Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 23/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Doanh nhân, văn hóa dân tộc và toàn cầu hóa

T

heo Từ điển Tiếng Việt, doanh nhân là người làm nghề kinh doanh. Mục tiêu của kinh doanh là làm kinh tế, sản xuất nhiều của cải vật chất cho xã hội. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ, nếu không đi vào bản chất của văn hoá kinh doanh, tức là cái lợi ích trùng khít với cái đẹp, với truyền thống dân tộc, tâm lý và thị hiếu của người tiêu dùng. Còn bản chất của doanh nhân là nhà sáng tạo từ đầu chí cuối: Ý tưởng sáng tạo, sức tưởng tượng phát minh, quy trình sản xuất, phân phối, dịch vụ, phục vụ công chúng để làm giàu đất nước và cho chính mình. Hoá ra, từ động cơ cho đến mục đích, giữa nhà sáng tạo văn hoá và doanh nhân có cùng một điểm hội tụ, có khác chăng là những phương thức để đi đến mục tiêu.

Ở Phương Tây, quan hệ tiền-hàng sớm phát triển, trong xã hội đã hình thành một tầng lớp doanh nghiệp có vai trò to lớn thúc đẩy sản xuất, giải phóng cá nhân, xác lập quan hệ mới trong sản xuất-lưu thông-phân phối-tiêu dùng. Trong xã hội tiền công nghiệp, kinh doanh được coi trọng, đô thị sớm hình thành, các đoàn thương thuyền sớm phát triển các cảng thị nhanh chóng mở rộng…

Ở Việt Nam trong cơ cấu xã hội truyền thống, doanh nhân, trí thức đều bị coi nhẹ. Hậu quả là khoa học không được coi trọng, cá nhân không được giải phóng, thương nghiệp bị đóng kín, pháp luật chưa phải là nền tảng quản lý xã hội (coi trọng đức trị hơn pháp trị). Doanh nhân, doanh nghiệp thực sự được tôn vinh kể từ năm 1986, khi luồng gió đổi mới làm thoáng mát đời sống xã hội. Một trong tầng lớp doanh nghiệp trẻ, năng động xuất hiện từ những xuất xứ khác nhau. Cơ cấu kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đã đáp ứng những yêu cầu của sức sản xuất, mua bán, nâng cao sức mua và mức sống của người dân. Từ đó, hình thành một nền văn hoá thương trường, văn hoá giao tiếp trong kinh doanh, sản xuất. Vậy nội dung văn hoá kinh doanh gồm những yếu tố gì?

- Văn hoá đạo đức trong kinh doanh: lương thiện, trung thực, bảo vệ các giá trị lao động, không gian lận, lừa đảo, làm hàng giả, hàng nhái, tôn trọng khách hàng theo nguyên tắc ba bên đều có lợi: nhà nước, nhà kinh doanh, nhà tiêu dùng.

- Thái độ ứng xử giao tiếp: lịch sự, nhã nhặn, lễ độ, bao dung, biết tôn trọng lợi ích của nhau.

- Tinh thần tôn trọng và tuân thủ pháp luật, quy tắc trong sản xuất, mua bán.

- Văn hoá kinh doanh là động lực của thương trường, của kinh tế và phát triển. Chỉ cần một khâu nào đó trong quy trình sản xuất- kinh doanh thiếu yếu tố văn hoá thì lập tức tác hại tới các khâu khác… Ví dụ hiện tượng đưa hàng hoá kém phẩm chất do làm nhanh, làm ẩu, hiện tượng tăng giá một cách tuỳ tiện vì lợi nhuận riêng của cơ sở kinh doanh mình đều ảnh hưởng đến đời sống sản xuất và tiêu dùng. Mặt khác, bán hàng rẻ do trốn lậu thuế thì cá nhân kinh doanh thu lợi được trướcmắt nhưng Nhà nước thất thu, hoặc cửa quyền, chẹt giá khi bán sẽ làm lợi cho bọn đầu cơ trục lợi, làm hại người tiêu dùng, làm giảm sức mua về lâu dài.

Hiện nay ở nước ta đang diễn ra bốn quá trình xã hội tác động mạnh vào doanh nghiệp, doanh nhân: Sự mở rộng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Sự hội nhập với khu vực và thế giới; Công nghiệp hoá-hiện đại hoá và toàn cầu hoá. Bốn quá trình đó diễn ra hàng ngày nhất là từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO (7/11/2006) đã tạo ra những cơ hội lớn, song hành với những thách thức không nhỏ: Sự cạnh tranh gay gắt diễn ra với nhiều đối thủ; sự phân phối lợi ích trên toàn cầu là không đồng đều, ở mỗi quốc gia cũng tương tự; sự phụ thuộc lẫn nhau sẽ gia tăng, sự biến động thị trường các nước sẽ tác động cập nhật tới thị trường trong nước. Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới: bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, tâm lý chạy theo đồng tiền bằng mọi giá…

Liên quan tới đề tài đang bàn, chúng tôi xin nói đôi điều về toàn cầu hoá (TCH) trong văn hoá có ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh và doanh nhân như thế nào?

Toàn cầu hoá trong chính trị, kinh tế là điều không thể tránh khỏi. Nó mang lại cho các nước một số cơ hội như quá trình dân chủ hoá công nghệ, dân chủ hoá tài chính, dân chủ hoá thông tin. Một trong những biểu hiện của TCH ở Châu Âu là sự hình thành Liên hiệp Châu Âu với đơn vị tiền tệ đồng Euro. Trong văn hoá, TCH là sự quan hệ qua lại giữa các nền văn hoá, sự phát triển và bổ sung cho nhau ở thế kỷ XX và tiếp tục làm sâu sắc hơn ở thế kỷ XXI , là sự biểu hiện chung củatính nhân loại, nơi gặp gỡ tính đặc sắc, nét độc đáo của các dân tộc, nơi để các nền văn hoá dân tộc, tôn trọng cái khác biệt của Người, để Người tôn trọng cái khác biệt của Ta. Nhưng TCH cũng mang lại nhiều lo ngại. Cơn lốc TCH đang đe doạ nhiều nước, kể cả các nước phát triển. Thomas L.Friedmen, nhà bình luận hàng đầu của Mỹ trong cuốn Chiếc Lexus và cây Ôliu kể nhiều chuyện bất bình trước TCH.

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý năm 1994, số đông dân Na Uy không muốn vào EU và TCH. Họ nói: “Người ta muốn đem bản sắc Na Uy của chúng tôi bỏ vào trong nhà bếp châu Âu, nơi quan chức châu Âu nấu thành món bò kho bán ra bằng tiền Euro tại Nghị viện Châu Âu…Xin lỗi…tôi thà bám giữ lấy cây Ôliu (bản sắc dân tộc) của chúng tôi còn hơn, dù về kinh tế chúng tôi có chịu thua thiệt chút đỉnh”1. Một hành động kháng cự khác đến từ Pháp. Một thị trấn phía Tây nước này có số dân không nhiều, để trả đũa việc Hoa Kỳ đã áp đặt mức thuế không hợp lý đối với loại phomát được sản xuất tại thị trấn này, Hội đồng dân biểu đã áp mức thuế 100% lên mọi chai Côca côla bán tại thị trấn. Trưởng đại diện thị trấn nói: “Phomát Roquefort được chế biến từ một loại cừu đặc biệt, ở một nơi duy nhất, bằng một phương pháp không nơi nào có. Còn Côca côla thì bạn có thể mua bất cứ nơi nào trên toàn thế giới đều có hương vị giống nhau. Đó là hiện tượng tượng trưng cho các công ty độc quyền đa quốc gia của Mỹ muốn đồng hoá tất cả hương vị trên toàn thế giới. Đó chính là điều chúng tôi chống lại”2.

Ở Marốc, 3% bọn tài phiệt trong các công ty độc quyền đa quốc gia chiếm 85% tài sản của đất nước này. Còn Bộ trưởng ngoại giao Singgapore, George Yeo trả lời AFP rằng, Asean nay đã hội nhập, sẽ không trở thành một liên minh giống như EU. Chúng ta quá đa dạng về mặt lịch sử, văn hoá và phát triển kinh tế, chúng ta không dự tính những phát triển như vậy đối với Asean. Có nhiều lý do để nhân dân các nước không thích TCH. Nhưng tâm lý chung là TCH khiến đất nước họ bị những thứ văn hoá ngoại lai lũng đoạn, khiến con cháu của họ không biết đến bản sắc truyền thống của cha ông, sợ rằng luật lệ giờ đây chỉ chú trọng vào tự do thương mại hơn là bảo tồn các loại rùa, cá heo, nguồn nước, cây xanh. Sự thật TCH là cơn gió có thể trở thành giông bão. Trong lịch sử nhân loại, mọi cái mới mang lại cho con người không chỉ điều lành mà còn là thảm kịch, tình trạng nghèo đói, chiến tranh cục bộ giữa các sắc tộc, tôn giáo, chủ nghĩa khủng bố… Cùng với ngọn lửa của Prômêthé, có cả món quà vật lý nguy hiểm, những phát minh hạt nhân và bom nguyên tử. Trong văn hoá - kinh tế, TCH xuất hiện dưới hai trạng thái. Trạng thái thứ nhất là khuynh hướng ngạo mạn, coi thường nhân tố dân tộc, đề cao thế giới một cực, tâng bốc sức mạnh quân sự, quyền lực kinh tế của Mỹ để khẳng định nền văn hoá có thiên hướng thế giới, một lối sống toàn cầu theo mô hình: Thế giới Mỹ (Americanise World) là khó chấp nhận. Chúng ta cảm ơn nền văn hoá Mỹ với những tác phẩm nổi tiếng của Phốckne, Hêminguây, Uýtman, những bộ phim được đo bằng giá trị nhân loại: Cuốn theo chiều gió, Câu chuyện Véc-xây…Nhưng ở Mỹ đã có hàng nghìn cuốn sách bộ phim, nhất là những bộ phim thương mại đang làm băng hoại tâm hồn lớp trẻ của nhiều dân tộc. Thứ văn hoá đại chúng mà họ quảng cáo phần lớn là loại văn hoá thứ cấp, “loại kẹo cao su”, “chất ma tuý xã hội” là thứ “văn hoá chè” (R.Hoggar). Trạng thái thứ hai được biểu hiệntính chung nhân loại với những nội dung sau: - Sự giao thoa sức mạnh tâm hồn của các dân tộc (gồm các nước có hàng tỷ dân cho đến các dân tộc có mấy nghìn người); Sự đóng góp phong phú, đa sắc, độc đáo, có bản sắc riêng của từng loại hình nghệ thuật, phong tục, lối sống của các dân tộc. Những giá trị dân tộc được bảo tồn nguyên dạng để đưa vào những đặc điểm chung bền vững của nhân loại trong nhận thức và trong nghệ thuật của các dân tộc; - Ảnh hưởng của Mỹ nếu có, đối với các dân tộc cũng bình đẳng đối với ảnh hưởng của các nước: Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Pháp, Ả Rập… tức là quá trình tất yếu và hợp với quy luật giao lưu văn hoá các dân tộc dễ dàng thông tin cho nhau bằng ngôn ngữ riêng (qua mạng tra cứu google đã sử dụng 116 ngôn ngữ từ tiếng Ả Rập cho đến tiếng Zulu, tiếng các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc). Khi các dân tộc thông tin cho nhau bằng ngôn ngữ riêng, thì ngôn ngữ đó có cơ hội tồn tại.

Trong cơn lốc TCH, để giữ gìn bản sắc, bản lĩnh Việt Nam, để hội nhập, cởi mở hơn với nhân loại, doanh nhân, doanh nghiệp nên quan tâm:

Kiến thức nhiều hơn, vốn liếng hơn, dân chủ hoá thông tin nhiều hơn. Trong những năm 70 thế kỷ XX, hầu hết các quốc gia dầu mỏ Trung Đông đã đuổi các công ty dầu khí đa quốc gia ra khỏi vùng vịnh. Điều đó phản ánh tinh thần dân tộc thời hậu thuộc địa trong chiến tranh lạnh. Sau 20 năm, cũng chính các nước đang xuất khẩu dầu mỏ xem xét lại việc làm cực đoan của mình, tìm cách mời các công ty đa quốc gia trở lại. Vì sao vậy? Vì dự trữ dầu suy giảm, trữ lượng dầu sâu hơn, thăm dò dầu khí khó tìm hơn, đòi hỏi họ phải tìm đến kiến thức, vốn liếng, thông tin để tìm ra giải pháp kinh doanh. Dân chủ hoá thông tin đang cải biến các thị trường tài chính. Các nhà đầu tư không chỉ có thể mua bán cổ phiếu, trái phiếu trên toàn thế giới mà còn được các công ty Internet cung cấp miễn phí thông tin và dự đoán tài chính qua mạng.

Pháp luật vi tiên: Pháp luật, pháp lý đóng vai trò nền móng cho sự phồn vinh và phát triển kinh doanh. Ngày nay, không có nhà nước pháp quyền thì sẽ không có thịnh vượng. Ở các nước phát triển, hệ thống quản lý đã làm cho nền kinh tế của họ sung mãn, không có một cá nhân hay tổ chức nào đứng trên pháp luật. Trong quá trình phát triển kinh tế, quy luật cạnh trạnh trên thị trường là không tránh khỏi, thậm chí gay gắt. Vì vậy, các doanh nhân cần đề cao vai trò kinh doanh, không chỉ có trách nhiệm với nhau mà còn phải nghĩ đến người tiêu dùng. Vụ kiện kéo dài nhiều tháng đến nỗi phải trình vụ kiện lên Thủ tướng Chính phủ giải quyết giữa Tổng Công ty Bưu chính viễn thông và Viettel trong năm 2005 là một ví dụ về ứng xử thiếu văn hoá kinh doanh của một số người nhân danh đặc quyền, đặc lợi, làm người tiêu dùng thua thiệt, không biết tin vào ai, rộng hơn là xâm phạm lợi ích quốc gia.

- Trong kinh doanh đặc biệt là trong kinh doanh sản phẩm văn hoá tinh thần, cần chú ý phân loại ba lớp công chúng tiêu dùng: Công chúng đích thực là loại có tri thức tương đối về mặt văn hoá- nghệ thuật, họ thưởng thức có chọn lọc, tự giác, có lợi cho sự phát triển nhân cách văn hoáCông chúng phổ biến thích các sản phẩm văn hoá nghệ thuật dễ hiểu, tiêu dùng thụ động nhằm mục đích giải trí, có thiên hướng nghiêng về phần công chúng đích thực; Loại thứ ba là công chúng của những sản phẩm thứ cấp với mục đích vụ lợi hơn là cái đẹp và cái thiện. Chính lớp công chúng này là đối tượng của sản phẩm “phim mì ăn liền”, sân khấu thương mại, các loại sách nhảm nhí, lịch “đen”, hiện tượng quảng cáo các loại “mốt” rẻ tiền cho một hãng buôn quần áo, một “mác” xe hơi, những bài hát đầy rẫy câu thô tục, vô cảm, bắt chước những âm thanh của loại âm nhạc cụ thể dẫn đến sự nghiêng ngả về tâm hồn, chao đảo về lý tưởng của lớp trẻ.

- Để thực hiện mục đích chung đến năm 2020, nước ta “cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, dự báo có GDP bình quân đầu người ở Hà Nội sẽ đạt mức 5.500-6.500USD/người/năm; để thống nhất phát triển đồng bộ thị trường hàng hoá- dịch vụ, thị trường vốn và chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học- công nghệ, thị trường nội địa theo cam kết quốc tế thì cần có môi trường đầu tư hấp dẫn, môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh cao nhưng lành mạnh, có văn hoá và hiểu được tâm lý dân tộc. Một nữ doanh nhân Nhật, bà Iacahasa, dòng dõi hoàng tộc trong lần gặp gỡ với chúng tôi vào năm 1994 có nói rằng, nếu kinh doanh, đầu tư vào Việt Nam mà không hiểu truyền thống, tâm lý, con người Việt Nam, văn hiến Việt Nam thì hiệu quả đầu tư sẽ rất xấu. Lần đó sang Việt Nam, chính bà đã mời đoàn Chèo Thái Bình sang biểu diễn ở Nhật sau khi đã chọn lựa trong số bốn đoàn chèo ở Đồng bằng sông Hồng. Và thế là bà đã đạt được hai mục tiêu trong một chuyến đi: tìm hiểu tâm lý, truyền thống của người Việt và hiểu biết về một loại hình nghệ thuật truyền thống, đậm đà bản sắc ít chịu sự cách tân, xô bồ của nước ta.

Nói đên phép biện chứng giữa cái truyền thống và cái hiện đại trong kinh doanh và trong văn hoá, câu sau đây của L. Friedman có thể chiêm nghiệm được: “Một đất nước không có rặng Ôliu khoẻ khoắn (biểu tượng gốc rễ dân tộc) sẽ khong bao giờ có được cảm giác nguồn gốc được duy trì hay an tâm để hội nhập với thế giới. Nhưng một đất nước có rặng Ôliu không thôi, chỉ lo cội rễ mà không có chiếc Lezus (biểu tượng của tính hiện đại) thì sẽ không bao giờ tiến xa được. Cân bằng giữa hai yếu tố trên là cuộc vật lộn triền miên…”3.

         H.S.V

 

 

 

___________

1,2,3 T.L Friedman Chiếc Lexus và cây Ôliu - Toàn cầu hoá là gì? Nxb Khoa học xã hội, 2005tr.76;85;86;96

 

Hồ Sĩ Vịnh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 161 tháng 02/2008

Mới nhất

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

24/04

25° - 27°

Mưa

25/04

24° - 26°

Mưa

26/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground