tre của “ Thánh Gióng” thời chống Mỹ. Một lần, Đề đang bị cảm mệt, nhưng Binh trạm lại có lệnh bằng mọi giá đêm nay phải thông đường để vận chuyển hàng lên phía trước. Quên cả ốm đau, Vũ Tiến Đề bật dậy gọi chính trị viên Kiều và đại đội phó Trữ đến hội ý...
30/09/2024 lúc 16:52
C
húng tôi, bùi ngùi nhìn sang Nhan Biều, uy nghi sừng sững dưới nắng trời một tượng đài liệt sĩ, nơi hàng năm quân và dân Quảng Trị cùng cả nước tổ chức dâng hương hoa, thả hoa đăng trên sông để tưởng nhớ, tri ân về một thời Hoa Lửa, nơi các liệt sĩ nằm xuống cho Tổ quốc đứng lên, trong trận tái chiếm cổ thành Quảng Trị, 81 ngày đêm năm 1972. Bạn tôi đọc bài thơ của Lê Bá Dương – nghệ sĩ nhiếp ảnh - người lính cổ thành Quảng Trị:
Đò qua Thạch Hãn xin chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm…
Tuổi hoa tôi ở Quảng Trị, xa mấy mươi năm, nay cùng đoàn về thăm khi tuổi sáu mươi mốt. Thời gian chưa bãi biển hoá nương dâu, nhưng sức tàn phá của chiến tranh biến cái xóm nhỏ của tôi thành xa lạ. Cho dù dòng Thạch Hãn và ngôi trường Nam tiểu học thi thoảng vẫn hiện trong tôi chấp chới một dòng hoài niệm xa ngái.
Các bậc cha chú kể cho tôi nghe rằng, cách nay tròn nửa thế kỷ, một cuộc vượt ngục đúng vào Tết Quý Tỵ của những người tù đặc biệt SPCO (Spéciaux) đào hầm, đào địa đạo, đục Thành Cổ Quảng Trị ra khỏi nhà lao Pháp về với đồng đội. Trung tá Nguyễn Xuân Dược, nguyên Hiệu trưởng trường Quân sự Bình Trị Thiên, với giọng ấm vang quê Phong Điền, Thừa Thiên Huế, bác Dược tường thuật: “Trong Thành Cổ lúc bấy giờ địch (Pháp) xây nhà lao lớn, căn ngoài giam thường dân, căn trong giam tù đặc biệt. Nơi đây, tường cao, rào kín: trên giàn mướp, quanh kéo thép gai bùng nhùng. Trong Thành Cổ có thành đất dày 9m, trên thành cứ 40m một vọng gác, ngày đêm chúng canh phòng cẩn mật. Quanh Thành Cổ còn bao bọc hồ rộng 6m, sâu 2m, ven hồ đường xe ôtô tuần tiễu, sát đường là sân vận động Trí Bưu có hai lô cốt ngầm đèn sáng suốt đêm. Chúng chia tù SPCO thành mười tổ, toàn sam cử một người biết tiếng Pháp làm Sếp - đờ - căn. Nhờ gần Tết, tụi lính ở hai lô cốt ngầm đưa gái vào vui chơi và đánh bạc, chúng lơi lỏng canh gác. Anh em chia hai toán đi sát lô cốt đến tập kết ở bãi tha ma Công giáo. Mật khẩu, hỏi: “Xê” đáp “Ô”. Anh Tảo dẫn anh em đến Hải Đạo. Bộ đội và Công an huyện cấp áo quần, cơm nước và giấy tờ cho anh em về đơn vị cũ. Đoàn Quảng Trị gồm tám đồng chí: Minh, Hướng, Nuôi, Tảo, Thuyên, Mỹ, Sắt, Huỳnh. Đoàn Thừa Thiên gồm mười đồng chí: Dược, Luyện, Nghê, Mao, Nghiệp, Hào, Phú, Lợi, Cự, Thùy”. Các bác biên chế, tổ chức vượt ngục bí mật: chọn những người tin cẩn cho vào tổ 10, vì tổ 10 là nơi ẩm thấp nhất lại sát thành đất. Chọn miệng hầm ngay cửa vì Tây vào điểm danh ngày hai lần, nó đứng nơi cửa cầm ba - toong sớn sác nghiêng ngó khắp phòng, nhưng lại quên chú ý chỗ nó đứng; Chọn bác Luyện và bác Nghê đào đất, hai bác chấp nhận cảm tử khi địch phát hiện. Và mười người chuyển đất, sáu người canh gác, phục vụ hai người đào. Hầm có đường kính 0,8m, sâu 1,5m, từ hầm đào ra một địa đạo dài 9m, sâu 0,8m, rộng 0,6m. Đào từ 24 giờ đến 4 giờ sáng phải nghỉ để ngụy trang. Ngụy trang bằng cách chắn một tấm ván không cho đất lọt vào địa đạo, bỏ nửa bao tải đất xuống, tiếp thêm bao thứ hai. Sở dĩ bỏ hai bao đất để bưng lên bưng xuống cho dễ. Trên cùng lấp 0,5m đất, nện thật chặt rồi mới lấy tro rải lên, phun nước và lấy chai lăn cho giống nền cũ. Khi đào tuần tự giở lên và làm ngược lại. Dùng xẻng tự chế bằng đai thùng tô-nô để xắn đất cho vào bao chuyền lên, người ngoài chia nhau giả đi cầu đổ đất vào thùng tô-nô hố xí, vài ngày anh em gánh thùng tô-nô đi đổ, nhưng không thể trộn đất vào nhiều được, nên mỗi đêm chỉ đào 0,2m2 đất. Ban lãnh đạo vượt ngục cử người đề nghị Sếp-đờ-căn xin Tây phòng nhì cho đào hào thoát nước quanh sân. Nhờ vậy, ta trộn đất mới vào địch không phát hiện.”...
30/09/2024 lúc 16:52
S
au tết Nhâm Thìn, tôi trở lại làng biển Cửa Việt (Gio Linh – Quảng Trị), nơi hơn mười năm trước hàng chục chiếc tàu xa bờ trị giá hàng tỉ đồng mỗi chiếc nằm phơi mưa phơi nắng trên bờ. Và thật bất ngờ khi gặp nơi đây những tỉ phú đánh bắt xa bờ, và càng bất ngờ hơn, khi hàng chục ông chủ - ngư dân giỏi giang khác phải chịu cảnh nằm bờ vì… không có tàu để xa bờ.
Ngân hàng vay tiền của ngư dân
Tôi hỏi những ngư dân gặp trên đường về biển Cửa Việt rằng ai là người có tàu xa bờ công suất lớn nhất vùng này, họ đều chỉ cho tôi ngôi nhà xây nơi mặt tiền đường xuyên Á nối từ quốc lộ 1A về tận biển Cửa Việt. Vừa gặp tôi, nghe giới thiệu là nhà báo của Lao Động, ông Võ Lới – chủ nhân ngôi nhà có chiếc tàu xa bờ 400 CV – reo lên: “Tui biết chú rồi. Mấy năm trước tui đã đọc bài báo chú nói về chuyện tàu xa bờ của dự án phải nằm bờ ở Cửa Việt này. Nói chung là như ri, chủ trương của Nhà nước đầu tư cho ngư dân đóng tàu công suất to để đánh bắt xa bờ là rất trúng, nhưng cách làm lại quá sai, nên hậu quả là tiền mất tật mang. Tiền cho chương trình xa bờ mất nhiều dữ lắm, nhưng mất lớn nhất là làm mất lòng tin của Nhà nước đối với ngư dân làm ăn chân chính, chục năm nay, ngư dân có vay mượn chi của ngân hàng được mô…”...
30/09/2024 lúc 16:52
Q
uê tôi ở ngay bên bờ Nam sông Bến Hải. Khi tôi vừa chào đời cũng là lúc chiến tranh diễn ra ác liệt. Mỹ thiết lập hàng rào điện tử Mac-na-ma-ra với con mắt thần Cồn Tiên, Dốc Miếu biến cả một vùng rộng lớn dọc theo bờ nam con sông Bến Hải thành vành đai trắng. Trong tầm ngắm của bom đạn Mỹ, Trung Sơn trở thành mục tiêu huỷ diệt, mạng sống con người trở nên quá mỏng manh.
Trước tình hình cấp bách Đảng và Nhà nước chủ trương sơ tán toàn bộ dân ra khỏi vùng chiến sự ác liệt. Từ tháng 5 năm 1967 cho đến đầu năm 1968, chia thành nhiều đợt, người dân Trung Sơn chủ yếu là phụ nữ, trẻ con và người già sơ tán ra các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá...Một số ở lại bám trụ địa bàn vừa chiến đấu vừa sản xuất. Những năm tháng ấy dù còn nhỏ nhưng tôi vẫn cảm nhận được rất rõ nỗi đau chia cắt và nỗi khát khao được đoàn tụ từ những người thân của mình.
Mỗi năm, cứ đến thời khắc này nhất là khi Gio Linh, Cam Lộ và các huyện, thị khác trong tỉnh tưng bừng kỷ niệm ngày quê hương hoàn toàn giải phóng lòng tôi lại nôn nao. Cảm xúc của những ngày cuối cùng trên mảnh đất Tân Kỳ, Nghệ An như sống lại. Chúng tôi một lũ trẻ dù không hiểu mấy về thời cuộc vẫn sung sướng truyền tai nhau: Sắp về quê rồi! Đứng ngồi không yên, cả bọn rủ nhau ra giếng nước đầu làng đùa nghịch té nước vào nhau ướt sủng. Người lớn bồn chồn trước bao nỗi mừng vui xen lẫn lo âu. Tôi càng ngạc nhiên khi thấy người lớn đều khóc và băn khoăn tự hỏi tại sao lại khóc trước một niềm vui như thế. Tháng 4 năm 1973, theo những chuyến xe chúng tôi trở về quê hương.
Đến bây giờ trong tôi vẫn còn in đậm cảm giác lần đầu tiên trong đời được đi xa. Ngồi trong xe tôi quan sát thấy hai bên đường thấy những đồi cát chói chang, những bầy dê cheo leo trên các sườn núi. Thỉnh thoảng cả đoàn xe phải dừng lại để các chú công binh phá bom. Đường chỉ là những vệt mòn nham nhở vết cày xới và mùi thuốc súng còn vương vải khắp nơi. Từ Tân Kỳ về đến sông Bến Hải phải mất cả tuần lễ. Mấy đứa trẻ lóc nhóc trạc tuổi tôi không còn sức để đùa nghịch mà nằm bẹp dí trên xe. Sau những ngày ngất ngưỡng trên đường, cuối cùng chúng tôi đã về và nhìn thấy quê hương sau bao nhiêu năm xa cách. Cảm giác đầu tiên đập vào mắt là sự huỷ diệt. Cả một vùng rộng lớn mênh mông chỉ còn trơ lại những vệt cỏ tranh. Nắng dường như gay gắt hơn khi khắp nơi không một bóng cây. Chúng tôi ở trong những túp lều tạm rồi sau đó bứt cỏ tranh chặt tre để dựng nhà. Về đến quê hương mới biết chiến tranh chưa kết thúc, ba tôi vẫn còn cầm súng, đâu đó vẫn còn vọng lại tiếng súng nổ. Người làng tôi bắt đầu công cuộc kiến thiết khi quê hương Quảng Trị chưa được giải phóng hoàn toàn, một số xã của huyện Hải Lăng còn nằm dưới sự kiểm soát của quân địch. Tháng 4 năm 1973 với Gio Linh quê tôi là cột mốc, là sự khởi đầu một chặng đường xây dựng phát triển...
30/09/2024 lúc 16:52
Ngày 07/5
Đường vào không đợi mùa trăng
Hành quân dưới ánh sao băng giữa trời.
Chạng vạng tối, lệnh rời hậu cứ nhằm hướng Tây Nam thẳng tiến. Lúc này trên trời đủ loại máy bay Mỹ quần đảo. Lũ AD6, A37 được L19, OV10 chỉ điểm gầm rít lao xuống cắt bom, làm bùng lên những đám lửa khói rờn rợn. Mất Quảng Trị, chúng như một đám thú dữ cắn càn bậy bạ.
30/09/2024 lúc 16:52
Đ
ến thăm khu di tích Trường Dục Thanh hôm nay, chúng tôi như được gặp Bác, được nghe lời Bác dạy trong những tháng Người đã dừng chân dạy học nơi ngôi trường này. Cảm xúc dâng trào khi được ngồi vào những dãy bàn ghế trong lớp học của học trò Trường Dục Thanh khi xưa, nghe cô hướng dẫn viên Văn Thị Kim Hưng kể về ngôi Trường Dục Thanh và chặng đường lịch sử trong “buổi bình minh” trên hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác.
Trường Dục Thanh – Nơi ghi dấu hành trình của Bác
Tôi đến thăm Trường Dục Thanh vào ngày trung tuần tháng 4/2012. Những ngày này, rất đông các em học sinh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, du khách trong và ngoài nước cũng đang đến thăm Trường Dục Thanh. Đây là ngôi trường mà Nguyễn Tất Thành (tên gọi của Bác Hồ lúc 20 tuổi) đã dừng chân dạy học một thời gian trước khi vào Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước.
Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 trên phần đất gia đình cụ Nguyễn Thông, một nhà thơ yêu nước thời bấy giờ ở làng Thành Đức (nay số 39 Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận).Đây là ngôi Trường Tư thục có nội dung giảng dạy tiến bộ ở tỉnh Bình Thuận lúc bấy giờ, do hai người con trai của cụ Nguyễn Thông là Nguyễn Quý Anh và Nguyễn Trọng Lội sáng lập nhằm truyền bá tư tưởng của phong trào Duy Tân do cụ Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng ở Trung Kỳ.
Thầy giáo Nguyễn Tất Thành đến ngôi trường Dục Thanh cuối tháng 8, đầu tháng 9/1910. Đây là một trong những điểm dừng chân sau khi Nguyễn Tất Thành rời Trường Quốc học Huế vào Bình Định, Phan Rang, rồi vào xứ Duồng (nay là xã Chí Công, huyện Tuy Phong, Bình Thuận). Trường Dục Thanh khi thầy giáo Nguyễn Tất Thành đến dạy học có khoảng sáu mươi học sinh các lớp tư, ba, nhì, nhất và bảy thầy giáo giảng dạy các môn: Hán văn, Pháp văn, Quốc văn… Nguyễn Tất Thành là thầy giáo trẻ nhất (20 tuổi), dạy lớp nhì, chủ yếu là dạy chữ Quốc ngữ và Hán văn... Đặc biệt, ngoài những nội dung được phân công giảng dạy, thầy giáo Nguyễn Tất Thành còn truyền bá cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên qua việc dẫn các em đi thăm những cảnh đẹp ở Phan Thiết như: bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, đình làng Đức Nghĩa…
30/09/2024 lúc 16:52
Ngày 27 – 7
Bàn giao chốt cho đơn vị bạn, chúng tôi hành quân vào thị xã Quảng Trị lúc nửa đêm. Trăng lúc mờ lúc tỏ, thị xã hiện lên mờ ảo phảng phất những gì xa xưa huyền bí. Không! Thị xã có ngôi thành cổ và những chiếc hầm bí mật mà tôi đã gọi là xa xưa huyền bí được sao? Thị xã không phải là thành quách của các vị thần trong thần thoại Hy Lạp; không phải thành có cây đèn thần mà Ala đin đang đi đến! Thị xã là hiện tại, là sự thật.
30/09/2024 lúc 16:52
T
ôi được sinh ra tại Hội An. Theo mẹ tôi nói đó nhằm ngày Thanh Minh năm Canh Thìn. Thanh Minh trong Âm lịch mỗi năm một khác với ngày Dương lịch. Thành ra ngày trong giấy khai sinh của tôi mang tính đại khái. Có một chi tiết mẹ tôi nhắc mãi. Khi tôi lọt lòng thì Phát Xít Nhật xử bắn nhạc sĩ La Hối (La Hối người Hoa tác giả bài ca bất hủ “Xuân và tuổi trẻ”). Chỉ vì đêm trước nhạc sĩ này diễn vở kịch “Sư tử ngủ” ngụ ý nước Tàu hùng mạnh như sư tử phương đông đang ngủ, sẽ thức dậy tiêu diệt Nhật… Sau này thấy tôi có năng khiếu trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật nên má tôi tin khi hồn nhạc sĩ tài hoa này vừa lìa khỏi xác thì đầu thai vào đứa bé cũng vừa chào đời. Trường bắn ở vùng đồng cát, nơi đây là giang sơn của xương rồng và những con dông, có một địa danh là Mả Bà Thiên. Tôi có tới mười anh chị em. Các anh tôi theo Hướng Đạo, thường cắm trại, chơi trò chơi lớn nhỏ tại đây. Tôi nhỏ quá chưa được làm sói con.
Gia đình tôi theo kháng chiến chống Pháp chín năm. Tôi về lại Hội An học lớp sáu tại trường Trần Quý Cáp. Trường hồi đó là một ngôi đình trên con đường từ phố Hội dẫn xuống Cửa Đại. Tôi học với em một lớp, em là người Hoa. Có một chuyện mà cho đến bây giờ tôi là một ông già hơn bảy mươi từng trải vẫn không biết gọi tên thứ tình cảm đó là gì? Nầy đây chuyến hành hương tìm về cội nguồn…
30/09/2024 lúc 16:52
T
hời gian cứ thế, thấm thoắt trôi. Cuộc đời và số phận của mỗi con người cũng được cuốn theo dòng đời năm tháng, trưởng thành cùng xã hội. Đến khi có dịp hồi tưởng lại thì, Chao ôi! Sao nhanh thế! Mới đó mà đã 40 năm trôi qua.
Ấy là trong những ngày người dân Quảng Trị kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng quê hương, rộn ràng và háo hức mừng ngày hội lớn. Phấn khởi và tự hào với bao thành tựu, đổi mới trên quê hương bao nhiêu thì cũng sâu lắng, ngậm ngùi bấy nhiêu khi nhớ về những năm tháng gian khổ mà hào hùng và chảy nước mắt khi gặp lại những con người của những năm tháng ấy. Dưới đây là một trong những câu chuyện đầy cảm động đó.
Ngày 13.3.2012 trong tiết trời mưa phùn se lạnh của cái rét tháng hai. Như đã thông báo trước, tôi đón anh cùng với đoàn BS. RHM- Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh – Trung tâm RHM Đà Nẵng, ngay tại Trung tâm thương mại Lào- Thái ở Đông Hà. Sau bữa cơm trưa vội vã ở quán Tân Châu, đoàn BS. RHM lên xe đi Ba Lòng cho kịp tổ chức khám chữa bệnh về RHM buổi chiều cho nhân dân. Còn tôi đưa anh (PGS. TS. Lê Đức Lánh - Trưởng khoa RHM đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh) ngược trở lại nhóm khám ở xã Hải Trường, Hải Lăng, nơi Đoàn BS. RHM đại học Y dược Huế đã đến lúc 11h...
30/09/2024 lúc 16:52
M
ình khi được đến Mai Châu. Và tôi đồ rằng, mỗi một ai trong chúng ta khi được lên xe làm một tua du lịch lên Tây Bắc đến huyện lỵ Mai Châu, chắc chắn mỗi một câu thơ trong bài thơ “Tây tiến” của nhà thơ Quang Dũng sẽ lay thức chúng ta bất cứ lúc nào. Nhất là khi xe vượt đèo Toòng Đậu để đổ dốc Thung Khe. Thấp thoáng ẩn hiện trong sương khói, dưới thung sâu giữa non ngàn bóng những dãy nhà sàn, mùi cơm nếp ngào ngạt hương khi qua mỗi bản làng, thì “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” sẽ bật lên, lay thức.
Anh Hà Đức Nam, Phó Chủ tịch thường trực và bé Liên Hội nhà Báo tỉnh Hòa Bình đón chúng tôi tại trung tâm thành phố khi trời đã về chiều. Xe tiếp tục xuất phát, đưa chúng tôi xa dần thành phố, qua dốc Cun, một địa danh lịch sử thời chống Pháp. Ở cụm di tích này, chúng tôi được biết có tượng đài ghi dấu chiến công diệt xe tăng địch của anh hùng Cù Chính Lan. Chiến công của anh được gắn liền với chiến thắng oanh liệt của quân dân ta trong chiến dịch Hòa Bình 1951-1952.
Sau khi vượt dốc Cun, gần một giờ đồng hồ chạy ngoằn ngoèo ven núi đá trắng, xe dừng trên đỉnh đèo Toòng Đậu, chúng tôi được thưởng thức những bắp ngô núi luộc ngay tại các quán tre ven đường nóng hôi hổi, ngọt lừ. Xe tiếp tục đổ dốc Thung Khe để vào Mai Châu. Huyện lỵ Mai châu hiện ra xinh đẹp và bình yên như một bức tranh lụa.Từ lên cao nhìn xuống, chúng tôi được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang, những nếp nhà sàn đều tăm tắp nằm cheo leo trên sườn núi sương mờ như xếp hàng chào đón khách. Tất cả được bao bọc bởi những dãy núi cao vút, có thêm chút khói, chút mây,hai bên là cánh đồng vẫn còn thơm mùi lúa mới và xa xa đâu đó tôi đã nghe thấy tiếng khèn như lời mời chào du khách đến với nơi này...
30/09/2024 lúc 16:52
G
om góp từng hạt nước từ khe suối của vùng Muang Samoyoy (huyện Mường Noòng, Savanakhẹt, Lào), dòng Sê Pôn như bản trường ca lặng lẽ băng qua bao thác ghềnh, vực xoáy, tuôn chảy dưới vầng lá u sầm của đại ngàn Trường Sơn để trước khi đổi dòng quay ngược trở lại dòng “sông mẹ” Mê Kông trên đất nước Lào đã kịp trở thành dòng sông biên giới chảy qua 8 xã, thị trấn của Việt Nam. Ở hai bên bờ của con sông miền biên ải, người dân hai nước Việt Nam – Lào đang hàng ngày, hàng giờ bằng những việc làm nhỏ để gắn kết, vun đắp tình hữu nghị keo sơn, bền chặt Việt – Lào.
“CHÌA KHÓA” GẮN KẾT BẢN – BẢN
“Việc vận động nhân dân các cặp bản kết nghĩa trên tuyến biên giới Việt Nam – Lào giúp nhau phát triển kinh tế từ lâu đã được lực lượng biên phòng xem là “chìa khóa” của sự gắn kết bản – bản. Chính sự gắn kết đó sẽ hướng người dân đến mục tiêu tự nguyện phối hợp với lực lượng biên phòng bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…” - Trung tá Nguyễn Thanh Bình, Đồn phó Đồn Biên phòng Tam Thanh đã nói với chúng tôi như vậy...
30/09/2024 lúc 16:52
C
ó một làng quê uốn mình gần phía hạ nguồn bên bờ bắc sông Bến Hải đã đi qua một thời chiến tranh tàn phá, là nỗi nhớ thương, trông vọng của bờ nam Thủy Bạn, Cát Sơn. Đó là làng Tùng Luật, một miền quê sông nước hữu tình thuộc xã Vĩnh Giang được hình thành cách đâytrên 900 năm, một trong những làng cổ ở huyện Vĩnh Linh. Trải qua bao thế sự đổi thay, nếp sống và các phong tục của làng vẫn vẹn nguyên, lịch sử của vùng đất ngày một dày thêm. Làng quê yên ảvới hàng dừa thướt tha nghiêng bóng xuống dòng sông xuôi về Cửa Tùng hòa vào biển Đông, khiến cho ai đã đến nơi này đều nặng lòng lưu luyến. Đây là một làng ven sông còn giữ được dáng vẻ cổ xưa. Câu hát lưu truyền trong dân gian nói về chốn này còn ngân vang như tình đất tình người thủy chung mãi mãi:
Bến làng Tùng, bến vàng bến bạc
Sông Cửa Tùng vừa mát vừa trong
Người tình ở bên kia sông
Không đò anh cũng băng đồng vượt sang.
Thế mới biết sự hấp dẫn của vùng đất mà nhiều người ao ước tìm đến là có căn nguyên bởi tạo hóa hun đúc mà thành...
30/09/2024 lúc 16:52
D
òng sông Thạch Hãn xuyên qua dọc dài đất Quảng Trị, trước khi hòa mình vào biển Đông qua ngã Cửa Việt dường như đã chiu chắt chút phù sa hiếm hoi của những con sông mảnh và hẹp miền Trung để gửi lại một bãi bồi ngay chốn cửa sông mà dân vẫn gọi là “cù lao” Bắc Phước. Một cái cù lao biệt lập, vây quanh bốn bề sông biển, là cái nôi của cách mạng buổi cơ hàn, vậy mà bao nhiêu năm, hàng ngàn đời dân khắc khoải chỉ trông mong được đi…bộ ra tới trung tâm xã, những đứa trẻ chỉ mong mùa lũ không phải nghỉ học, những ngày mùa hè không phải đi khắp xứ xin nước ngọt. Mấy trăm năm, cái bãi bồi dâu bể ấy nay đã rộng hơn năm trăm hecta với gần ngàn rưỡi cư dân sinh sống. Dài theo những giọt phù sa mặn mòi nơi cửa bể này còn là máu, mồ hôi của những đời người trải dọc hành trình mở đất.
Vốn là vùng đất cù lao biệt lập, từ hơn nửa thế kỷ trước, sau hiệp định Giơnevơ, những cán bộ Việt Minh bám trụ địa bàn , tránh sự truy lùng, khui hầm bí mật, để bảo toàn lực lượng đã tìm ra cù lao Bắc Phước này để được những cư dân nơi đây cưu mang, đùm bọc. Những chiếc thuyền vạn chài ngày ngày đánh cá đi đánh cá trên sông Hiếu, sông Thạch Hãn cũng là những thông tin viên, liên lạc viên cơ sở của cách mạng. Với lợi thế của vùng cửa sông, lại là đất cù lao biệt lập, những năm 1954-1959, Bắc Phước là căn cứ của thường vụ tỉnh ủy Quảng Trị những ngư dân ở Bắc Phước đã được tập hợp để hình thành nên đội thuyền giao liên sông-biển, có nhiệm vụ chuyên chở cán bộ từ vùng Cửa Tùng (vĩ tuyến 17) thâm nhập, vượt tuyến vào đứng chân tại cù lao này rồi tỏa ra đi móc nối, gầy dựng cơ sở ở vùng giáp ranh. Nhiều người trong số họ đã bị địch bắt, tra tấn, nhiều thuyền bè - tài sản cơ ngơi của họ đã cống hiến cho cách mạng mà không một đòi hỏi gì. Đội thuyền vận tải sông biển này tồn tại đến năm 1965 thì giải tán. Nhân một lần Tỉnh ủy tổ chức gặp mặt, mới hay cho đến giờ, công lao họ được ghi nhận chỉ là chiếc “Kỷ niệm chương - Vì sự nghiệp thông tin truyền thông” được Bộ Thông tin truyền thông trao tặng, để họ có chút ký ức về những ngày không tiếc tính mạng của mình để đảm bảo liên lạc cho phong trào cách mạng. Mới hay lòng dân cù lao bao giờ cũng vô tận, như những con sóng cửa sông này…
30/09/2024 lúc 16:52
1 - Đất nước Việt Nam mang dáng hình chữ S. Sơn mạch địa đồ chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam nên đã tạo ra bản năng dòng chảy của những con sông thiên hướng phóng mình thẳng về biển cả. Sau khi đã kịp làm xong cái phần chuyển tải phù sa, tưới mát văn hóa thấm đẫm lên những đôi bờ định mệnh năm tháng từ xa xưa ấy…
Nhưng riêng với con sông Cánh Hòm Quảng Trị quê tôi lại khác. Trước khi giã từ sông mẹ Hiền Lương xanh mơ màng như mây khói để tự đánh mất chính mình trong cái thế giới bản năng mà đi ngang để làm nhiệm vụ cao cả nối hai hệ sông lớn trung tâm phía Nam và trung tâm phía Bắc: Hiền Lương (ở địa phận làng Xuân Hoà) và Thạch Hãn (ở địa phận làng Mai Xá). Cũng như những dòng sông nước Việt, sông Cánh Hòm, trước khi đổ ra biển đông dòng sông đã đã kịp cần mẫn bồi đắp chắt lọc phù sa tưới mát ruộng vườn, sản sinh vô vàn tôm cá ban tặng cho các vùng Xuân Mỵ, Xuân Hoà, Xuân Lâm, Nhĩ Hạ vòng qua cù lao Mai Xá … hòa nhập vào dòng sông mẹ Thạch Hãn mới chịu quay về cửa bể, biến mất trong lòng đại dương mênh mông.
Như đất đai xứ sở này chảy qua bao năm tháng thăng trầm biến thiên của lịch sử. Sông Cánh Hòm cũng vậy, từ xa xưa có tên gọi là Kênh Hàm, Cánh Hòm là do dân thổ địa đọc trại mà thành. Địa chí Triều Nguyễn coi sông Cánh Hòm là một chi lưu của sông Minh Lương/Hiền Lương: Sông Minh Lương “qua ngã ba Xuân Hòa đến xã Xuân Long chia thành ba nhánh: một nhánh chảy về phía đông bắc qua các xã Phúc Lý và Di Luân chừng mười dặm qua cửa Tùng Luật; một nhánh chảy về phía đông nam, qua các xã Cao Xá và Cẩm Phổ chừng chín dặm đến địa hạt huyện Gio Linh, đổ vào sông Thạch Hãn; một nhánh từ Bến Cao chảy về quanh các xã Thủy Khê, Yên Lộc và Cát Sơn hơn mười dặm, rồi hợp nhánh trên, cũng ra cửa Tùng Luật”(1)...
30/09/2024 lúc 16:52
T
ôi cùng Trung tá Nguyễn Thanh Tiềm, Chính trị viên Đồn Biên phòng Mỹ Thủy thả bộ ra bờ biển. Ban trưa, trời chang chang nắng, biển như dâng cao lên, chắc nịch. Gió miên man thổi trên những trảng cát trắng xóa. Tiềm bảo, ở đây quanh năm gió lộng bốn bề, ngọn gió nào cũng thơm lựng mùi cá biển. Tiềm cùng quê Cam Thủy, Cam Lộ với tôi, một vùng bán sơn địa ba phần là đồi, vùng đồng bằng hẹp như lá lúa, vào mùa vụ, vằng hái gặt chưa ấm tay đã vãn. Hai đứa trạc tuổi. Khi tôi đi học thì Tiềm vào bộ đội. Mê mải hết công tác trên miền biên ải, giờ lại về đồn nơi mé sóng. Người bạn chân chất thuở nào bây giờ chững chạc trong cương vị Chính trị viên của một đồn biên phòng trấn giữ vùng trọng yếu về kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Trị.
Là một cán bộ chính trị nhưng Tiềm tỏ ra khá am tường về tình hình phát triển kinh tế của địa phương, chuyện làm ăn của bà con trong vùng và nhất là những thông tin về dự án cảng nước sâu Mỹ Thuỷ được quy hoạch và sẽ xây dựng tại hai xã Hải Khê và Hải An, huyện Hải Lăng. Tiềm phân tích cho tôi hay rằng, phạm vi phục vụ của cảng nước sâu Mỹ Thủy không chỉ gói gọn địa bàn trong tỉnh Quảng Trị, các tỉnh Trung Trung bộ, mà còn tác động tích cực đến cả nước và các nước nằm trên Hành lang kinh tế Đông - Tây. Nơi miền đất còn "quá trời nghèo" này trong tương lai sẽ là khu kinh tế biển tổng hợp, có kết cấu hạ tầng hiện đại, cơ chế thông thoáng, môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Trong giấc mơ về chân trời Mỹ Thủy, có hiện hữu bóng dáng của một thành phố công nghiệp sầm uất, nơi tập trung dịch vụ cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuyền, công nghiệp vật liệu xây dựng và vật liệu mới gắn với lợi thế về tài nguyên và nguồn nguyên liệu, công nghiệp khí gắn với tiềm năng khí lớn trên vùng biển thềm lục địa gần bờ biển tỉnh Quảng Trị...
30/09/2024 lúc 16:52
L
àng tôi nằm cạnh con sông Bến Hải. Sông Bến Hải không to rộng như sông Hồng, mênh mông như sông Cửu Long, nhưng vẫn nổi danh thiên hạ như bất cứ con sông nổi tiếng nào trên trái đất. Trong hơn hai thập kỷ của thế kỷ XX, sông Bến Hải chảy qua làng quê tôi đã trở thành giới tuyến quân sự tạm thời nên mỗi ngọn cỏ, mỗi tấc đất ở đây đều mang trong mình mọt trọng trách lịch sử. Và với người lính cầm súng bảo vệ mảnh đất đầu cầu miền Bắc XHCN và ngọn cờ Tổ quốc, sông Bến Hải không chỉ là kỷ niệm của một thời cầm súng khi đất nước còn chia cắt mà nó còn tạo nên những thác ghềnh trong thân phận tình yêu lứa đôi của họ. Nhiều người trong số họ mãi mãi đã nằm lại ở dòng sông, nhiều người hết chiến tranh không nỡ rời dòng sông để trở về quê nhà mà tình nguyện ở lại để tiếp tục chia sẻ nỗi đau của con người trên vùng đất một thời được gọi là tuyến lửa này.
… Tôi đi xa quê đã lâu nay mới có dịp trở về. Cách đây hơn hai mươi năm, với một cái án kỷ luật không đáng có đến với mình, tôi dường như trắng tay giữa cuộc đời với một công việc nhàm chán ở một công ty cấp huyện. Để mưu sinh cho vợ con, tôi bán nhà cửa, vườn tược đến lập nghiệp ở một vùng quê mới. Bẵng đi hơn mười lăm năm tảo tần mưu sinh ở xứ người, không ngờ hôm nay mình lại cát bụi trở về thăm quê nhà, gặp lại một người lính mà đối với tôi còn là một người bạn đi câu vào những năm khó khăn nhất của cuộc sống thời hậu chiến. Tôi còn nhớ vào một đêm mưa năm 1980 giữa cánh đồng Bến Tám của xã Vĩnh Sơn huyện Vĩnh Linh, vừa ngồi hút thuốc lá lấy khói xua muỗi, ông tâm sự: - Cậu đi câu để phụ vào đồng lương thời bao cấp nuôi vợ con, còn mình đi câu để kiếm thêm tí tiền lo thuốc thang cho bà ấy. Đã đưa bà ấy đi chữa khắp các bệnh viện trong Nam ngoài Bắc, lên tận Lạng Sơn tìm thầy để chữa theo phương thuốc gia truyền mà bệnh vẫn không thuyên giảm…
30/09/2024 lúc 16:52
B
ữa ấy, trong dáng Thu gầy guộc giữa đất trời Quảng Trị, con người quê kiểng và con người thi ca nơi Võ Văn Luyến đưa tôi về quê nhà Hải Lăng của anh bằng con đò nan mộc mạc men theo dòng Ô Lâu trong vắt lời ca dao tình sử. Đó là lúc mỗi làng quê xanh mướt bên muôn khoảnh sóng Ô Lâu thanh bình là mỗi làng sương khói. Chợt, từ đâu đó hoặc sau lũy tre gió hòa tiếng lá hoặc trên dòng sông chảy qua làng yên rồi ra phá rộng vẳng lên giọng ngân vang dài: "Trăm năm đành lỗi hẹn hò/ Cây đa, bến cộ, con đò khác đưa/ Cây đa, bến cộ cònlưa/ Con đò đã thác năm xưa tê rồi". Từ đây, tượng đài tình yêu bất tử này ngấm vào tôi hồn quê Hải Lăng thuần hậu với cát rộng, tình dài.
Cát rộng Hải Lăng, chính phong thổ ấy trải ra trên bạt ngàn cồn cát ven biển, ven sông ở Hải An, Hải Khê, Hải Dương, Hải Tân, Hải Hòa, Hải Thọ, Hải Chánh... Trong màu nắng tươi của sắc Thu chiếu dọi, tôi đọc trên cát trắng Diên Sanh bài ca Mười trứng và nghe Luyến nói về sự uyên áo, lòng lạc quan tuyệt vời của người Hải Lăng và sự uyên áo, lòng lạc quan thuộc vào hàng bậc nhất trong văn học dân gian Việt Nam từ xa xưa: "Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn/ Tháng khốn, tháng nạn/ Đi vay, đi dạm/ Được một quan tiền/ Ra chợ Kẻ Diên/ Mua con gà mái về nuôi/ Hắn đẻ ra mười trứng: Một trứng ung/ Hai trứng ung/ Ba trứng ung/ Bốn trứng ung/ Năm trứng ung/ Sáu trứng ung/ Bảy trứng ung/ Còn lại ba trứng/ Nở được ba con: Con diều tha. Con quạ gắp (quắp). Con mặt cắt lôi/ Lấy chi đâm dánh (nhánh) nảy chồi/ Khổ như ri chừ đà quá khổ/ Lần hồi cũng qua". Theo sự tường minh của Luyến, tôi hiểu ra phẩm chất nghệ thuật rất tự do của bài ca dao này đã cho phép các yếu tố hiện đại có mặt một cách sống động trong một tác phẩm dân gian...
30/09/2024 lúc 16:52
X
óm Đông có chừng trên năm chục nóc nhà, mỗi anh một tính chẳng ai giống ai, nghề nghiệp cơ bản làm nông nhưng cũng lắm kẻ kèm thêm nghề phụ mộc, nề, bốc vác, đóng cối xay…nên nói chung là khá phức tạp. Trong xóm lại tự nhiên hình thành ra mấy khóm nhà do cận lân mà thành. Thế là mỗi khóm lại có những vui buồn riêng, thậm chí bè đảng riêng vừa thân nhau lại vừa hay choảng nhau; còn chuyện hầm hè giữa khóm này khóm kia là chuyện cơm bữa. Ngoài rìa xóm, sát bờ sông Cái có một khóm khoảng mươi nhà, trung tâm là nhà Ngô Tào, mọi người quen gọi hắn là Tào Tháo. Gọi vậy là do quen mồm từ nhân vật Tào Tháo trong sáchTam quốc, lại một phần là anh này lắm mưu kế, bụng dạ khó lường…
Ngô Tào có khu vườn rộng nhất vùng, có lắm thứ lạ, như có hòn non bộ rất to, cây lưu niên, cổ thụ có thứ phải hai vòng tay ôm mốc meo tuổi tác. Tào hay ngồi dưới bóng cây hòe tán rợp phe phẩy quạt uống rượu ngâm thơ, trong bụng rất lấy làm kiêu ngạo coi ta là trung tâm vũ trụ còn thiên hạ chỉ là bọn tiểu nhân. Dưới một gốc đa to, rễ buông kín đầy hang hốc ông nội Tào dựng một cái miếu cũng rất to thờ ngài Khổng Tử. Một dạo, cũng mới đây thôi, anh em nhà Tào chửi nhau, có đứa định đập cho tan cái miếu đi. Kể ra cái miếu đã nhiều lần bị xâm phạm nhưng chỉ tróc lở đôi nơi chứ vẫn đâu ra đó; trong chính điện vẫn là đức ngài bệ vệ ngồi trên sập vàng. Cái số của Khổng Khâu tiên sinh tương lai ra sao không ai biết, nhưng nay thì vẫn uy nghi; ngài ngồi đó nhưng bụng vẫn lo, không biết chúng nó có để yên cho không, chứ chúng cho một mẻ “cách mệnh” nữa như cái dạo nọ, thì có khi…Tào thỉnh thoảng lại dắt vợ ra sân miếu giảng giải về đạo Khổng để nàng hiểu những khái niệm nào quân tử, tiểu nhân, nào tu tề trị bình, rồi nào quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử, nào tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu…và thuyết giáo rằng thiên hạ có trên có dưới, có kẻ hèn có người sang; dòng giống ta anh hùng, nhà ta là nhà có truyền thống thi thư ngàn năm tổ tiên để lại nên phải cố mà giữ lấy…
Hiện tại
26°
Mưa
12/12
25° - 27°
Mưa
13/12
24° - 26°
Mưa
14/12
23° - 26°
Mưa