Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bé như hạt tiêu

V

ốn là một cây trồng truyền thống bao đời nay, hồ tiêu vẫn làm bạn với người nông dân như cây lúa, cây khoai với bao nỗi buồn vui của đời sống sản xuất nông nghiệp trong các vùng nông thôn. Và câu hỏi khó nghèo của người nông dân trên vùng đất đỏ bazan ở vùng đông Vĩnh Linh vẫn găm vào thao thức...

Thế rồi đầu những năm chín mươi, cây hồ tiêu được lên ngôi, hạt hồ tiêu khô đột ngột lên giá. Từ 10.000đ/kg năm 1990 lên 50.000đ rồi 60.000đ vào những năm 1998, 1999, năm 2000. Lúc đỉnh điểm như tháng 11 năm 1999, một kg hạt tiêu khô bán với giá 110.000 đồng. Đúng là trời đã đem cây hồ tiêu đến để làm giàu cho người nông dân rồi còn gì. Vào những năm 1998 đến năm 2000, cây hồ tiêu đã trở thành mục kích tìm hướng làm giàu của mọi người. Đi đâu, ở đâu từ các vùng nông thôn hẻo lánh, đến các thị trấn, thị xã tấp nập đông vui người ta cũng nói đến cây hồ tiêu và giá hạt hồ tiêu khô. Những tên gọi "vua tiêu", "triệu phú tiêu" xuất hiện ngày càng nhiều trên báo, đài phát thanh - truyền hình của địa phương, của trung ương. Người nông dân vùng đông Vĩnh Linh vốn cày sâu cuốc bẫm, chân lấm tay bùn khó nghèo với cây sắn, cây khoai, phút chốc có bạc vạn, bạc triệu trong tay làm được nhà xây, mua được ti vi để xem truyền hình. Có người còn mua được cả xe máy đời mới đèo vợ con lên chơi phố huyện. Thế thì sung sướng quá rồi còn gì! Bởi vì, ai có ngờ "bé như hạt tiêu" mà làm nên chuyện lớn, xóa được đói, giảm được nghèo, giúp người nông dân vươn lên làm giàu chính đáng.

Thế là mọi người đua nhau trồng hồ tiêu. Không những chỉ có người nông dân trồng hồ tiêu, mà nhiều cán bộ, công nhân, giáo viên đang làm việc trong các cơ quan nhà nước, dân thị trấn, thị xã có quan hệ họ hàng ở các vùng nông thôn đông Vĩnh Linh cũng bỏ tiền ra mua đất để lập trang trại trồng hồ tiêu. Sống động của sản xuất kinh doanh theo cơ chế đổi mới sau những năm chín mươi đối với cây hồ tiêu đã đến mức náo nhiệt.

Tốc độ và diện tích trồng mới hồ tiêu của nông dân thuộc các xã vùng đông  Vĩnh Linh mở rộng đến mức chóng mặt. Từ 282 ha năm 1990 đã lên đến 400 ha năm 2000. Nhiều hộ nông dân như ông Phùng Hữu, Nguyễn Hộ ở xã Vĩnh Tân; Nguyễn Hữu Thông, Nguyễn Đức Anh ở xã Vĩnh Kim; Nguyễn văn Phương, Nguyễn  Quang Hải ở xã Vĩnh Thạch; Ngô Trung, Ngô Đại Nhật ở xã Vĩnh Giang; Trần Lễ, Nguyễn Văn Thẻo ở xã Vĩnh Hòa.v.v... từ ba trăm đến năm trăm gốc hồ tiêu, tương đương với bốn đến sáu sào Trung bộ. Riêng ở xã Vĩnh Kim đã có bốn mươi hộ đã lập trang trại để trồng hồ tiêu với vốn đầu tư ban đầu từ mười đến hai mươi triệu đồng. Cá biệt có ông Nguyễn Văn Khôn ở thôn Tân Trại Thượng, vốn là một chủ trại hồ nuôi tôm có tiếng ở đồng Hiền Lương, đang làm giàu với con tôm nước lợ xuất khẩu hái ra mỗi năm không dưới ba mươi triệu đồng, đùng đùng bán đứng cả hệ thống hồ tôm để lấy tiền mua đất, mua choái, mua giống, mua phân để trồng hồ tiêu theo mô hình trang trại. Người nông dân đang kỳ vọng làm giàu từ cây hồ tiêu nhiều lắm.

Thế nhưng, có lẽ niềm kỳ vọng, niềm tin nào cũng có nhiều lay động. Sau vụ thu hoạch hồ tiêu năm hai ngàn, giá hạt hồ tiêu khô bỗng chững lại và tụt xuống như quả bóng xì hơi. Từ sáu mươi ngàn đồng/kg tụt xuống năm mươi ngàn đồng rồi bốn mươi ngàn đồng/kg và sau đó không bán được vì không có người mua.

Biến động thị trường về giá cả hạt tiêu lẫn người buôn tiêu hoang mang. Một số hộ nông dân chủ yếu là những hộ nghèo vội bán với giá chỉ còn một nửa so với giá ban đầu (nghĩa là 30 ngàn đồng/kg). Số hộ còn lại thì đang tích trữ chờ giá. Nghĩa là người nông dân đang hy vọng giá hạt hồ tiêu khô lại lên trong nay mai.

Nhưng đến vụ thu hoạch hồ tiêu năm hai ngàn lẻ một, xem ra sự báo động về sự xuống giá của hạt hồ tiêu khô là có thật. Mãi cho đến hôm nay, giữa tiết thu phân của năm Tân Tỵ nhưng giá hạt hồ tiêu khô vẫn ở mức giao động từ hai ba ngàn đồng đến hai lăm ngàn đồng/kg. Liệu hạt hồ tiêu khô có lên giá không? Việc ấy chỉ có trời biết.

Vậy người nông dân trồng hồ tiêu ở các xã vùng đông Vĩnh Linh sẽ làm gì với cây hồ tiêu khi chỉ số giá vẫn không nhích lên được. Người viết phóng sự này đã làm một cuộc trao đổi trực tiếp với những người trồng hồ tiêu ở đây.

Nhưng trước hết cũng xin thưa rằng: Nền kinh tế thị trường và không khí đổi mới đã tạo ra một nền sản xuất hàng hóa sôi động và phong phú ở các vùng nông  thôn. Mà đã chấp nhận một nền sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường thì người sản xuất buộc phải chấp nhận sự biến động của giá cả. Trong lúc Việt Nam chúng ta chưa tìm được một thị trường tiêu thụ ổn định đối với các loại nông sản hàng hóa như lúa gạo, hạt điều, cà phê, cao su và cả đến con tôm và sự biến động về giá cả và sự trôi nổi của các loại hàng hóa nông sản là tất yếu. Nói vậy để biết rằng: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng - nhất là đối với cây hồ tiêu của nông dân các xã vùng đông Vĩnh Linh còn mang tính tự phát và thiếu hẳn định hướng chiến lược về sản xuất cây con, qui mô và loại sản phẩm. Người nông dân thấy có lợi là làm tới, trồng tới, đôi lúc vượt cả khả năng cho phép, chứ chưa tính đến sự ổn định của đầu ra. Thậm chí có người thấy hồ tiêu lên giá, chỉ độc canh cây hồ tiêu mà bỏ quên cây lạc, cây ném, cây màu đặc sản là những mặt hàng nội địa có giá trên thị trường và rất ổn định. Do đó, vấn đề tiêu thụ nông sản - nhất là đối với cây hồ tiêu không chỉ là mối lo của người nông dân mà còn là mối lo của cả nhà nước. Trong những năm qua, nông dân của những xã vùng đông Vĩnh Linh đã được nhà nước đầu tư cho vay vốn ưu đãi ở tất cả các kênh với hàng chục tỉ đồng để mở rộng sản xuất, trong đó không ít tỉ bạc đã được đầu tư để phát triển cây hồ tiêu. Bây giờ hạt hồ tiêu xuống giá, liệu bao giờ nhà nước thu hồi được vốn?

Ông Nguyễn Văn Thẻo, một lão nông trồng tiêu có hạng của đất làng Liêm Công Tây, người làm giàu từ kinh tế vườn, từ tốn nói: "Đến nay tôi sống gần bảy mươi tuổi trên vùng đất đỏ này, nhưng chưa thấy cây gì cho thu nhập cao như cây hồ tiêu. Tôi có vườn hồ tiêu năm trăm gốc hàng năm thu từ bốn tạ đến bốn tạ rưỡi hạt tiêu khô. Những năm trước được giá tôi thu mỗi năm từ hai mươi bốn đến ba mươi triệu đồng. Năm nay tôi thu hơn bốn tạ, bán từ đầu vụ được mười hai triệu đồng. Với bốn sào vườn mà thu hơn mười triệu đồng thì thử hỏi có cây gì thu cao hơn. Không biết họ răng, riêng tôi năm nay vẫn trồng mới ba mươi gốc. Trước đây giá một kg hạt tiêu khô chỉ bán được 10.000 đồng mà ta vẫn trồng, nay bán được 25.000 dồng mà không trồng, không chăm thì thử hỏi trồng cây gì hơn".,

Còn đối với ông Ngô Trung một chủ trại tiêu lớn nhất của làng đạo Di Loan, xã Vĩnh Giang cho biết: "Tôi có vườn hồ tiêu sáu trăm gốc, trong đó ba trăm gốc trồng mới bằng vốn tự có và vốn vay. Theo tôi, cây hồ tiêu là một cây trồng chiến lược đối với người nông dân vùng đất đỏ ba zan. Do đó không nên trồng xô bồ, trồng lấy được mà phải trồng có kế hoạch trong điều kiện cho phép (kể cả đất đai, nguồn vốn), và phải phù hợp với khả năng thanh toán của mình. Có như vậy, cây hồ tiêu mới đưa lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân, giúp người nông dân xóa được đói, giảm được nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng".

Ông Nguyễn Hữu Thông - Chủ nhiệm hợp tác xã Vĩnh Kim, một chủ trang trại tiêu lớn nhất vùng đông Vĩnh Linh nói rất tự tin: "Cây hồ tiêu là một cây công nghiệp dài ngày, có giá trị xuất khẩu. Tôi có vườn hồ tiêu một ngàn gốc, trong đó có năm trăm gốc đã cho thu hoạch. Đây là cây công nghiệp dài ngày thì người trồng tiêu phải biết lấy ngắn nuôi dài. Nghĩa là phải sản xuất thêm các loại cây trồng khác để hỗ trợ cho cây hồ tiêu.Ví dụ như cây lạc, cây ném gia vị, cây màu đặc sản, môn các loại và từ, tía chẳngg hạn. Ở xã Vĩnh Kim có bốn mươi hộ đầu tư phát triển cây hồ tiêu theo mô hình trang trại có từ năm trăm gốc đến một ngàn gốc, nhưng hộ nào cũng trồng từ một đến hai mẫu lạc, vài ba sào ném gia vị, ba đến năm sào môn hoặc khoai từ, tía. Tuy giá hạt hồ tiêu có hạ, trong khi chờ hồ tiêu trồng mới thu hoạch thì ta vẫn có các loại hàng nông sản khác bổ sung, tạo ra thu nhập ổn định và trả được lãi của vốn vay đầu tư cho phát triển cây hồ tiêu. Do đó, trong sản xuất hàng hóa đối với nông nghiệp thì phải thực hiện đa cây đa con và phải chọn cho được cây, con mũi nhọn để đầu tư phát triển. Đối với vùng đông Vĩnh Linh cây hồ tiêu là cây mũi nhọn của người nông dân trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tôi tin rằng những người nông dân trồng hồ tiêu ở vùng đông Vĩnh Linh sẽ biết làm gì và làm như thế nào để giữ vững sản xuất, giữ vững cây hồ tiêu hiện có và đầu tư phát triển với chiều hướng có lợi nhất.

Như vậy, sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp "bé như hạt tiêu" mà không dễ dàng chút nào. Xu hướng của thế giới hiện nay là phát triển sản xuất nhỏ để thỏa mãn nhu cầu lớn. Do đó, "bé như hạt tiêu" không chỉ là mối lo của người nông dân mà còn là mối lo của nhà nước.

Và những người nông dân trồng hồ tiêu ở vùng đông Vĩnh Linh hãy vững tin vào sự lãnh đạo của đảng, vào định hướng chiến lược phát triển kinh tế mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII đã đề ra. Và vững tin vào sự điều hành kinh tế của nhà nước.

N.N.P

Ngô Nguyên Phước
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 87 tháng 12/2001

Mới nhất

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/04

25° - 27°

Mưa

28/04

24° - 26°

Mưa

29/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground