Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 25/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Văn hóa thời đại

Hình thượng con Rồng trong văn hóa Việt

16/01/2022 lúc 21:41






T





ín ngưỡng sùng bái tự nhiên là đặc trưng văn hoá của cư dân nông nghiệp lúa nước. Người Việt ta từ xa xưa trong quá trình chinh phục và chung sống với thiên nhiên để tồn tại và phát triển đã tạo cho chúng ta một lối tư duy tổng hợp và một tín ngưỡng đa thần. Chất âm tính của văn hóa nông nghiệp đã dẫn đến hậu quả trong quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm: Trọng tình và trộng tín ngưỡng là kính trọng nữ thần. Tục thờ mẫu là hình tượng tín ngưỡng truyền thống của văn hoá Việt Nam. Hình ảnh Bà trời, Bà đất, Mẫu thượng thiên, Mẫu thượng ngàn hoặc các bà (thần): Mây, mưa, sấm, chớp cai quản các hiện tượng tự nhiên hết sức quan trọng trong đời sống cư dân nông nghiệp. Trong tín ngưỡng sùng bái tự nhiên đó còn có hiện tượng thờ động, thực vật – các con, cây gần gũi với con người, với tự nhiên mà người Việt rất trân trọng và ngưỡng mộ, thiêng liêng hoá và đẩy chúng lên mức biểu trưng: Nổi bật nhất là hình ảnh con Rồng trong văn hoá người Việt.
Khởi thuỷ con Rồng ở vùng Trung cận đông, khởi đầu chính là con rắn Mutxhutx – con rắn bóng loáng, bò đi khắp nơi. Ở vùng Đông Nam Á con Rồng được trừu tượng hoá từ 2 loài bò sát là rắn và cá sấu – đó là 2 loài vật biển của Phương Nam và Phương Đông trong ngũ hành. Khi nghiên cứu về văn hoá Việt Nam nhiều học giả đã khẳng định “Rồng là con vật đặc thù chung cho tất cả các dân tộc Việt và chính từ đây nó đã đi vào văn hoá Trung Hoa”.
Hình ảnh con Rồng gắn bó từ rất sớm với đời sống tâm linh của người Việt. Theo truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc “họ Hồng Bàng” và là “giống Rồng Tiên” – Thành ngữ: “Con Rồng cháu tiên” nảy nở sớm trong tư duy người Việt là vì vậy. Thời Hùng Vương, chưa thấy hình tượng Rồng, song hình cá sấu là mô típ trang trí khá phổ biến trên đồ đồng Đông sơn. Nếp sống tình cảm hiếu hoà của người nông nghiệp đã biến con cá sấu ác thành con Rồng hiền. Cá sấu -  Rồng được coi là chúa tể cai quản vùng sông nước với tên gọi là Bua Khú (Vua Sấu) ở người Mường; Long quân, Long Vương ở người Việt. Chữ “Rồng” (Việt) và Long (Hán – Việt) đều bắt nguồn từ Krong, Krông, Klong trong ngôn ngữ Đông Nam Á cổ có nghĩa là sông nước. Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, tuỳ từng thời kỳ mà hình tượng con Rồng được đề cao trong tín ngưỡng, trong đời sống văn hoá dân tộc. Thời kỳ vua Lê Đại Hành – khi chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa con Rồng gắn liền với Vua, bản mệnh của Vua. Đến thời Lý đồng nhất với Vua. Nhưng Rồng vốn dĩ là của dân cho nên trong biểu hiện của sự đấu tranh có tính giai cấp cuối thời Trần con Rồng lại xuất hiện nhiều ở các di tích làng xã. Người dân ngưỡng mộ, tôn sùng Rồng nên chính quyền phong kiến buộc phải quy định lại. Rồng 5 móng là của Vua, Rồng của dân thì số móng ít hơn và từ đó thành thông lệ. Đó cũng chính là một trong những đặc trưng để phân biệt Rồng trong cung đình và Rồng ở dân gian. Trong chừng mực nào đó, Rồng trong quan niệm của người Việt gắn với đạo phật; biểu hiện trong nghệ thuật tạo hình ở các chùa chiền. Từ thời Lý, Rồng là biểu trưng của sức mạnh thiêng liêng – là sự hội tụ những biểu hiện sức mạnh ở tất cả các con vật khác. Điều đó được phản ảnh rất rõ qua nghệ thuật tạo hình ở các thời kỳ khác nhau: Rồng Lý, Rồng Trần, Rồng Hồ, Rồng Lê, Rồng Nguyễn. Mỗi thời có những nét đặc thù riêng tương ứng với thời đại của mình, nhưng nhìn chung Rồng Việt Nam luôn mang những đặc điểm, mô típ chung là:
Thân Rồng uốn hình sin, 12 khúc, đại diện 12 tháng trong năm, biểu trưng cho sự thay đổi thời tiết năm tháng, sự trù phú và phồn vinh của nền văn hoá nông nghiệp lúa nước. Thân mềm mại, uốn lượn thể hiện sự biếnhoá và khả năng thay đổi, dịch chuyển thiên nhiên của con Rồng cai quản thời tiết, mùa màng.
Đầu Rồng là phần rất đặc biệt, hoàn toàn khác Rồng Trung Hoa. Nó có bờm dài, râu cằm, không sừng. Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên, đây là điểm hoàn toàn khác với các con Rồng của các nước trong khu vực. Đặc biệt là cái mào ở mũi, sun sóng đều đặn (nên thường có tên gọi là mào lửa), chứ không phải là cái mũi thú như Rồng Trung Hoa, lưỡi mảnh rất dài....
 
 
 

Về ba câu kết bài thơ "Tống biệt hành"

16/01/2022 lúc 21:41






T





rong văn chương, đặc biệt với thơ, thường chứa đựng những ẩn số khiến không chỉ người đọc, mà ngay cả người làm ra nó có khi cũng không hiểu nổi bởi những ý tưởng biểu đạt thường nhiều hơn cái mà nó biểu đạt, trong điều kiện đó chỉ có bản thân câu thơ mới tự biết nó nói lên những gì mà thôi! Ba câu thơ kết thúc bài thơ Tống biệt hành nổi tiếng của Thâm Tâm cũng trong loạt những câu rắc rối mà mọi tranh cãi vẫn chưa nguôi trong sự tạm lắng giữa bao bề bộn:
Mẹ -  thà coi như chiếc lá bay,
Chị -  thà coi như là hạt bụi,
Em -  thà coi như hơi rượu say.
Việc đi đến tận cùng gốc rễ một bài thơ không phải là mục đích cuối cùng và bắt buộc, song nếu còn có thể làm được thì cứ vẫn nên làm. Ba câu thơ trên cũng còn có lối đi dù rắc rối. Nói rắc rối, là vì ý Thâm Tâm ra sao, hầu như không cảm hết; còn với người đọc, thì tuy đã nghe thấy những kết luận rồì, nhưng nhiều người vẫn chưa an tâm, lí do là chưa hẳn  đã đúng. Kết luận ấy mọi người đã rõ: Ba câu thơ là những mất mát, đau thương, chia lìa hoặc của “người đi” dành cho người ở lại; hoặc của Mẹ, Chị và Em dành cho “người đi” qua những hình ảnh bi luỵ “chiếc lá bay”, “hạt bụi” và “hơi rượu say”! Rõ ràng với cách hiểu đó khiến người ta băn khoăn là phải, bởi người ta cần một sự tường minh chứ không chịu nghe theo cái lối nước đôi “hoặc nọ, hoặc kia” như thế. Ở đây tính đa nghĩa của thơ gần như khó được người đọc chấp nhận (mà hoặc nọ, hoặc kia cũng không phải đa nghĩa), bởi bài thơ có những yếu tố tự sự, có nhân vật (dù là nhân vật trữ tình), cụ thể là  có kẻ đi, người ở, do vậy người đọc cứ muốn biết rõ ai buồn, và buồn cho ai trong mấy câu thơ kia, thêm vào đó còn là mức độ nỗi buồn sao tới mức bi thương, vô vọng đến thế?
           Cùng tâm trạng trên với nhiều bạn đọc, chúng tôi vẫn nghĩ cách hiểu trên e không đúng, và cố gắng đi tìm cái cần tìm, và có thể chủ quan khi chúng tôi nói đã nhận thấy tia sáng trong con đường hầm tìm kiếm. 
Điều chúng tôi muốn nói, là ba câu thơ trên chính là con mắt nhìn của “người đi”, một cách nhìn nhằm giảm thiểu nỗi nhớ thương, xa xót của “người đi” trước những giọt nước mắt người ở lại. Người ra đi tự tạo ra một tâm thế “dửng dưng”, biết mọi người buồn lắm, nhưng cũng cứ “coi như” không, “coi như” những giọt lệ kia nhỏ xuống bởinhững lí do khác chẳng dính gì tới cuộc chia tay, chẳng hề  buồn đau vì biệt li người đi, kẻ ở! (Bởi cả người đi cũng nước mắt đầm đìa thì hỏi còn gì nữa). Đó là nét ngang tàng của “trai thời loạn”, của người anh hùng gác tình riêng vì nghĩa lớn, sẵn sàng “da ngựa  bọc thây” vào thời điểm đầy nhạy cảm của lịch sử. Con người có lúc cũng phải bày ra “cú lừa” vô hại rất cần thiết như vậy cho chính mình và người khác. Cái chữ “coi như” ở đây là một chọn lựa bản lĩnh của đấng nam nhi. Cách nhìn ấy đã làm “người đi” nhẹ lòng trên bước trường chinh, dẫu mọi nhớ nhung đâu phải vì thế mà phai nhạt trong lòng. Cách nhìn ấy cũng sẽ làm vợi bớt những giọt lệ của người ở lại, khi đọc thấy trong ánh mắt “người đi” một niềm lạc quan, không vướng bận gánh nặng gia đình ...
 Ta thử đi vào cụ thể.....

 
 

Thiền vị trong thơ Trần Nhân Tông

16/01/2022 lúc 21:41






T





rong lịch sử phong kiến Việt Nam, nhà Trần không chỉ được biết đến với những chiến công hiển hách bởi ba lần đánh thắng quân Mông - Nguyên qua những trang sử, áng văn, bài thơ trầm hùng hào khí Đông A mà chúng ta còn biết đây là thời đại đã sinh ra những vị vua tài hoa lỗi lạc, trong đó Trần Nhân Tông là một gương mặt điển hình. Ở Trần Nhân Tông hội tụ đầy đủ những tinh hoa của con người Việt Nam. Đó là một con người có bản lĩnh vững vàng, trí thức uyên thâm của một đấng quân vương; cái sắc bén, bình tĩnh, dũng cảm của một nhà quân sự; cái nhân ái bao la của một người yêu nước, cái sâu sắc thâm trầm của một nhà thiền học uyên thâm. Tất cả những yếu tố này được biểu hiện rất tinh tế trong thơ Trần Nhân Tông. Với một hồn thơ tinh tế, giàu cảm xúc, thơ của Trần Nhân Tông đã biểu hiện được sự hòa điệu giữa đạo và đời. Trong những bài thơ xuân dạt dào cảm xúc, vị Thiền đã thấm đẫm trong từng câu chữ của bài thơ.
Trong cuộc sống trần tục, dù phải gánh vác nhiều trọng trách, đối mặt với nhiều nỗi khó khăn, hồn thơ của Trần Nhân Tông vẫn vượt khỏi chốn hoàng cung để giao hoà với thiên nhiên, với tạo vật.
                                     Thụy khởi khải song phi.
                                     Bất tri xuân dĩ quy.
                                     Nhất song bạch hồ điệp.
                                     Phách phách sấn hoa phi.
                                                                     (Xuân hiểu)
                                    (Ngủ dậy mở cửa sổ.
                                    Không hay xuân đã về.
                                    Một đôi bươm bướm trắng.
                                    Phần phật đến với hoa.).
Đây là sự xốn xang, rung động khi bất ngờ nhà thơ nhận ra mùa xuân đã đến trên nền trời bởi một đôi bướm trắng, đang phần phật cánh để đến với hoa. Có lẽ do bận việc nước, ông đã quên đi bước chân của năm tháng, để đến nỗi “Bất tri xuân dĩ quy” (Không biết xuân đã về). Tuy nhiên, chúng ta lại bắt gặp cái cảm xúc dạt dào, trữ tình, sống động thông qua chi tiết “Nhất song bạch hồ điệp. Phách phách sấn hoa phi” là để báo hiệu cho nhà thơ biết mùa xuân về. Đôi bướm trắng đang phần phật bay đến với hoa là một hình ảnh tươi vui xinh đẹp, rất sinh động nổi bật giữa bầu trời xuân bao la hòa chung vào sắc xuân của muôn ngàn tạo vật. Quả thật, đây là một khám phá bất ngờ, rất tinh tế mà lại thấm đẫm chất thơ, chất đời. Chỉ có người biết yêu đời, yêu cuộc sống, chan hòa với thiên nhiên thì mới viết được những vần thơ như vậy.
Thơ xuân Trần Nhân Tông còn là sự kết hợp hài hòa giữa “cảm quan triết học và cảm quan thế sự”, vừa có thi vị đậm đà lại mang thiền vị sâu sắc. Thơ ông thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, tấm lòng vị tha nhân hậu và cả sự rung động hết sức tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ lớn lao. Những lúc rảnh rỗi, ông đi thăm danh lam thắng tích. Những ngôi cổ tự đã gợi lên cho ông nhiều cảm xúc tinh tế. Ông đề thơ lên Cổ châu hương sơn tự, làm thơ trên hồ Động – Thiên Động Thiên hồ thượng; đề nhà thủy tạ ở chùa Phổ Minh Đề phổ Minh tự thủy tạ; miêu tả cảnh chiều ở Châu Lạng Lạng Châu vãn cảnh; Cảm khái khi viết thơ trên núi Đại – Lãm chùa Thần Quang Đại lãm Thần Quang tự và đặc biệt khi lên chơi núi Bảo Đài Trần Nhân Tông đã có bài thơ Đăng Bảo Đài sơn, nói về cảnh sắc thiên nhiên của mùa xuân.....
 
 
 

Đọc những câu đố vui tục mà thanh

16/01/2022 lúc 21:41






C





âu đố và hát đố đối đáp nhau, là một loại hình văn học dân gian Việt Nam. Câu đố thường ở dưới 2 hình thức. Câu đố chỉ có một câu, ngắn, gọn như tục ngữ, và câu đố ở dạng như thơ lục bát. Do vậy, hát đố thường chỉ dùng những câu ở dạng lục bát. Nguồn gốc của câu đố cũng giống như trong ca dao, hò, vè… đều xuất hiện trong quá trình lao động của con người, sinh hoạt cộng đồng. Nó mang tính chất mua vui, giải trí, hóm hỉnh và gây cười. Mặt khác, đố nhau còn có tính chất thử sức, thử trí thông minh. Đặc biệt, hát đố giữa hai bên trai và gái còn là dịp để ngỏ ý, tỏ tình nhau trực tiếp mà bóng gió.
Ví dụ: Nữ hát đố:
Nghe đồn anh học có tài
Đào tiên một cõi Thiên thai ai vào?...
Nam đối lại:
Thiên thai là của nàng Kiều
Riêng chàng Kim Trọng sớm chiều vào, ra…
Câu đối thử tài nhau: Nữ đố:
Nghe đồn anh học có tài
Cha thầy Mạnh Tử là ai hỡi chàng?
Bên nam bí quá nên hát đối lại bực bội:
Thầy Mạnh, cụ Mạnh sinh ra
Tổ cha con hát, tổ cha thằng bày…
Đối đáp được thì được việc, được quyền lợi “Nam nhân đối được nữ hiền theo ngay”. Nhưng cũng có trường hợp, phía nam phải chịu thua, tiu nghỉu bỏ cuộc hoặc tìm cách “phục thù” hát đố lại.
Đề tài và phạm vi của câu đối rất rộng. Từ tình cảm gái, trai đến hiện tượng thiên nhiên, thời tiết, ngày tháng, công cụ lao động, những sự vật hiện hữu quanh cuộc sống… đều được người bình dân lao động đưa vào làm cảm hứng. Tập trung nổi bật là những chuyện đời thường, ai cũng biết, cũng thấy và quanh đời sống ở nông thôn là chủ yếu. Nội dung và cách thể hiện câu đố có nhiều hình thức khác nhau. Có dạng câu đố ở phương pháp ẩn dụ để người nghe phải động não, liên tưởng. Có dạng câu đố miêu tả hình dáng, trạng thái của vật đố. Có dạng nói lên chức năng và tác dụng của sự vật. Có dạng đố chơi chữ. Có dạng câu đố mới đọc nghe tục nhưng giảng ra lại thanh… Có lẽ đây cũng là điều mà nhiều nhà nghiên cứu đã từng tranh luận, nghiên cứu xu hướng tục hóa và mỹ hóa trong câu đố Việt Nam.
Ví dụ: Câu đố sau đây nói về “hạt tiêu” nghe rất hóm hỉnh, dễ gây cười và nghĩ đến chuyện tục:
Đen thui, đen thủi, đen thùi
Cái dao không sợ, sợ cái dùi của anh.
Dao chặt không trúng hạt tiêu nhưng dùi giã là nát ngay. Ngoài ra, ở câu đố, ta còn thấy “những nhà thơ sau lũy tre xanh” ngày xưa còn dùng rất nhiều biện pháp như: so sánh, nhân cách hóa, động vật hóa, thực vật hóa để làm sinh động đối tượng đố. Câu đố sau đây là phương pháp như vậy:
Một đàn cò trắng phau phau
Ăn no, tắm mát, rủ nhau đi nằm
(Chén, đĩa rửa xong xếp vào rổ)
Nhưng dù là ở phương pháp nào đi nữa, câu đố và hát đối đáp nhau, yêu cầu người trong cuộc phải ứng khẩu nhanh nhạy và thông minh. Đó cũng là đặc trưng của văn học truyền khẩu mà ta thường gọi là văn chương bình dân....
 
 
 

Không gian Lê Bá Đảng tại quê nhà

16/01/2022 lúc 21:41






N





gày 15 tháng 4 tại Paris, họa sĩ Lê Bá Đảng đã trao tặng 24 tác phẩm nghệ thuật của mình cho Huế  nhân dịp có đoàn công tác của tỉnh Thừa Thiên Huế sang làm phim về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ trên đất Pháp. Các tác phẩm này được triển lãm tại Trung tâm Lê Bá Đảng - 15 Lê Lợi, Huế  từ 1.7.2011 cho đến 30.9.2011 với tên gọi ”Không gian Lê Bá Đảng” phiên âm lại thuật ngữ  tiếng Anh ”LEBADANG SPACE” mà giới chuyên môn và báo chí quốc tế hay dùng.
Khởi đầu từ một nghệ sĩ sáng tác tranh đồ họa với triễn lãm đầu tiên tại Paris năm 1950, từ đó đến nay, trong suốt sự nghiệp sáng tạo của mình, họa sĩ Lê Bá Đảng đã tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật mà qua mỗi thời kỳ, tùy vào đặc trưng, chất liệu hoặc là chủ đề của chúng để rồi độc giả biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau như Lebadangraphy, Spacegraphy, Lebadang space, Tấn tuồng nhân loại (La comédia humaine), tranh hai mặt (Dauble face), Hạt gạo Trường Sơn, Mắt, Thiền xanh.v.v… Không gian Lê Bá Đảng, giữa những thập kỷ 80-90 và được công bố chính thức tại Hoa kỳ, Đức và Nhật Bản 1990; không còn phụ thuộc vào viễn cạnh thực tế nữa, mà là viễn cạnh vạn lý, tầm nhìn không ảnh. Ở đây tác giả khai triển một lối tạo hình mới, tổng hợp nhiều loại hình nghệ thuật hội họa, điêu khắc, đồ họa. Họa sĩ không  chỉ vẽ mà là tạo hình tác phẩm với các thao tác cắt, dán, vẽ, khắc trên chất liệu giấy đặc biệt do chính ông tạo ra, thường với hai màu nền đen hoặc trắng chủ đạo. Các sắc độ đậm nhạt được hình thành do sự tạo lớp cao thấp, dày mỏng của tờ giấy với thủ pháp  xé hoặc cắt dán. Không gian tranh trở thành muôn vàn cung bậc. Trong không gian này, người xem dễ dàng liên tưởng đến những đỉnh cao, vực sâu, dòng sông, ao làng, đáy biển, khe nứt, cây rừng; từ sự ngút ngàn của địa cầu đến những phận người nhỏ nhoi đang chuyển dịch trong vũ trụ này với muôn hình vạn trạng gắn kết với nhau trong lẽ tương đối. Con người trong không gian Lê Bá Đảng không chiếm lĩnh, nổi trội, lấn át sự vật mà chỉ đóng vai trò điểm xuyết, dẫn dắt đường hướng thị giác trên toàn bộ mặt tranh từ khó đến dễ nhận biết hình dạng. Con người vận động, tỏa ra chiếm lĩnh không gian trên mọi đà hướng  và thường  được ông tạo hình như một tín hiệu thị giác, xác quyết với bối cảnh xung quanh bằng đường bao dạng vuông, tròn, đa giác khi ở vị thế một mình hoặc cặp đôi, ba. Và ít hơn, ta bắt gặp các pha hình ảnh một nhóm người đang chuyển động theo một tuyến tính nhất định. Một thủ pháp đồ họa thường được họa sĩ quen dùng là tạo ra các bản khắc rồi in hoặc ấn như dấu triện để tạo ra các motip nhân vật, sự vật, hiện tượng.  Kết quả, chúng thành đường nét, mảng nổi hoặc chìm trên bề mặt thoáng, rộng rãi mà ông đã tạo hình sẵn. Kết thúc toàn bộ quá trình tạo hình là một dấu son vuông vắn đặt ngay phía trên chữ ký đầy đủ tên họ của ông, bên trong dấu son có ba nhân vật, hai lớn một nhỏ, tượng trưng cho gia đình, một vũ trụ thu nhỏ. Điều đặc biệt là chúng đóng vai trò như  là điểm nhấn của tác phẩm, nếu toàn bộ không gian thiên về tông màu vô sắc đen hoặc trắng, thì vị trí này là nơi duy nhất có điểm màu hữu sắc.
Bỏ cái nhìn xa gần trước sau, quen mắt, ông biến đổi mọi góc nhìn,  khuôn hình, trường nhìn. Ông vận dụng tài tình giữa cái rỗng và cái đầy, hiện diện và khiếm diện; không quá xa xôi khó nắm bắt, cũng không  quá chi tiết áp đặt. Nghệ thuật của ông gợi mà không tả. Chính vì lẽ đó mà mỗi người khi chiêm ngắm Không gian Lê Bá Đảng sẽ có những cách đọc hiểu, cảm nhận khác nhau. Hoàng Phủ Ngọc Tường từng viết sau khi thực chứng xưởng họa của ông tại Cannes “Tôi vẫn đọc Lê Bá Đảng theo cách của tôi: một nhân loại hài nhi đang sinh thành trong bào thai của mẹ Đất, và sau đó bước ra khỏi ổ trứng để đi tìm đồng loại; những dấu chân xa hút trên mặt đất khô khốc kể lại cuộc hành trình tới những nền văn minh không có biên giới, hoặc có thể, biên giới rộng mãi tới các vì sao…”; hay như Thụy Khê “Nghệ thuật của ông như muốn thoát hài, đập vỡ cổ kính, gom thâu quá khứ, vị lai, địa tầng, địa chất, cõi này, cõi khác trong khoảnh khắc một cái nhìn. Độc đáo. Cô đơn. Nhưng chính sự cô đơn đó là ánh sáng nội tâm soi trong địa đạo Lê Bá Đảng.”...
 
 
 

Thâm tạ quê hương

16/01/2022 lúc 21:41






T





iếp sau Đất quê hương, hồi ký của Lê Văn Hoan(1), Chuyện kể về một thời của Lê Hữu Thăng là cuốn hồi ký thứ hai về xã Hải Thượng và vùng đất lửa anh hùng cận kề Thành Cổ Quảng Trị, nơi từng diễn ra bao kỳ tích làm thế giới ngạc nhiên và thán phục.
Hai tác giả đều là con cháu họ Lê thôn An Thái, một thôn nhỏ thời trước rất nghèo, cách Thành Cổ chưa tới 2 km theo đường chim bay, tên làng từ đời nhà Mạc đã được chép vào sách Ô châu cận lục của Tiến sĩ Dương Văn An (1555). Theo phả hệ họ Lê thôn An Thái, ông Lê Văn Hoan thuộc hệ trên (bác), ông Lê Hữu Thăng thuộc hệ dưới (cháu). Ông bác ra đời vào đầu thập niên 1930, những năm đen tối nhất trong lịch sử dân tộc ta và cũng là những năm ngặt nghèo và đẫm máu của nhân dân thế giới. Ông bác kịp lớn để hòa nhập vào cao trào Cách mạng Tháng Tám 1945, tham gia kháng chiến, bám trụ vùng đất quê hương trong suốt hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.
Cậu cháu Thăng ra đời năm dân tộc ta “chín năm làm một Điện Biên” (1954). Cha tập kết ra Bắc, cậu bé được mẹ cùng bà con nội ngoại quê hương nuôi dạy, tôi luyện trong truyền thống Quảng Trị kiên cường để sớm trở thành một “Việt cộng nhí” bị đối phương ráo riết săn lùng. Diễm hạnh của Lê Hữu Thăng là kịp đến tuổi thành niên để khi quê hương giải phóng (1972), được cấp trên giao nhiệm vụ làm một cán bộ lãnh đạo xã Hải Thượng dạn dày kỳ tích, cùng bà con làng xóm thắp nén hương lên mồ các liệt sĩ và bắt tay xây dựng cuộc sống mới từ đống tro tàn. Anh cán bộ trẻ được Đảng, Đoàn và Nhà nước tạo điều kiện cho bổ sung kiến thức, sớm trở thành một cán bộ lãnh đạo năng động của huyện Hải Lăng và tỉnh Quảng Trị từ bấy đến nay.
Hồi ký của ông bác Lê Văn Hoan kết thúc với nỗi lòng đau đáu nghĩ về những bà mẹ, những người chị, những cụ già, những em bé… đã chăm nuôi ông ba chục năm trường cho ông còn sống và có được ngày hôm nay – để giữ bí mật, cán bộ vùng sau lưng địch khi nói về họ thường dùng một từ rất chung là “cơ sở”. Cho dù đất nước rất quan tâm, vẫn chưa sao đền đáp xứng đáng công ơn những người còn sống và những người đã mất; không được những người ấy chí tình đùm bọc, chở che, chỉ dẫn – hành động mà họ cầm chắc sẽ phải trả giá bằng tính mạng của mình nếu bị phát hiện – thì làm sao các cán bộ “nằm vùng” có thể sống còn và hoạt động hiệu quả dưới những chiếc máy chém kéo lê và đạn bom, kìm kẹp. Hồi ký của ông cháu Lê Hữu Thăng, sau khi kể lại những sự tích anh hùng của quê hương, đã dành đến phân nửa cuốn sách nói về những thành tựu mà quê hương đạt được từ ngày hòa bình và trong thời đổi mới, và kết thúc bằng những trang viết về “Hạnh phúc”. Hạnh phúc không riêng của tác giả, của một gia đình thành đạt nhờ chế độ mới. Lớn lao hơn, ấy là hạnh phúc của họ mạc, xóm làng đã nuôi dạy ông cũng như đã góp máu xương và mô hôi cùng nhân dân cả nước lập nên nhiều  thành tựu.
Hai cuốn hồi ký là hai mảnh sáng tiếp nối nhau, tạo thành khúc sông lấp lánh trong dòng chảy không ngừng của lịch sử quê hương....
 
 
 

Văn học so sánh và văn học so sánh ở Việt Nam

16/01/2022 lúc 21:41






1





. Bộ môn văn học so sánh ban đầu chỉ là một phương pháp nghiên cứu văn học, được gọi là phương pháp so sánh. Từ thời cổ đại, sự so sánh mới dừng ở mức giản đơn. Mãi đến thời đại Phục Hưng và ở giai đoạn đầu của thời kỳ cổ điển, khi mà có nhiều nền văn học thời bấy giờ đã hướng sự vay mượn vào nền văn học cổ đại Hy- La, thì các nhà phê bình mới thật sự áp dụng phương pháp so sánh văn học. Đến thế kỷ XVIII, khi sự giao lưu văn hoá nói chung và giao lưu văn học nói riêng đã phát triển mạnh, thì phương pháp so sánh văn học được áp dụng một cách có ý thức hơn. Đến năm 1886, một công trình tổng hợp đầu tiên về lịch sử văn học thế giới của Macauly Dosnett (Anh) nhan đề “Văn học so sánh” được công bố. Sự kiện này đánh dấu sự hình thành của bộ môn văn học so sánh với tính cách là một bộ môn khoa học văn học độc lập. Như vậy, có thể coi năm 1886 vừa nêu là năm khai sinh ra bộ môn văn học so sánh, để rồi sau đó, phương pháp luận của nó có cơ sở để dần dần trở nên hoàn thiện. Bước sang thế kỷ XX, văn học so sánh đã bước những bước dài quan trọng. ........
 

Vũ Mạnh Thi - Bình dị một chồi xanh

16/01/2022 lúc 21:41






T





ôi nhận được tập thơ và dân ca này trong những ngày nắng nóng đặc biệt của dãy đất Miền Trung. Lịch sử và thi ca từng “phong" cho quê tôi những danh hiệu không ai mong muốn: Nào là đất lửa, xứ Ô châu ác địa, cát trắng gió lào, nào là vành đai huỷ diệt, là nơi chó ăn đá, gà ăn sỏi...vân vân.  Nhưng có lẽ ngần ấy từ ngữ cũng chưa đủ để miêu tả cái mùa cháy hạn năm nay. Nhiệt độ thường trực vượt trên 400C, rất nhiều buổi trưa ngoài trời đã đạt tới ngưỡng 45-470. Lịch sử hàng ngàn năm của đất này chưa từng có như vậy. Cũng như bão, lũ. Chỉ khoảng 10 năm về trước, báo bão cấp 12 là cấp tận cùng. Nay thì cấp 13, 14 rồi siêu cấp nữa...Đã có những giây phút tôi chợt giật mình tự hỏi, trái đất đang mang quê hương tôi, cuộc sống của tất cả chúng ta lao về đâu?...........
 

Nguyễn Khoa Điềm và chuyến ngược dòng về

16/01/2022 lúc 21:41






T





hơ hay không hẳn vì cái áo ngôn từ bay bổng mà hay bởi tính triết lý đằm sâu. “Cõi lặng” của Nguyễn Khoa Điềm là như thế. Lời thơ chân thật, tuôn trào tự nhiên trong từng sát na. Nhưng ẩn bên trong là “động”, cái “động” nhân tình, suy tư, chiêm nghiệm của một chủ thể triết luận sắc sảo. Đón nhận chuyến ngược dòng trở về “Cõi lặng”, người đọc như bị mê hoặc trước một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm.
Một thời gian dài, tính từ tập thơ “Ngôi nhà có ngọn lửa ấm” (1986), Nguyễn Khoa Điềm mới xuất bản tập “Cõi lặng” (2007). “Cõi lặng” được viết trong nguồn cảm hứng trở về, “chia tay với điện thoại bàn, cạc-vi-dit, nắm đấm mi-crô”, sống trong tự do “một mình một ba-lô và xe đạp”. Bây giờ, “gió gọi anh đi” để anh trở lại là “một người trong mọi người”. Vì thế, nỗi niềm, giọng điệu của “Cõi lặng” rất thật. Nó như là những lời tự vấn, tự thú, sám hối của nhà thơ trước cuộc đời. ...
 

Âm hưởng tình yêu

16/01/2022 lúc 21:41






N





hà văn Văn Xương xuất hiện trên văn đàn bằng hai tập truyện ngắn: Hoa gạo đỏ bên sông (NXB Văn học - 2006) và Hồn Trầm (NXB Lao động - 2008) được đông đảo bạn đọc yêu thích. Đọc hai tập truyện ngắn ấy tôi đã có nhận xét: "Đó là những bài thơ tình thời chiến viết bằng văn xuôi" (Một góc nhìn chiến tranh của Văn Xương - Sông Hương - 2009). Ấy là tôi đã nhận thấy ở Văn Xương một tâm hồn tao nhân, rất nhạy rung động trước những sợi gió, sợi nắng, trước những "cánh chim chơi vơi giữa trời xanh", trước những tâm tình con người sâu lắng. Cùng một nhận xét như vậy Thạc sỹ Bùi Như Hải trong bài "Chất thơ trong truyện ngắn Văn Xương - nhìn từ tương tác thể loại" viết: "Văn Xương như một nhà thơ, một nghệ sĩ tài hoa dẫn dắt độc giả bước vào hiện thực chiến tranh đầy bỏng rát". Thực ra từ dạo đó, Văn Xương đã có thơ in trong nhiều báo và tạp chí, đã được bạn đọc tiếp nhận, chú ý, đón chờ. Lần này anh cho ra đời tập "Búp lửa" gồm 34 bài, thực sự đóng góp vào làng thơ một tiếng ngân rung và sắc màu riêng biệt.
"Búp lửa" là tên đề tập thơ cũng là cái tít của bài thơ (Nếu tôi đoán không nhầm) anh tặng người vợ yêu quý của mình. Bài thơ thật là cảm động vì đó là tình lòng biết ơn người bạn đời đã mang đến cho anh hạnh phúc lớn. Người ta thường nói: Đằng sau một sự thành công lớn của người đàn ông có bóng dáng của một người phụ nữ. Người phụ nữ ấy đã mang đến cho anh "khát vọng" ,"mộng mơ" sự "bay bổng". Nhà thơ thật tài khi viết: Em là vầng trăng hoài vọng/ Dịu dàng, ngời suốt trong anh/ Là hạt sương trưa nhiệm mầu huyền diệu/ cho miền anh khô khát đẫm ngọt lành/ Em là dòng sông ánh bạc/ Cho đời anh lấp lánh phù sa/ Là ngọn đàn bầu rẽ lòng đêm huyền ảo/ Anh với đất trời một kiếp ngân nga/ Em là gừng thơm, em là muối đặm/ Là hạt gạo heo may ru giấc ngủ cánh đồng/ Em là Búp lửa/ Ngọn lửa tình đời bừng sáng giữa bão dông".  
Tình yêu là biển lớn của thi ca, con thuyền thơ chở hoài không hết, cánh buồm thơ chạy mãi không cùng. Một lần nữa Văn Xương rong ruổi trong biển tình ấy để được đắm say khi gần gũi, sung sướng khi được ngọt ngào, xa xót khi chia ly, buồn lặng tím lòng trong nỗi nhớ. Khi em lên tàu ra đi, Văn Xương thấy "Hoàng hôn vụt tắt/ Xình xịch con tàu nghiền nát bờ anh…/ Một cánh chim chơi vơi giữa trời xanh/ Lã bóng xuống sân ga - khắc khoải/ Anh muốn níu con tàu ở lại/ Ngậm ngùi bờ bến khát khao" (Sân ga). Tình yêu mãnh liệt nhưng không xô bồ, sự say mê của tuổi trẻ nhuần nhị với sự chín chắn của tình đời nhiều trải nghiệm. Nhớ nhau tới mức "Ngày đã dài, đêm hút sâu/ Nhủ lòng, lòng những héo nhàu tương tư". Nhớ đến nỗi "Con tim hoá thạch…/Bỗng rung nhịp đá quặn trào nhớ thương" thì thật là hiếm có.  Con tạo xoay vần, hợp tan, ly biệt thường xảy ra ngoài ý muốn của con người, khó lường, khó biết trước. Nhận thức được điều đó, có được tình yêu thiêng liêng, dẫu chia xa, thương nhớ nhiều cũng không bao giờ bi luỵ. Người đi tình yêu vẫn ấm áp trái tim người ở lại: "Em ơi ta yêu nhau/ Như bờ dài, sóng biếc/ Suốt một đời tha thiết/ Hợp tan và vơi đầy" (Biển đời).
Trong thơ Văn Xương tình người cảnh vật thiên  nhiên  luôn hoà  quyện  bổ sung và tô  thắm cho nhau tạo nên một không gian tình yêu độc đáo. Dòng sông, núi non, mùa xuân, một sợi nắng, một giọt mưa, một cánh chim trời… Cùng biết thương, biết nhớ, cùng đau xót, thao thức với bạn tình. Cách biểu đạt đó giúp cho nhiều câu tưởng như tự sự hoá nên thơ, những câu thơ được chắp thêm cánh vút lên bay bổng. Cũng nhờ vậy, một số hình ảnh, một số tứ đã được các nhà thơ viết trong thơ của mình, Văn Xương sử dụng lại trở nên mới mẻ, sáng tạo. "Em ở xa, mùa xuân vô tình quá/ Hoa lá tươi xanh, hoá thành cỏ lạ/ Chồi non lộc biếc tím lòng" (Hồn xuân). "Mùa cây lá rung ngân - long lanh màu mắt/ Ngọn gió ngậm giọt sương trong vắt/ Soi hồn tôi nồng cháy những khát khao" (Có một mùa thu).
Tình yêu trong thơ anh có đủ cung bậc vui buồn, ôm ấp, chia xa, nhớ nhung, hoài vọng… Lúc trào lên như sóng, như có lửa ở bên trong, lúc lắng xuống sâu đậm, lúc hiện diện sóng đôi, cảm thức được nụ cười, ánh mắt, khuôn mặt… Lúc ẩn vào tâm thức, mắt nhìn không rõ, chỉ có trái tim bắt nhịp được hồn tình. Ấy là lúc câu thơ mảnh mai như  sợi  tơ  đàn, tiếng  thơ  nhẹ  nhàng  như  tiếng...
 
 
 

Nhạc Trịnh qua góc nhìn vật lý

16/01/2022 lúc 21:41






M





ột nét tài hoa trong sáng tạo nghệ thuật biểu hiện ở chỗ người nghệ sĩ biết vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực vào tác phẩm. Trịnh Công Sơn là một nghệ sĩ tài hoa, công chúng đã thừa nhận điều đó. Chúng ta thử nhặt một cánh hoa trong gia-tài-hoa của anh và xem Trịnh đã thấu hiểu vật lý đến thế nào.
 
1. Ba định luật cơ học cổ điển
Nhà vật lý người Anh Isaac Newton đã đặt nền móng cho cơ học cổ điển bằng ba định luật gắn liền với tên tuổi của ông. Hãy lướt đi trên những ca từ của Trịnh để thưởng ngoạn cuộc gặp gỡ thân thiện giữa Trịnh Công Sơn và Newton.
Định Luật I Newton phát biểu rằng: Một vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều sẽ giữ nguyên trạng thái đó nếu không có ngoại lực tác dụng lên vật.
Con người đặt giữa cuộc sống nhân loại sẽ rất nhỏ bé, hệt một chất điểm, và ta coi con người là một vật trong tổng thể cấu tạo vũ trụ. Vận dụng định luật trên cho một vật hữu cơ (con người), nếu môi trường sống yên bình đến tuyệt đối, ta sẽ tồn tại (đứng yên) hoặc đi qua cõi đời (chuyển động thẳng đều) một cách rất bình lặng mà không hề vấn vương gì. Ta bắt gặp ý niệm ấy trong câu hát “Đường thật lặng yên lòng không gì nhớ” (Bên đời hiu quạnh). Trịnh Công Sơn đã ghé tai thì thầm với ta rằng, nếu có một cuộc sống quá thanh bình cũng chưa phải là hay, vì khi đó ta không thể biết đến cái “đau” vốn có của đời sống, và như thế là ta không thể chia sẻ được với đồng loại. Bởi vậy nên hãy hoà mình sống ở đời mà đừng tìm cách lánh, đừng làm lơ với cuộc sống đang hiện hữu quanh bạn. Khi thức tỉnh được điều đó ta mới “giật mình nhìn quanh, ồ phố xa lạ”. Hoá ra là thế, hoá ra là bao lâu nay ta đã ngủ mê trên cái êm đềm nên mụ mị đi. Nay ta tác dụng một lực để tự giật mình, mới hay mình đã tới một nơi khác rất mới mẻ, lạ lẫm. Đấy cũng là một cách khám phá cuộc sống. Phải chăng vì Trịnh Công Sơn đã thấu đạt điều đó nên anh hoà mình lặng lẽ giữa đời, đau cùng thân phận con người, khát khao cùng ước nguyện đôi lứa… tất cả những thứ ấy chính là lực tác dụng để đưa cảm xúc của anh đến những miền đất lạ mà lấy nhạc về cho đời.
Ta càng sống, càng trải nghiệm bao nhiêu thì càng nhanh già bấy nhiêu. Đó là tín hiệu lão hoá sinh học, cũng là một cách hiểu khác của định luật II Newton: Biến thiên động lượng của vật tỉ lệ thuận với độ lớn lực ngoài tác dụng. Và Trịnh Công Sơn, cái anh chàng tài hoa ấy đã quét trí tuệ qua sinh học, qua vật lý rồi viết: “tóc úa là nhờ những tháng âu lo” (Bay đi thầm lặng).
Chính những tháng ngày ngồi âu lo, Trịnh đã thấu tận nỗi sầu thế nhân và thốt lên như một triết gia của tự nhiên: “Biển đánh bờ xôn xao bờ đánh biển” (Biển nghìn thu ở lại). Đứng trước biển, dẫu là nhà thơ hay người thường cũng đều nôn nao cảm xúc tựa như sóng không vỗ vào bờ mà đang vỗ vào lòng ta. Thế nhưng mấy ai hiểu tới được cái thế chí tương quan giữa biển và bờ? Nếu như Fritjof Capra ngồi trước biển và nhận ra những con sóng cùng bờ cát đang tham gia vào một điệu múa Shiva trong Ấn Độ giáo để rồi viết cuốn sách Đạo của Vật lý, thì Trịnh Công Sơn lại quan sát tương quan hai chiều: “biển đánh bờ” tất dĩ sẽ có “bờ đánh biển” để viết nhạc. Tương quan hai chiều này toán học gọi là “song ánh”, và vật lý học xếp nó vào Định Luật III Newton: Nếu A tác dụng vào B một lực thì ngay lập tức B cũng trở lại tác dụng A một lực tương ứng. Trịnh Công Sơn đã biến một nguyên tắc vật lý khô cứng thành một câu hát mềm như sóng biển! Tuy nhiên, một người nghệ sĩ khi thấu đạt lẽ tự nhiên rồi thì họ không dừng lại ở việc mô tả nó, mà còn phải đưa ra suy nghĩ riêng của mình. Cũng như thế, Trịnh sau khi nhận ra cái luật “có đi tất có lại” thì chàng van lơn: “Đừng đánh nhau ơi biển sẽ tàn phai”. Một câu hát mang đầy giá trị nhân văn. Trịnh đã lấy lòng từ bi của một người Phật tử và phóng chiếu qua cổ tích (nơi mà mọi thứ đều có linh hồn), để rồi chàng thương cả những vật vô tri như sóng hay cát. Gia tài âm nhạc của Trịnh Công Sơn có một phần lớn nhạc phản chiến, câu hát trên là một tinh thần phản chiến của Trịnh. nhạc sĩ khuyên người ta đừng có đánh nhau nữa. Nhà Phật nói đời là biển khổ. Thế đấy, biển vốn đã mênh mang nỗi khổ rồi sao còn cứ đánh nhau làm gì cho thêm tàn phai?
 ...
 
 
 

Gò bồng đảo và lạch đào nguyên trong thơ Hồ Xuân Hương

16/01/2022 lúc 21:41






T





rong thơ ca Việt Nam từ xưa đến nay có hai bức tranh phác hoạ vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ được mọi người hết sức quan tâm. Chung quanh hai bức tranh này có rất nhiều lời bình phẩm, nhận xét, đánh giá khác nhau. Ở bài viết này, tôi muốn trao đổi thêm đôi điều về bức tranh Thiếu nữ ngủ ngày của Hồ Xuân Hương.
Khi đề cập đến bức tranh Thiếu nữ ngủ ngày, giáo sư Nguyễn Lộc có nhắc đến Nguyễn Du: Nguyễn Du tả cảnh Thuý Kiều tắm. Nhà thơ gọi cơ thể của Thuý Kiều là một toà thiên nhiên trong trắng ngọc ngà. Nhưng nhà thơ vẫn kiểu cách bày biện ra cái buổi tắm ấy “ Thang lan rủ bức trướng hồng tẩm hoa” chứ Hồ Xuân Hương thì không cần bày biện gì hết... (Hồ Xuân Hương. Tuyển thơ và bình - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1986). Nguyễn Du nghiêng về vẻ đẹp hình thể, tổng quát. Thân thể của nàng Kiều “rõ ràng” mà không thật “rõ ràng” vì thiếu những “điểm nhấn”cần thiết. Ở bức tranh Thiếu nữ ngủ ngày, Hồ Xuân Hương đã bổ sung  thêm hai điểm nhấn hết sức quan trọng, càng tôn thêm vẻ đẹp tuyệt mỹ của thân thể người phụ nữ. Vì thiếu nữ “nằm chơi quá giấc nồng” giữa ban ngày ban mặt, lại vô ý để cho chiếc yếm đào “trễ xuống dưới nương long” nên mới lộ ra : Đôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm / Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông” ! Đúng là một vẻ đẹp thần tiên. Chỉ cảnh tiên mới có Bồng Đảo, mới có Đào Nguyên. Gò Bồng Đảo đã đẹp rồi “sương còn ngậm” lại càng đẹp hơn nữa. Lạch Đào Nguyên đã hấp hẫn rồi “suối chửa thông” lại càng hấp dẫn hơn. Tất cả hãy còn trinh nguyên! Cho dù nhà thơ vẫn sử dụng cách nói ẩn dụ nhưng cách nói ẩn dụ ở đây trực tiếp hơn, khác với cách nói ẩn dụ ở  các bài thơ Bánh trôi nước, Đèo Ba Dội, Hang Cắc Cớ... “Đôi gò Bồng Đảo” dẫu sao thì tôi cũng đã từng thấy đây đó ở các bức phù điêu, các bức tranh dân gian còn cái “lạch Đào Nguyên” trong thi ca và cả trong hội hoạ, điêu khắc trung đại Việt Nam thì quả thật tôi mới thấy lần đầu. ...
 
 
 

Xuân không mùa

16/01/2022 lúc 21:41






1





. Chào xuân đẹp, có gì vui thế…!
Trong vòng luân chuyển của vũ trụ, ta rạo rực chào đón bước chân nàng xuân. Đợi nàng từ rất lâu khiến lòng ta khắc khoải : Ngoài kia xuân đã thắm duyên chưa?( Hàn Mặc Tử ). Khi bóng dáng nàng thấp thoáng bên thềm nhà, ta hối hả hoàn tất những gì còn dang dở. Ai đó mỉm cười mãn nguyện, ai đó ngậm ngùi khép lại đắng cay. Và rồi một ngày kia, có ai hay Xuân vui vẻ bảo lòng thôi trống trải- Xuân gieo lời an ủi khắp nhân gian-Xuân điểm tô cho đôi má lâu tàn-Xuân đốt lửa để lòng ai hết lạnh(Xuân Tâm). Chúa  xuân khẽ chạm cây đũa thần vào vạn vật, tức thì trăm ngọn suối - nổi róc rách reo mừng - tức thì ngàn chim muông - nổi hát ca vang dậy.
        Em hái hoa xuân một buổi chiều-Lòng em rạo rực thấy yêu yêu(Huy Tân). Người ta yêu muôn loài hoa xuân khoe sắc. Hoa mai 5 cánh tượng trưng cho ngũ phúc. Sắc mai thanh nhã, hương mai dịu ngọt, dáng mai yêu kiều. Mùa thu vào hoa cúc, cúc can trường học theo mùa đông, cần mẫn gom nắng vàng vào trong lá biếc chờ cho xuân đến nở bung thành hoa, ấm vui mọi nhà(Nguyễn Văn Chương). Ta là chàng lãng tử nấn ná với màu hoa mai, nhớ sắc đào phai mà tự hỏi lòng xuân này xứ bắc ra sao nhỉ- Đào có hây hây,cúc có vàng? Nhớ ngoài ấy giờ này Từng đàn con trẻ chạy xum xoe  tưng bừng trong Mưa xuân lất phất - Dắt mùa xuân sang (Thu Hằng)
       Trong làn nắng ửng : khói mơ tan… gió xuân  trêu tà áo biếc đôi nàng thiếu nữ, ta ngỡ ngàng nhận ra Trên giàn thiên lý bóng xuân sang để rồi làn môi khẽ hát vang em ơi mùa xuân đến rồi đó… Nắng xuân tươi, gió xuân phơ phất, nhưng mưa xuân mới là độc đáo nhất Mưa đổ bụi êm êm  trên bến vắng( Anh Thơ ). Giọt mưa xuân-hạt bụi vàng vương xuống đất- nhẹ hôn lên môi, lên má làm ta ngây ngất. Mưa xuân chấm bàn tay từng chấm lạnh, đánh thức con tim khát khao giao cảm vốn cô đơn tự hỏi: cho ai vậy- chiếc gối trên sàn- đêm xuân( Buson)   
        2. Xuân đang đến nghĩa là xuân đang qua.
      Ngày xuân con  én đưa thoi ta khẽ đưa tay ra hứng cố níu cái giọt thời gian đang trôi qua kẽ tay mình. Mùa gãy đổ, tuổi xuân không còn, lòng người mòn mỏi, làm sao về tắm lại sông xưa, ta kêu lên Hỡi thời gian, mi hãy ngừng cánh lại( Lamartine) mà chợt nhận ra đã mòn dần trái xuân em hái. Đối diện với xuân thấy mình phai nhạt, bỗng luyến tiếc cái thời trái tim ta khao khát: đâu cánh buồm nâu còn trên lớp sóng xuân(VănCao). Ai đã qua con dốc cuộc đời lòng thường chất chứa bao niềm khắc khoải. Có khi nức nở đi nhặt lá vàng, hoa tươi muôn cánh rã mà mang về chắn nẻo xuân sang như Chế Lan Viên. Có khi làm khách đường xa chân bước phân vân lòng ngập ngừng (Hoàng Quý), chạnh buồn vì có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi giữa mùa xuân chín. Cũng có khi ngỡ ngàng nhận ra tình ái ngày xuân chỉ một lần và lặng nhìn nàng xuân nghẹn ngào ngồi khóc tình quân đến đỏ lệ như Đông Hồ.
         Vạn vật chuyển dịch theo quỹ đạo xuân sinh,hạ trưởng,thu liễm, đông tàng, con người nào ai thoát khỏi bánh xe pháp luân sinh, lão ,bệnh, tử. Ta uất hận vì mũi tên thời gian chỉ có một chiều nên cả đời tìm hoài mà vẫn lạc mất mùa xuân. Hàng ngàn năm trước Trần Tử Ngang đứng giữa đất trời, giữa quá khứ và tương lai nhỏ lệ cho mùa xuân cuộc đời:Độc thương nhiên nhi thế há. Xuân sắc trôi đi như nước chảy qua cầu, ta đứng trên cầu đau lòng thực tại, lo âu quá khứ và hồi hộp tương lai cũng vì lòng ta quá yêu xuân vậy. Nàng xuân theo gót ngày xanh ra đi dạ sao đành? Tiễn biệt nàng xuân ngậm ngùi, ta đưa tay lên vỗ về trái tim đang thổn thức. Lí Bạch hỏi gió xuân phải chăng cũng hiểu nỗi đau li biệt mà cho vết “chiết liễu” chẳng xanh cành. Trở lại vườn xuân, cảnh còn, người xa, cười với ta giờ chỉ còn đào hoa năm ngoái. Ta lặng nghe mỗi cánh hoa rơi không tiếng như giảm một vẻ xuân mà thấy lòng xao động, nghe ngoài trời gió lộng mà xót thương chẳng biết hoa rụng ít nhiều?
    Mỗi mùa xuân sang, mẹ tôi già thêm một tuổi…. Mẹ tần tảo bao mùa đông gió lạnh, để con có thêm tấm áo xanh mỗi độ xuân về.  Mẹ quẩy gánh bán mùa xuân đời mình đi xa mua về mầm xuân ươm hồng đời con ước vọng. Con chợt nhận ra xuân đi trên tóc bạc mẹ mình.
3.Ôm nàng xuân đẹp vào tay...
 

Báo chí với sự phát triển của Hành lang kinh tế Đông - Tây trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

16/01/2022 lúc 21:41

Kính thưa quí vị đại biểu
Kính thưa các bạn đồng nghiệp





C





hỉ mới 10 năm trước đây tên gọi Hành lang Kinh tế Đông - Tây còn khá xa lạ với nhiều người, thì hôm nay, nói đến Hành lang Kinh tế Đông -  Tây (HLKTĐT), cả nước đều nhắc đến Quảng Trị- cửa ngõ đầu tuyến phía Việt Nam. Phải nói rằng, về mặt truyền thông, có khá nhiều tuyến đường xuyên biên giới như: Hành lang Kinh tế Bắc- Nam, Hành lang Kinh tế phía Nam và HLKTĐT (EWEC) đều thuộc khu vực kinh tế tiểu vùng sông Mêkông (GMS) nhưng được nói đến nhiều nhất vẫn là HLKTĐT. Như ngài Bradford Philips, nguyên giám đốc quốc gia Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam từng phát biểu tại hội nghị phát triển “HLKTĐT” được tổ chức tại thành phố Huế tháng 4/2005 rằng “ADB hỗ trợ khu vực có 225 triệu dân này nhằm mục đích nối liền khoảng cách địa lí và các hoạt động kinh tế thành một thể thống nhất, qua đó thúc đẩy sự liên kết giữa các quốc gia” và ông nhận xét, trong cả khu vực GMS thì phát triển nhất là HLKTĐT, đã gắn kết các nước trong tiểu vùng trên các dự án chung, nhất là khu vực biên giới. Còn với đội ngũ báo chí, đề tài về HLKTĐT không bao giờ cũ, hàng trăm bài viết khai thác đủ góc cạnh, từ du lịch đến kinh tế, văn hóa, xã hội…Ngay chính các nhà vạch định chính sách, lãnh đạo các địa phương trên tuyến HLKTĐT vẫn luôn có những đòi hỏi mới, những khao khát mới về con đường kinh tế này. Hàng chục cuộc Hội thảo về HLKTĐT ở Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Savanakhet, Mucdahan, Khỏn kèn, Nakhonphanom…thu hút hàng nghìn lượt các cấp bộ, ngành, chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nhiều nước tham gia nhưng vẫn chưa thể giải quyết rốt ráo tất cả những vấn đề mà HLKTĐT đặt ra.
Từ đó, có người nói là quá chậm, có người cho là chưa đáp ứng được mong đợi của người dân các tỉnh, các vùng miền gắn chặt lợi ích trên HLKTĐT. Thật ra, theo tôi, tất cả các cơ chế, chính sách đều xuất phát từ thực tế và chính thực tế sẽ chứng minh cơ chế chính sách đó đúng hay sai. Vì vậy, từ thực tế phát triển của HLKTĐT mà Chính phủ các nước phải ngồi lại bàn bạc thay đổi các cơ chế chính sách cho phù hợp nhưng muốn thay đổi, trước hết phải do các cấp chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, người dân, Ban quản lý các khu kinh tế thương mại, khu kinh tế cửa khẩu các nước trên HLKTĐT phải có đề xuất, kiến nghị, phải thấy rõ vướng mắc nằm ở khâu nào, thuộc địa phương hay cấp Chính phủ, thuộc người thừa hành hay do luật lệ để có kiến nghị chính xác.
Trong phạm vi đề tài này, tôi xin đi vào 3 vấn đề:
1/ Những vướng mắc hiện nay trên HLKTĐT là gì?
2/ Quảng Trị và những lợi ích từ HLKTĐT
3/ Vai trò của truyền thông về HLKTĐT
I/ NHỮNG VƯỚNG MẮC HIỆN NAY TRÊN HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG - TÂY LÀ GÌ?
Hàng chục cuộc hội thảo về HLKTĐT được tổ chức liên tục mấy năm qua ở Việt Nam, Lào, Thái Lan và gần đây nhất là tại Quảng Trị cuối tháng 6/2010 đều thấy rõ. Đó là:
- Vấn đề thủ tục hải quan cửa khẩu chưa thống nhất giữa 3 nước.
- Hệ thống kiểm tra còn rườm rà gây khó khăn cho hàng hóa và hành khách xuất nhập cảnh.
- Vấn đề phí và lệ phí qua cửa khẩu mỗi nước chưa thống nhất.
- Giờ làm việc giữa các cặp cửa khẩu lệch nhau (Mucdahan- Savanakhet đến 22g nhưng Densavan- Lao Bảo là 19g).
- Vấn đề tay lái bên phải (còn gọi là tay lái nghịch) vào nội địa của nhau chưa dễ dàng.
- Giá cước vận chuyển từ cảng Đà Nẵng (điểm cuối của HLKTĐT) đi các nước khác cao hơn giá cước đi từ Hải Phòng hoặc thành phố Hồ Chí Minh.
- Bảo hiểm tai nạn chưa có sự thống nhất qui về một mối, doanh nghiệp vận tải đi nước nào phải mua của nước đó…
Còn trong nước cũng hàng loạt vướng mắc chưa tháo gỡ được, đó là:
- Những qui định về hàng hóa vận chuyển từ Khu Kinh tế- Thương mại đặc biệt Lao Bảo vào nội địa chưa thông thoáng.
- Những qui định vận tải xe transit (Thái Lan) chỉ đi được từ Vinh đến Nha Trang.
- Xe vận chuyển mang biển kiểm soát Lào, biển số Lao Bảo vào nội địa vẫn chưa kiểm soát được…
 
 

Đôi điều về cuốn hồi ký Đất quê hương

16/01/2022 lúc 21:41






L





à một nhà hoạt động lão thành, trung trinh cách mạng, hiếu nghĩa trọn vẹn với dòng tộc, gia đình; với đồng bào, đồng chí; với quê hương, đất nước. Từ cuộc đời vào trang sách và từ trang sách ra cuộc đời không ai khác ngoài một trái tim, một tấm lòng nặng nỗi tri ân. Nói nặng nỗi bởi trên từng trang cuốn Hồi ký Đất quê hương được ông viết ra rì rầm, thấm đẫm tình cảm ấy.
Xin ngược dòng thời gian một chút. Cách đây 6 năm, khi cho ra đời tập thơ Một thời để nhớ, ông định nghĩa, “thơ là người bạn đồng hành với tôi để hoàn thành tốt công việc”. Một quan niệm về thơ giản dị nhưng đủ đánh thức những mê lầm xem nhẹ tác dụng của thơ trong mối quan hệ với công việc. Và tôi đã dùng phép “ốc mượn hồn” để viết rằng: “ Dường như Lê Văn Hoan sinh ra không nhằm làm thi sĩ nhưng trên dặm dài cách mạng đi qua, cuộc sống đã tặng ông những bông hoa thơ không lộng lẫy sắc màu nhưng trầm sâu mùi hương hoa cỏ chắt chiu từ tình yêu quê hương xứ sở”.
Rồi ra cổ xe tam mã thời gian lao về phía trước không cưỡng được, những miên man trăn trở mang khát vọng thành thực dựng dậy thân phận đời người thủy chung, gắn bó với cách mạng, với nhân dân bằng sự tri ân sâu nặng trong ông đã đến lúc cần được giải bày. Đó là những gì chúng ta thấy được qua cuốn Hồi ký Đất quê hương vừa tái bản vào dịp ông tròn 80 xuân...

Ngày Tết - Nghiệm luận bài thơ Xuân hiểu của Trần Nhân Tông

16/01/2022 lúc 21:41







T





rần Nhân Tông (1258 - 1308), tên thật là Trần Khâm - kế nghiệp đời thứ ba của nhà Trần vào năm Kỷ Mão (1279). Ông được xem là một trong những vị vua anh minh của lịch sử Việt Nam. Sau 14 năm trị vì, Nhân Tông nhường ngôi cho con là Anh Tông vào năm 1293, lên làm Thái thượng hoàng và đi tu, trở thành thủy tổ phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một phái Thiền ấn tượng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Trần Nhân Tông đã thực sự là một triết gia lớn của Phật học, đưa nền Phật giáo Việt Nam phát triển rực rỡ.
Chứng nghiệm về tư duy diệu pháp ấy của Trần Nhân Tông, chúng ta hãy chiêm luận về câu trả lời, khi một học trò hỏi Ngài: “Như thế nào là Phật?”. Nhân Tông đáp: “Như cám ở đáy cối.”
Là thiền sư - nhà thơ Thiền xuất chúng. Bài ngũ ngôn tứ tuyệt Xuân Hiểu là một trong số mười lăm bài thơ tiêu biểu của ông viết về mùa Xuân:
Thụy khởi khải song phi
Bất tri xuân dĩ quy
Nhất song bạch hồ điệp
Phách phách sấn hoa phi
Bản dịch của Ngô Tất Tố...

 

Tết - Những biến thái và sự mai một

16/01/2022 lúc 21:41






C





ùng với sự phát triển của đất nước, chất lượng đời sống của người dân đã có nhiều tiến bộ. Những lo lắng về vật chất đã không còn rốt ráo như trước đây. Điều đó đảm bảo cho người dân đón "tết cả" (Tết Nguyên Đán) với một tinh thần khác, tâm thế khác. Bởi vậy, từ trang trí không gian nhà ở, vườn tược đến mua sắm các thức dùng ngày tết, người dân đã cho thấy những ứng xử khác với trước. Thậm chí, ở nhiều nơi, nhất là khu vực thành thị, nhiều gia đình đã chuyển đổi từ “ăn tết” thành “chơi tết”. Đi cùng với những sự thay đổi ấy, xã hội cũng đang chứng kiến nhiều biến thái() trong cách ứng xử, thậm chí phải chấp nhận sự mai một của một số giá trị.
Nói đến tết là nói đến mừng tuổi. Ngày trước, ông bà ta vất vả, gần độ tết chỉ dành dụm được dăm ba đồng tiền lẻ để mừng tuổi cháu, mong cho cháu sang năm mới ngoan hơn, học giỏi hơn. Đồng tiền đó thường không đủ lớn để mua nổi một thứ gì đó có giá trị. Ngày nay, đời sống các gia đình đã khá giả hơn, mừng tuổi đã được người dân tự phát hình thành "phong trào". Khách đến chúc tết, khách mừng tuổi chủ nhà (nhà có trẻ nhỏ hoặc người già). Khách đến chúc tết (có mang theo trẻ nhỏ), chủ nhà mừng tuổi...

Năm Mão xem tranh

16/01/2022 lúc 21:41






B





ức tranh Đám cưới chuột trong bộ tranh dân gian Đông Hồ cổ rất ý vị, đến nay vẫn còn nhiều ý kiến nhận xét và giải mã khác nhau. Có người gọi tên tranh là Trạng chuột vinh quy. Dù gọi là gì thì bức tranh vẫn được vẽ ước lệ gồm hai tuyến đối lập đầy kịch tính: Tuyến chính phía dưới là một đám rước (hay đám cưới ?) với tám nhân vật chuột. Đi đầu là chú chuột đội mũ cánh chuồn cưỡi ngựa hồng rất bảnh trai, oai vệ, nhưng đầu lại ngoảnh về phía sau trông rất căng thẳng và bất cần. Theo sau là hai chú chuột cầm lọng, vác biển hiệu. Trong hai chú có chú cũng ngoảnh lại phía sau với ý thức rất cảnh giác. Sau cùng là bốn chú chuột khênh một chiếc kiệu lớn, ngồi trong kiệu là một cô chuột xinh đẹp đội vương miện, mặc áo lễ. Trong bốn chú chuột khênh kiệu thì hai chú phía sau cùng ngoảnh  nhìn lui với vẻ thách thức.
...........
 

« 4546474849 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

26/04

25° - 27°

Mưa

27/04

24° - 26°

Mưa

28/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground