Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 24/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bây chừ ta tự nói về ta

V

ào những ngày này anh chị em văn nghệ Quảng Trị rậm rịt chuẩn bị cho một cuộc sinh hoạt nghề nghiệp lớn của mình, Đại hội lần thứ tư của Hội, thì Văn nghệ sĩ cả nước cũng đang trăn trở và náo nøc trong một sinh hoạt chính trị nghề nghiệp còn lớn hơn là thảo luận những vấn đề trọng đại của Văn học Nghệ thuật nước nhà để tham gia vào việc hình thành một Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về Văn học Nghệ thuật Việt Nam trong thời kì hội nhập. Cá nhân tôi đã tham gia đến ba cuộc (một với Hội NghÖ sÜ s©n khÊu Việt Nam, hai là Hội nghị các nhà văn khu vực Bắc Miền Trung, ba là Hội nghị nửa nhiệm kì của Ban chÊp hµnh và các Hội đồng chuyên môn của Hội Nhà văn Việt Nam). Thông qua bộ phận biên tập đề án, Ban bí thư khuyến khích Văn nghệ sĩ hãy nói thẳng, nói thật lòng, nói hết sự thật về thực trạng Văn học Nghệ thuật nước nhà cả về thành quả lẫn đội ngũ, đặng tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để đưa nền Văn học Nghệ thuật Việt Nam tiến lên một tầm cao mới, tương xứng với lịch sử và tầm vóc Việt Nam trong thế kỉ mới. Được Đảng khuyến khích chúng tôi đã nói rÊt nhiều. Tuy nhiên đa phần lại chỉ nói về sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nươc cùng với các chế độ chính sách đối với lao động sáng tạo. Những điều đó đương nhiên là cần kíp rồi, song suy cho cùng nền văn học nghệ thuật nước nhà này thịnh hay suy cốt lõi là do đội ngũ chúng ta chứ đâu phải do Đảng. Bởi vậy, sau mấy lần dõng dạc tham luận trên hội nghị , đêm nay ngồi chong đèn nhớ lại, tôi tự thấy phải có lời tự tham gia với chính đội ngũ chúng mình và với tự bản thân mình .

Không biết rồi sự thể sẽ thế nào nhưng với việc Bộ Chính trị tổ chức lấy ý kiến tham gia rộng rãi của văn nghệ sĩ trước cả khi hình thành dự thảo nghị quyết cũng cho thấy rằng, chuyện của những người làm văn chương cũng là chuyện đại sự. Mà phàm những chuyện gì được coi là đại sự thì người ta (cá nhân và cả cộng đồng) khi tiến hành công việc đó phải bằng một thái độ nghiêm túc nhất, một sự chuẩn bị chu đáo nhất và cả những dự phòng rủi ro cao nhất. Không biết với các bạn bè đồng nghiệp khác thế nào, riêng tôi, cho dù đến nay thành tựu văn chương chỉ ở mức làng nhàng, vị trí trong văn đàn cũng ở tầm lăng nhăng, tuy nhiên tôi có thể tự khẳng định rằng, đối với trang viết bao giờ tôi cũng hết sức nghiêm túc, bao giờ tôi cũng coi nó là chuyện trọng đại. Sở dĩ tôi nói vậy là vì không ít người coi chuyện viết lách là chuyện đùa, là thứ tiêu khiển, cũng có người coi đó như thứ trang sức, làm dáng, thậm chí có kẻ lấy chuyện viết lách làm thứ để bôi bác kẻ khác..v.v. Tôi sợ ở đây có sự nhầm lẫn giữa phương pháp sáng tác, quy trình sáng tác với thiên chức và công việc người viết văn?

 Nếu bàn về quy trình và phương pháp sáng tác thì đúng là mọi sự có vẻ như là chuyện ngẫu hứng, rất may rủi, những ý tưởng, những tứ hay, thậm chí cả câu chữ nữa, nó đến thật tuỳ tiện, thật ngẫu nhiên, cứ như chuyện đùa, như một thứ trời cho...Thêm nữa, những người làm văn, làm thơ, thường ít ai lấy đó làm nghề nghiệp chính. (Có lẽ chỉ có thời này mời có cái gọi là Nhà văn chuyên nghiệp, chứ như ông Nguyễn Du, ông Nguyễn Trãi đâu có lấy chuyện văn chương làm nghề, lại càng không có hội hè nào đầu tư hay quản lý cả). Thậm chí sau bao nhiêu năm tháng vật vã với thân phận nàng Kiều, rõ lệ và có thể cả máu nữa với từng câu thơ trong thiên tình sử ấy, thì Nguyễn Du lại buông một câu kết “Lời quê chắp nhặt dông dài, mua vui cũng được một vài trống canh” Có thể nào lại nhầm lẫn rằng Nguyễn Du viết chuyện Kiều chỉ để mua vui?

Tôi thấy hiện nay có hai kiểu người sáng tác đáng phải bàn luận. Một là những người coi chuyện viết lách chỉ là thứ tiêu khiển cả nghĩa cảm hứng lẫn nghĩa công việc. Họ thường là những bậc “đại gia”, những quan chức có vai vế lớn, những vị trưởng lão đã nghỉ hưu công viÖc Nhà nước, và những người khác nữa đại loại như thế. Họ thường viết hai thể loại: Thơ và Hồi ký. Đa phần các tác giả này làm thơ là để “chơi”, để tự giải bày tâm sự hoặc để vui thú với bạn bè. Họ viết hồi ký theo tôi trước hÕt là để tự chiêm nghiệm lại đời minh, những công việc, những thành công và thất bại, sau nữa cũng mong gửi gắm lại cho xã hội, cho con cháu và có thể cho cộng đồng xã hội rộng lớn hơn những tư liệu kèm theo những bài học lịch sử hay cuộc sống. Theo tôi với các tác giả loại này, nếu họ làm được như vậy và chỉ đúng như vậy thôi là rất quý, rất đáng trân trọng. Và cho dù chỉ để “chơi”, hay là chỉ “tự chiêm nghiệm” thì công việc đó cũng là việc đại sự 100%. Cái chuyện “chơi” trong xã hội ngày nay là một chuyện đại sự. Ma tuý là một chuyện chơi, mại dâm là một cuộc chơi, đua xe trái phép là trò chơi, uống rượu gây gổ là một thú chơi. Rồi học đòi theo những thứ cặn bã nước ngoài cũng là những “mốt” chơi... Để đối phó với những kiểu chơi như vậy Nhà nước ta phải tốn kém tới hàng ngàn tỉ đồng mà vẫn chưa làm giảm ®­îc nhiều nỗi đau bất hạnh của bao nhiêu gia đình. Ta vẫn hay nói, “Chống đi liền với Xây” mà Xây mới là cái quyết định. Vậy thì bên cạnh việc phải chống lại các trò chơi độc hại, nguy hiểm, ta cần tạo ra hoặc bảo tồn những thú chơi truyền thống có ích. Lý thuyết thì như vậy. Nhưng trên thực tế nhiều trò chơi truyền thống hoặc những trò chơi mới do ta tạo ra đâu có thu hút được người chơi. Vậy tại sao ta lại không coi trọng thú chơi thi ca khi nó không những là nét văn hoá cực kì tiêu biểu của truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam mà thực tế hiện tại nó còn có tác dụng hết sức tích cực trong đời sống tinh thần, trong giá trị truyền bá cảm thụ đạo đức và thẩm mỹ cho cộng đồng xã hội. Nó là loại chơi có tính “xã hội hoá” cao, chẳng cần nhà nước phải đầu tư tổ chức. Sở dĩ tôi nói điều đó là vì trong nhiều năm lại đây khi bàn đến chuyện văn hoá đọc và chất lượng xuất bản có nhiều người, nhà văn có, nhà lý luận có, thậm chí cả nhà báo nữa cũng thÝch nhảy xổ vào lĩnh vực này mà ca thán rằng, sở dĩ tình trạng văn học ta yếu kém là vì có quá nhiều người làm văn làm thơ, có quá nhiều xuất bản phẩm “phong trào”. Có người còn lên án coi đây là một sự lãng phí ghê gớm của giấy má và công in!!!. Tôi xin được đặt ra hai câu hỏi thế này với các “nhà” ấy: Một là, nếu nói những người làm thơ văn “phong trào” đã làm yếu kém nền văn học của chúng ta thì chẳng khác nào nói nhân dân, chiến sĩ, công nhân không nên ca hát nữa mà làm hư nền âm nhạc Việt Nam, tất cả nên làm thinh chỉ để cho các “sao” hát? Chưa nói đến chuyện các “sao” hiện nay đã đáng là “sao” chưa, cũng chưa bàn đến chuyện công chúng hiện có phải ai cũng thích thấy các “sao” nhảy nhót, mà chỉ cần hình dung thế này, cả xã hội ta không ai được tự do ca hát nữa thì sẽ khủng khiếp thế nµo? Hai là chuyện lãng phí, thì lạ thật, không hiểu các “nhà” ấy quan niệm thế nào là lãng phí, khi mà những tác giả thơ phong trào ấy không dây vào một xu của cái núi tiền hàng tỉ đồng mà Nhà nước đã rót ra cho các “nhà” ấy với nhiều hình thức khác nhau, còn chuyện giấy má với công in thì, ơ hay, đáng ra các tác giả  ấy là người được biểu dương vì đã tạo ra công ăn việc làm và lợi nhuận cho các doanh nghiệp đấy chứ!

Còn điều này nữa, quan trọng hơn nhiều lần những điều vừa nói, là không một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng nào lại không đi từ những bước chân chập chững của trò chơi văn thơ đại chúng ấy. Và cả một kho tàng văn học dân gian, văn học truyền miệng đã trở thành di sản văn hoá phi vật thể khổng lồ của chúng ta đều là sản phẩm còn lại của cái trò chơi tao nhã đó .

Trở lên tôi vừa “cãi nhau” với một vài “nhà” để bênh cho thú vui thi ca của cộng đồng. Tuy nhiên dụng ý của bài viết này lại không phải chuyện ấy. Xin nhắc lại một câu đã nói ở trên, là các tác giả coi việc sáng tác chỉ để chơi và nếu họ thực sự chỉ làm như vậy thì thú chơi đó thật sự cao sang và hữu Ých. Tiếc thay không phải tất cả đều như vậy. Nó cũng như các trò chơi dân gian, các hoạt động lễ hội, bắt đầu là cuộc chơi lành mạnh, dần dần một số người ngửi thấy mùi vụ lợi thế là bắt đầu tính toán mưu lợi. Thế nên trong số những kiểu nguời thứ nhất mà tôi đã dẫn giải thì một số, sau khi chơi ra được vài tác phẩm đã tự cho mình là ông lớn trong lĩnh vực này, hằm hè chen lấn, xô ngang đạp dọc đồng nghiệp trong các tổ chức Hội mà lúc đầu họ tha thiết xin được nhập cuộc để chơi cho vui. Có phải như vậy là họ đã làm trọng đại cái sự viết của m×nh? E rằng không phải, chỉ có thể làm nghiêm trọng thêm cái nội bộ vốn ít yên lành của các nhà văn.

Bộ phận tác giả thứ hai là những người lấy chuyện viết văn làm nghiệp chính. Trong số này kiểu người đáng bàn lại là những tác giả quá “quan trọng hoá” sự trọng đại của thiên chức người cầm bút. Thậm chí có người tự coi mình là “thánh”, cầm bút viết cái gì cũng nhăm nhăm là để răn dạy xã hội, giáo huấn người đời. Thôi thì chuyện đó cũng không quá nguy hiểm, bởi họ thích giáo huấn thì cứ để họ viết những trang giáo huấn, còn người đời có đọc họ không, hoặc lỡ ra có đọc nhưng có chấp nhận không, đó lại là chuyện khác. Vấn đề đáng phiền lòng ở chỗ, như một thứ bệnh nghề nghiệp, những người đó từ trang viết đến trong cuộc sống đều tự cho mình cái quyền răn dạy mọi người, nhìn vào bất cứ chuyện gì cũng chỉ thấy toàn những ®iÒu cần phải dạy bảo, kể cả những lĩnh vực mà anh ta thậm chí chưa đáng được làm học trò. Chao ôi, cái sự viết lách sao lại bi hài đến vậy!

Bây chừ thì xin tự bàn về chính bản thân mình. Trên 40 năm đi làm công tác Cách mạng, có dư 35 năm cầm bút, tác phẩm có thừa vài chục cái nhỏ to, giải thưởng cũng được mươi lần cao thấp... Một đời làm văn như thế tưởng cũng đã mãn nguyện, có chi phải lăn tăn. Tuy nhiên đêm nay ngồi trước cái màn hình máy tính trắng phau, đưa mấy ngón tay mỏi mệt quờ quạng trên bàn phím, không biết có phải linh cảm thấy trước ®iÒu gì đó không mà tôi lại muốn bộc bạch một vài điều. Tôi tự ngộ ra đời mình cả trong cuộc sống lẫn khi cầm bút có hai điểm đáng khen và hai điều đáng chê. Điểm đáng khen đầu tiên là sự chung thuỷ, chung thuỷ với gia đình, với quê hương, với Tổ quốc và với lý tưởng. Không một thứ phồn hoa đô hội nào quyến rũ được tôi, không một thứ hư danh hão huyền nào làm xiêu lòng tôi. Điểm đáng khen thứ hai là sự tận tuỵ, tận tuỵ trên tất thảy mọi công việc, từ việc cuốc đất cấy lúa lo cơm áo gạo tiền cho vợ, cho con, chăm sóc bố mẹ, giúp đỡ bạn bè, đến công vụ Nhà nước rồi cày xới những trang văn. Những gì gọi là thành công đối với tôi chủ yếu là nhờ vào sự tận tuỵ, còn về tài năng thì có lẽ cũng có chút ít nhưng chẳng đáng bõ bèn gì đối với thiên hạ bao la .

Còn hai điều đáng chê nó gắn chặt với nhau, là nguyên nhân và hệ quả của nhau. Đó là cái sự hèn và lối sống cầu an. Nếu có thì giờ ngồi thống kê ra tôi có nhiều chuyện hèn lắm, và tôi dám khẳng định rằng nếu tôi bớt đi được vài lần hèn hẳn một số tác phẩm của tôi đáng đọc hơn những gì đã có. Nguyên nhân của cái sự hèn đó là do sự cầu an, là không muốn bất cứ sự rắc rối nào, lúc nào cũng chỉ mong có được sự yên ổn... Chao ôi, với cái tuổi này rồi mới ngộ ra những khuyết tật ấy phỏng có ích gì không? Có ích hay không thì cũng cứ nói, ít ra cũng làm nhẹ bớt cõi lòng. Bởi đã lâu lắm rồi tôi luôn sống trong sự nặng nhọc ấy.

15/10/2007

X.Đ

 

 

Xuân Đức
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 159 tháng 12/2007

Mới nhất

Chùm thơ Trần Đức Tín

2 Giờ trước

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

25/04

25° - 27°

Mưa

26/04

24° - 26°

Mưa

27/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground