Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 02/07/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Hàn Nguyệt

B

ất kỳ một tác phẩn nghệ thuật nào cũng đều làm công việc khiến cho người cảm thụ tham gia vào sự giao tiếp với người đã hoặc đang sản sinh ra nghệ thuật cũng như với tất cả những ai cùng một lúc với anh ta, trước và sau anh ta đã cảm thụ hoặc sẽ cảm thụ ấn tượng nghệ thuật với anh ta. Trong những tác phẩm truyện ngắn của Hàn Nguyệt, ấn tượng nghệ thuật được người đọc cảm nhận như là một sự giao tiếp với người viết, với nhân vật mà phần lớn là hình tượng người phụ nữ đã được xây dựng trong sự khám phá ra bản chất thẩm mỹ, bản chất cuộc sống của tác giả.

Hàn Nguyệt quan niệm, văn như dòng suối chảy ra từ trái tim biết rung lên trước bình minh bừng nở, trước bông hoa khép lại cuối ngày, trước nỗi đau hiển nhiên hay cùng kiệt của từng mặt người đã gặp. Vì thế, Hàn Nguyệt viết là thể hiện cách nhận thức hiện thực chủ yếu bằng thế giới nội tâm được mô tả như dòng chảy tác động thường xuyên đến mọi khía cạnh đời sống và, tất nhiên cũng tác động tới quá trình sáng tạo nghệ thuật. Đây là yếu tố mở ra cho Hàn Nguyệt khả năng biết nhìn thấy những nét đặc thù trong các tính cách và quan hệ con người, đồng thời thấu hiểu được những mối quan hệ giữa những hiện tượng khác biệt nhau, thậm chí đối lập nhau và hiện thực, giữa những khuynh hướng phát triển của chúng. Và, ở trong những truyện ngắn của Hàn Nguyệt đã có sức trĩu nặng của sự quan tâm chú ý tới cuộc sống con người phụ nữ cùng khát vọng hiểu được những gì mà hoàn cảnh sống đã khuấy sâu vào tâm thức của mỗi một người phụ nữ ấy, kể cả từ quá khứ đến hiện tại lẫn tương lai dù vẫn còn rất mơ hồ. Cho nên, trong khi thể hiện cuộc sống trong những hình tượng nghệ thuật là những người phụ nữ, Hàn Nguyệt đã chọn lựa những khoảnh khắc đáng chú ý của họ, những hoàn cảnh và tình cảm qua đó người cảm thụ sẽ nhìn thấy cái cao cả và sự thấp hèn, sẽ hiểu cái gì là tiêu biểu trong cuộc sống của họ.

Sự lựa chọn những hoàn cảnh và tình cảm của Hàn Nguyệt thường bắt đầu từ những tác động của hoàn cảnh vào tâm hồn và tính cách của người phụ nữ đã được quan sát một cách tinh tế và phân tích một cách đặc thù trong đời sống huện thực với những dữ kiện tâm lý, những biến đổi trong quá trình vận động của chúng. Toàn bộ sự đặc sắc của truyện ngắn Hàn Nguyệt là ở việc tâm lý người phụ nữ được phản ánh dưới góc độ hiện thực xã hội hợp nhất với những dự đồ nghệ thuật chín muồi dần dần theo thời gian thụ cảm cuộc sống với những hiện tượng cụ thể của hiên thực mà đối tượng đã trải qua, đang tiếp tục trải qua. Truyện ngắn của Hàn Nguyệt chứng tỏ một điều, hiện thực tâm trạng của những người phụ nữ chính là sự thôi thúc mạnh mẽ cho những suy tư sáng tạo đóng vai trò của tư tưởng thẩm mỹ khiến chúng ra đời. Chính thủ pháp đi sâu vào sự thật tâm trạng của những người phụ nữ đó mà trong thời gian và cuộc sống của truyện ngắn Hàn Nguyệt có sự chênh vênh giữa sự thật và giấc mơ, giữa những linh cảm và thực tại, giữa tình yêu và những bi kịch, giữa cái đẹp và cố gắng vươn tới nó đôi khi trở nên tuyệt vọng bởi sự bất lực trong những môi trường cụ thể. Để rồi giữa những trang văn của Nguyệt hiện bóng những cảm xúc thẩm mỹ có sức lay động tâm hồn người đọc cho dẫu ở những truyện ngắn Nguyệt đã viết thường thiếu nhân vật và hoàn cảnh điển hình, thiếu cả sự kiện xã hội chứa đựng tinh thần thời đại. Bỡi xây dựng kết cấu truyện ngắn theo nguyên tắc tập trung quan sát và phản ánh thế giới nội tâm nên dung lượng hiện thực tâm lý chiếm lĩnh truyện của Nguyệt. Văn của Nguyệt vì thế mà thường mang hình thức tự sự, tự sự ngay cả trước những xung đột, những kịch tính luôn diễn ra ở dạng tâm lý đã biến dòng chảy tâm trạng của những người phụ nữ với bất cứ nhân xưng nào thành Trinh nguyên, Nước mắt, Trăng bạc, Về để sống, Trắng miền cỏ lau, Đám cưới bên sông Thạch, Khơi dòng, Con quỷ…

Bút pháp tự sự, trữ tình ở Hàn Nguyệt làm nổi bật trong truyện ngắn của Nguyệt thân phận và khát vọng của những người phụ nữ với những sự kiện xảy ra trong đời họ và ý nghĩa bộc lộ những nét thuộc về tính cách và tâm hồn họ. Cuộc sống hiện tại và tâm lý khắc khoải nuối tiếc bị dồn nén của người phụ nữ trong truyện ngắn Trinh nguyên có cội nguồn xã hội là cuộc chiến tranh đã làm chị mất người chồng “mê con Thư lang Trung Thượng vì đôi gót chân đỏ”. Người phụ nữ trinh nguyên ấy luôn sống với ký ức đẹp đẽ về chồng mình có sự quan tâm chân thành của người đàn ông “cục mịch mà mạnh mẽ” ở cùng làng vẫn rất thích thứ nước lá chị nấu lại chịu sự từ chối tình yêu và ý nguyện chia sẻ cuộc sống. Quá trình thuật truyện của Hàn Nguyệt tập trung vào một gót chân son của người phụ nữ này để câu chuyện được hoàn chỉnh về mặt nghệ thuật khắc họa trọn vẹn tính cách và số phận của chị. Với truyện ngắn Bến rêu, cách sắp xếp nhiều vấn đề vào không gian nhỏ hẹp của truyện đã đồng hiện hình ảnh của những người phụ nữ một đời gắn bó với quê nhà là linh hồn của làng quê mà những người được thành danh như người cháu của họ vẫn thường tìm về, để được thanh thản. Chính những người phụ nữ ấy với hương cau đã gợi lên trong lòng người sự vươn tới phần tốt đẹp trong đời sống và tâm hồn. Chủ đề thủy chung của người phụ nữ được nhắc lại trong truyện Đám cưới bên sông Thạch. Những người phụ nữ trong truyện ngắn này mang dấu ấn sự cảm thụ cuộc sống của tác giả. Hàn Nguyệt cũng có thể làm người đọc trôi trong không gian và thời gian tâm lý của người phụ nữ giàu khát vọng là long kiêu hãnh như cô gái trong truyện ngắn Trắng miền cỏ lau. Cô gái ấy là hình ảnh một người phụ nữ cô đơn với chính giấc mơ của mình trong cuộc sống đã luôn có sự hòa quyện giữa sự thật tàn nhẫn và cái mơ màng một cách vừa âm thầm vừa dữ dội như tính chất của xung đột đích thực. Ở khía cạnh lý tưởng thẩm mỹ, cô gái của Trắng miền cỏ lau chính là khao khát tinh thần của Hàn Nguyệt về tình yêu và hình ảnh quê hương nên ở cô có sự hòa hợp mật thiết giữa hai tâm hồn này. Những người phụ nữ trong truyện ngắn Hàn Nguyệt luôn ở trong những mối liên hệ và mối quan hệ cụ thể dẫn tới cốt lõi vấn đề được sự tiếp thu. Có người phụ nữ với các mối quan hệ mang đậm tính hiện thực đôi khi bị đẩy tới mức độ khắc nghiệt và có phần độc ác như nhân vật chính của truyện ngắn Nước mắt, Trăng bạc đã trở thành chân dung phản diện thì cũng có phụ nữ được Hàn Nguyệt miêu tả với màu sắc lãng mạn theo quan niệm cái đẹp là cái có ích. Cô gái trong truyện ngắn Khơi dòng là một điển hình cho việc Hàn Nguyệt miêu tả cuộc sống trong sự vận động và thấm nhuần khát vọng vươn tới lý tưởng. Nhân vật này là một hiện tượng cuộc sống đã được Hàn Nguyệt chọn lựa trong những khoảnh khắc thi vị của nó, trước hết là do tình cảm và dục vọng của chính cô. Nhưng cũng không thể không nhận ra rằng việc khảo sát những tâm trạng thầm kín song cùng phản ánh hiện thực đời sống của những người phụ nữ ấy trong qúa trình sáng tạo của Hàn Nguyệt thường chịu sự chi phối chủ quan về tư tưởng thẩm mỹ của một cá tính văn học muốn khẳng định một lý tưởng chỉ mới có ý nghĩa làm tiền đề cho tác phẩm của mình.

Dẫu vậy, việc Hàn Nguyệt gắn tư duy nghệ thuật của mình vào những người phụ nữ khác nhau trong truyện ngắn đã viết để làm nên cuộc đối thoại với những ai có thể giao tiếp, có thể thụ cảm với họ sẽ giúp con đường văn chương của Nguyệt có được nhiều thành tựu của một tài năng chân chính.

                                                                                                                        T.K

Thục Khanh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 78 tháng 03/2001

Mới nhất

Tạp chí Cửa Việt - 35 năm một chặng đường

28/06/2025 lúc 16:18

Ngày 28/5/2025, Tạp chí Cửa Việt tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm tạp chí ra số đầu tiên và gặp mặt cộng tác viên năm 2025. Tại buổi lễ, Phó Tổng biên tập phụ trách Hồ Thanh Thọ đã có bài phát biểu khai mạc...

Vùng trời hoa sim

26/06/2025 lúc 23:29

Những triền sim tím đồi xaBềnh bồng nâng gót mùa qua lặng thầm

Hương xưa; Nắng sớm

26/06/2025 lúc 23:27

Hương xưa… Ta về tìm lại hương xưa

Giấc mơ đồng bằng; Về xanh trong gió thơm

26/06/2025 lúc 23:24

Giấc mơ đồng bằng Gọi em đêm qua tôi mơ

Ngủ giữa gió sông quê

26/06/2025 lúc 23:22

Hôm ấy gió sông thổi về lồng lộng. Lửa nương theo bàn tay của gió vồ lấy mái bếp, tỏa ngọn nghi ngút trên đống củi khô, tràn qua ô cửa vương tơ nhện và bụi mờ.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

03/07

25° - 27°

Mưa

04/07

24° - 26°

Mưa

05/07

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground