Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 06/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Văn hóa thời đại

A.phađêep- Tư chất "điên cuồng" của người dũng cảm

09/02/2022 lúc 09:24






T





háng hai năm 1956, tại Matxcơva, đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XX khai mạc. Những tư tưởng của đại hội như những luồng gió mới, cho phép hy vọng nhìn về tương lai. A.phađêep được bầu làm đại biểu đại hội. Nhưng khi đại hội làm việc, thì nhà văn bị ốm kéo dài. Hầu như suốt cả mùa đông ông phải nằm ở bệnh viện. Tuy vậy, ông vẫn chăm chú theo dõi đại hội. Bấy giờ, tâm trạng ông như bị phân đôi: Vừa sung sướng, vừa đau buồn. Sung sướng vì thấy được sự lớn mạnh của Đảng, nhưng không ngờ rằng, con đường mà ông và hàng nghìn người cộng sản, hàng triệu nhân dân đã đi lại gập ghềnh chông gai đến vậy! Những ngày đêm ấy ông ngủ không yên. Ông bị lay động bởi những dòng thơ chát đắng của N.Chikhônôp: “Điều giả dối  đã cùng ăn và uống với chúng ta”.
Người ta chuyển cho Phađêep bức thư của nữ thi sỹ A.Akhơmatôva với yêu cầu “Xem xét lại gấp hồ sơ của con trai bà giúp bà chóng phục hồi lại danh dự. Bà cầu viện tới Phađêep với tư cách là một nhà văn và là con người trung hậu. Ngay từ năm 1953, Phađêep đã có nhận xét tốt về bản thảo của A.Akhơmatôva để đưa đến in tại nhà xuất bản “Nhà văn Xô Viết”. Sau nghị quyết của Trung ương Đảng ngày 4/8/1946, cũng như nhiều nhà văn đương thời khác, Phađêep nói đến tầm quan trọng của văn kiện này nhằm chống “sự suy đồi” và “tình trạng vụ lợi”...

Đọc trăng sáng

09/02/2022 lúc 09:24






Q





uảng Trị, mảnh đất đã trở thành bảo tàng lịch sử sinh động về cuộc đối đầu giữa ta và bọn Mỹ- nguỵ một thời không chỉ cho ta thấy những mảnh đất, những con người anh hùng, mà còn mang lại biết bao cảm xúc qua những trang văn của nhiều cây bút, nhất là những cây bút vốn sinh ra, lớn lên, sống chết với quê hương xứ sở. Trong bài viết ngắn này, tôi muốn nói đến một cây bút như thế: Nguyễn Ngọc Chiến và tập truyện thứ ba của anh, tập Trăng sáng.
Nét nổi bật bao trùm tập truyện là tác giả, nhờ sống, chiến đấu ở vùng đất lửa, nhờ rất nhiều lần chứng kiến cảnh mất mát, hy sinh cũng như tinh thần quả cảm của quân và dân ta nên trang viết luôn đầy đặn hiện thực thời hậu chiến trên mảnh đất chưa nguội tắt ngọn lửa chiến tranh. Mỗi truyện ngắn trong tập, xa gần, đậm nhạt đều mang dấu vết của chiến tranh, trực tiếp hay gián tiếp đều bị cuộc chiến tranh chi phối, tác động đến từng số phận. Và như bất cứ nơi nào trên trái đất vào bất kỳ thời nào, đau khổ nhất, mất mát nhất cuối cùng vẫn là người đàn bà. Rất nhiều thân phận đàn bà đau xót trong tập truyện ngắn này. Trực tiếp từ chiến trận trở về hậu phương với nhiều kỷ niệm vui buồn như O Lệ. O Lệ công tác ở một trạm giao bưu trong chiến tranh, rất nhiều gian khổ, áo quần rách nát, lúc có “chuyện riêng”...

Anh hề triết học, chàng Đông-Ki-Sốt văn chương

09/02/2022 lúc 09:24






N





guyễn Hoàng Đức tuổi Đinh Dậu là tuổi con Gà. Nhưng có lẽ anh là con gà mái câm mắn đẻ, vì anh cứ đẻ sòn sòn những quả trứng to mà tiếng cục tác sau khi đẻ luôn bị chìm đi trong cái nhốn nháo của làng văn nghệ. Vậy mà anh vẫn ngày ngày đóng cửa mê mải viết, viết như một người cầm bút tự do, chuyên nghiệp. Viết hàng ngàn trang rồi để đấy không biết đến bao giờ mới được in…
Triết gia, thi sĩ bị đày ở hành lang
Đức viết văn từ năm 1991, mở đầu là viết tiểu thuyết sáu trăm trang trong bốn tháng. Hai năm sau, đi đường bị tông xe máy ngã đập đầu xuống đường, máu chảy ra lênh láng phải đưa đi cấp cứu trong bệnh viện. Sau đó về Đức bắt đầu nổi hứng làm thơ. Câu chuyện về sự ra đời của năng lực thi ca này nghe có vẻ giống như các truyền thuyết về các nhà tiên tri, sau khi bị ngã từ trên cây cao hay bị ốm thập tử nhất sinh bỗng nói như thánh phán. Có lần Đức tâm sự với tôi: “Lúc nào tôi cũng thấy sôi sục cảm hứng muốn viết ông ạ! Mỗi ngày tôi có thể viết được một bài tiểu luận. Nhiều khi tôi muốn bôi mực lên người để lăn trên giấy cho thoả hứng sáng tạo như người ta vẽ tranh hiện đại. Đối thoại và hùng biện là điểm mạnh nhất của tôi. Đối thoại thì chan chát như đọ gươm. Hùng biện thì sôi trào, rực lửa, càng viết càng hùng biện, hàng trăm trang cứ tông tốc tuôn ra, trang nào cũng hùng biện. Tôi như bản giao hưởng lúc nào cũng đại toàn tấu, không có lúc nào một hai cây sáo ỉ eo”...

Thơ văn ở trại viết "60 năm Vĩnh Linh - Lũy thép, lũy hoa", đôi điều cảm nhận

09/02/2022 lúc 09:24






C





hào mừng kỷ niệm 60 năm đặc khu Vĩnh Linh - 60 năm ngày truyền thống Vĩnh Linh 25/8 (1954-2013), ngày 22/6/2013, UBND huyện Vĩnh Linh, Hội Văn học- Nghệ thuật Quảng Trị, Phân hội Văn học phối hợp tổ chức  khai mạc trại sáng tác văn học với chủ đề “60 năm Vĩnh Linh- Lũy thép, lũy hoa”.
Trại sáng tác văn học được tổ chức lần này tập trung khai thác, phản ánh, tôn vinh những trang sử oanh liệt của đất và người Vĩnh Linh đã bám trụ địa bàn, sản xuất và chiến đấu kiên cường, bảo vệ vững chắc tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong suốt những năm tháng đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền Nam- Bắc; những thành tựu quan trọng của huyện Vĩnh Linh trong xây dựng, phát triển về mọi mặt, hòa vào dòng chảy của tiến trình đổi mới, hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ trên quê hương, đất nước...

Mùa xuân và quê hương đất nước trong văn xuôi Chế Lan Viên

09/02/2022 lúc 09:24






C





hế Lan Viên, một trong những nhà thơ lẫy lừng bậc nhất của nền thơ hiện đại Việt Nam, người được tặng thưởng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật và cũng là cây bút với những trang viết sâu và sắc về mùa Xuân và cố hương .
Trong bài tùy bút "Mùa Xuân làm hiệu cho ta" cách đây hơn ba mươi năm, nhà thơ mở đầu bằng một giọng văn mềm mại, tinh tế giàu chất thơ mà không kém phần trí tuệ:
Khắp nơi trên các miền Tổ quốc, mùa xuân lại về, cái Tết lại về. Chúng ta vùi đầu trong trăm công nghìn việc, có lẽ khi nó đến sát kề thì ta mới biết, nhưng cây cỏ đất trời chờ đợi nó từ lâu. Những hàng cây trước lăng Bác đã từ lâu trút hết lá năm qua, lặng im chờ xuân đến. Lặng im trong các nhánh, từ lâu nhựa đã chuyển dần thành hoa cho kịp dâng Người."...

Lép Tônxtôi, nghệ thuật và tôn giáo

09/02/2022 lúc 09:24






L





ép Tônxtôi (1828 - 1910) là nghệ sĩ vĩ đại. Điều đó cả thế giới đều biết từ lâu. Không có một con người nào có danh hiệu thiên tài hơn ông, phức tạp hơn ông, mâu thuẫn hơn ông và tuyệt vời hơn ông. Tônxtôi là con người toàn diện. Nhưng nếu trong triết học, đạo đức, mỹ học tôn giáo của ông có những điều bất nhất thì không có gì lạ, bởi chúng là tấm gương phản ánh thế giới quan đầy mâu thuẫn của nhà văn bậc thầy đã sống và sáng tạo trong một thời đại biến động dữ dội ở nước Nga từ năm 1861 đến năm 1905 - 1907, khi chế độ nông nô đã sụp đổ và chế độ tư bản “đang được sắp xếp”. Đó là chưa nói đến sở thích, thị hiếu, cá tính v.v… ví như “thái độ thù địch và không khoan nhượng đối với phụ nữ và thích trừng phạt họ, nếu họ không phải là Kitty hay Natasa Rôxtôva, nghĩa là không tầm thường và thiển cận như hai người phụ nữ này” (lời M. Gorki). Còn ví dụ sau đây đối với Sếchxpia (Shakespeare William - 1564 - 1616) thì Tônxtôi quả là nhà phê bình đáo để. Tônxtôi phê bình gay gắt nhiều tác phẩm của nhà viết kịch nước Anh, coi tính cách Hămlét là câu đố không giải được, nhưng không một ai dám nói cái điều cấm kỵ “vua phải ở truồng”. Vở kịch lấy chất liệu từ truyện cổ nước Ý với tính cách Hămlét rõ ràng, câu chuyện đầy kịch tính: Hămlét giận dữ trước việc làm xấu xa của chú và mẹ, muốn trả thù họ nhưng lại sợ chú có thể giết mình như đã từng giết cha, nên để làm việc đó, chàng giả vờ điên… Tônxtôi đặt câu hỏi: Nhưng tại sao lại đặt vào miệng Hămlét những lời nói của Sếchxpia muốn nói ra, bắt Hămlét không làm những gì mà chàng muốn, trái lại phải làm những gì mà tác giả cần. Nhà văn Nga đã phê phán nhiều nhà phê bình đương thời vì quá tán tụng thiên tài của Sếchxpia mà không dám chỉ ra những thiếu hụt, kỳ quặc trong các hình tượng Hămlét, Ôtenlô, Mắcbét. Ông là người đầu tiên phá vở thần tượng Sếchxpia ở Châu Âu. Người thời đại sau không coi những kiến giải của L. Tônxtôi là hoàn toàn xác thực, bởi vì khi phê phán Sếchxpia, Tônxtôi đã xuất phát từ những yếu tố nằm ngoài nghệ thuật, sự đánh giá của nhà văn dựa trên cơ sở lý tưởng đạo đức - tinh thần của chính mình.
L. Tônxtôi có dịp đọc nhiều tác phẩm của V.G Biêlinxki (1811 - 1848) đặc biệt là những bài viết về A. Puskin (1799 - 1837). Nhật ký của Tônxtôi ghi lại những nhận xét, những ý tưởng xao động khi đọc những đoạn văn tương hợp với chính kiến của mình. Có lần, Tônxtôi đã khóc bằng “những giọt nước mắt khoáng đạt” khi bắt gặp những dòng văn của nhà phê bình. Tônxtôi ghi lại: “Chân lý ở trong hành động - chỉ có thể. Để hiểu nhà thơ một cách chính xác, cần phải hiểu toàn bộ con người anh ta, sao cho ngoài anh ta, chúng ta không thấy một cái gì khác. Thế nhưng, chỉ ai có khả năng hiểu thơ ca một cách chính xác, chân thật, thì có thể lại không công bằng với các nhà thơ khác”. Trong những trang viết về Puskin, đặc biệt là ý tưởng đem đối lập lịch sử, triết học trong nghệ thuật với toán học và những chân lý vĩnh cửu của nó, Biêlinxki viết: “sự chuyển động của toán học như một khoa học là nằm ở chỗ khám phá những con đường mới, ngắn nhất để đạt tới những kết quả bất biến. Trong lĩnh vực toán học không có tính ngẫu nhiên và võ đoán, còn lịch sử, triết học, nghệ thuật sống tự nhiên như tinh - khí - thần của con người, sống mãi, luôn luôn biến đổi và cách tân…”. Ý tưởng này rất gần với Tônxtôi, một trong những chân lý đạo đức cơ bản mà ông đã khám phá và lấy làm thú vị khi còn thời sinh viên...

Sách và văn hóa đọc trong thời đại bùng nổ thông tin

09/02/2022 lúc 09:24






T





rong xã hội loài người từ xưa đến nay, nền văn hóa nào cũng có những công cụ và phương tiện vật chất đặc trưng cho thời đại của mình để xã hội, cộng đồng sinh tồn và phát triển. Trong số các công cụ và phương tiện vật chất ấy, sách là một sản phẩm diệu kỳ. Sách là phương tiện hữu hiệu để truyền đạt tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ và kinh nghiệm từ thế hệ này cho thế hệ khác. Nó không những có thể hợp nhất không gian mà còn hợp nhất được cả thời gian: Có thể mở một cuốn sách ra để biết được điều người khác đã nói, đã làm cách ta hàng vạn dặm, hay biết được cuộc sống và sinh hoạt của những người đã sống cách ta nhiều thế kỷ trước đây. Thậm chí, bằng sự diệu kỳ của chữ viết có quy định phát âm, chúng ta có thể bắt chước chính xác những âm tiết con người phát ra như họ nói ngày xưa. Nói gọn lại, trong tiến trình văn minh của nhân loại, sách luôn luôn đóng vai trò là nguồn kiến thức, là phương tiện và là một công cụ để sáng tạo và nhận thức thế giới.
Ngược dòng thời gian của lịch sử, từ khi chữ viết ra đời thì sách cũng dần dần xuất hiện. Tuy nhiên ban đầu, những cuốn sách cổ xưa của loài người được làm từ đất nung, vỏ cây, da muông thú, thẻ ngà, thẻ tre… Mãi đến khi loài người phát minh ra giấy thì sách dần mới được viết rồi in trên giấy. Và từ đó nó đã trải qua hàng ngàn năm phát triển để có được những cuốn sách đẹp đẽ như ngày nay.
Trong nửa sau thế kỷ XX, cùng với sự phát triển như vũ bão của Khoa học và công nghệ - nhất là sự bùng nổ thông tin - với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, video và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta băn khoăn về số phận của sách:  Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn hóa hay không?
Mặc dù vài chục năm trở lại đây, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của Khoa học và công nghệ, nhất là kỹ thuật in ấn, đã cho phép người đọc rộng rãi có được những cuốn sách hay, sách đẹp, có chất lượng tốt. Nhưng ngày nay, người ta cũng đang nói tới một cuộc cách mạng về sách dưới dạng sách báo điện tử. Có thể sẽ là một triển vọng tốt và biết đâu nó cũng hết sức thuận lợi cho người đọc trong tương lai? Chẳng hạn ở nhiều nước trên thế giới, người đọc có thể ngồi tại nhà hay tại công sở, chỉ cần vào mạng Internet là có thể tìm đọc những cuốn sách mình muốn, không cần phải tới thư viện. Song chính điều đó cũng hàm chứa và tiềm ẩn một nguy cơ làm thay đổi hẳn diện mạo của cuốn sách truyền thống.
Vấn đề chính có lẽ là ở chỗ: Những hạn chế trong khuôn khổ vật chất tạo nên bản thân cuốn sách truyền thống. Hiểu một cách thuần túy, sách chỉ là những tờ giấy, trên đó bằng cách này hay cách khác, thông qua ngôn ngữ được coi là những hệ thống tín hiệu, những ý nghĩ, thông tin được truyền đạt cho một đối tượng và đối tượng ấy sẽ nhận thức được vấn đề. Còn khi truyền một tin tức hay một thông báo bằng hình ảnh, âm thanh thì phương tiện truyền tin sẽ có ít nhiều ảnh hưởng đến bản thân nội dung thông báo đó, tùy thuộc vào các phẩm chất ưu việt của phương tiện nghe nhìn ấy. Trong trường hợp này thì cuốn sách dẫu hay và đẹp đến mấy cũng không thể sánh nổi với màn hình tivi màu hay băng video, VCD về sự hấp dẫn. Thêm vào đó, các phương tiện nghe nhìn (tivi, video, đài phát thanh…) ít làm tốn sức óc, thời gian hơn cho mọi người so với việc đọc sách báo. Và nói chung đọc sách thường phải tập trung tư tưởng, trí óc, còn thưởng thức nghệ thuật nghe nhìn, con người vẫn có thể kết hợp với những công việc khác theo một hình thức và mức độ nào đó. Ví dụ: Làm việc hay ăn uống, hai việc chính của con người, vẫn có thể phần nào kết hợp xem tivi hoặc nghe nhạc, nghe đài. Rõ ràng là so với việc đọc sách báo, phương tiện nghe nhìn có những lợi thế hơn và phù hợp, thuận tiện hơn với nhịp sống hiện đại, khi mà con người hiện nay, quỹ thời gian cho việc nghỉ ngơi, giải trí sau những giờ lao động, làm việc căng thẳng còn quá ít ỏi.
Nói như vậy không có nghĩa là sách đang mất dần vị trí của nó trong đời sống xã hội. Nói một cách công bằng, sách vẫn có những ưu thế tuyệt vời của nó. Bởi ngoài đặc tính vật chất, giá trị văn hóa, sách còn có những đặc tính tinh thần to lớn. Nếu những họa tiết, trang trí ở ngoài bìa mỗi cuốn sách thu hút tâm trí, sự tò mò của người đời bao nhiêu, thì cái cốt lõi nội dung tư tưởng và những kiến thức mà cuốn sách đang chứa đựng bên trong mới đích thực là nguồn nam châm mạnh mẽ thu hút tâm trí của người đọc bấy nhiêu...

Văn học bước qua thềm hội nhập

09/02/2022 lúc 09:24






N





gày 7/11/2006, tại Giơ-ne-vơ tiếng “chuông” hội nhập vào nền kinh tế thương mại toàn cầu được chờ đón mất hơn mười năm của dân tộc Việt Nam đã rung lên lanh lảnh cùng tiếng bật nổ chúc mừng của những chai sâm banh. Sự chờ đón kìm nén lâu ngày cũng ùa ra như rượu sâm banh hân hoan đón những lời chúc mừng của bạn bè quốc tế, những người theo sát từng bước chân đến cánh cửa hội nhập của Việt Nam, hồi hộp đón chờ chẳng kém gì những người bạn Việt Nam.
Thời điểm đó như một tiếng chuông reo trên đỉnh tháp cao nhất, nhưng kỳ thực bầu không khí xây lên đỉnh tháp đã nói lên ngay từ lúc đặt viên gạch đầu tiên xây móng, càng xây cao bầu không khí càng nóng, và càng gần đỉnh tháp thì không khí nóng như một chiếc nồi áp xuất khổng lồ… Bộ trưởng Bộ thương mại Trương Đình Thuyển đã ví, hành trình đến Hội nhập toàn cầu của Việt Nam giống như người leo núi, càng leo lên đỉnh trọng lực càng thêm nặng, sức hút càng thêm mạnh, và càng khó khăn hơn nhiều để chinh phục đỉnh núi… Tất cả các ngành nghề kinh tế quốc dân đã tăng nhiệt mỗi lúc một nhiều theo bước chân hội nhập, giống như một đầu máy hơi nước càng muốn gia tăng tốc lực thì càng phải cho thêm củi vào lò, nào cổ phẩn hoá, nào các doanh nghiệp lo chấn chỉnh cơ cấu cho thích hợp, các nhà băng vào cuộc với sự xoay xở trên từng vạch số thập phân, còn nông dân thì lo tìm cách làm ăn thế nào khi nhà nước bỏ chính sách trợ cấp nông nghiệp… Tất cả đều phải lao vào cuộc chạy đua, giống như các nhạc công phải chỉnh sửa cây đàn của mình làm sao để khi bước vào dàn nhạc toàn cầu, cây đàn của mình phải lên đúng âm la mẫu, nếu không tức khắc bị mời ra ngoài. Ngành luật pháp cao nhất như Quốc họi cũng không thể đứng ngoài những dòng xoáy đang cuốn về cửa biển toàn cầu, các đại biểu Quốc hội phải lao tâm khổ tứ để phê chuẩn những chính sách thích hợp với WTO.
Nhưng làm sao nhiều nhà văn, nhà thơ xứ ta lại im hơi lặng tiếng như vậy? Chúng ta thử nhìn các cuốn sách, các trang báo, và dể thấy nhất là các bài thơ in trên báo xem, có thể nhìn được bất kỳ “cơn sốt” hội nhập nào không? Hay các nhà thơ xứ ta nghĩ rằng: hội nhập là hội nhập thương mại, chứ văn thơ có phải thương mại đâu mà hội nhập? Đây không phải lần đầu tiên giới văn thơ nước nhà để lỡ mất chuyến tàu lịch sử, mà theo đánh giá chung, bao trùm và xuyên suốt của Hội liên hiệp văn học và Nghệ thuật toàn quốc lâu nay thì: giới văn học nước nhà chưa có được những tác phẩm tương xứng với thời đại. Liệu chúng ta có thể nói: súng đạn khói lửa thì không phải là văn học cho nên chúng ta đã đứng bên lề? Và giờ đây kinh tế- thương mại dù mang tầm vóc hội nhập toàn cầu nhưng cũng không phải là văn thơ, nên chúng ta lại đứng bên lề?...

Triển lãm hội họa "Cội nguồn" của họa sĩ Trương Bé tại Quảng Trị

09/02/2022 lúc 09:24






H





ai mươi bức tranh trừu tượng của hoạ sĩ Trương Bé có mặt tại Quảng Trị trong triển lãm cá nhân của ông tạo nên bởi những hoà sắc xúc cảm được nảy sinh do sự liên tưởng và nổi day dứt. Sự kết hợp giữa đường nét với mảng màu theo sự phân chia tỷ lệ, được tính toán chặt chẽ như nhằm tái hiện thế giới nội tâm, ước vọng nói lên ý thức hệ, bộc lộ sự nhạy cảm tinh tế thống nhất của tác giả.
Trong bức tranh “Tích hợp Đông-Tây” (Sơn mài, 180 x 360cm) sáng tác năm 2006, 2007, ông dùng những chấm sáng, tối, kết hợp sự biến hoá của đường nét, của mảng màu nhằm dự báo sự sinh hoá kết tinh từ vũ trụ, vạn vật, con người. Đó là sự sinh sôi, hứa hẹn những điều có thể là tốt lành nhưng cũng có thể là bất an của thế giới đầy bí ẩn. “Hổn độn hài hoà” (Sơn mài, 135 x 273cm), “Nhịp điệu giây bí ẩn” (Sơn mài, 180 x 360cm) là một mắc xích vĩnh cửu giữa hoạ sĩ và cội nguồn của mình và khuynh hướng ấy làm thành siêu hình về trời đất, có tác dụng tạo nên ấn tượng cụ thể hợp với lòng người. Thế giới của hoạ sĩ Trương Bé là thế giới của mơ mộng, của huyền thoại, của tâm thức được tín hiệu hoá, thần bí hoá. Người nghệ sĩ phải làm nên một nhịp sống trên tác phẩm, bởi nó là sức sống đây đó của thần trí chúng ta qua nhịp điệu của vạn vật…
Các tác phẩm trừu tượng sơn dầu của ông màu sắc chủ đạo là xám, trắng, đen, đỏ biểu hiện mối quan hệ biện chứng, nhất là sự vận động của sắc đỏ cảm giác như vô tận, bắt người ta phải chú ý hình dung sợi dây kim chỉ nam đó đi về đâu. Người ta có thể thấy gió lướt trên tranh, hơi thở của đời sống, cảm thấy sự tìm kiếm nhịp điệu và bản thể của thiên nhiên...

Đọc "Mai sau dù có bao giờ" của Nguyễn Hoàn

09/02/2022 lúc 09:24






Đ





ọc bản thảo sau đây của Nguyễn Hoàn, tôi chợt thảng thốt như đọc một bộ hồ sơ điều tra về toàn bộ mảnh đất Quảng Trị. Cái nghề “thư ký toà soạn” của một tờ bỏo tỉnh hẳn đó giỳp Hoàn lướt qua mọi vấn đề của mảnh đất này, thêm một điều là tiếp cận với đôi mắt “mục sở thị”, xoi mói đến tận nội tạng của sự việc và khiến cho người đọc nhỡn ra vấn đề như thể nhỡn thấy sự sinh thành của chớnh mỡnh, chắc khụng khỏi run rẩy cỏi cảm giỏc “đẻ đau mang nặng”.
Các nhà báo khi đưa tin chiến tranh về Quảng Trị, đó núi rằng ở đây bom đạn của quân đội Mỹ bao phủ như “lột vỏ trái đất”. Đúng thế, và mở đầu thời kỳ “hậu chiến”, cách đây khá lâu, con người cũng bắt đầu làm ra cuộc sống của mỡnh bằng cỏch “lộn ruột trỏi đất”...

Một vài cảm nhận về các cây bút trẻ

09/02/2022 lúc 09:24






N





ói theo cách “cục bộ” nào đó, những cây bút trẻ đang là biểu tượng của nền văn học. Bởi lẽ, họ chính là tương lai của nền văn học. Hơn thế họ đang trở thành điểm ngắm nhiều chú mục hơn các thế hệ đàn anh, tuổi trẻ bao giờ cũng chịu khó hơn, cấp tiến hơn, và dễ nhận những lời chê bai hơn  để còn đi xa.
Người xưa đã dạy: “Ngọc bất trác bất thành”. Dù có quí như ngọc nếu không được mài giũa sao có thể thành báu vật? Không một con người nào nếu thiếu phản tỉnh ý thức, có thể trở thành tác giả viết văn. Bởi văn học là một nghề hết sức đặc biệt, thậm chí còn được đặt lên hàng cao quí, ở Việt Nam, giới văn nghệ sĩ thường nói nửa đùa nửa thật để tôn vinh văn học rằng: “Hội liên hiệp văn học và nghệ thuật” như vậy chứng tỏ, riêng văn học thôi đã được đặt ngang vai với mọi ngành nghệ thuật...

Có một thời họ đã sống và yêu như thế

09/02/2022 lúc 09:24






Đ





ã có người sau khi đọc Nhật ký của Nguyễn Văn Thạc (“Mãi mãi tuổi hai mươi”) và “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” đã nói: “Họ có điều kiện ghi lại và may mắn giữ được nhật ký, chứ thời ấy, hàng triệu thanh niên ra mặt trận đều sống như thế”. Điều đó chỉ đúng một phần. Vì đã có những cuốn nhật ký chiến tranh khác được xuất bản trước và sau hai cuốn sách vừa kể, nhưng không gây được tiếng vang, không trở thành “sự kiện” như với Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm. Không phải hai chiến sĩ “mãi mãi tuổi hai mươi” này đã lập được chiến công hơn người. Vậy thì vì sao Nguyễn Văn Thạc, một chiến sĩ chưa đầy một tuổi quân, chưa bắn hạ được chiếc trực thăng, chưa phá được chiếc xe tăng Mỹ nào và hình như chưa diệt được kẻ địch nào, lại có thể khiến hàng triệu độc giả xúc động chỉ với những trang nhật ký qua mấy tháng hành quân?
Hẳn sẽ có nhiều cách giải thích. Riêng tôi, sau khi đọc “Hạnh phúc là gì?” chợt hiểu ra những trang nhật ký của Thạc có sức lay động người đọc vì trong cuộc đời ngắn ngủi của mình anh đã biết làm giàu tâm hồn mình, tích tụ năng lượng, phẩm chất từ nhiều cuộc đời khác - trong đó có rất nhiều nhân vật trong những tác phẩm văn học nổi tiếng và tất nhiên, người bạn đời đầu tiên - duy nhất của anh là Phạm Như Anh đã đóng một vai trò quan trọng...

Tinh, khí, thần của một vùng văn hóa địa linh

09/02/2022 lúc 09:24

I. NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HOÁ VẬT CHẤT
1. Đền, tháp, giếng xếp đá, bình vôi… của người Chăm là những di tích cần được bảo tồn.
Mối bang giao, hòa giải, cộng cảm giữa người Chăm và người Việt trong nhiều làng cổ ở Đông Hà, Cam Lộ được thể hiện trên nhiều mặt: hôn nhân, tín ngưỡng, văn hoá, phong tục, nếp sống… có thể khác nhau, nhưng những di vật còn lại chứng minh rằng, sự cộng cảm giữa Chăm và Việt là một hiện tượng lịch sử. Đối với người Đại Việt từ miền Bắc mới vào định cư không có kẻ thắng người thua, mà tất cả do sự sắp đặt của lịch sử, của văn hoá tâm linh, ước nguyện sao cho nước thịnh, dân an. Nhiều đền, tháp của người Chăm đều biến thành đền, miếu của người Việt. Những giếng nước hình tròn, xếp đá hay hình vuông hiện còn lại nhiều nơi ở phường Đông Thanh và một số làng ở huyện Cam Lộ, hệ thống thuỷ lợi được người Việt tái sử dụng để phục vụ đời sống và sản xuất….

Chất trữ tình trong cầu vồng Hiền Lương

09/02/2022 lúc 09:24






K





ý dễ viết mà khó hay bởi đó là thể loại với đặc trưng ghi chép người thật việc thật một cách trung thực khách quan, không hư cấu nên hoặc dễ sa vào khô khan hoặc dễ sa vào đơn điệu, nhàm và nhạt nếu người viết không chọn được những chi tiết gợi nên cái nét độc đáo của đối tượng viết. Có một tập truyện ký gần đây - tập Cầu Vồng Hiền Lương của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý vừa giữ được hạt nhân bản chất vừa biết vượt ra ngoài cái khung hình thức hạn hẹp của đặc điểm thể loại ký nên đã tạo ra được một vẻ riêng mà biểu hiện dễ thấy là tác giả đã đưa vào trang viết của mình chất trữ tình cảm động, đằm lắng, gợi nghĩ
Kỳ thường có ''cái tôi'' để trình bày sự việc, để dẫn dắt hướng bạn đọc chiếm lĩnh cái thực chất của sự vật hiệng tượng. Nếu “cái tôi” về lý trí sẽ đưa bài viết đi về địa hạt văn xuôi, còn khi ''cái tôi'' ngả sang bộc lộ cảm xúc tâm trạng thì tác phẩm sẽ hướng về cái trữ tình. ''Cái tôi'' trong Cầu Vồng Hiền Lương  thuộc loại sau...

Ký ức chiến tranh, ám ảnh không ngủ yên

09/02/2022 lúc 09:24






C





uộc chiến tranh chống xâm lăng đã kết thúc hơn 30 năm, nhưng chúng ta vẫn chưa thoát khỏi cuộc chiến tranh ấy. Hậu quả chiến tranh không chỉ tác động dự hội đến kinh tế, xã hội mà còn in dấu lết sâu đậm trong để sống tinh thần mỗi con người. Có một dòng chảy văn chương âm thầm mãnh liệt thời hậu chùm chứa đựng những âu lo, dằn vặt, ám ảnh thời trận mạc không dứt. HOA GẠO ĐỎ BÊN SÔNG của Văn Bốn cũng không ngoài dòng chảy này, đó là những ký ức không ngủ yên day dứt trong trái tim nhân hậu của người lính.
Nỗi ám ảnh khôn nguôi.
Cái dữ dội, khốc liệt, cái buồn của chiến tranh viết bao nhiêu cũng không hết, bởi hiện thực thì phong phú, đa dạng, rộng lớn vô cùng; nhà văn dù có tài hư cấu bao nhiêu, dù có can dự trực tiếp với tư cách người lính trận thì cũng chỉ một góc nhỏ nhoi, không bao quát hết. Viết chân thực, sinh động, ám ảnh không phải ai cũng làm được, và qua đó để gửi gắm một thông điệp gì đến người đọc lại càng khó hơn...

Môtip mùa thu trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du

09/02/2022 lúc 09:24

Mùa thu và tâm cảm của Nguyễn Du trong mùa thu có vị trí lớn trong thơ chữ Hán của ông, tạo thành một môtip. Đó là môtip mùa thu. Môtip này là sự lặp đi lặp lại của các thành tố như gió thu, đêm thu, trăng thu... trong hàng loạt các bài thơ viết về mùa thu hoặc có cảm hứng về mùa này. Các thành tố trong môtip mùa thu có khi đậm nhạt khác nhau, tần số xuất hiện nhiều ít khác nhau trong từng bài thơ thu. Sự xuất hiện dày đặc của môtip mùa thu là một yếu tố hình thức, là bằng chứng giúp giải mã, phân tích tư tưởng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du.
Trong 249 bài thơ chữ Hán, có 61 bài thơ trình bày cảm xúc về mùa thu hoặc trực tiếp miêu tả tâm trạng, cảnh sắc, không khí mùa thu, chiếm 25% trong tổng số thơ chữ Hán Nguyễn Du. Đây là con số không nhỏ, nếu so sánh với các bài thơ viết về mùa xuân hay đông và hạ. Sự trở đi trở lại của mùa thu và các thành tố của nó (như đêm thu) làm thành một môtip có tính chủ âm trong thơ chữ Hán Nguyễn Du...

Trương Lan Anh – những hạt thơ gieo miền nhân gian

09/02/2022 lúc 09:24

 





1





.Tập thơ Người đàn bà mặc chiếc áo choàng mà bạn đọc có trên tay là kết quả một cuộc hành trình sáng tạo lặng lẽ của Trương Lan Anh sau những tháng năm trải nghiệm hiện thực cuộc sống vui buồn, góp nhặt để gieo những vần thơ tươi sáng nơi miền nhân gian lặng thầm một cõi đi – về. Vốn là người sống rất giản đơn, chân mộc, nhân hậu, giàu nội cảm nên thơ chị không ồn ào chốn phồn hoa thị thành, không điệu đà kiểu cách, không chơi trò chơi vô tăm tích với giễu nhại, mà đậm chất trữ tình với những rung cảm bắt nguồn từ đáy sâu tâm hồn vốn bén rễ với tình yêu quê nhà, đất nước, người thân với những địa danh còn vẹn nguyên hoang sơ và quyến rũ... đậm dấu ấn Trương Lan Anh, sáng trong như dòng nước xanh Ô Lâu huyền thoại, như mùi rơm rạ mùa vàng bát ngát đưa hương.
...
 

Những mảnh vỡ tiềm thức trong thơ Nguyễn Hoa

09/02/2022 lúc 09:24

  
 





G





ần năm mươi năm dấn thân vào nghiệp bút nghiên, Nguyễn Hoa đã có một hành trình thơ không bình lặng. Thơ anh luôn đồng hành cùng những vui buồn năm tháng và thường trực một trái tim nhạy cảm thi sĩ để ngân vang những ba động cuộc đời, nhất là những năm chiến tranh ác liệt. Ở đó, mỗi dòng thơ, bài thơ của anh là chứng chỉ tinh thần không chỉ riêng anh mà còn là tiếng nói trữ tình nhập vai, nói lên những nhịp đập thổn thức của nhân dân và thời đại. Mối quan hệ giữa thơ và đời hình như không có những gián cách tình cảm và khát vọng nhân ái; trái lại, nó luôn chan hòa và vẫy gọi cộng cảm, sẻ chia những gì đồng nghĩa với tình yêu và sự sống thật rồi sẽ lên ngôi và hiện hữu tươi nguyên giữa cuộc đời mà anh gọi là “Bắt đầu từ nỗi nhớ - Nỗi nhớ không sợ thời gian”. Thơ Nguyễn Hoa là những mảnh vỡ thời gian và nỗi nhớ buốt nhức nỗi niềm nhân thế ấy, chúng có khả năng vẫy gọi liên chủ thể tiếp nhận và đồng cảm. Nó như ước muốn của nhà thơ “Ước muốn tôi – Bài thơ không lặp lại”.
 
...
 

« 5051525354 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

07/05

25° - 27°

Mưa

08/05

24° - 26°

Mưa

09/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground