Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 19/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bút ký

Phóng sự ảnh

Ghi từ một chuyến đi

11/07/2023 lúc 08:57






T





ôi đến La Lay lần thứ nhất khi cửa khẩu La Lay được ChÝnh phñ ra QuyÕt®Þnh nâng cÊpthành cửa khẩu Quốc gia. Lần thứ hai, khi ngành Bưu điện phủ sóng hệ thống thông tin liên lạc đến tận vùng sâu vùng xa của tỉnh thông qua việc lắp đặt hệ thống dàn pin năng lượng mặt trời đầu tiên trong cả nước tại xã Tà Rụt. Lần này, tôi lại được cùng anh chị em văn nghệ sĩ Quảng Trị trở lại vùng biên ải này. Chúng tôi về với những người cán bộ Hải quan, tìm hiểu để biết thêm một chút ít về đời sống và công việc của họ, của một ngành, góp vào vốn hiểu biết trong nghề cầm bút của mình.
Thật sung sướng khi tôi lại được đặt chân lên bên cột mốc R16, cột mốc mà tôi đã từng ghi trong bút ký trước đây của mình. Tất cả những ai có mặt đều muốn được trèo lên bên cột mốc, chụp một bức ảnh kỷ niệm. Trong tĩnh lặng và hïng vÜ  của nói rõng một vùng biên cương, dậy lên trong lòng mỗi chúng tôi tình yêu mãnh liệt Tổ quốc đất nước quê hương mình. Phía bên kia cột mốc, chỉ cách ít bước chân thôi đã không còn là đất thiêng của nước mình rồi. Ba mươi ba ki lô mét đường biên, địa bàn Đồn biên phòng La Lay quản lý cũng là ba mươi ba kilômét cửa khẩu, những người lính Chi cục Hải quan canh giữ, quản lý, kiểm tra, thu thuế, ngăn chặn gian lận thương mại góp vào tăng ngân khố cho đất nước.
Ở dọc dãi biên cương này, những người cán bộ hải quan nếu chỉ làm công tác đăng ký tờ khai quản lý người qua về, những chuyến hàng qua về cửa khẩu, quản lý phương tiện qua lại xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu thôi, thì đơn giản biết mấy. Bởi ở đó, người cán bộ hải quan đêm cũng như ngày cßn phải đối mặt với biết bao âm mưu thủ đoạn xảo quyệt của kẻ thù, âm mưu của những kẻ phản loạn, muốn lật đổ chính quyền, quỷ kế của những kẻ buôn gian bán lận, vượt biên, tuồn hàng qua các đường tiểu mạch trong núi rừng để trốn thuế, hối lộ, gây sức ép, nhất là các đối tượng nguy hiểm như buôn bán ma túy, vũ khí, chất gây nghiện, hàng tiền giả.v.v. làm sao để thu lời bất chính một cách nhanh nhất.
Ở chỗ hàng ngày đối mặt và tiếp xúc với những hàng, tiền, vàng như thế, trong suy nghĩ của nhiều người, cán bộ hải quan được công tác ở cửa khẩu là sung sướng, là mơ ước của nhiều người. Nhưng rồi có trải qua cuộc sống nơi rừng ngàn heo hút này mới biết, mới hiểu được những gì người lính biên phòng, hải quan phải hàng ngày đối mặt. Không ai muốn đánh đổi cuộc sống nơi chốn phồn hoa đô hội để đến sống nơi vùng rừng thiêng nước độc này. Nơi mà mưa nguồn thác lũ có thể cuốn phăng tất thảy mọi thứ. Kể cả trong cơ chế thị trường khi mặt trái của nó tác động, trước những mánh khóe thâm độc, những âm mưu thủ đoạn để lợi dụng, mua chuộc. Chỉ vài ba mét gỗ lậu thôi, hay lờ đi cho những chuyến buôn lậu... là anh có thể có nhà cao cửa rộng, tiền của giàu có sung sướng cả đời. Bởi vậy, mỗi cán bộ đứng chân n¬i này phải thực sự có bản lĩnh mới giữ được sự trong sáng của lòng mình. Nếu không được thế, anh đã góp phần làm suy thoái nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên phải hiểu rằng, ở ngành nào, lĩnh vực nào thì cũng có "con sâu làm bẩn nồi canh" rồi ra sẽ chẳng giữ mình mãi được khi lòng tham đã chế ngự họ.
Trước đây, vào những năm của thập niên chín mươi, ai đã từng đến cửa khẩu tại Quảng Trị, thường bắt gặp cảnh những đoàn xe tải nối dài hàng cây số trên đường đợi được thông quan. Và cũng không ai biết trên những đoàn xe nối dài ấy tài xế giấu trong hàng hóa những hàng lậu gì.Từ "trâu bay", động vật hoang dã; những cuộc đổi chác, những cái gật đầu khó hiểu, người - xe - hàng tấp nập, hệ thống đường tiểu mạch cho những người c­ñ vạn gùi thuê hàng hóa... sẽ không biết cơ man  nào là hàng, là vàng, là những thứ hàng cấm được mua qua bán về ở nơi ®©y.v.v…
Đó là nói chung tình hình dọc mỗi mét đường biên tr­íc ®©y, chứ hôm nay chúng tôi đến, cửa khẩu La Lay vắng tanh vắng ngắt, không một bóng người qua lại, không một chuyến xe hàng qua về. Chúng tôi rời cột mốc đi một đoạn qua phía nước bạn Lào, con đường đất lổn nhổn, lở lói, sồi sụt làm hiện lên trước mắt chúng tôi sự khổ ải của những anh tài xế phải vượt qua quãng đường ngập bùn đất ngày mưa và bụi đỏ ngày nắng để đưa những chuyến hàng qua về giao thương buôn bán. Ở đây, chỉ các chiến sĩ biên phòng và hải quan có mặt ở trạm gác liên hợp tiếp đón chúng tôi mà thôi.
Trong mối quan hệ với Lào, từ Quảng Trị đến tỉnh Salavan của Lào có chung biên giới nhưng không có lối qua. Việc mở cửa khẩu La Lay thực sự thuận lợi trong việc giao thương buôn bán và qua lại với tỉnh bạn. Theo ông Lê Văn Tới, Côc tr­ëng Côc H¶i quan tØnh: từ cửa khẩu La Lay qua tỉnh Salavan, từ Salavan đến thành phố Pakse của tỉnh Campasak (một thành phố trung tâm kinh tế - văn hóa lớn thứ hai của nước Lào sau thủ đô Viêng Chăn) chỉ hơn hai trăm kilômét, thế nhưng, trước đây việc qua lại giữa hai tỉnh của hai nước để tiêu thụ nông sản, mua bán thương mại phải đi đường vòng qua cửa khẩu Lao Bảo xa đến bảy trăm ki lô mét. Trong khi đó hàng hóa, nông sản chủ yếu về qua cửa khẩu La Lay. Hiểu được tiềm năng, lợi thế này, từ những năm 1995, tỉnh đã đầu tư mười tỷ đồng xây con đường từ Tà Rụt đến cửa khẩu La Lay dài mười hai cây số.Và gần đây, tỉnh tiếp tục đầu tư gần bảy chục tỷ đồng để đầu tư xây dựng, sửa chữa tuyến đường này nhằm thúc đẩy giao lưu phát triển kinh tế giữa hai tỉnh Quảng Trị và Salavan cũng như khai thác vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu.
Dù vậy, với vị thế của một cửa khẩu quốc gia, những gì đang có đối với đội ngũ cán bộ công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu mà chúng tôi chứng kiến thực sự khó khăn và thiếu thốn. Tôi cứ phân vân, một đơn vị hải quan vốn được mệnh danh là một ngành mũi nhọn về kinh tế đứng chânnơi cửa khẩu quốc gia, lại tạm bợ trong một căn nhà tôn nóng bức bên cheo leo sườn núi, với một đội ngũ cán bộ ít ỏi 12 người. đứng chõnbuổi trưa hôm naychẳng hạn, nắng trên ngọn núi Chẻ trànxuèng căn nhà mái tôn này không còn rực rỡ nữa mà chói gắt, những người cán bộ Hải quan phải làm mưa nhân tạo cho nước tuôn trên mái tôn giảm ®i sự oi bức nơi độ cao gần ngàn mét so với mực nước biển này để cho chúng tôi bớt đi sự mệt mỏi.Anh Lê Minh Thành, Chi cục trưởng tâm sự rằng, đơn vị thành lập muộn nên ban đầu còn tạm thời như vậy, dù sao trong kế hoạch Chi cục đang được Tổng cục Hải quan đầu tư xây dựng trụ sở trên n¨m tỉ đồng để phù hợp với xu thế cải cách thủ tục hải quan “thuận lợi - tận tụy - chính xác” hiện nay. Là một cửa khẩu vùng biên nhưng mọi hoạt động thương mại dịch vụ ở đây chưa phát triển, chưa trở thành một trung tâm thương mại lớn. So với các cửa khẩu khác trong tỉnh việc buôn gian bán lận ít xảy ra, do đó cán bộ công chức của chi cục cũng đang còn rảnh rang nhiều trong công việc. Nhất là mùa mưa, đường đất nhão nhoét, lầy lội, xe không qua về được, sông suối cũng ngăn không cho đi lại, nên anh em thay nhau trực gác theo giờ hành chính. Chứ không như các cửa khẩu khác phải trực hai bốn trên hai mươi bốn giờ. Công việc tuy không vất vả lắm, ở đây, còn biết bao nhiêu khó khăn, thiếu thốn khác của cuộc sống đời thường. Người cán bộ hải quan nơi cửa khẩu cũng như các chiến sĩ biên phòng luôn sống xa gia đình vợ con, đời sống vật chất cũng như tinh thần hết sức thiếu thốn. Để có được bữa ăn ngon phải đi chợ xa hàng vài chục cây số, hoặc mua ở những “chợ di dộng” của những người cửu vạn thồ hàng bằng những chuyến xe Minxcơ từ chợ trung tâm đến. Hiện tại, ở đây chưa liên lạc được bằng điện thoại di động, chưa có sóng ADSL để sử dụng Internet. Là nói trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, những điều kiện sống bình thường nhÊt ở nơi đô thị cũng chưa có nốt....
 

Kéo pháo vào Điện Biên Phủ

11/07/2023 lúc 08:57

 





B





ước vào chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, trong lúc các đơn vị bạn đi đánh giặc, thì đoàn pháo binh sư đoàn 316 của chúng tôi lại phải chịu nằm bất động tại một khu rừng già tỉnh Lai Châu. Trung đoàn trưởng còn lệnh cho chúng tôi không được ra khỏi rừng, còn pháo thì phải lau chùi sạch sẽ và cất dấu cho thật kỹ, thế mợi lạ chứ!
Cậu Cường bực mình bảo với tôi: - Báo cáo tiểu đội trưởng: đề nghị cho tôi được chuyển sang làm lính bộ binh, chứ cứ ăn chực, nằm chờ thế này thì chịu sao nổi!. Tôi lặng im không nói gì, vì tâm trạng tôi và các anh em cũng đều thế cả. Chiều hôm qua, tôi đi họp nghe thủ trưởng nói về tin chiến thắng, nào là giải phóng tỉnh Lai Châu, ta còn đánh vào thượng Lào giải phóng niền lưu vực sông Nậm Hu; đánh vào trung Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt; ở đồng bằng Bắc Bộ, ta tiêu diệt và bức rút hàng trăm đồn bốt. Có lẽ quê hương Thái Bình của tôi cũng được giải phóng rồi!. Đồng chí còn nói: ở Tây Nguyên ta giải phóng vùng liên khu V, nối liền với hạ Lào v.v..., nghe thủ trưởng báo tin chiến thắng, chúng tôi càng thêm sốt ruột!
Thế rồi bất chợt vào những ngày đầu tháng 11 - 1953, trên bầu trời tỉnh Lai Châu, cứ từng đợt máy bay Hen-cát và Bê-vanh-xít của giặc Pháp cứ thay nhau ném bom xuống quanh khu vực lòng chảo Điện Biên Phủ và các khu vực phụ cận; sau đó từng tốp máy bay Đa-cô-ta, máy bay trực thăng chở quân nhảy dù, những chiếc dù trắng, xanh treo lơ lửng trên bầu trời, rồi hạ xuống đất, rất nhiều, rất nhiều không sao mà đếm xuể; tiếp theo là những chiếc dù rất to thả xuống những vật gì rất lạ. Tôi đưa Pháo đối kính và ống nhòm lên để quan sát, thì ra là những chiếc dù thả những chiếc lô cốt bong ke xuống, để chúng xây dựng ngay trận địa. Lúc này về phía đèo Lũng Lô, dốc Pha Đin và trên con đường từ Điện Biên đi Tuần Giáo và thị xã Lai Châu, máy bay địch cũng oanh tạc rất dữ dội. Sau những đợt ném bom, chúng lại thả xuống những cỗ xe tăng, xe thiết giáp, xe vận tải, những cỗ pháo hạng nặng và các phương tiện chiến tranh khác…, cứ như thể chỉ trong vòng gần một tháng, quân Pháp đã xây dựng xong tập đoàn cứ điểm Điện Bên Phủ, với sân bay Mường Thanh, khu trung tâm chỉ huy cùng với bốn mươi chín cứ điểm để trấn giữ và chúng tuyên bố: đây là tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương mà chúng tuyên bố là: “Bất khả xâm phạm”.
Tôi còn nhớ: ngày 25 - 12 - 1953, trung đoàn pháo của chúng tôi được lệnh tập trung, đồng chí trung đoàn trưởng Chu Phương Đới và chính uỷ Lê Thuỳ  đến để truyền đạt mệnh lệnh, đồng chí trung đoàn trưởng nói: Tôi rất biết các đồng chí thắc mắc - không được ra trận, nhưng đây là chủ trương của Bộ chỉ huy chiến dịch và sự sáng suốt của tổng quân uỷ, của Trung ương Đảng và Bác Hồ. Muốn đánh thắng giặc thì phải bí mật và đặc biệt phải biết thế nào là thật, là giả như Khổng Minh thời tam quốc vậy! Việc các đồng chí ém quân ở đây, nhằm theo dõi động tĩnh và hơn hết là các đồng chí đã đưa được pháo vượt qua đèo Lũng Lô và một số núi đồi hiểm trở khác; đến khi ta mở chiến dịch thì pháo của các đồng chí chỉ còn vượt qua dốc Pha Đin nữa, là ta có thể đột nhập vào trận địa một cách dễ dàng... Ngừng một lát, trung đoàn trưởng phóng tầm con mắt về phía lòng chảo Điện Biên và nói tiếp:
- Tướng NaVa tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp quyết định nhẩy dù lên Điện Biên Phủ, nhằm nhử bộ đội chủ lực của ta lên miền rừng núi hiểm trở, vận chuyển khó khăn, pháo binh ta không có phương tiện gì để leo núi mà đưa được pháo vào trận địa, lúc đó chúng sẽ dùng phi pháo để tiêu diệt bộ độ ta và bình định chiến trường Đông Dương trong vòng mười tám tháng. Nhưng “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Ngày 22 - 12 - 1953 Hồ Chủ Tịch đã trao cờ: “quyết chiến quyết thắng” cho bộ đội và chỉ thị cho toàn quân và toàn dân phải ra sức giết giặc lập công, giành toàn thắng cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Thực hiện quyết tâm này, suốt mấy tháng ròng các lực lượng bộ đội, công binh, thanh niên xung phong và dân công hoả tuyến đã làm hàng trăm ki lô mét đường xuyên qua núi đèo để kéo pháo vào trận địa... Bây giờ đến lượt các đồng chí ra trận đây, tối nay từng phân đội của các đồng chí sẽ họp để hiến mưu hiến kế mà kéo pháo vượt qua dốc Pha Đin vào trận địa một cách an toàn. Tôi giao nhiệm vụ cho các đồng chí!
Sau mệnh lệnh của trung đoàn trưởng, ông còn giới thiệu sơ lược về vị trí của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, ông vừa chỉ bản đồ vừa nói: đây là phân khu Bắc có đồi Độc Lập nằm án ngữ con đường về thị xã Lai Châu; phía Đông là Bản Kéo, phía Tây là Him Lam; đây là khu trung tâm có: sân bay Mường Thanh, tiếp đến khu chỉ huy sở của tướng Đờ-cát-tơ-ri; phía Đông có đồi Hồng Lếch, đồi A1-C1 và rất nhiều cứ điểm quan trọng khác; còn phía Nam có Hồng Cúm, Bản Sơn, Bản Mơ, Bản Bông... Nhiệm vụ trung đoàn pháo của ta, được cụm pháo binh sư đoàn giao phụ trách mặt trận phía Đông. Đại điểm đặt pháo và chiếc hầm của tổ quan trắc đã có công binh lo liệu, các đồng chí quyết tâm mà thực hiện.
Đêm hôm ấy, đại đội trưởng Nam Thanh, ông cho đại đội họp để bàn cách kéo pháo vượt dốc Pha Đin. Cậu Tiếp khổ người thô mập, đôi bắp tay thì to như hai cái dùi dục, gân cốt nổi cuồn cuộn, cậu ta xin phép phát biểu:
- Ta nên tháo rời các bộ phận pháo để khiêng vác, cậu ta vừa chỉ lên đôi vai, vừa bảo: cứ cái đôi vai này là xong hết, việc gì phải bàn cãi cho rắc rối!
Cậu Cường là trinh sát viên của tiểu đội quan trắc xin phát biểu, Cường nói:
- Thưa đại đội trưởng, mỗi khẩu pháo nặng hàng bốn, năm tấn thép, đường thì dốc, đá thì lởm chởm, nếu không may trượt chân, bệ pháo rơi xuống đè lên người, hỏi có an toàn không và bao nhiêu người khiêng cho đủ, tôi phản đối ý kiến của đồng chí Tiếp!...
 

Ngôi làng văn hiến Hiền Lương

11/07/2023 lúc 08:57

 
 
 





P





hải mất nhiều năm sau này tôi mới nhận chân ra được: mỗi làng quê Việt Nam đều hàm dưỡng một lượng phù sa văn hóa bằng sức sống nội tại của mình để khắc nên những dấu ấn đặc trưng, rất riêng; không làng nào giống làng nào cả. Và trong từng ngôi làng ấy, dù ở đồng bằng hay miền núi, dù của người kinh hay người thiểu số cũng đều có những cách sống minh tuệ, mạch nguồn bền bĩ vượt qua thời gian thăng trầm lịch sử để giữ lại cho chính ngôi làng của mình những gì thuộc về giá trị được gọi là Truyền thống. Văn hóa Huế có những ngôi làng như vậy. Với tôi, ngôi làng Hiền Lương thuộc xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế bây giờ là một thí dụ.
Khi tiếp cận với những mạch sống văn hóa linh diệu ấy của làng Hiền Lương, nó đã đánh thức ký ức tiềm ẩn trong tôi nhớ về một thời xa xưa, kể từ lúc  người Việt từ châu thổ sông Hồng, sông Mã vượt dãy Hoành Sơn vào đây khai phá, thiết lập thôn trang, sắp đặt bộ máy quản trị thì làng này mang tên Hoa Lang. Trải qua các triều đại nhà Trần, Hồ, Lê, Mạc, chúa Nguyễn, Tây Sơn...nơi đây liên tiếp xảy ra hàng trăm cuộc chiến tranh lớn nhỏ rất khốc liệt, lúc bi thương, lúc hùng tráng để giành, giữ đất và thay đổi thế lực cầm quyền. Mặc dù nằm trong bối cảnh vừa tạo lập, vừa giao thoa văn hóa, vừa phải thích nghi với thủy thổ, vừa phải chiến đấu tự vệ, nhưng làng Hoa Lang lại không ngừng phát triển... Đến thời Nguyễn - Thiệu Trị, do tên làng Hoa Lang ngẫu nhiên trùng tên húy bà Thái hậu Hồ Thị Hoa (mẹ vua Thiệu Trị) mà vào năm 1841, nhà vua đã ban đổi ra thành làng Hiền Lương. Mang tên mới, với khát vọng cát địa xoay chuyển linh mạch sẽ sản sinh nhiều bậc hiền tài lương đống cho nước nhà. Là một ngôi làng Việt thuần nông, song Hiền Lương lại mau mắn sớm có thêm nghề rèn thủ công sinh kế nổi tiếng, nên dân quanh vùng quen gọi bằng cái tên nôm: làng Rèn.
Bây giờ, làng rèn Hiền Lương đứng chân gần bên cầu An Lỗ, cạnh dòng sông Bồ ngầu đỏ phù sa, cách kinh thành Huế chừng 20 cây số về phía bắc. Từ quốc lộ 1A, đoạn qua giữa hai xã Phong An quê nội của cụ Đồ Chiểu và xã Phong Hiền chánh quán nhà cơ khí tài danh Hoàng Văn Lịch. Những ai muốn vào làng đều phải rẽ xuống một quãng và băng ngang chợ An Lỗ, do chợ họp thường xuyên lại chiếm một phần đường tỉnh lộ xuôi về phố Sịa - mà xứ Sịa là địa danh cổ nổi tiếng, trung tâm của huyện lỵ Quảng Điền, quê hương Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhà thơ Tố Hữu... nằm gần trấn thành Hóa Châu xưa; nơi ấy cá ngon tôm ngọt, gạo dẻo nếp thơm, cà giòn khoai bở, rượu nồng thuốc đậm lại trắng tàn...Những sản vật sinh trưởng từ đồng ruộng Quảng Điền hương vị khác lạ, ai đã dùng rồi thì rất khó quên, thường được dân xứ Sịa đem lên trao đổi ở chợ An Lỗ.
Vị trí kề cận này ngẫu nhiên tạo cho Hiền Lương thừa hưởng được địa thế phong lưu: “Nhất cận thị, nhì cận giang, tam cận lộ" mà thuận bề cho sự giao thương, phát triển của ngôi làng.
............

Có một dòng sông để thương để nhớ

11/07/2023 lúc 08:57






G





iữa cái thị xã gió nắng có thể xếp vào nơi khắc nghiệt bậc nhất của miền Trung này bỗng dưng tạo hóa ban cho một dòng sông chảy vắt qua. Sông Hiếu của quê tôi như một dải lụa đào làm duyên thêm cho một vùng đất, tưới tắm cho bao số phận của đời người. 
Mỗi dòng sông cũng như mỗi đời người, đều có gốc gác, cội nguồn, cả tình yêu và nỗi nhớ đan cài. Sông Hiếu không rộng dài như bao dòng sông nổi tiếng, nhưng là ân tứ của thiên nhiên cho mảnh đất này, để rồi một ngày nào đó ta quay về bỗng thấy yêu thêm dòng sông ký ức của tuổi thơ chảy muôn đời qua bao tháng năm trĩu nặng ân tình.
 Sông Hiếu là hợp nguồn của nhiều con suối đầu nguồn ở Cam Lộ, nơi đường phân thuỷ của những núi đồi giáp với Đakrông. Bên kia đường phân thuỷ, nước chảy ngược xuống sông Đakrông, chảy về Thạch Hãn. Bên này suối nước đổ về hình thành nên sông Hiếu chảy về Cam Lộ, qua Đông Hà, ngày xưa đoạn qua nơi này còn được gọi là Điếu Giang (theo "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn, bởi nó chảy qua làng Điếu Ngao, nay địa danh này là phường 2, thị xã Đông Hà). Từ đây sông Hiếu chảy xuôi về Gia Độ, Triệu Phong thì hợp lưu với sông Thạch Hãn rồi chảy ra Cửa Việt.
 Nếu nói về sông Hiếu thì có thể phải viết cả cuốn sách mới chuyển tải được phần nào, bởi con sông nhỏ nhưng đã oằn mình gánh trên nó bao biến thiên của lịch sử. Phía thượng nguồn sông ngày xưa có một cái chợ rất nổi tiếng là chợ Phiên - Cam Lộ, từng là nơi diễn ra giao thương lớn của người Việt khắp nơi theo sông Hiếu mà lên với cư dân trong vùng, mở rộng lên tới đất nước Triệu Voi (Lào). Thời chiến tranh, nơi đây có những cứ điểm quan trọng, xảy ra nhiều trận đánh lớn đi vào lịch sử, mà cao điểm 544 là nơi đối phương chọn làm trung tâm xử lý tư liệu của "Con mắt thần" hàng rào điện tử Mc.Namara. Còn hạ nguồn sông là nơi từng xảy ra trận thuỷ chiến được gọi là trận "Bạch Đằng Giang trên sông Hiếu" vừa tròn 40 năm về trước.
 Dòng sông Hiếu là chứng nhân lịch sử bi hùng của một vùng đất đã bị tàn phá hơn 200%, như lời của một phóng viên phương Tây khi đến Đông Hà sau ngày thị xã này được giải phóng. Nhưng từ trong thẳm sâu, sông Hiếu còn là nơi nuôi dưỡng, tắm mát cho bao tâm hồn, mà nhà thơ Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ ra đi từ mảnh làng bên dòng sông này. Khi đã trở thành nhà thơ lớn của dân tộc, trong sâu thẳm nhà thơ vẫn mãi thương nhớ con sông quê, vùng đất quê nghèo khó với "những đồi sim không đủ quả nuôi người"... 
Nhà tôi không ở gần sông, nhưng những năm tháng tuổi thơ, ngôi trường tiểu học của tôi lại nằm bên sông Hiếu. Đấy là những năm sau Hiệp định Paris -1973, tôi được trở lại đi học ở vùng giải phóng. Trường tiểu học thị xã được xây dựng tạm ở Tiểu khu 3, hồi ấy còn gọi là làng Đông Hà (nay là Phường 3, Đông Hà). Ban đầu lớp học của chúng tôi học trong một ngôi nhà dân đã đi di tản, rồi mới chuyển ra ngôi trường được xây dựng sau đó ít lâu. Trường hướng mặt ra sông, cách một con đường nhỏ, chỉ mấy bước là có thể ra được bến sông nghịch nước. Những ngày gió Tây Nam thổi mạnh, trời nóng bức, đi học về chúng tôi thường rủ nhau ra bờ sông, cả con trai, con gái cởi áo quần nhảy ùm xuống tắm. Hồi đó quá hồn nhiên nên chúng tôi chẳng biết ngượng là gì. Sau đó ít lâu vì có người chết đuối trên sông nên nhà trường cấm không cho chúng tôi tắm sông nữa, vậy mà có đứa vẫn lén xuống sông tắm, bị thầy phạt đòn vẫn không chừa.
Người thầy đầu tiên của tôi ở vùng mới giải phóng cũng rất đặc biệt- thầy Nguyễn Văn Sự. Học xong tú tài, không có sự chọn lựa nào khác, thầy phải đi học trường sĩ quan Thủ Đức của chế độ cũ. Dạo đó về thăm nhà năm 1972, thầy bị kẹt lại sau giải phóng, còn gia đình thầy thì đã di tản vào các tỉnh phía Nam. Thầy được ngành giáo dục trưng dụng dạy học cho chúng tôi khi vùng giải phóng còn thiếu các thầy cô giáo. Thầy rất hiền lành, buổi đầu tiên lên lớp thầy bảo chúng tôi đừng gọi thầy là thầy mà gọi chú như ở nhà cũng được. Thầy dạy học theo chương trình sách giáo khoa mới rất nghiêm túc và thương học trò như các em của thầy, vì hồi đó thầy còn trẻ và chưa có gia đình. Quê thầy ở Gio Linh, một mảnh đất nằm ở bờ bắc sông Hiếu.
 Năm ấy tôi học lại lớp hai, mặc dù trước đó tôi đã học xong lớp nhì Trường tiểu học Trung Chỉ của chương trình giáo dục miền Nam. Có lẽ những bài thơ của các nhà thơ cách mạng chúng tôi cũng bắt đầu được học từ đây. Tôi nhớ nhất là bài thơ "Nhớ con sông quê hương" của Tế Hanh. Bài thơ là ký ức, là kỷ niệm của nhà thơ về con sông quê hương, có lẽ là sông Trà Khúc thì phải, nhưng không hiểu sao tôi cứ ngỡ như viết cho dòng sông quê mình: "Quê hương tôi có con sông xanh biếc/Nước gương trong soi tóc những hàng tre/Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng"...Ừ, thì dòng sông quê mình cũng có luỹ tre soi bóng, có nước biếc trong xanh, có thuyền ai đó nhẹ lướt buông câu...nhưng có lẽ chỉ nhà thơ mới có thể nói lên tình cảm đối với con sông quê hương của mình với nỗi nhớ vời vợi, thao thiết đến nao lòng. Tế Hanh cũng là nhà thơ có nhiều bài thơ, câu thơ rất hay viết về vùng giới tuyến mà sau này làm chúng tôi nhớ mãi: "Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị/ Tận chân trời mây núi có chia đâu"...
 Chúng tôi học với thầy Sự đâu được hai năm lớp hai, lớp ba thì giải phóng miền Nam. Hồi đó thầy tìm lại được gia đình và đưa cả nhà về quê. Tình cờ hôm thầy đưa gia đình từ Đà Nẵng về, đang nghỉ lại ở bên đường thì gặp tôi. Tôi lễ phép mời thầy và gia đình vào nhà uống nước. Trong đôi triêng gióng, hành trang ít ỏi người di tản của cha mẹ thầy trở về còn có cả ảnh thờ của thầy. Thì ra khi thầy về tìm gia đình để đi di tản, bị kẹt lại thì gia đình thầy đã vào Đà Nẵng.
Cứ nghĩ thầy đã mất nên gia đình lập bàn thờ để "thờ" cho thầy trong suốt ba năm trời. Từ dạo ấy thầy không trở lại trường nữa và bao nhiêu năm trôi qua tôi vẫn bặt tin thầy.
 Người thầy kế tiếp của chúng tôi là thầy Trương Quang Thanh, dạy chúng tôi hai năm lớp tư, lớp năm cho đến khi chúng tôi chuyển về học ở trường trung tâm thị xã. Thầy Thanh người làng Mai Xá, cũng là một làng quê bên dòng sông Hiếu. Thầy có dáng người dong dỏng cao, mắt sáng, nước da trắng, tác phong rất lanh lẹ. Những bài giảng của thầy thật sôi động, nhất là môn lịch sử, được đan cài vào nhiều câu chuyện đánh giặc giữ nước rất bi hùng ở quê thầy, nghe tưởng như thầy là người trong cuộc vậy...

Nét võ của cây mai

11/07/2023 lúc 08:57






G





ần hai mươi năm tôi sống ở quê hương, cũng chừng ấy lần tết đến lại chứng kiến những mùa hoa mai nở ra trước khoảnh sân nhà. Nhưng lạ thay, cứ như mỗi lần hoa nở thì không chỉ làm đẹp thêm cho ngôi nhà mà còn hun nên sức lực cho cả gia đình. Tôi nghiệm ra rằng, cái thế đứng của cây mai nhà mình là một thế võ hiên ngang trước cuộc đời.
Xưa Cao Bá Quát nói một câu bất hủ “nhất sinh đê thủ bái mai hoa”, ông cúi đầu ngưỡng vọng hoa mai; còn tôi, xin “nhất sinh đê thủ bái chi mai”, tức ngưỡng vọng cái thế uốn của nhành cây cho hoa vào mỗi mùa xuân.
1. Cây mai nhà tôi được ông nội trồng giữa sân, thú chơi cây kiểng của người lớn tuổi là thế, thích đặt chính diện. Trồng mai ở chỗ ấy gọi là “gầy mộc chính tâm” theo quan điểm Ngũ hành của Triết học Đông phương. Con đường dẫn ngõ lối nhà đi qua độ dăm chục bước chân thì chạm phải dáng cây đứng chắn lại, ở đó lối vào nhà được rẽ theo hai hướng, “nam tả nữ hữu”, đàn ông con trai đi vào bên trái, đàn bà con gái đi vào phía bên phải. Cây mai trồng như thế cũng là để chắn lại một khoảng không trước căn bảy chính diện của bàn thờ tiên tổ. Tán cây xoè ra như một chiếc khán liễn người ta vẫn dùng để đặt trang trọng trước bàn thờ vong linh nhằm tạo sự trang nghiêm tôn kính.
Người Nhật yêu hoa đào và chơi đào theo kiểu bonsai, trồng trong các chậu kiểng nhằm động viên con người sức sống bền bĩ mãnh liệt. Người Việt mình quý cây mai và đơn giản chỉ để vui cửa vui nhà; hay nói theo kiểu dân gian là “cây có cội, nước có nguồn”  thì trồng mai với hàm ý nhắc nhủ con cháu luôn nhớ đến tổ tiên gốc tích.
Độ vào giữa tháng mười một âm lịch, tôi lại được ông nội giao nhiệm vụ thay áo lá cho cây mai, thực ra là mình chỉ cởi áo lá cho cây mà thôi. Tôi trèo lên nhánh cây, vừa đưa tay ngắt lá vừa hát “thương nhau cởi áo í à cho nhau...”và cô bé Mùa xuân đứng ở phía giêng hai khúc khích cười e thẹn. Một ngọn gió đông thoáng tạt về se se lại cái lạnh bùi bùi. Chiều dựng lên cột khói vẽ vòng trắng loan loan mái nhà quê.
Với tôi, dường như hái lá mai là công việc đầu tiên để chuẩn bị cho một cái tết cổ truyền dân tộc. Thời điểm hái lá rất quan trọng bởi nó quyết định đến ngày bật nở và sắc màu của những bông mai. Hái lá, thứ nhất là vì mùa đông lạnh lẽo nên cần tập trung tất cả năng lượng sống vào thân cây và búp; thứ hai là để những chồi búp được đón nhiều hơn ánh nắng mặt trời hiếm hoi của mùa này. Lâu thành quen, dần dà tôi rút ra được kinh nghiệm thế này: hễ năm nào trông trời âm u mà những chồi búp nhỏ quá thì nên hái sớm, cỡ đầu tháng mười một; ngược lại, cứ năm nào có nắng nhiều thì để muộn hơn mới hái.
Mấy năm liền cây mai nhà tôi trổ hoa đúng dịp tết, ngày nguyên đán cả cây rực một màu vàng đồng loạt. Ông nội tôi khen thằng này có mắt nhìn cây! Người trong làng thấy vậy năm sau cũng học theo, cứ hễ thấy tôi leo lên cây hái lá thì y chang thằng bé con hàng xóm cũng leo lên cây nhà nó. Nhưng đặc điểm mỗi loại mai một khác, lại còn phải nhìn độ chín của búp mầm để điều tiết thời điểm tróc lá. Coi mai là một thú chơi chuyên nghiệp của người nhà quê thì chỉ ở khía cạnh này đã có thể khẳng định lại một câu cùng tiền nhân, rằng “nghề chơi cũng lắm công phu”.
2. Nhưng chơi ở mức độ đó là chơi phóng đãng, chơi vì cái đẹp của hương sắc; còn để chơi theo kiểu bậc chí nhân quân tử thì phải bắt nó uốn theo ý mình. Người xưa có câu “uốn cây từ thuở còn non/ dạy con từ thuở con còn ngây thơ”, tức ngay khi gầy nên một gốc mai con con thì đã bắt đầu uốn cho nó một tư thế. Ông tôi chuộng võ thuật, nhờ thế mà gốc mai này ngay từ ngày mới đưa trên Khe Sanh về ông đã “dạy” cho nó một tư thế đứng, nói theo ngôn ngữ nhà binh là “truyền pháp”.
Uốn nắn một nhành cây non cũng như rèn võ cho một đứa trẻ con, vừa dễ mà lại vừa khó. Dễ là vì cây còn non nên uốn sao nó đi như vậy. Còn khó là vì phải cẩn trọng chứ không sẽ làm cho cây chết non bởi quá sức chịu đựng. Tôi đã từng trực tiếp giúp những môn đệ Thiếu Lâm xạc chân ép sát xuống mặt đất, độ tuổi dưới mười lăm thì rất dễ; còn cỡ trên dưới hai mươi thì ép chảy nước mắt không xuống được, do các gân dây chằng đã căng cứng. Nhiều môn đệ lớn tuổi mới đến võ đường, cách duy nhất để ép xạc chân là cho uống cà phê kích thích thần kinh cơ bắp và dùng chính dây đai võ buộc vào chân rồi kéo. Uốn một cây mai đã lớn cũng như thế, phải tưới thật nhiều nước cho cành cây mọng mềm đi, rồi dùng dây buộc vào những nhánh cần nắn, cứ mỗi ngày lại nhích gằng dây một tí. Nhưng quy luật muôn đời vốn có giới hạn, cái gì ép quá mức thường không hay, ta muốn uốn mai đẹp thì phải uốn từ lúc nhỏ. Lối uốn mai đó chính là cách trao truyền võ thuật theo kiểu gia truyền, dạy từ nhỏ lên.
Trong gia tài võ thuật cổ truyền Việt Nam có bài Lão Mai Quyền, từ năm 1994 đã được Liên đoàn chọn làm bài quyền quy định chung cho tất cả các môn phái. Bài quyền này dựa vào thế uốn và cốt cách của cây mai mà phân bộ. Ngắm những điệu tác mềm mại của võ sinh, tưởng chừng như có cây mai đang đẫy trong mình một sức sống tiềm tàng dù cho “lão mai độc thọ nhất chi vinh” - ấy là câu thiệu đầu tiên trong bài quyền Lão Mai, đại ý cây mai già chỉ có một nhánh tươi xanh. Chỉ một nhánh còn tươi sót lại ấy thôi, nhưng đã hàm chứa sinh lực phồn phát đủ đi qua mùa đông và đâm hoa trẩy lộc vào mùa xuân mới....
 

Con trâu và kỷ niệm đôi bờ sông tuyến

11/07/2023 lúc 08:57






T





ôi sinh ra ở một vùng quê thuộc vùng Đông Vĩnh Linh sát bờ Bắc con sông Bến Hải. Sau năm 1954, theo hiệp định Giơnevơ, sông Bến Hải trở thành giới tuyến tạm thời giữa hai miền Nam Bắc, quê tôi trở thành một vùng giới tuyến. Nhà tôi nghèo, nên tôi phải đi chăn trâu từ bé. Những năm học cấp 2, hàng ngày một buổi đi học, một buổi tôi phải đi chăn trâu kiếm thêm chút công điểm để đến mùa được chia thóc. Con trâu nhà tôi nhận chăn là của Hợp tác xã Tân Mỹ, thuộc xã Vĩnh Giang ngày nay.
Theo tôi, nó là con trâu đẹp nhất mà tôi được biết. Mình nó tròn lẵn, đen bóng với mấy chấm trắng rất ngộ nghĩnh ở giữa trán. Người làng tôi bảo: phàm những con trâu có chấm trán, hoặc lọ đuôi không những mau lớn mà còn cày rất hay. Con trâu tôi chăn cày hay thật. Đến mùa cày, các bác thợ cày của đội sản xuất đều tranh nhau để được cày con trâu của tôi. Tôi yêu nó lắm và đặt tên cho nó là con trâu Ve. Con Ve rất hiền, tôi thường cưỡi lên lưng nó để học bài trong khi nó đang gặm cỏ. Thích nhất là sau mỗi buổi chiều được gặm no cỏ, con Ve lại cõng tôi trên lưng khoan thai bước về làng, còn tôi thì ung dung ngồi trên lưng nó để hát nghêu ngao, hoặc nghe chim hót. “Ai bảo chăn trâu là khổ” câu thơ đã nói hộ niềm vui bé thơ, mộc mạc của những đứa trẻ chăn trâu như tôi.
Hàng ngày, sau buổi học, chiều nào tôi cũng theo bọn trẻ trong làng lùa trâu qua ăn trên cánh đồng Nậy sát bờ sông Bến Hải vì cỏ ở đây rất tốt, lại được tắm sông, được ngắm những bãi ngô trỗ cờ bên kia sông và để nhìn bọn cảnh sát đi lại trên bờ Nam. Nhưng rồi, một chuyện không may đã xảy ra.
Chiều hôm ấy con Ve đang gặm cỏ trên bờ đê, còn tôi thì ngồi học bài gần đấy, bỗng đâu con trâu mờm của đội 5 đang dầm nước dưới Hói Vai nhìn thấy bất ngờ lồng lên xông tới húc. Con Ve hoảng quá, lao bừa xuống sông bơi qua bờ Nam để thoát thân. Thế là tai hoạ đã xảy ra. Tôi bàng hoàng để rơi cuốn sách đang đọc, chạy ào ra bờ sông nhìn theo con trâu đang bơi một cách vô vọng. Thấy có con trâu từ bờ Bắc bơi sang, bọn cảnh sát Nguỵ ở đồn Xuân Hoà chạy ra lùa con trâu về đồn, mặc cho tôi và bọn trẻ kêu gào xin lại trâu ở bờ Bắc.
Biết không thể xin lại trâu trong lúc này, tôi chạy về nhà để báo cho mẹ biết. Mẹ tôi lâm bệnh nặng phải nằm liệt giường mấy năm nay, nghe tôi báo trâu bị lạc qua bờ Nam, mẹ tôi lặng đi hồi lâu, sau mới gượng dậy nói thều thào:
- Thôi chết rồi con ơi! Nhà ta nghèo, lấy trâu đâu mà đền cho Hợp tác xã. Con bảo với chị đi báo với Ban quản trị để họ tính xem sao?
Nhưng chị tôi chưa kịp báo, thì cả làng, cả xã đều biết con trâu nhà tôi nhận chăn đã bơi lạc sang bờ Nam. Đêm ấy, nhà tôi như có đám. Bà con trong xóm kéo đến rất đông để hỏi con trâu bơi qua sông làm sao, cũng như để an ủi mẹ tôi, sợ bệnh tình của mẹ tôi càng nặng thêm vì biến cố này. Nhất là các bác thợ cày, ai cũng xuýt xoa tiếc con trâu cày hay bị mất và nhìn tôi như trách móc. Còn tôi không còn nhớ tâm trạng mình lúc ấy như thế nào, chỉ biết rất lo, nếu con Ve bị mất thật thì... Tôi không dám nghĩ thêm điều gì nữa...
Đêm ấy, sau khi được chị tôi báo tin, Ban quản trị Hợp tác xã đã báo với xã tìm cách giải quyết. Sau khi nhận được tin báo của Hợp tác xã Tân Mỹ, UBHC xã Vĩnh Giang giao cho xã đội phối hợp với đồn công an vũ trang Hiền Lương tìm cách lấy lại con trâu, đồng thời nhờ đài truyền thanh khu vực Vĩnh Linh thông báo chuyện trâu bờ Bắc bơi lạc sang bờ Nam và yêu cầu đồn cảnh sát Nguỵ ở Xuân Hoà sớm trả lại con trâu cho nhân dân bờ Bắc.
Đến chiều hôm sau, khi đã bàn bạc kỹ phương án phối hợp với đồn công an vũ trang Hiền Lương, xã đội Vĩnh Giang tổ chức lực lượng, chèo thuyền qua bờ Nam để xin lại trâu. Tham gia đoàn, ngoài ông Ngô Quang Trinh - xã  đội phó với hai dân quân thuộc lực lượng chiến đấu cơ động của xã đội Vĩnh Giang đóng giả cán bộ hợp tác xã, còn có O Hoài ở xóm 5. O Hoài là một thiếu nữ không những đẹp người đẹp nết mà còn hát rất hay mà bọn cảnh sát Nguỵ ở đồn Xuân Hoà, trong đó có tên đồn trưởng đã biết mặt trong lần O cùng đội văn nghệ của xã Vĩnh Giang lên biểu diễn phục vụ cán bộ chiến sĩ đồn công an vũ trang Hiền Lương vào dịp tết cổ truyền vừa qua. Khi thấy thuyền của ta đi sát vào bờ Nam, hai tên cảnh sát đang đứng gần đó chạy xuống hỏi ra oai:
- Mấy người đi đâu mà chèo thuyền vô đây? Vô đây là vi phạm hiệp định.
- Nghe bọn cảnh sát hỏi như vậy, ông Trinh trả lời rất kiên quyết:
- Chúng tôi có lên bờ đâu mà vi phạm hiệp định. Chúng tôi qua đây là để yêu cầu các anh trả lại con trâu cho nhân dân bờ Bắc, trưa nay các anh không nghe đài Vĩnh Linh thông báo có con trâu của nhân dân bờ Bắc bơi lạc sang bờ Nam đó sao?...
 

Nguyễn Hoàng - Hoài cảm thuở mang gươm đi mở cõi

11/07/2023 lúc 08:57

 “ …Ai về đất Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
 
 Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng!
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu hồn xa xứ
Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương…”
                       (Nhớ Bắc-Huỳnh Văn Nghệ)
 





K





hông phải ngẫu nhiên mà bài thơ “Nhớ Bắc” nổi tiếng của Huỳnh Văn Nghệ sau khổ thơ đầu nhắc nhớ đến đất Thăng Long và nòi giống Lạc Hồng thì khổ thơ thứ hai đã nhắc đến Nguyễn Hoàng, vị tiên Chúa có công đầu mở cõi, đưa đất nước tiến về phương Nam cho hậu thế hôm nay có dãi đất hình chữ S hào hùng bên bờ Thái Bình Dương.
Hội thảo khoa học quốc gia về “Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn” tại Thanh Hóa nhân 450 năm nhà Nguyễn ( kể từ khi Nguyễn Hoàng vào khởi nghiệp ở Quảng Trị năm 1558) đã được nhiều sử gia trong và ngoài nước đánh giá rất công tâm. Với triều Nguyễn, có thể những nhận định về vị chúa này, ông vua nọ cần phân định công và tội, nhưng  riêng với Nguyễn Hoàng, tất cả đều thống nhất đó là vị chúa đã đóng góp lớn lao cho miền Thuận Quảng buổi đầu, từ nền móng của Nguyễn Hoàng mà con trai ông, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã mở mang các cảng thị như Cửa Việt, Hội An, đưa kinh tế giao thương của Đàng Trong tiến ra biển lớn và ngày nay ta có Hội An-di sản văn hóa thế giới …
Cũng từ Nguyễn Phúc Nguyên, dinh trấn Ai Lao được thành lập để giờ đây chúng ta có một cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đô hội nhộn nhịp.Chưa nói đến cương vực từ Thạch Bi Sơn (Phú Yên) vào tận  miền Chân Lạp-Nam Bộ, những kênh rạch đồng bằng từ Cà Mau lên Hà Tiên đều ghi dấu công lao các chúa Nguyễn, chỉ riêng đất Quảng Trị với 68 năm làm thủ phủ (1558-1626), niềm vinh hạnh được coi là đất đứng chân, đất bàn đạp của Quảng Trị để từ đây lãnh thổ vươn ra rộng dài đã là một tự hào của bất cứ ai. Bởi tất cả đã  khởi đầu từ Ái Tử .
   
Kể từ Nguyễn Hoàng cất bước ra đi mưu nghiệp lớn, cương vực đất nước rộng mở về phương Nam để rồi cõi trời Nam liền một dãi từ Lạng Sơn đến Cà Mau dưới thời vua Gia Long-Nguyễn Ánh (1802) , cho đến hôm nay, tròn 450 năm, trãi bao nhiêu dâu bể phân tranh, bao thăng trầm lịch sử, trên miền đất Nguyễn Hoàng chọn làm “kinh đô” khởi nghiệp ấy, 450 năm qua, còn lại gì lưu dấu tiền nhân? Còn những gì tưởng niệm tiền nhân?      
Dinh Cát- Ái Tử, dinh Trà Bát, bãi Sa Khư, chùa Liểu Ba, miếu Trảo Trảo,bến Gành…, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Ư Dĩ, Mạc Kính Điển, Nguyễn Phúc Nguyên…Những tên đất, tên người buổi đầu mở cõi ấy ,  không gắn với một vùng đất phồn hoa đô hội nào của đất nước này  mà lại chứa chan với vùng quê Quảng Trị tơi bời gió cát.
Công lao của Nguyễn Hoàng giờ đây đã được nhìn nhận, sử cũ đã nhắc nhiều, vì thế chúng tôi không dám nói thêm.Chỉ mong ước tìm về miền thủ phủ xưa để may ra  tìm thấy  những vết tích ghi dấu buổi đầu chúa Nguyễn mang gươm đi mở cõi…
Buổi đầu đất lạ…
 
 

Nghĩ bên lề ngày hội di sản

11/07/2023 lúc 08:57






T





ôi còn nhớ, ngày 18/5/2006 Hội Di Sản Quảng Trị được thành lập. Nhà văn Xuân Đức, Chủ tịch Hội của chúng tôi đặt vấn đề “ Hội Di sản với không gian di sản” (in trên Cửa Việt số 146- tháng 6/2007). Mọi điều ông bàn và luận rõ là chí phải, ví như “ Di sản văn hoá (gọi tắt là Di sản) được hiểu một cách đại lược là những sản phẩm văn hoá có giá trị đặc sắc (cả sản phẩm bằng vật chất và tinh thần) được lưu giữ, truyền tụng lại cho xã hội qua nhiều thế hệ. Có hai yếu tố then chốt nhất tạo nên Di sản, một là sản phẩm ấy phải là kết quả lao động sáng tạo của con người (từng cá nhân, cả cộng đồng), hai là phải có được một giá trị bền vững, được thế hệ đồng thời thừa nhận, ứng dụng, tôn vinh và truyền tụng lại cho thế hệ sau. Như vậy, có thể thấy rất rõ là, một thành tựu văn hoá muốn trở thành Di sản phải có một đời sống xã hội, sản phẩm đó phải có cuộc sống thật trong cộng đồng, được công chúng ứng dụng, tôn vinh và truyền tụng...”. Năm sau với tư cách hội viên tôi được mời đến dự ngày Lễ hội Di sản. Thì cũng có Lễ thượng cờ, thấy các nhà sưu tập, các nghệ nhân mỹ nghệ, đá cảnh, cổ vật, thư pháp, đàn hát dân ca...Vậy nhưng khi qua gian hàng Văn hoá ẩm thực (tôi chuộng văn hoá vật thể như các món ăn truyền thống / các miền gái đẹp chẳng hạn)... thì thấy hơi chạnh lòng vì ẩm thực miền xuôi Quảng Trị xem ra “eo xèo” quá, đơn giản quá!..
Vậy nên mạnh dạn đề xuất, mở rộng không gian văn hoá ẩm thực lên miền Tây Quảng Trị vậy. Mong Hội Di sản chúng ta tổ chức lần sau thì quy tụ về.
   
    Đến với đồng bào Bru- Vân Kiều hay Pako vào dịp lễ hội hay Tết lúa mới, chúng ta sẽ bắt gặp những món ăn cổ truyền dân dã bởi chất liệu đều là cây nhà lá vườn và cách thức chế biến mộc mạc đơn sơ song không kém phần hấp dẫn. Dưới đây chúng tôi giới thiệu một số món đặc sản đại diện cho kho tàng văn hóa ẩm thực ấy:
Bánh Adơr. Là một loại bánh làm bằng nếp và vừng đen. Nếp được đồ thành xôi, vừng đen rang lên rồi giã nhỏ. Mỗi chiếc bánh Adơr tốn khoảng 30 bơ gạo nếp, 5 bơ vừng đen, quả là cái bánh khổng lồ xét dưới giác độ truyền thống (là vì ngày nay người ta làm cái bánh chưng 10 tấn cũng thế!). Trộn xôi và vừng đưa vào cối quết cho nhuyễn xong đem dát lên một chiếc mâm đồng, ém cho kỹ coi như đã khuôn bánh xong. Tùy theo mục đích sử dụng mà gia chủ có thể làm bánh Adơr đôi, vừng nếp gấp đôi, đúc vào hai chiếc mâm đồng.
Thường vào dịp tết nhà gái mang bánh Adơr qua làm quà cho họ nhà trai, ý nghĩa như là lễ chúc sức khỏe đầu năm. Khi nhà trai nhận bánh rồi, người ta dùng dao cắt ra từng miếng nhỏ đem mời mọi người cùng ăn. Loại bánh Adơr ăn vừa thơm, béo và bùi; là loại bánh chí tình chí nghĩa. Nhân dịp này nhà trai làm tiệc thết đãi nhà gái rất mặn nồng. Khi nhà gái ra về họ không quên trao quà đáp lễ. Thường là hai cái bát ăn cơm, vài đồng bạc trắng tùy theo khả năng gia đình và không quên kèm theo con gà để nhà gái dâng cúng trên bàn thờ Bổn mệnh (Mantôr pariang).Điều rất vui là ngày nay trong các dịp lễ hội, người ta mang bánh Adơr này ra chiêu đãi cộng đồng, khách phương xa. Ai đã có được dịp may mắn thưởng thức thì không thể không bái phục và hễ có cơ hội là tìm cách quay về thưởng ngoạn thêm một lần nữa.
Bánh Xala chuih. Là loại bánh chỉ gói bằng gạo nếp, không có nhụy gói trong lá chuối hoặc lá dong như bánh tét người Kinh, chỉ khác bánh tròn và nhỏ. Cái bánh Xala chuih nhỏ bằng ngón tay cái, cắn một hai miếng là hết; xem ra nó hợp vệ sinh, tiết kiệm chống được lãng phí.
Tuy nhiên giá trị của Xala chuih cũng không thua kém gì Adơr. Mỗi dịp lễ hội hay ngày tết đến, ai cũng làm loại bánh này; vì đồng bào có quan niệm đất trời sinh ra con người, lại nuôi sống loài người bằng gạo và nếp. Vì thế lấy gạo nếp làm loại bánh Xala chuih để cúng tế trong các lễ hội là hợp với đạo lý, là rất đổi thiêng liêng, nhất là đối với thần Lúa (Yang Abôn) vậy.
Cơm ống. Cơm ống cũng là đặc sản của đồng bào miền núi. Người ta chọn ống nứa nhỏ to là tùy ý miễn không quá non hoặc quá già. Mỗi ống cắt hở một đầu làm miệng, còn đầu kia để cái mắt ống nứa lại làm đáy. Đổ gạo hoặc nếp vào 2/3 ống; đổ tiếp nước lả vào ngâm một ngày hoặc một đêm thì vừa. Ngâm xong lấy lá chuối nút miệng lại cho kín đưa vào bếp lửa nướng; bao giờ vỏ ngoài chiếc ống vừa cháy xém là được. Muốn ăn chỉ việc chẻ, tước ống nứa ra. Độ ngon của cơm ống phụ thuộc vào việc chọn ống nứa đạt tiêu chuẩn; kỹ thuật nướng theo đúng quy trình như đã nói thì cơm ống ngon đặc biệt, ăn không biết chán. Có lẽ đây là một cách thổi cơm của thời nguyên thủy, vậy mà ngày nay được chứng kiến tận mắt, được thưởng thức món ăn đặc sản này không ai không khâm phục!
Canh ống. Chỉ nghe qua việc đặt tên cho món canh này thôi đã thấy thèm thuồng, muốn biết ngay đến kỹ thuật chế biến. Dễ thôi. Canh ống là một món ăn thật dân dã, không còn gì dân dã hơn song lại ngon hơn bất cứ loại canh nào trên đời mới lạ. Người ta lên rừng hái các đọt cây ăn được như măng, mưng, đọt mây, rau rớn, cà, bắp chuối rừng, nấm... đem cắt nhỏ rồi trộn muối ớt; nếu có thêm bất cứ loại cá nào hay cua ốc bắt được ở suối thì càng tốt. Tất cả được đem đổ vào một ống nứa to bằng bắp chân, gác lên bếp lửa như kiểu nướng cơm ống. Khi đã chín dốc ống nứa ra để lấy thức ăn...
 

Đời sao ngắn thế Vân ơi!

11/07/2023 lúc 08:57






T





ôi và Vân đều là học sinh nhảy núi, vì thế khi gặp được nhau là mừng hơn cả khi ra nước ngoài gặp người Việt. Hai anh em tôi nhân một đợt huấn luyện cán bộ xã đội nên sống với nhau hơn một tháng trời. Vân to khoẻ, cánh tay lông lá không khác gì người Tây. Khuôn mặt điển trai, da trắng trông có nét nghệ sĩ.
Tôi biết Vân yêu cô L. làm y tá chiến trường nhưng cậu sợ bị kiểm điểm nên cứ vụng trộm đến thăm nhau. Tình cờ một hôm tôi lấy cuốn sổ chép thơ của Vân ra xem. Lật trong trang lót bìa bắt gặp một mẩu giấy kẻ hai chữ VL lồng chéo vào nhau như người ta thường vẽ mẫu thêu trên áo gối một thời, tôi bèn lấy ra cất vào một nơi. Mấy ngày sau cậu tìm không thấy liền truy hỏi. Mặt mày Vân tái nhợt, sợ người trong đơn vị lấy được làm ồn lên thì rắc rối to. Thời ấy yêu nhau còn cấm kỵ vì chiến tranh làm sao mà sinh con đẻ cái cho được. Ai mà nhỡ ra là lập tức bị kỷ luật và chuyển ra tuyến sau đi tăng gia sản xuất, nhục lắm! Thanh niên mà. Thương Vân, tôi trao lại cho cậu ta và bảo : Thế nhé! Dấu sao nổi mình, mà khéo nghe! Phải biết giới hạn thôi!. Tôi thấy khuôn mặt buồn của Vân u trầm lắng nhẹ trong cõi xa vời tuổi đôi mươi. Ngày chia tay lớp huấn luyện, trở lại chiến trường, tôi và Vân xốc ba lô về lại ban B Vĩnh Linh để nhận thêm đạn dược. Cô L. đi nhận thuốc về, không kịp tiễn đưa, cô chạy băng băng giữa đồi sim lúp xúp đuổi theo. L. trao cho Vân bộ quần áo cô vừa mới may xong còn thơm mùi vải. Hai người nói với nhau chỉ trong vài phút, tôi không nghe rõ. Một tình yêu thầm lặng mơ màng đẹp như giấc mơ huyền ảo lung linh không ăn nhập gì với thời chinh chiến.
Vào chiến trường,Vân chiến đấu ở vùng Cam Mỹ, Cam Lộ, còn tôi chiến đấu trên hàng rào điện tử Dốc Miếu, Cồn Tiên. Hai chúng tôi theo nhau bằng những lá thư qua đường giao liên thông nối hàng tuần hàng tháng.
Dịp ấy, để chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công nổi dậy xuân sáu tám, anh em chúng tôi được ra Vĩnh Linh để học tập,Vân gặp tôi bên bến sông Bến Hải. Hai đứa mừng vui ôm chầm lấy nhau như xa lâu ngày. Sống, chiến đấu ở chiến trường mỗi ngày đi qua sao mà dài lê thê. Tôi mang chai rượu Đi-ta-ki-na, loại rựợu thuốc ngọt như mật, cất dấu lâu nay ra đãi bạn. Vân mở ba lô lôi ra gói kẹo Hải Hà, quà tết ai đó cho Vân, hai đứa liên hoan bên bãi cỏ hoang còn khét mùi đất cháy.Có lẽ thứ mùi này chỉ có ở chiến trường mới ngửi thấy. Nó hăng hắc, lờm lợm hoang dã, dễ rợn người.
Vân kể cho tôi những ngày ở Cam Mỹ, sáng xách súng đi chống càn, tối lò dò vào cơ sở vận động quần chúng. Có lần Vân dẫn một đơn vị chủ lực vượt rừng băng qua Cù Đinh ra Bãi Hà. Một chuyến đi huyền thoại trong đời lính chiến. Vân cùng năm anh em đi từ tinh mơ đến quá trưa mới dừng lại ăn cơm trong căn lán của một binh trạm Trường Sơn. Nhai hết mấy nắm cơm vắt, mấy anh em căng võng nằm nghỉ. Mỏi mệt, anh em thiếp đi, không hay cái chết đang cận kề gang tấc. Một đàn voi đi ngang qua lán. Ông đầu đàn tạt vào. Sáu anh em nằm chết lặng trên võng của mình, mắt nhắm nghiền lại...
 

Tạ ơn vùng đất

11/07/2023 lúc 08:57






C





am Lộ bén duyên trong tôi kể cũng kỳ lạ. Đó không phải vùng đất tôi sinh ra và lớn nhưng trong tôi nó rất thiêng liêng và đằm thắm. Thời niên thiếu, đứng ở bờ Bắc sông Hiền Lương nhìn vô Đông Hà, Cam Lộ một đứa bé con như tôi thấy xa ngái quá chừng, lại nghe nhiều bài hát của các nhạc sỹ Trần Hoàn, Huy Du, Huy Thụcviết về Cam Lộ thấy rất đỗi yêu thương vùng đất... Nắng chiều về qua Đông Hà Cam Lộ, thắp sáng ngời núi rừng miền tây, dòng sông xanh uốn quanh co dãi đất, rộn tiếng ca mừng giải phóng....” những ca từ trong bài hát mới hào sảng, rạo rực và bay bổng làm sao; lời ca như thâm tình, ràng ruột, lại thấy Cam Lộ gần như gang tấc, như đối mặt, như sờ nắm được trong tay. Lòng không nguôi ao ước được đặt bàn chân mình lên vùng đất đó lên đó một lần . Cam Lộ đã có trong tôi từ thủa ấy. Sau này biết thêm về mảnh đất đó từng  hai lần là thủ phủ quốc gia: Một lần vua Hàm Nghi chọn làm căn cứ Tân Sở, xuống chiếu Cần vương, lãnh đạo sĩ phu yêu nước; một lần cũng vì sứ mệnh giải phóng dân tộc mà có Khu Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền nam Việt Nam. Rồi những di tích như Thành Tân Sở, Nhà Tằm, Miếu An Mỹ, Chùa An Thái, Đình Làng Cam Lộ,Chợ Phiên nỗi tiếng từng đóng vai trò đối ngoại, buôn bán với nhiều nước lân bang dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên… rồi còn bao nhiêu cái nữa còn chìm sâu trong lòng đất. Đất đai Cam Lộ đã ban phát cho con người nơi đây nhiều hoa thơm trái ngọt, tiêu, chè, măng giang, mít nài....

Nôn nao Quảng Trị

11/07/2023 lúc 08:57






T





ừ Hà Nội trở về sau cuộc liên hoan truyền hình toàn quốc, chúng tôi quyết định phải đi cho được một đọan đường Hồ Chí Minh, và coi đó là một dấu ấn cho chuyến đi xuyên Việt. Những người cùng đi đều có quê ở Tây Ninh, lớn tuổi thì tham gia kháng chiến ở ngay xứ quê mình. Nhỏ tuổi thì thậm chí không biết đến chiến tranh là gì. Họ có cái háo hức của họ, còn tôi, có cái háo hức của tôi. Chí ít thì tôi cũng có gần nửa của năm 1972 làm quen với Đường mòn Hồ Chí Minh, khi ấy, tôi mới là một anh nhà báo binh nhì, lấy chiến trường làm nơi thực tập cho chương trình đại học báo chí dở dang. Thực tình mà nói, cho đến hôm nay, tôi cũng chưa biết cái bằng đại học nó như thế nào. Đang học trường Tuyên giáo trung ương, khoa báo chí, thì mùa hè đỏ lửa Quảng Trị rền vang tiếng súng. Chiến dịch mùa xuân 1972, Quảng Trị, Đông Hà giải phóng. Một ngày đầu năm 1972, nhà thơ Tố Hữu đến trường. Lần ấy, ông không nói chuyện về thơ, mà nói về chiến tranh. Ông nói về sinh viên các trường đại học đã tình nguyện lên đường vào mặt trận phía Nam. Họ đi để cầm súng, chiến đấu giải phóng Miền Nam. Cuộc chiến đấu ấy phải được ghi lại bằng hình ảnh, bằng những trang viết. Ông bảo: các đồng chí vào chiến trường nhanh lên kẻo muộn. Chúng tôi hiểu: chiến trường đã kêu gọi những phóng viên trẻ tuổi như chúng tôi. Cả trăm lá đơn tình nguyện nhập ngũ. Và tôi, đứng hàng thứ “ bốn mươi chín” trong danh sách năm mươi ba sinh viên được tuyển chọn vào lớp phóng viên tiền phương năm đó. Chỉ có hai tháng, học đủ mọi thứ; bắn súng ngắn, bắn súng trường CKC, AK, lăn, lê, bò, toài và học…

Ông lão và cánh rừng bên đường Xuyên Á

11/07/2023 lúc 08:57






B





ây giờ đã là tháng bảy ta, tháng nắng nóng nhất trong năm ở Quảng Trị. Có lẽ không một nơi nào trên dải đất miền Trung này nắng nóng lại hoành hành dữ dội như ở đây. Suốt ngày, từ sáng sớm đến chiều tối, bầu trời lúc nào cũng cao xanh vòi vọi, chói chang ánh mặt trời. Và gió Lào thì ràn rạt, ràn rạt như những trận cuồng phong. Nắng nóng vắt cạn những con suối, con khe, lấy đi những giọt nước hiếm hoi cuối cùng. Nắng nóng thiêu cháy những cây non mới trồng, gây nguy cơ hoả hoạn cho lớp lớp những cánh rừng đang lên. Con đường Chín anh hùng xưa, nay là đường xuyên Á rộng rãi, phẳng lì, trườn mình qua những quả đồi bỗng như trở nên xa ngái, vắng vẻ hơn.
Tôi đang ở Cam Lộ, một huyện chủ yếu là vùng trung du đồi núi của tỉnh Quảng Trị. Trong cái nắng nóng khủng khiếp nơi miền sơn cước này tôi chợt nhận ra ở đây đang có một thứ có thể làm giảm đi phần nào không khí oi bức, ngột ngạt. Đó là trùng trùng, điệp điệp màu xanh của cây. Cây ở Cam Lộ vừa là rừng tự nhiên, vừa là rừng trồng, trong đó rừng trồng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Chỉ riêng ở đây, dọc hai bên đường xuyên Á, trải dài hàng chục cây số, từ thị trấn Cam Lộ lên đến giáp huyện miền núi Đakrông, nơi nào cũng bạt ngàn màu xanh. Màu xanh của cây lâm nghiệp, của cao su, hồ tiêu và cây ăn quả… như hoà quyện dệt nên tấm thảm nhung khổng lồ trang điểm cho đất đai, núi đồi Tổ quốc...

Những niềm đau khuất lấp

11/07/2023 lúc 08:57






Q





uảng Trị thời chiến đớn đau chịu đựng những tàn phá, huỷ diệt nặng nề bao nhiêu thì thời bình phải gánh vác những vấn đề “hậu chiến” cũng bề bộn và nặng nề bấy nhiêu. Từ việc kiến thiết lại làng quê, đô thị hoang tàn đến việc băng bó những vết thương chiến tranh. Tôi muốn nói đến những vết thương tưởng rằng ngủ vùi, “tưởng rằng đã quên”, không ồn ào, ầm ĩ như HIV, như AIDS, nhưng đeo đẳng dai dẳng và nguy nan không kém, đó là những vết thương màu da cam.
Tìm và thấy nhưng mà chưa thấy hết
Trước kỳ hội thảo quốc tế lần thứ II về chất diệt cỏ trong chiến tranh diễn ra tại Hà Nội từ ngày 15 đến 18-11-1993 với sự tham gia của 9 nước: Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Mỹ, Úc, Đức, Anh, Nhật Bản và Việt Nam. Uỷ ban quốc gia điều tra hậu quả chất độc hoá học dùng trong chiến tranh Việt Nam (gọi tắt là Uỷ ban 10-80) đã cử một đoàn vào Quảng Trị làm việc. Đoàn dành cho Quảng Trị được lấy và gửi đi một số mẫu máu bằng 100 ml để xét nghiệm, phân tích. Sở Y tế tỉnh đã trực tiếp chọn địa bàn Hướng Hoá làm “trọng điểm” lấy máu vào tháng 9-1992 và đã lấy máu ở 50 người, mỗi người lấy 2 ml. Theo kết quả công bố sau đó của Uỷ ban 10-80 cho biết, hàm lượng chất đi-ô-xin (chất diệt cỏ, chất khai quang) trong máu của những người được xét nghiệm ở Quảng Trị là 9,5, trong khi đó, con số tương tự ở Huế là 11, ở Đà Nẵng là 18 v.v...

Mảnh đất Cam Lộ và những trang viết của tôi

11/07/2023 lúc 08:57






N





hà Phật nói: mọi sự trên đời đều ở một chữ "duyên". Bây giờ nhìn lại đôi khi chính tôi cũng không ngờ mảnh đất nhỏ nhoi bên bờ sông Hiếu ấy lại khắc đậm dấu ấn trong sự nghiệp sáng tác của mình đến vậy.
Những bạn đọc quan tâm đến sáng tác của tôi, nhìn vào các tác phẩm chủ yếu (hai tiểu thuyết quan trọng nhất là Cửa gió - Bến đò xưa lặng lẽ và một loạt các kịch bản sân khấu, điện ảnh) thường có hai luồng nhận định. Một là, cái nhà ông này giỏi bịa, ông ta chỉ là lính cậu (tức là lính văn nghệ đâu có biết gì đánh đấm), hai là ngược lại, cho rằng tôi là anh lính chiến hàng chục năm cầm súng đánh giặc trên đất Cam Lộ, nếu không thì làm sao có thể có được vốn sống sâu sắc về đất ấy đến như vậy? Đặc biệt là  những tên làng, tên đất như Ba Thung, Quật Xá, An Hưng, Tân Định, Phước Tuyền... những bến lội sông Hiếu, xóm nhỏ Quai Mọ v..v..chắc chắn tôi phải ăn dầm nằm dề bao nhiêu năm mới có thể có ấn tượng sâu sắc đến như thế. Thực ra, đất Cam lộ chỉ gắn bó với tôi vẻn vẹn chừng bốn tháng, một quãng thời gian quá ngắn ngủi so với hơn bèn m­¬i năm công tác, cũng như hai bèn năm chÝn tháng khoác áo lính lăn lộn trên nhiều miền đất khác nhau mà cũng vô vàn khốc liệt như ở tuyến lửa Vĩnh Linh- Quân khu bốn.. Có phải đó chính là cái duyên như Phật nói?...

"Các anh ơi xin đón các anh về"

11/07/2023 lúc 08:57

LTS: Suốt 24 năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đội quy tập hài cốt liệt sĩ 584 - BCHQS Quảng Trị lầm lụi, bươn bả trong những cánh rừng Lào đi tìm đồng đội. Không thể kể hết những gian truân, vất vả, hi sinh… Và cũng không thể kể hết niềm vui sướng mỗi khi tìm được dù chỉ một đồng đội, đang nằm ở một góc rừng quạnh vắng… “Các anh ơi, chúng tôi xin đón các anh về Đất Mẹ!” - đó là lời khấn nguyện của người lính quy tập hài cốt liệt sĩ 584, trong mỗi chuyến hành quân bền bỉ, dài lâu tìm đồng đội… Trong 24 năm qua, 3430 hài cốt liệt sĩ (trong đó, 111 hài cốt có tên, quê quán, đơn vị) đã được bàn tay chiến sĩ 584 nâng niu, vượt suối băng ngàn đưa về Tổ quốc yên lành. Nhưng họ, những người đi tìm đồng đội, có người đã hi sinh, đã nằm xuống trên đất nước Triệu Voi.  
Hoa chăm pa trong chùa Đen-sa-vẳn





T





háng Năm, hoa chăm pa nở, hương hoa thơm nồng trong khuôn viên chùa Đen - sa - vẳn, huyện Sê - pôn. Sư thầy trụ trì Khăm Đi, từ mấy hôm nay tất bật công việc chuẩn bị cho buổi lễ trang trọng này… Đêm khuya, sư thầy thức dậy thắp hương lên bàn thờ Phật, bàn thờ các liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam, rồi gõ mõ, tụng kinh cầu cho linh hồn các liệt sỹ được siêu thoát, được trở về đoàn tụ với gia đình, đồng đội. Sư thầy Khăm Đi lặng lẽ ngắm 55 bộ hài cốt liệt sĩ nằm kề bên nhau, đội ngũ chỉnh tề trong nhà lễ. Các anh đã mấy chục năm, ra đi từ lúc còn thanh xuân, bây giờ trở về, chỉ còn… Một giọt nước mắt trên mi khẽ lăn dài…

Từ cột mốc số 0 con đường lịch sử

11/07/2023 lúc 08:57






C





ột mốc số 0 đường Hồ Chí Minh lịch sử được xây dựng như một tượng đài sõng sững. Một nét đẹp khoẻ khoắn, oai hùng của lịch sử đất nước gợi lên trong tôi bao niềm cảm xúc. Tân Kỳ nghĩa là mới và lạ. Đó là tính ngữ chỉ những sự vật xuất hiện làm mọi người ngạc nhiên, thích thú. Tân Kỳ trong bài viết này là tên của một huyện vùng núi tỉnh Nghệ An, miền đất của những sự khởi đầu trong lịch sử,cũng là miền đất khởi đầu cuộc sống của tôi... Tân Kỳ là  huyện mới được tách ra từ  huyện Nghĩa Đàn ngày 19-4-1963. Đến  năm 2007 này, huyện Tân Kỳ trßn 44 tuổi! Đó là vùng đất trẻ. Vâng, quê hương Tân Kỳ, tuy còn nghèo nhưng như tên gọi của nó, cũng có rất nhiều sự mới mẻ, lạ lùng, nó chứa đựng biết bao trầm tích của lịch sử. Do duyên phận và nghề nghiệp tôi trở thành đứa con của đất Tân Kỳ, được đến Tân Kỳ rất nhiều lần. Bao nhiêu cái tên rất khó gọi như Cừa, Lạt, Truông Dong, Lèn Rõi, Vực Lồ.v.v.. bỗng trở  nên thân thuộc với đời tôi. 
Sông Con chảy qua đất Tân Kỳ là một con sông rất lạ. Ở đất  Nghĩa Đàn sông mang tên Hiếu, xuống đến Tân Kỳ thành sông Con. Đi hết huyện Tân Kỳ, sông Con bỗng chảy ngược lên vùng núi Anh Sơn thăm thẳm. Đoạn sông ngược này dài trên 60 cây số, mới chịu đổ vào Sông Lam ở Ngã ba Cây Chanh để xu«i về Bến Thuỷ. Hai bờ con “sông ngược” này có rất nhiều sự tích thú vị. Có lần, tôi được nghe một người già kể về Lèn Rõi. Đó là dãy núi chạy dọc sông Con từ  đầu huyện đến cuối huyện Tân Kỳ...

Tản mạn về một chuyến đi

11/07/2023 lúc 08:57






T





ôi được Tổ chức cho đi tham quan đất nước Trung Hoa cùng một số cán bộ quân đội về hưu. Đây là một sự chiếu cố đặc biệt, ngoài sự mong ước của tôi. Từ ngày rời khỏi quân đội, tôi yên tâm với hai chữ “về vườn”, và tôi về vườn thật với một mảnh đất mà tôi khai phá ở một gốc rừng chồi, một căn cứ cũ trong thời chống Mỹ. Tôi có nghĩ gì đâu đến chuyện tham quan!
Nghe thông báo về chuyến đi, tôi cũng thấy vui về sự quan tâm của Tổ chức, nhưng tôi không thấy háo hức lắm, vì sức khoẻ tôi không bảo đảm cho một chuyến đi xa. Hơn nữa, tôi cũng đã mấy lần qua lại Bắc-Kinh và đã biết một số thành phố lớn trên các nước bạn. Tôi nghĩ: Cũng thế thôi! Đất nước mình cũng có nhiều cảnh đẹp lại mang nhiều truyền thống đấu tranh. Nếu đến được nhiều nơi để hiểu thêm đất nước mình còn hơn là “phóng ngựa xem hoa” trên một đất nước mênh mông như Trung Quốc! Tôi hơi chần chừ. Nhưng có những ý nghĩ làm tôi quyết định “tái xuất giang hồ” khi nhìn thấy sự phấn khởi của vợ tôi…
Không biết duyên nợ gì mà năm xưa “xã” tôi lại “ưng” tôi để chịu khổ làm cái thân “chinh phụ” mấy chục năm trời để chờ một vị “chinh phu” biền biệt không biết ở phương trời nào, với nỗi lòng của người thiểu phụ trong bài “Dạ cổ hoài lang” của Bác Sáu Cao Văn Lầu! Vợ tôi chưa một lần được hưởng niềm vui một cuộc “tham quan”, có chăng là những lần vào tận rừng sâu để thăm cha con tôi! Và mỗi chuyến đi là một lần thử thách! Bà thường ước ao được một lần ra Bắc vào lăng viếng Bác Hồ và thăm các di tích lịch sử tại thủ đô…

Những năm tháng hòa bình sau chống Pháp

11/07/2023 lúc 08:57






C





hưa đầy ba tháng sau ngày hoà bình đầu tiên tôi lên chợ Đông Hà như thường lệ và thấy một tốp cảnh sát. Tất cả đều đội mũ lưỡi trai, áo quần ka ki sáng bóng, dày đen, đeo súng ngắn sệ hông, bao da ngắn, mũi súng thò ra ngoài. Một viên cảnh sát hình như là chỉ huy, tập trung những người đi chợ trong đó có một thằng trẻ con là tôi. Ông ta nói:
- Chúng tôi đại diện cho chính quyền cụ Ngô tiếp quản thị xã này. Từ nay đồng bào phải thực thi mệnh lệnh của chúng tôi.
Tôi tò mò hỏi lại:
- Cụ Ngô và các ông có phải là người Bác Hồ cử ra không?
Viên cảnh sát phì cười:
- Không phải. Cụ Ngô và cụ Hồ bằng nhau. Mỗi người lãnh đạo một nửa nước.
Một người đàn ông đứng sau kéo tôi lui. Người anh gầy (tạng người thường gặp thời đó) mặc một bộ bà bà đen, chân đất. Anh đứng lên đối mặt với viên cảnh sát, nói rất đanh thép...

« 6566676869 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

20/04

25° - 27°

Mưa

21/04

24° - 26°

Mưa

22/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground