Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 14/01/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Truyện ngắn

Hoa hồng mùa Vu Lan

16/08/2022 lúc 10:53

Lung linh sông nước

07/10/2021 lúc 10:07

“Đũ lờn Thạch Hón ơi chèo nhẹ
Đáy sông cũn đó bạn tôi nằm...” (1)





T





ùng về đến bờ sông Thạch Hón thỡ mặt trời đó khuất hẳn phớa bờn kia của dóy nỳi Mai Lĩnh. Khụng gian như ngưng lại êm ả, bóng chiều mờ sương, những tia sáng rụt rè, yếu ớt hắt lên những đám mây lơ lửng cuối trời hồng nhạt rồi nhoà dần. Tùng thẫn thờ nhỡn dũng sụng, thăm thẳm dừi theo những khúm hoa lục bỡnh tớm dập dờn trụi trờn súng nước; gió hiu hiu thổi lất phất mái tóc pha sương xoó xuống vầng trỏn rộng rồi mơn man lên da thịt, một cảm giác xốn xang, rạo rực, chờ mong ùa dâng lên trong anh.
Tùng thổn thức trong tiếng súng vỗ về: Hương ơi! Anh lại về với sông quê, về với bến cũ. Bao nhiêu lần rồi anh không cũn nhớ nữa. Chỉ biết rằng mỗi lần trở về là mỗi lần anh chất chứa, chở nặng thờm niềm khỏt khao, hy vọng, đợi chờ... Đất nước thống nhất đó ba mươi lăm năm rồi. Khoảng thời gian ấy có biết bao đổi thay trong cuộc đời và của mỗi con người, vậy mà anh và em vẫn cứ phải đi tỡm nhau trong cỏch xa biền biệt. Hương à! Anh vẫn nghe thỡ thào đâu đó trong gió, trong sóng nước xôn xao, lời em thủa nào: “... Em sẽ chờ anh ngày chiến thắng, ngày ấy em đi bộ chưa đầy một cây số là tới đây thôi, chỉ sợ anh chê con gái Quảng Trị đen đúa, xấu xí ...”. Chao ôi! Lời nói của em nghe sao mà dịu nhẹ, ngọt ngào, đằm thắm làm vậy, anh ngỡ như từng hơi thở nồng nàn, dập dồn, mê say rơi đậu vào nơi sâu kớn nhất của trỏi tim mỡnh. Anh đó uống lấy từng lời, từng ỏnh mắt ỏnh lờn trong đêm của em mà xúc cảm, mà dạt dào hạnh phúc. Hương ơi! em ở đâu? Anh đó đi qua bao năm tháng để tỡm em...
...Đêm ấy mỡnh đó ở bờn nhau ngay chớnh nơi bến sông này, thầm thỡ, e ấp, ấm nồng, quyến luyến tay trong tay. Trời tối như mực anh không nhỡn rừ được mặt em. Anh thèm qúa chừng một tia chớp cho dù đó là ánh hoả châu, đó  mười mấy ngày rồi ở bên nhau, gần kề bên nhau vậy mà mỡnh đó biết mặt nhau đâu. Anh liều quá phải thế khụng em? Vỡ lỳc ấy mỡnh đang ở trong hoàn cảnh hết sức hiểm nguy. Và đúng như vậy, vừa quàng chiếc bi đông vào người cho em (chiếc bi đông anh trao em làm kỷ niệm), thỡ nghe tiếng bước chân rào rạo của bọn lính nguỵ đi tuần. Em hoảng hốt “Anh đi đi” rồi vội vàng đẩy anh xuống sông, ngụp dưới những bụi hoa lục bỡnh, em nhanh như một con sóc, lao dọc theo bờ sông về phía hạ nguồn. Bước chạy em bỡ bừm, tiếng “Bong, bong...” của chiếc bi đông va vào những thân cây bên bờ sông, bọn lính rượt đuổi về phía em. Tiếng hũ hột, tiếng sỳng nổ... nỏo động cả màn đêm. Qua đến bên kia sông, anh vẫn cũn nhỡn thấy ỏnh đèn pin loang loáng lia đi, lia lại dọc bờ sông, trên mặt sông và những loạt đạn AR 15 chát chúa vang lên. Anh thở phào tin chắc là em đó chạy thoỏt, vỡ nếu bị trúng đạn, hoặc bị bắt thỡ bọn chỳng khụng truy đuổi em lâu như vậy. Nhưng anh vẫn khôn nguôi lo lắng về em, cứ lẩm nhẩm, khấn nguyện mói hoài cho em thoỏt khỏi vũng võy của địch...
                                                  
- Mạ! Mạ không tin con à - Hương nũng nịu nói với mẹ.
Bà Thanh dớ dớ ngún tay lờn trỏn cụ con gỏi - Con núi chi lạ rứa, mạ khụng hiểu?
- Thôi mạ đừng có giả bộ. Con không cũn nhỏ dại như mạ nghĩ nữa mô.
- Tổ cha mi, nhỏ nhỏ cỏi mồm...
Bà Thanh mắng yờu con gỏi rồi kộo cụ vào lũng. Quả thực, lỳc nào bà cũng thấy con gỏi mỡnh bộ bỏng, nhỏ dại. Bà nhớ ngày chồng đi tập kết, bế con ra bờ sông Thạch Hón tiễn chồng. Bà khúc, bộ Hương cũng oà khóc theo mẹ, nhỡn bố đưa tay vẫy vẫy trên con đũ chồng chềnh xa dần về phớa bờn kia sụng. Lỳc ấy bộ Hương mới lững chững biết đi, vậy mà đó mười bảy năm rồi. Bé Hương ngày nào bây giờ đó là nữ sinh Trường Nguyễn Hoàng duyên dáng, xinh xắn. Bà lẩm nhẩm: nó giống bố, giống quá chừng, từ vầng trán rộng, mái tóc dày đen, chiếc mũi sọc dừa đến nụ cười, ánh mắt ... chẳng lẫn vào đâu được.
- Mạ biết, mần răng mà dấu con được, chỉ vỡ khụng muốn con phải bận tõm, lo nghĩ thụi. Chỳ ấy là người đằng mỡnh con ạ! Chỳ bị bọn địa phương quân bắn bị thương rồi truy sát gấp quá, may mà vào được nhà mỡnh chớ khụng thỡ cũng chết như hai chú kia đêm bữa tê ở ngoài sông rồi. Thiệt tội cho hai chú đó, bị bắn chết nổi phỡnh trờn sụng mấy ngày mà bọn chỳng nhất quyết khụng cho đem đi chôn cất. Chúng cũn bảo: “Để mần mồi cho hà bá chớ thừa đất mà chôn Việt cộng à... có rứa mới làm gương cho đứa mô muốn đi theo Việt cộng, che dấu Việt cộng”. Sao trời không đánh, thánh không vật cái lũ bán nước, hại dân, tàn ác, dó man vụ nhõn tớnh ấy chớ...
Ngồi trong hầm bí mật, nghe hai mẹ con Hương nói với nhau, nước mắt Tùng ứa ra: “Vậy là Thạch và Nam đó hy sinh... Khụng biết xác hai đứa cũn nổi ngoài sụng, chỡm xuống đáy sông, hay trôi ra ngoài biển mất rồi...Thạch, Nam ơi! Tao biết phải làm thế nào bây giờ đây...” - Tùng nấc nở, đau thắt ở lồng ngực. Anh không ngờ hai đồng đội của mỡnh đó hy sinh như vậy.
Tổ ba người do Tùng làm tổ trưởng, nhận nhiệm vụ trinh sát Khu quân sự Thành Cổ để chuẩn bị cho một trận đánh lớn. Việc đột nhập vào Thành Cổ hết sức thuận lợi, nhưng khi trở ra bất ngờ gặp một trung đội lính Nguỵ đi càn về, không cũn cỏch nào khỏc, Tựng đành phải ra lệnh cho Thạch và Nam cùng đồng loạt nổ súng. Mấy tên đi đầu trúng đạn rống lên thảm hại, số cũn lại nằm rạp xuống đất, sau khi kịp hoàn hồn đó bắn như vói đạn về phía Tùng và đồng đội. Ba anh em vừa chiến đấu vừa rút lui theo hướng ra bờ sông để bơi qua sông trở về hậu cứ. Tùng là người ở phía sau cùng cầm chân địch cho Thạch và Nam qua sông trước. Tiếng súng AR 15 và AK nổ điên loạn, đan xen nhau, cả tiếng lựu đạn thỉnh thoảng lại bùm lên chói tai. Bỗng mắt Tựng hoa lờn, hai chõn rớu lại, loạng choạng, phía bên mông trái rần rật nóng rồi tê cứng, rờ tay thấy máu ướt đầm. Tùng khuỵu xuống lăn vào mấy bụi lau rậm bên đường rồi cứ thế trườn đi. Tiếng súng tiếp tục nổ, tiếng bước chân chạy huỳnh huỵch, tiếng hũ hột, thỳc dục tiến lờn dồn về phớa bờ sụng...
Tùng trườn dần theo những bụi cỏ lau, cố sức vượt qua một ao bèo lục bỡnh rộng, một bờ rào ken kớn cõy dứa tàu vào đến một khu vườn thỡ ngất xỉu... Thời gian trụi đi không biết bao lâu, khi tỉnh dậy Tùng đó thấy mỡnh nằm trong một căn hầm, bên cạnh là một chiếc đèn pin đang được bật sáng và một người phụ nữ không nhỡn thấy rừ mặt. Tựng bàng hoàng, sửng sốt, khụng hiểu mỡnh đang ở đâu, anh cố nghiêng mỡnh để ngồi dậy. Một bàn tay mềm mại đặt lên ngực Tùng:
- Con cứ nằm nghỉ cho khoẻ!
- Tôi... đang ở đâu? - Tùng ngơ ngác, tiếng hỏi đứt quóng.
- Con đang ở nhà mạ. Con bị thương, máu ra nhiều quá... Mạ đó đắp thuốc và băng bó vết thương rồi. Cũng may vết thương không su lắm, ở phần mềm thôi. Mà nhờ cái bi đông ni đây - Vừa nói người đàn bà vừa đưa chiếc bi đông bị thủng hai lỗ cho Tựng.
Tựng nhỡn rồi đưa tay đón lấy chiếc bi đông của mỡnh, anh đó hiểu và nhớ lại tất cả những gỡ đó xảy ra.
- Cám ơn mẹ đó cứu con!
- Thôi con ăn cháo, uống thuốc rồi nằm nghỉ, mạ phải lên chớ ở dưới ni lâu không được, bọn địch tuần tra, lựng sục dữ lắm.     

Căn hầm Tùng đang trú ẩn ở ngay trong nhà Hương. Cửa hầm nằm dưới bếp nấu ăn được ngăn cách bằng một tấm sắt dày trên để xoong, nồi và phủ đầy tro vỡ vậy rất bớ mật và an toàn. Đây là một trong năm căn hầm bí mật bà Thanh tự tay đào nuôi dấu cán bộ trong những năm tố Cộng đen tối của Mỹ - Nguỵ. Bốn chiếc kia không ở trong khuôn viên nhà và đó bị mưa lũ làm hư hỏng. Bà Thanh là người rất có kinh nghiệm trong việc đào và nguỵ trang hầm bí mật. Bà được mệnh danh là “Đảng viên đậy nắp hầm”, một trong những cơ sở cách mạng tin cậy nhất của khu vực Cổ Thành này. Thật may mắn cho Tùng và như trời định sẵn anh đó ngất xỉu ngay tại vườn của nhà Hương và được mẹ Hương đưa ẩn náu tại căn hầm bí mật này. Đêm đó Hương đi thăm một cô bạn cựng lớp bị ốm nằm ở bệnh viện tỉnh nờn mói đến hôm sau, khi mẹ bảo cảnh giới để chăm sóc vết thương cho Tùng thỡ cụ mới biết.
Tùng ở dưới hầm bí mật chật chội, ngột ngạt và ẩm mốc, cả ngày không biết làm gỡ, hết nằm rồi lại ngồi, hết quay bờn này lại quay bên kia, đầu óc căng lên như sợi dây đàn vặn hết cỡ, vết thương thỡ tấy sưng lên nhức nhối khiến anh hết sức khó chịu. Anh cảm giác như mỡnh đang nằm trong một nấm mồ vậy. Một điều làm Tùng rất xấu hổ và khó xử đó là mọi sinh hoạt của anh đều được gói gọn trong căn hầm bí mật, đặc biệt là việc vệ sinh. Biết được suy nghĩ của Tùng, bà Thanh động viên:
- Con cố gắng chịu đựng, đừng ngại chi hết...
- Mẹ à! Con ở đây nguy hiểm cho mẹ và em quá. Mẹ có cách nào đưa con ra khỏi đây không?...

Ánh đèn bên nhà hàng xóm

07/10/2021 lúc 10:07






V





ợ ngăn cản không được, đâm ra giận hờn. Nàng tuyên bố xanh rờn “Nếu còn giao du với người ấy nữa thì sẽ cạch!”. Và nàng thực hiện thật. Như mọi bận, bao giờ tôi cũng tìm cách làm lành ngay. Nhưng lần này tôi lặng thinh. Thành thử một cuộc “chiến tranh lạnh” đã xảy ra giữa tôi với nàng. Tối đến, bao giờ nàng cũng chờ cho tôi đã ngủ rồi thì mới vào giường. Và ngược lại. Thực ra, nàng giận tôi cũng có cái lý đúng. Như những người có cùng một nhãn quan, một cách sống. Nàng thuộc về số nhiều. Nhưng chưa phải là tất cả. Ít nhất là trên đời này vẫn còn có tôi. Nàng có quyền riêng. Và tôi cũng vậy. Nàng không thể bắt tôi theo nàng được.
Tôi vẫn thân thiết với Y. Tôi gọi thế cho tiện, cũng là đã nhiễm cái thói của nhiều người ở trong làng vẫn quen mồm gọi Y là thằng, là cu! Người ta thường nói với nhau trong những câu chuyện phiếm “Nhà cu Y vừa bán được đàn lợn vào đúng lúc giá cao” Hay trong một lời khen “Thằng Y thế mà khéo chiều vợ ra phết”. Một sự cần đến “Việc này phải có tay của cu Y thì mới xong được”. Rồi có người rành rành là ít tuổi hơn Y nhiều, nhưng vẫn lớn tiếng sai con “Sang nhà cu Y hỏi xem mai có làm hộ hay không thì bảo”. Đại loại là như vậy. Người ta nói ở đằng sau và ngay cả trước mặt Y. Nhưng hình như Y chẳng hề bận tâm. Mà vẫn chỉ cười khì. Một tiếng cười đến là lành của một người đã bước vào cái tuổi sáu mươi.
Tôi thân thiết với Y. Lẽ thứ nhất là Y là hàng xóm, là tối lửa tắt đèn có nhau, là cái tình cái nghĩa của từ ngàn đời nay. Còn thêm lý do nào nữa thì tôi cũng chưa lý giải được. Chỉ biết, lâu không thấy Y lại đằng nhà tôi thì tôi sang bên nhà Y. Chúng tôi thường ngồi với nhau đến khuya. Đến khi các loại côn trùng nghỉ tấu nên bản hoà ca rỉ rả. Tất cả chìm sâu vào cõi lặng. Chỉ còn tôi với Y vẫn thức, vẫn ngồi bên nhau. Và nói chuyện…
                                        
Xưa, Y là một đứa trẻ bị thiệt thòi ngay từ thuở mới lọt lòng. Mẹ Y là một cô gái quê mãi dưới mạn Thái Bình. Năm đói kém đã trôi dạt đến làng này, vào làm mướn trong gia đình ông Cự Phú. Ông chủ lúc đó đã có tuổi, nhưng vẫn còn khoẻ và rất phong tình. Ông hay để ý đến cô gái có khuôn mặt tròn tròn, da trắng như trứng gà bóc, đôi mắt bồ câu luôn ngơ ngác buồn.
Từ vô tình đến cố ý, cô gái trẻ đem lòng yêu ông chủ. Rồi cô ngã vào vòng tay ông, lòng phơi phới nghĩ tới một cuộc đổi đời. Nhưng khi cô bước chân vào được nhà này, ông chủ đã có ba bà vợ. Người vợ Cả không biết sinh nở. Bà Hai ba cô con gái. Bà Ba năm cậu con trai. Quyền thu quyền phát trong nhà rơi vào tay bà Ba cả.
Còn với Cô, vẫn không hơn được cái thân phận của một con ở. Đã vậy, còn phải chịu thêm sự ghen tuông đến cay nghiệt của người đàn bà đầy uy quyền. Nhưng mẹ Y còn trẻ, lại là người biết nhẫn nhục và giầu nước mắt. Những giọt nước mắt trong vắt với một tình yêu nồng đượm làm cho ông chủ lay động, khơi dậy một chút lương tâm ở một người mà ở cửa miệng lúc nào cũng như có gang thép. Ông cho dỡ hai gian bếp chuyển đến dựng lên trên mảnh vườn ở cuối làng của một nhà vừa gán nợ. Mẹ con Y được chuyển đến đây ở. Cũng là một cơ ngơi, một giang sơn riêng. Yên ổn một bề.
Trong ký ức của Y vẫn còn in đậm cái thời thơ bé. Hai mẹ con sống lẻ loi ở khu vườn hoang vắng. Tối đến, đom đóm bay từng đàn dập dềnh trêu người như lũ ma chơi. Đêm đêm, tiếng cóc nhái ộp oạp, tiếng giun dế rên rỉ não nề. Nằm nhìn lên mái nhà, ánh mắt trẻ thơ chỉ thấy một màu đen kịt của bồ hóng phủ lên từ nóc nhà đến dui mè, xà ngang, xà dọc.
Khi giỗ, ngày Tết, Y cũng được mẹ mang về đằng nhà của bố. Y nen nét bám theo mẹ. Mẹ Y lặng lẽ lẫn vào đám người ăn kẻ ở trong nhà. Y chưa bào giờ dám bước qua cái ngưỡng cửa của toà nhà trên. Mà chỉ thập thò ở ngoài cửa để nhìn vào. Cả một thế giới xa lạ bày ra trước mắt. Nào là những hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng, những sập gụ tủ chè bóng lộn…
Những người chị, người anh cùng bố với Y, coi Y như người dưng nước lã. Họ thì luôn tươi roi rói, sạch sẽ xinh đẹp, quần là áo lượt thơm tho. Cùng cái góc của một người cha sinh ra mà với Y lúc nào cũng lem luốc bẩn thỉu. Ai cũng xa lạ với Y. Ngay cả với người cha đẻ của mình. Y cũng chỉ nen nét nhìn trộm từ đằng xa. Hình như Y chưa được cha bồng bế bao giờ.
Những khi đến đây, Y chỉ thui thủi chơi ở góc sân, ngoài vườn hay bên cạnh bờ ao. Vẩn vơ buồn vui một mình. Còn có mấy con chó là có vẻ thân thiện vẫn bầu bạn với Y. Hình như chúng vẫn coi Y là một cậu chủ nhỏ. Dường như loài chó là chẳng bao giờ biết phân biệt.
Đến năm Y tám tuổi thì một sự kiện lớn đã xảy ra. Tất cả nhà cửa đất cát, ruộng vườn của bố Y bị tịch thu. Nhưng bà Ba đã nhanh tay hơn cả đội cải cách. Bà kịp bán tống bán tháo hết những thứ quý giá trong nhà rồi cùng với năm người con trai cuốn gói vào Nam. Còn bố Y với những người trong gia đình thì không đi.
Mẹ Y không bị quy thành địa chủ. Nhưng nằm trong diện “liên quan với địa chủ”. Với Y lúc đó, Y vẫn nhớ. Tâm trạng Y vui buồn lẫn lộn. Y cũng được theo đội thiếu nhi của làng đi tập hát sòn… sòn… sòn đô sòn…được đi đánh trống cổ động hô vang “Đả đảo địa chủ!” Cũng hoà vào cái không khí hừng hực sục sôi của những con người nghèo khổ, giờ như được trời cho của, được chia nhà cửa, ruộng vườn, được đứng lên làm chủ. Nhưng trong lòng Y cũng có chạnh buồn. Bao nhiêu nhà lớn nhà bé, toà ngang dẫy dọc của bố Y. Người ta chia nhau hết cả. Mẹ con Y không được hưởng một tý gì.
Y cũng đi xem mọi người đấu tố địa chủ. Nhìn bố bị trói, Y như một người được hả cơn hận. Nhưng ở trong lòng Y như có một cái gì đâm vào nhoi nhói. Y nuốt nước bọt, thấy đăng đắng nơi cổ họng.
Sau sửa sai, cuộc sống của làng xóm trở lại bình thường. Mẹ con Y vẫn được ở khu vườn cũ. Rồi Y được đi học. Y là một đứa trẻ sáng dạ, luôn đứng đầu lớp. Y bỏ xa những đứa bạn ở làng, lên huyện học cấp III.
Y tốt nghiệp lớp 10. Nhưng tất cả các trường Đại học đều đóng chặt cửa trước mặt Y.
Y về làng, sống lầm lụi cùng với những uất ức. Y đâm ra căm giận cái “lý lịch” của mình. Căm giận tất cả. Ở trong lòng đang cháy rực lên bao hoài bảo. Vậy mà…
Thời ấy, trai làng náo nức ra trận hết lớp này đến lớp khác. Y nhiều lần làm đơn, đã cắt tay lấy máu để viết đơn, nhưng đều bị từ chối. Y nhận thấy mình như là một người bị bỏ rơi. Đã bao lần Y thèm muốn được đứng vào hàng ngũ của những người ra đi. Khát khao được có những nụ cười, những cái vẫy tay với lời chào tạm biệt của họ ngay giữa sân đình làng. Một nỗi cô đơn, một nỗi buồn hoang vắng bao phủ lên lòng Y.
Mãi rồi, Y cũng được toại nguyện.
Hôm Y lên đường, người mẹ mổ gà làm mâm cơm cúng tổ tiên gia thần, cầu mong cho Y ra đi được chân cứng đá mềm. Bố Y cũng đến ăn cơm. Giờ ông đã là một ông già hiền lành. Lúc chia tay, hai bàn tay khô quắt cứ nắm chặt lấy tay Y. Trong khoé mắt ông ứa ra những giọt nước mắt long lanh “Con ra đi chuyến này, cố gắng để mang lại vinh quang về cho gia đình ta!”
Y được điều về một đơn vị vận tải. Nhưng Y muốn được ra mặt trận, muốn được xông pha nơi lửa đạn, để thoả cái chí nam nhi. Cán bộ đơn vị biết được ý nguyện của Y đã kịp thời động viên “Trong cuộc kháng chiến trường kỳ lớn lao này của dân tộc, làm bất kể một việc gì phục vụ cho kháng chiến đều là vinh quang cả!”.
Y yên tâm công tác. Y có thân hình cao lớn như hộ pháp, cơ bắp cuồn cuộn chắc như gỗ lim. Công việc dù nặng đến đâu Y làm cũng cứ nhẹ như tênh. Núi cao, suối sâu đều cúi đầu khuất phục dưới chân Y. Vai mang nặng nhưng lòng Y nhẹ tênh.
Đơn vị cũng nhiều lần phải đọ súng với bọn biệt kích và thám báo. Trong chiến đấu, Y là một người quả cảm. Y luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Được cấp trên khen ngợi, đồng đội tin yêu.
Ở giữa rừng Trường Sơn, những buổi chiều tà, hoàng hôn buông tím những đỉnh núi mờ sương. Những đêm mịt mùng, tiếng vượn hú gọi bầy dai dẳng…

Hạnh phúc chỉ thế

07/10/2021 lúc 10:07





















H





iên lại nhẩn nha giặt giũ, cơm nước, lau chùi nhà cửa. Lau đi lau lại đến nỗi cái chổi lau nhà mòn vẹt, trơ cái đế gỗ. Hiên mang tất cả áo quần, chăn màn bẩn ra giặt. Không còn đồ bẩn, chị giặt lại đồ sạch. Nhà, máy hút bụi có, máy giặt cũng có, nhưng chị không dùng, mà giặt bằng tay. Cốt để giết thời gian. Mọi việc đâu vào đấy, Hiên ngồi bó gối trên ghế sa lon đợi chồng về…
Trời mùa đông đêm thường đến sớm. Mưa. Mưa rả rích như trêu ngươi. Tiếng gió rít qua kẽ cửa càng thêm hoang vu và lạnh lẽo. Hiên một mình lọt thõm, lạc lõng ngay trong chính ngôi nhà của mình. Lặng lẽ đếm những tiếng mưa rơi cho giọt buồn ngấm vào da thịt.
Tấn, chồng Hiên lại về trong miên man say. Chị tất tưởi ra đón chồng từ ngoài sân, tấm thân nặng trịch đỗ vào người chị. Một thứ nước trắng chua lét, rải từ cầu thang lên tận buồng. Hiên cởi giày, lấy nước nóng lau người chồng, chợt hai giọt vương trên má nóng, mằn mặn. Nhưng rồi lặng lẽ đưa vạt áo lên lau, lật đật đi nấu bát canh trứng cho anh giải rượu.
Tấn nằm thưỡn bụng, ngáy như kéo thuốc lào. Hiên ngồi rũ bên chồng, chực anh kêu nước thì đưa, chực nôn thì hứng. Mâm cơm nguội ngắt chẳng buồn ăn. Chị lại cặm cụi đi lau thứ nước anh vừa oẹ. Cầm chổi lên, chà đi xát lại, chợt cái gì nghèn nghẹn, ứa nơi cổ họng. Hiên muốn hét toáng lên, chửi rủa rùm beng như các bà vợ khác. Đã dặn lòng phải chịu khó, nhưng chịu sao nổi. Sự nhẫn nhịn của con người có giới hạn chứ. Nhưng chửi rủa liệu có ích gì khi anh say bét nhè, có đốt lửa bên người cũng như không biết gì. Lần này Hiên định bụng sáng ra anh tỉnh rượu sẽ nói, nhưng chị chưa kịp mở miệng thì anh biết lỗi, ôm lấy vợ, hôn hít, xin lỗi, hứa han. Thực lòng, Tấn rất yêu vợ. Anh giải thích: Công việc phải ngoại giao là thế đấy. Biết sao được.
Hiên đẹp dễ sợ. Nét đẹp mặn mà, quyến rũ. Ai nhìn vào đó cũng phải chết lịm đi chốc lát. Tấn phải cảm ơn ông trời xui khiến cho anh tông xe Hiên. Hôm đó, Tấn đang vội vã đi ký hợp đồng, ngang khúc cua thì đâm vào một nữ sinh học về. Anh hốt hoảng đưa cô bé vào bệnh viện. Anh phải nuôi cô trong suốt thời gian chữa trị. Lần đầu tiên nhìn thấy Hiên trong bộ dạng toàn thân bó bột, nhưng khuôn mặt cô vẫn ngời lên vẽ đẹp không cưỡng lại được ý muốn cô phải là của riêng anh. Hiên tốt nghiệp trung học phổ thông là họ tổ chức đám cưới. Tấn đã hứa cho Hiên tiếp tục học lên đại học sau khi cưới. Nhưng trong bữa tiệc thành hôn, bạn anh ghé vào tai anh bảo: “Mày có vợ đẹp thì phải lo mà giữ. Thả là sỏng ngay”. Anh sợ mất vợ, lấy cớ Hiên vẫn còn yếu sau đợt tai nạn, không cho cô đi học. Bảo: Nhà mình anh làm cũng đủ nuôi em và lo cho gia đình hạnh phúc. Anh sẽ không để vợ con phải khổ. Với lại, thời buổi báo chí đăng tin về chuyện các bà vợ mãi lo làm việc nhà nước mà quên thiên chức của người phụ nữ, là làm vợ, làm mẹ, làm dâu, nội trợ xưa nay. Nên chồng bỏ theo gái, theo chính ô sin trong nhà mình đưa về, với lý do rất đơn giản: Tôi cần một người vợ chứ không cần một cán bộ công chức.
Hiên chiều ý chồng. Vả lại, Hiên cũng sợ mất chồng lắm chứ. Chồng chị là người có tài, trẻ, đẹp trai hào hoa. Người như anh khối cô thèm muốn…

Số kiếp chim hoạ mi

07/10/2021 lúc 10:07






C





him hoạ mi ủ rũ đậu trên thanh ngang trong lồng hai mắt buồn bã nhắm nghiền, cổ rụt hẳn vào, bộ lông xù ra, hệt như chú gà con mắc cúm. Hoạ mi bỏ ăn đã mấy hôm, đến hôm nay thì bỏ cả uống nước. Một mình nó lẽ loi trên tầng cao của ngôi biệt thự sang trọng, yên tĩnh. Đôi lúc bừng tỉnh, Hoạ mi rướn người, lắc lắc cái cổ nhỏ và rũ rũ bộ lông để xua đi những con ho, con muỗi vằn, mằn hăn...vo ve quanh mình, rồi lại gục xuống, tiếp tục mơ màng...
Nơi ấy, có một khe rừng xanh tươi, cây cối rậm rạp, dây leo quấn quít nằm giữa hai sườn núi, thưa vắng dấu chân người. Một dòng suối ngoằn ngoèo, róc rách chảy qua những hòn đá tảng to lớn đầy rêu mịn. Quanh đó, có những khóm rì rì xanh tốt, những khóm hoa hệt như một đàn bướm trắng đông hàng vạn con bay đến nghỉ ở ven suối. Mà thực ra bướm cũng nhiều lắm, khó lòng phân biệt nổi đâu là bướm, đâu là hoa nữa...Dòng nước tiếp tục băng băng trôi đi trên cuội sạch, trên cát vàng tạo lại một giải đất hẹp và dài như lưỡi kiếm rỉ, với vạt chuối rừng xanh ngắt bập bùng hoa đỏ...

Năm thằng cao kều

07/10/2021 lúc 10:07






T





hật không ngờ! Toàn Ngố lại trở thành thầy giáo. Mà lại là thầy cấp phổ thông trung học dạy môn Văn tiếng Việt thuộc tốp siêu của thành phố.
Vừa giáp mặt nhóm bạn thân thủơ xưa, sau vài câu thăm hỏi về công việc và gia đình thời hiện tại, Toàn đã hỏi luôn:
- Này mình mới gặp lại cô Dương trong kỳ thi giáo viên dạy Văn giỏi toàn quốc đấy! Các cậu có nhớ cô giáo sinh thực tập hồi chúng mình học lớp ll không nhỉ?...

Hoa tháng tư

07/10/2021 lúc 10:07






G





ã đang ngồi đối diện với nàng. Nàng cổ cao, da trắng, môi đỏ. Thêm hàng mi viền xanh sâu như nước đáy hồ. Đêm nay là sinh nhật nàng. Bạn đồng nghiệp thấy gã không mấy tươi, kéo gã bằng được tới đây dự cuộc vui tổ chức ngoài trời. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng li tách rổn rảng hình như chẳng làm gã hào hứng. ' Nào cạn li, mừng thọ người đẹp thêm một tuổi' - ai đó pha trò. ' Anh uống cùng mọi người đi chứ?'- nàng khẽ khàng bảo gã
Lạ thật? Sao môi cười rạng rỡ như bông hoa hồng kia lại nhắc gã về một hình ảnh trái ngược. Hình ảnh người đàn  bà có gương mặt u ẩn, thăm thẳm ánh nhìn xa xăm, như kể một nỗi niềm trong mắt. Gã nhìn thấy chị lần đầu khi chị đang chơi đùa với các con trước sân ngôi nhà mới. Chỉ vì gã tò mò, gã mơ chuyển về ngôi biệt thự bốn tầng lộng lẫy kia sẽ là một tiểu thư khuê các...

Dòng sông lung linh

07/10/2021 lúc 10:07





















M





ột vài cành liễu rũ xuống buông mành, những chiếc ghế mây yểu điệu, tiếng nhạc Trịnh Công Sơn dịu dàng, xa vắng, khung cửa sổ với chấn song sơn mầu trắng và rèm hồng bay nhè nhẹ hướng thẳng ra cánh đồng xanh ngút mắt khước từ tất cả những âm thanh chát chúa, ồn ả ngoài phố lớn vọng vào... khiến Thuỳ cảm thấy thật dễ chịu yên bình và có thể ngồi lặng lẽ ở quán cà fe ở ngoại ô thị xã này hàng giờ liền.
Thuỳ vẫn tự hào là ngay tại quê nhà Thuỳ vẫn có một nơi chốn y hệt như quán cà fe ngày xưa để đi về sau những giây phút mệt nhọc. ớ đó Thuỳ có thể thẩn thờ gặm nhấm kỷ niệm cũ, mường tượng đến ngày đầu gặp Lâm, mái tóc bồng bềnh, nước da nâu sáng, nụ cười sáng trưng cả căn phòng mùa đông. Giữa thời buổi cả Hà Nội đang sôi lên với những Rock, Rap, Hit hop...

Hoa muộn

07/10/2021 lúc 10:07






N






hư lúc anh đi, hôm anh trở về là một đêm mưa gió.
Chị cho con đi ngủ, lúc ấy hãy còn sớm. Cộc cộc...cộc cộc cộc. Có tiếng gõ cửa vừa rụt rè, vừa gấp gáp. Chị mở cửa. Một người đàn ông đội mưa, trên vai mang một chiếc ba lô. Trong đêm tối, cả nó và người đàn ông trở nên đen sẫm.
- Ai rứa?
- Hương... anh đây!
Giọng người ấy run run, nhưng sao nghe quen qúa.
- Anh... là ai?
- Là anh đây. Lê đây!
- Anh Lê! Thật không? Đúng là anh đã về không?

Điểm tựa

07/10/2021 lúc 10:07






M





ới chín tuổi tôi đã biết được sự mừng, lo của ba má, bà con đường phố khi thấy mấy chục thanh niên quần xanh áo trắng, găng tay trắng cưỡi Honda chạy ra Ninh Hoà đón đoàn quân quần áo, mũ tai bèo xanh màu lá cây, tiến vào thị xã Nha Trang.
Rồi ba tôi được Ban Quân quản huy động lái chiếc xe khách của gia đình ra tận Hòa Khánh tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng đón những cán bộ miền Nam trở về quê thăm quê hương giải phóng. Đó là niềm vui ba má tôi cảm nhận được.
Không lâu sau ba trở lại với nghề lái xe khách đường dài. Tôi cắp sách đến trường.
 
Sự bỡ ngỡ, lo lắng khi mới bước vào lớp học nhanh chóng tan biến, bởi cô giáo rất trẻ, không vào hạng xinh đẹp, song có đôi mắt sáng trong, tự tin, nhìn chúng tôi...

Phố huyện

07/10/2021 lúc 10:07

Chiều sùm sụp, mây đùn về phía Tây mang cái đen kịt úp chụp lấy khu phố huyện. Gió cứ lồng lộn thổi lẫn trong tiếng gào bức bối của trời đất. Sau ánh chớp xiết ngang mái nhà rồi ngoằn ngoèo sau núi là tiếng sấm ầm ập. Trời như người đàn bà ghen chồng. Trời điên cuồng như trinh nữ vừa bị đánh cắp tình yêu. Vặn vẹo quằn quại rồi cuối cùng thì trời cũng rạch bụng ra xổ tung nỗi ghen tức, ẩm ức xuống trần thế. Những hạt mưa sắc lệnh xối xuống mặt đường đặc quện hắc ín, một mùi khói độc cứ hầm hập phả vào mặt người. Sông Hưng Long nghèo nàn, quanh năm như con trăn hoa ghẻ lở, cóc váy với những ghét rác, giờ nó oằn mình vằn vèo, trương lên, trương lên, phô hết sự bẩn thỉu, ô tạp của nước thải phố huyện. Tôi chạy vội về nhà, nhìn sang thấy chị đang luống cuống thu nốt mấy chiếc móc quần áo chất lên cái giường ọp ẹp rồi chị vội vã đội mưa lao ra ngõ. Tôi đánh tiếng: “Chị ra chợ dọn hàng cho bác à?”. “Ừ, tối rảnh sang chơi”. Nói rồi chị tất tả chạy. Tôi đứng nhìn theo dáng xeo xéo của chị đang chạy về phía những cơn mưa. Bà Thu đang loay hoay với đống hàng ế ẩm; Túi thuốc lào, lá trầu quả cau, bọc bánh đa Bắc Giang đen nhánh vừng dừa bóng nhẫy, mấy cái điếu tre, dăm bò lạc, hàng quà của những khách bình dân. Thấy chị Tâm ra bà thả bịch lạc xuống đay nghiến:… 

Phục chế

07/10/2021 lúc 10:07






T





ôi không tin có số phận, có sự sắp đặt của tạo hóa. Nó là sự bấu víu của kẻ bất lực, ăn may. Có chăng là sự trùng hợp ngẫu nhiên của rủi ro hoặc may mắn. Cho đến ngày tôi gặp cô gái ấy, không, từ một sự cố. Phương, giám đốc Trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh phải đi thị sát tình hình cơn lũ quét ở một trạm thuỷ văn miền Tây. Không về kịp để đi khảo sát địa hình chuẩn bị cho dự án, anh ta cho người đem tài liệu để tôi xem trước. Cô gái rất trẻ, chừng bằng con gái tôi, không hiểu sao lại kể câu chuyện không ăn nhập với công việc rằng thị xã này có nhiều người bị “ết”. Bạn gái cô đang yêu mà cứ lo người yêu cô có tránh được tệ nạn. Còn cô, sợ cả làm móng tay, móng chân. Rằng cứ nhìn thấy mấy chàng vô công rồi nghề ngồi ngáp vặt, ốm nhom là phải tránh xa, mấy cô ăn diện là y chang gái bia ôm, gái nhảy. Cả thị xã như nín thở...

Thôi em về với biển

07/10/2021 lúc 10:07

1
Rất vô tình, tôi có được thông tin về nhà nghỉ Tường Chi qua một trang Web. Tôi đoán nó cũng gần với vùng biển mà trước đây từng đêm, tôi và đồng đội vẫn đón đợi hàng từ  những con thuyền nhỏ sau khi sang mạn từ những con tàu không số, bí mật cập bờ. Chuyến đi nghỉ của cả gia đình không ngờ lại là đề tài khá rôm rả. Vợ tôi bảo: Đi Đồ Sơn thì tiện nhất nhưng nước ở đây lại bẩn, còn đi Hạ Long thì cô ấy đã đi hai lượt do cơ quan tổ chức mà giá cả thì lại rất “max”. Tốt nhất là đi cửa Lò. Nước vừa trong vừa sạch mà giá cả lại phải chăng. Còn con gái thì lại chỉ muốn đi Sầm Sơn vì đã hẹn cùng mấy đứa bạn. Không khí bàn luận thật “dân chủ” nên hai mẹ con ai cũng muốn được “bảo lưu” ý kiến của mình… Cuối cùng, sau nhiều lần thuyết phục, thương thảo với vợ và con gái, gia đình tôi đã quyết định đi nghỉ ở miền Trung.
 
Thu xếp phòng nghỉ cho cả gia đình xong, từ ban công nhìn ra tôi như muốn reo lên khi nhận ra một lèn đá nhỏ sát mép biển cách nhà nghỉ chừng dăm bảy trăm mét. Hơn ba mươi năm, lèn đá vẫn hiên ngang, ngạo nghễ như một mũi thuyền hướng ra biển cả. Mong ước có một dịp về thăm lại chiến trường xưa, tôi như con thuyền lênh đênh giữa biển đời chiều nay cập về bến cũ…

Từ một góc Tà Cơn

07/10/2021 lúc 10:07

… Đoạn đường đi từ tiểu đoàn bộ xuống trận địa vây lấn khoảng chừng năm,  sáu km. Một quãng giữa trống trải, dài hơn một km nói từ chân đồi tranh đến gần con suối là “con đường lửa”. Máy bay địch thường đánh phá không kể ngày đêm. Một lần, chúng phát hiện thấy một chiến sĩ thông tin nối dây điện thoại. Thế là suốt bốn tiếng đồng hồ, chúng ném tới hàng trăm quả bóm xuống quanh chiến sĩ thông tin. Mãi chiều tối mới tìm thấy xác anh nằm sấp dưới một hố bom sâu hoắm, quần áo bay sạch. Lại một lần khác, chỉ có một con chồn chạy qua, thế mà chiếc L.19 cũng sà xuống thả bom khói rồi một bầy phản phực kéo tới trút bom xuống cày xới, “con đường lửa” thêm nát bét ra. Sau đó, tiểu đoàn trưởng quy định trừ trường hợp đặc biệt, cấm không ai đi qua con đường này giữa ban ngày.
 
Minh, vai đeo tiểu liên, tay xách một túi nặng vừa là thuốc lám vừa sách báo, tu - lơ - khơ. Anh còn xin được thêm gói thuốc lào để dành riêng cho Chính. Anh lĩnh thêm một khẩu trung liên cho Đạm vác, còn hai chiến sĩ thì khênh sữa, đường, chè. Thấy Đạm đeo một túi vải cộm như túi thuốc quân y, Minh hỏi:...

Nửa ngày làm vợ

07/10/2021 lúc 10:07

Truyện được hư cấu từ một câu chuyện có thật - xin dâng tặng cho người con trai, con gái trong truyện bằng cả tấm lòng yêu thương và ngưỡng mộ.                  





N





ấm mộ đã đắp xong đâu ra đó, mọi người cũng lũ lượt kéo nhau ra về, Cường vẫn ngồi lại một mình ở nghĩa địa. Anh đốt thêm một nắm hương cắm lên trước tấm bia đá có ảnh của Mai Lan rồi từ từ quỳ xuống phủ phục trước mộ vợ. Bộ quân phục trên người anh ướt đẫm nước mưa và bê bết bùn đất. Khuôn mặt anh bơ phờ, hốc hác, râu ria lổm nhổm. Mưa đã dần ngớt nhưng chưa tạnh hẳn. Gió vẫn gầm rú và những làn nước chênh chếch như những ngọn roi vô hình vẫn đều đặn quất xuống. Nắm hương Cường vừa cắm được dịp cháy bùng lên rồi tắt lịm. Cường phải loay hoay một lúc mới đốt lại được nắm hương khác. Anh choài người về phía trước gần như ôm gọn cả tấm bia đá vào lòng để che chắn bớt ngọn gió và làn nước quái ác...

Mắt giếng

07/10/2021 lúc 10:07






C





 
hẳng biết do đâu mà người xưa chọn cái doi đất hình quả đậu ván bị sông Duềnh phía trước phía trước và Núi Đá phía sau chặt để lập làng. Cái thế làng nó ra vậy nên tôi và hắn học xong lớp bảy thì bỏ, không qua sống đến trường khác học tiếp và đến tuổi mười bốn vẫn chưa biết cá phố Huyện có nó vuông tròn ra làm sao. Chúng tôi lụi hụi trên mấy đám ruộng trũng, hoặc xuống sông Duềnh đánh bắt cá, tối về tắm bằng nước múc trong những cái giếng tròn xoe, sâu hun hút. Năm nào đó, bố con hắn bỏ làng lên chân Núi Đá dựng nhà, khoét sâu vào sườn núi tạo một khu đất rộng chăn nuôi đủ loại thú vật. Từ trâu, bò, lợn, gà, chó, mèo, vịt, ngan, ngỗng đến khỉ, nhím, kỳ đà… Buổi trời động, gió từ Núi Đá thổi ra mang theo mùi phân khẳm lợm tràn xuống làng. Dân làng bảo tôi đi gặp hắn, nhưng hắn cứ biền biệt trong rừng săn tìm thú quý hiếm. Dần dà rôi quen dân làng tôi không biết đến ngày trồi động. Một bữa nọ tôi tình cờ gặp hắn ngoài đương. Hắn ăn mặc tươm tất, áo trong, áo ngoài, giày, mũ trắng tuyền. Hắn cười cười rồi bảo với tôi là bố con hắn đã bán sạch sành sanh cơ ngời trên Núi Đá cho hắn điềm tĩnh không lộ vẻ khoe khoàng, thậm chí còn ra chiều bực bội. Tôi mới nghĩ về cái chí của hắn và vỡ nhẽ hắn vẫn chưa vừa lòng với những gì đã có, là hắn còn muốn vươn lên nữa. Hắn đưa tay ra. Tôi nắm bàn tay dâm dấp nước của hắn. Tôi hỏi chuyện vợ con hắn. Hắn ngả người cười rồi nói: “Gái gủng thiếu chi mà đeo cái gông vợ vào cổ. Mày có biết người trên phố định nghĩa vợ thế nào không? Là một con vật sông dai lâu chết luôn miêng gọi tiền tiền tiền.” Tôi gượng cười theo hắn. Hắn nheo nheo mắt. “Nom mày ải quá” Hắn nói ra vẻ thương hai tôi. Tôi nói còn hơn cả ải thì hắm chém tay vào không khi bảo, doanh nghiệp vật liệu xây dựng mà hắn làm giám đốc đang cần một nhân viên ma – két -  tinh rồi hỏi tôi có muốn làm không. Chao, cái mơ ước đi khỏi làng âm ỉ chảy trong tôi lâu lắm rồi, được vậy thì mở rộng tương lại cho tôi quá. Chẳng hiểu ma – két – tinh mô tê ra sao, tôi vẫn rối rít cảm ơn hắn, còn thầm biết ơn cái ngọn tre bất vào mắt để tổi lên trạm xá làng mà được gặp hắn. Cái thằng tôi nhục thế!...

Kỷ vật 40 năm

07/10/2021 lúc 10:07






S





áng mồng 6 tháng 2 năm 2008, mới qua tết Nguyên đán mấy ngày, cả khu đồi Tà Cơn ướt đẫm sương, trời giá buốt. Bình thường thì ở khu lòng chảo Khe Sanh và nhất là vùng đồi Tà Cơn- Rào Quán nhiệt độ đã thấp hơn nhiều so với dưới xuôi. Mùa gió Lào, cả tỉnh Quảng Trị chỗ nào cũng hừng hực hơi lửa thì ở đây buổi sáng và chiều tối người ta phải mặc áo ấm. Chẳng thế mà khách du lịch vẫn gọi Khe Sanh là Đà Lạt của xứ gió Lào cát trắng. Năm nay, từ trước tết Nguyên đán kéo qua đến tận tháng hai này, cả nước đang dầm mình trong một đợt rét hại tê tái thì ở chốn Tà Cơn này khí hậu càng buốt giá hơn.
 
Đã hơn 7 giờ sáng mà mấy chị em trong tổ quản lí di tích Tà Cơn vẫn còn nằm co ro trên giường. Không phải vì rét hoặc lười biếng. Hầu hết khách tham quan đến di tích này sớm nhất cũng khoảng 10 giờ. Thường thì họ ngủ lại dưới thị xã Đông Hà, sáng ra cơm nước xong, cà phê cà pháo thoải mái mới lên Khe Sanh. Khách tour DMZ còn muộn hơn vì xuất phát từ Huế hoặc Đà Nẵng. Buổi sáng ở Tà Cơn là khoảng thời gian tuyệt diệu, tĩnh mạc một cách khác thường. Nằm trên giường có thể nghe được từng tiếng sương roi lép tép trên những tá lá cà phê, hoặc tận hưởng cái hương thơm của hoa cà phê đến mức gần như mà một thứ nghiện...

Tiếc nuối muộn màng

07/10/2021 lúc 10:07






Ô





 
ng bà Tùng là đôi vợ chồng già xưa nay được tiếng là người ăn ở phúc đức ở thị trấn Dạ Hòa. Cả hai ông bà đã ngoài sáu mươi tuổi. Lẽ ra ở vào tuổi ấy ông bà đã có thể nghỉ ngơi, vui thú cùng con cháu để tận hưởng tuổi già. Nhưng ông bà Tùng vẫn mỗi người một việc. Bà thì ngày ngày bán cau trầu ở chợ. Ông thì có sẵn nghề y ở quân đội về nên cũng mở ra một phòng khám nhỏ tại nhà để phục vụ bà con. Từ ngày thằng con trai út của ông trúng tuyển đại học lên thành phố học thì nhà cửa cứ trống hoang trống hoác, buồn không thể tả được. Ở cái thị trấn Dạ Hòa đông đúc và sầm uất này ai ai cũng biết ông bà Tùng. Người ba biết nhiều đến ông bà không phải chỉ vì ông có cái phòng khám thường hay làm phước giúp đỡ mọi người, cũng không phải chỉ vì bà có hàng trầu cau được những người ăn cau trầu đánh giá là ngon và rẻ nhất chợ. Mà người ta biết nhiều về ông bà còn ở chỗ ông bà là những người luôn luôn gương mẫu, đi đầu về làm việc thiện. Thì đấy, hãy cứ kể sơ sơ sẽ biết ngay. Từ ủng hộ quỹ người nghèo, quỹ nạn nhân bom mìn, quỹ chất độc màu da cam, đến những việc đột xuất như cứu trợ thiên tai, hỏa hoạn, giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó học giỏi...ông bà đều có tham gia đóng góp, mà bao giờ cũng đóng góp cao hơn, kịp thời hơn tất cả mọi người. Còn cái phòng khám của ông nếu phải kể từ những viên thuốc ông cho không những người ăn xin, những kẻ tâm thần điên dại sống lang thang, bờ bụi cho đến cả những người bình thường khi đi đường chẳng may bị cảm cúm, ốm đau cũng đã là một con số không nhỏ. Lại có những trường hợp như một phụ nữ nào đó đang trên đường đi chợ thì chuyển dạ đẻ hay một em bé đi xe đạp bị ngã gãy tay... 

Mây ngàn

07/10/2021 lúc 10:07






1





- Cha tôi lững thững đi vào, tiếng rẹt bẹt từ sàn nhà được làm bằng tre vang lên theo mỗi bước chân ông. Con nghé dưới sàn nô đến ngộ, tôi thèm lắm cái cảm giác tung tẩy, thèm lắm cái cảm giác được là một con nghé.
Và có lẽ sẽ chẳng bao giờ tôi tưởng tượng nổi ngoài kia lại có một bầu trời khác. Một góc nhỏ tối tăm, những hàng cột đen kít từ đời ông nội để lại cùng đống lửa lập loè mà tôi chỉ thấy được vào buổi đêm là những thứ gần gũi hơn cả.
Người đàn ông có dáng tiều tuỵ, ánh mắt đục buồn nhưng cương trực ấy là cha. Ông cũng như tôi, kiên nhẫn, đợi chờ và hy vọng. Tôi đọc được ý nghĩ của ông có lẽ cũng bởi chúng tôi đều ở cùng trong một thế giới khác-thế giới của sự im lặng...
 

« 5354555657 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

15/01

25° - 27°

Mưa

16/01

24° - 26°

Mưa

17/01

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground