Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 19/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Văn hóa cách mạng thời hội nhập

T

rong thời đại thông tin, dấu ấn công nghệ thông tin in đậm trong mọi hoạt động văn hoá. Mặc dù văn hoá không đồng nghĩa với truyền th«ng, nhưng người ta đã bắt đầu sử dụng khái niệm “văn hoá điện tử”, “văn hoá số”, “văn hoá mạng” để chỉ một loại hình văn hoá mới có khả năng lan toả gần như tức thời trên toàn hành tinh. Ở đây, tôi coi các khái niệm này là đồng nghĩa, và tôi chọn khái niệm “văn hoá mạng” làm đại diện.

Xem xét các tài liệu trên thế giới và các khái niệm gần gũi nhau như “ văn học điện tử”, “văn học số”, “văn học mạng,” “văn hoá điện tử”, “văn hoá số”, “văn hoá mạng”, chúng ta có thể hình dung sự xuất hiện khái niệm “văn hoá mạng” là vào khoảng cuối  thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI.

Khái niệm quan trọng nhất của văn học và văn hoá mạng là “siêu văn bản . Siêu văn hoá là văn bản bao gồm các đường dẫn siêu liên kết, chỉ dẫn mối liên hệ của các từ và dữ liệu của văn bản chính đến các nguồn dữ liệu khác, tạo cho người đọc khả năng tiếp cận một lúc với nhiều văn bản và từ đó có thể tạo lập cho mình một văn bản mới. Thực ra điều này cũng có nguồn gốc từ văn học in. Chúng ta thường thấy một văn bản in có các chú thích ở cuối trang, cuối sách. Những chú thích đó chỉ đường dẫn để ta tìm đọc các tài liệu có liên quan (tài liệu tham khảo). Tuy nhiên khả năng hạn chế của văn bản in là khi ®ọc nó, người đọc không thể cùng một lúc tiếp cận được các tài liệu liên quan. Chính nhờ công nghệ thông tin - truyền thông mà người đọc mới được hưởng khả năng liên kết siêu việt giữa các văn bản như thế. Tất nhiên, mọi d÷ liệu lên mạng phải được số hoá thì mới hiện thực hoá được khả năng đó.

Như vậy, dựa trên các ý kiến và thực tiễn văn hoá trên mạng hiện nay, ta có thể nói những khía cạnh chủ chốt của văn hoá mạng là số hoá và truyền th«ng các sản phẩm văn hoá của nhân loại, đồng thời nó cũng là một loại hình văn hoá cho phép con người được tự do diễn đạt, được thực hiện những hoạt động xã hội tương tác lẫn nhau thông qua internet. Vì thế, văn hoá mạng đang trở thành chiều cạnh cơ bản của xã hội trí thức, một xã hội dựa trên nguyên tắc chia sẻ trí thức1.

Hiện nay ở nước ta, thuật ngữ “văn hoá mạng” chưa được hiểu đúng nghĩa, mà được dùng theo nghĩa là văn hoá của những người tham gia sử dụng mạng, là văn hoá giao tiếp trên mạng, là cách ứng xö của người sử dụng mạng đối với mạng (giống như cách nói phổ biến về lối ứng xử đối với bất cứ một hành vi xã hội nào: như văn hoá công sở, văn hoá điện thoại, văn hoá tranh luận...), chứ không phải là một loại hình văn hoá dựa trên công nghệ thông tin như thế giới quan niệm. Trong khi đó cũng có nhiều ý kiến bàn về văn học mạng theo nghĩa đặc trưng công nghệ thông tin của văn học. Có nghĩa là ở nước ta người ta mới chỉ bàn đến một bộ phận của văn hoá mạng là văn học mạng. Trên thực tế, các ý bàn về văn học mạng cũng mới chỉ là những ý kiến lẻ tẻ chứ chưa có những bài viết nghiên cứu công phu. Ngày 21-3-2008, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật phối hợp với Công ty Sách Bách Việt tổ chức hội thảo “Văn học mạng Việt Nam và văn học mạng thế giới” bàn về hiện tượng mới này. Nhưng các ý kiến đưa ra mới chỉ là “thăm dò, giả định về một hình thức tồn tại mới của văn chương”.2 Đây là một hội thảo nhỏ, chưa thu hút được sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi. Điều đó cho thấy “văn học mạng” và “văn hoá mạng” chưa nhận được sự quan tâm thoả đáng của giới nghiên cứu nước ta. Đặc biệt, “văn hoá mạng” hiểu theo quan niệm vÒ xã hội trí thức của thế giới thì vẫn chưa được giới học giả Việt Nam bàn đến.

Nh­ng không được bàn đến không có nghĩa là nó không tồn tại. Cùng với sự phát triển mạng internet Việt Nam từ cuối thế kỷ XX, văn hoá mạng đến nay đang bao quát một phạm vi thể hiện rộng lớn: sáng tác văn nghệ qua mạng, đọc sách trên mạng (thư viện điện tử), giáo dục qua mạng, giao lưu trực tuyến, giải trí trực tuyến, du lịch qua mạng, bảo tàng trên mạng, thư điện tử, nhật ký trên mạng (blog)... Có thể nói, văn hoá mạng chủ yếu là kết quả tiến bộ của công nghệ thông tin - truyền thông hiện đại. Trªn thực tế, văn hoá mạng đang hình thành ở nước ta và tác động khá mạnh đến đời sống con người và văn hoá, trước hết là tác động đến việc hình thành một kiểu tư duy mới và lối sống mới của người Việt Nam.

Sự thể hiện rõ rệt nhất của kiểu tư duy mới là tư duy so sánh, liên hệ mở rộng. Khi gặp một vấn đề, con người ngày nay thường đặt câu hỏi “trên thế giới người ta đang bàn đến vấn đề này như thế nào?” Khi một vấn đề như vấn đề vĩ mô về kiến trúc đô thị, đã có ngay thông tin về quy hoạch và kiến trúc đô thị, của các thành phố lớn trên thế giới. Khi gặp một vấn đề cụ thể như quy hoạch và quản lý công viên và mật độ cây xanh trong những thành phố lớn của các nước, hay những việc trọng đại như xây dựng nhà máy điện nguyên tử, dự án khai thác bô-xít Tây nguyên, cũng đã làm dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng với những bài viết so sánh với tình hình của những vấn đề này trên thế giới. Lối tư duy so sánh như vậy chính là một điều kiện để nâng cao dân trí. Có thể nói, đối tượng của tư duy so sánh-liên hệ không còn bị bó hẹp trong giới hạn một quốc gia, mà đã trở thành một đối tượng phi biên giới, mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Vì thế ta cũng có thể gọi lối tư duy này là “Tư duy mạng”.

Cùng với việc tạo tư duy mạng, văn hoá mạng cũng đang góp phần nâng cao dân trí cho người Việt Nam. Nhờ văn hoá mạng, người dân được tiếp cận và tự bồi dưỡng cho mình một khối lượng kiến thức đồ sộ về khoa học - công nghệ, về văn học- nghệ thuật, về văn hoá-văn minh. Đó là điều mà ngµy nay, trong x· héi th«ng tin- tri thøc người ta gọi là hình thức học tập suốt đời cho tất cả mọi người mà chỉ có công nghệ thông tin hiện đại mới đem lại được. Nhờ trình độ tri thức được nâng cao, người dân ngày càng có khả năng phản biện xã hội. Từ đó, mối quan hệ giữa nhà nước với người dân không còn là một mối quan hệ một chiều theo công thức: nhà nước là “chủ ngữ”, chính sách là “vị ngữ”, nhân dân là “bổ ngữ” chỉ biết tiếp nhận mà ít có khả năng phản biện. Giờ đây, thông qua văn hoá mạng, người dân có thể thiết lập được mối quan hệ mới: quan hệ tương tác giữa nhà nước với công dân.

Như vậy, văn hoá mạng đang giúp con người Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển trí tuệ và phát huy ý thức cá nhân, vừa tạo cho con người nâng cao khả năng sáng tạo, vừa mở cho con người nhiều cơ hội tham gia quản lý xã hội và hội nhập quốc tế. Có thể nói, trong mỗi con người đang hình thành một tư cách công dân kép: một công dân Việt Nam và một công dân thế giới.

Về lối sống của con người hiện nay, văn hoá mạng đang đem đến lối sống văn hoá của một “công dân thế giới”. Người Việt Nam xưa kia mở đầu một ngày bằng việc giở mấy tờ báo trong nước ra đọc. Còn b©y giờ, nhiều người bắt đầu một ngày bằng việc “lướt mạng”: trước hết mở mạng VietNamNet, VnExpress... rồi từ đó theo các đường dẫn đọc sang các trang web khác, rồi cuối cùng mở hộp thư điện tử. Việc lướt mạng buổi sáng được thực hiện nhanh chóng, rồi đến cuối ngày, hoặc về đêm, người ta lại làm cuộc lướt mạng lần hai để chốt lại cuộc khám phá thông tin toàn cầu. Giữa hai cuộc lướt mạng còn có những cuộc kiểm tra ngắn thông tin và thư điện tử, những cuộc trao đổi trực tuyến bằng hình thức nói chuyện qua mạng (chat, voice messenger...) hoặc thư điện tử... Việc tìm kiếm thông tin theo tuần tự thời gian và không gian như trước đây đã được bổ sung và nhiều lúc hoàn toàn được thay thế bằng việc truy cập thông tin tức thời và đồng thời cả trên bình diện thời gian lẫn không gian. Đó là đặc trưng của lối sống mới mà ta cũng có thể gọi bằng cái tên hoàn toàn mới là lối sống mạng.

Giờ đây, văn hoá mạng trở nên quen thuộc đến nỗi ta không thể hình dung được nếu thiếu nó thì đời sống văn hoá sẽ như thế nào. Tuy nhiên ta cũng phải xác định rằng văn hoá mạng sinh ra không phải để thay thế cho văn hoá truyền thống (xin được hiểu “văn hoá truyền thống” ở đây là loại hình văn hoá trước khi có mạng), mà nó là một chiều cạnh mới bổ sung cho văn hoá, mở rộng chức năng và phạm vi hoạt động của văn hoá. Ở Việt Nam, khi bàn về văn học mạng, có ý kiến cho rằng văn học mạng chỉ là bản nháp của văn học viết, là một sự tập dượt để nhà văn thực hiện tác phẩm viết một cách chính thức. Thực tế, văn học mạng nói riêng và văn hoá mạng nói chung không phải là sản phẩm thứ cấp của văn hoá, mà nó có những đặc thù riêng mà văn hoá truyền thống không thể có được. Những đặc thù đó liên quan chặt chẽ đến công nghệ th«ng tin và xã hội trí thức. Khi loài người tiến lên trình độ xã hội tri thức, thì văn hoá mạng sẽ trở thành một hình thức tồn tại không thể thiếu của ý thức xã hội và là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của xã hội tri thức.

Như thế, văn hoá mạng không chỉ đơn gi¶n là việc đưa lên mạng các sản phẩm văn hoá, mà điều quan trọng nhất là nó tạo ra hoạt động tương tác gi÷a các thành viên trong xã hội để mọi người cùng tham gia quản lý xã hội, tạo cho văn hoá trở thành động lực trực tiếp của sự phát triển. Đây là tác động tích cực nhất của văn hoá mạng đến con người, văn hoá và xã hội.

Ở Việt Nam, trong thời đổi mới hiện nay, văn hoá mạng đang thu hút sự tham gia của mọi người dân vào đời sống chính trị-xã hội hơn bao giờ hết. Nhờ văn hoá mạng mà những quyết định vội vã của chính quyền đã được chỉnh sửa: Huỷ Dự án xây dựng tổ hợp khách sạn-trung tâm th­¬ngmại 64 tầng tại Công viên Tuổi trẻ, Hà Nội (dự án này đã được chính quyền Hà Nội thông qua từ năm 2007); Huỷ dự án biến Công viên Thống nhất thành một kiểu Disneyland; Bãi bỏ dự án xây Trung tâm thương mại tại Chợ 19-12; Chuyển địa điểm của Dự án Khách sạn Novotel on the Park ra khỏi Công viên Thống nhất; Kế hoạch xây đền thờ Lý Thái Tổ tại Vườn hoa Chí Linh cũng đang bị dư luận phản đối và đang được Chính phủ xem xét lại.

Những vấn đề bức xúc thuộc các lĩnh vực văn hoá-xã hội khác cũng đều có sự tham gia giải quyết của văn hoá mạng: Xây dựng lại quy chế và quy định thi hoa hậu; xem xét lại các lỗi của sách giáo khoa lịch sử, ngữ văn phổ thông... Trong việc giải quyết những vụ việc này, ý kiến phản hồi của người dân đã góp một phần quan trọng.

Tuy nhiên, do không chịu sự kiểm duyệt nghiêm ngặt, văn hoá mạng nhiều khi còn đem lại cả những tác động tiêu cùc. Có blogger đã đi đến chỗ tự do vô trách nhiệm, phát biểu để bµy tỏ thù hận cá nhân mà thiếu ý thức xây dựng. Ngoài ra, đây còn là một mảnh đất cho những lực lượng chống đối chính trị hoạt động.

Bên cạnh đó còn có những “trang web bẩn” tác động xấu đến thuần phong mỹ tục, đến đạo đức xã hội, đến sự phát triển của trẻ vị thành niên; có những trang web và blog được lập ra với mục đích đen tối; cũng như có những bài viết và những hoạt động sử dụng mạng để đầu cơ, lừa đảo. Đó chính là mặt trái của văn hoá mạng mà xã hội nào cũng có. Xét cho cùng thì những hành động và phương tiện lừa đảo, bẩn thØu đó không phải là của riêng văn hoá mạng, mà chúng tồn tại từ trước khi có mạng dưới những hình thức khác (tranh ảnh, phim đồi truỵ, thư nặc danh bôi nhọ chế độ, nói xÊu công dân...). Thế nhưng ở thời văn hoá mạng, những hình thức này đã được công nghệ truyền thông hiện đại hỗ trợ để trở thành một đặc điểm nổi bật của xã hội thông tin.

Có lẽ, để khắc phục những hạn chế và tiêu cực của văn hoá mạng, chúng ta cần có các giải pháp cụ thể như sau:

1. Khẩn trương xây dựng Luật Trưng cầu dân ý, Luật Phản biện xã hội và Luật Tiếp cận thông tin, t¹o cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh và phát huy tác dụng tích cực của văn hoá mạng. Ba đạo luật này còn có nhiều ý nghĩa quan trọng khác về chính trị-xã hội, góp phần mở rộng dân chủ, hạn chế được lối quản lý chuyên quyền; văn hoá sẽ phát huy được vai trò động lực phát triển; xã hội sẽ trở nên lành mạnh hơn và con người phát triển toàn diện hơn.

2. Chúng ta có Luật Báo chí từ năm 1989, sửa đổi năm 1999, nhưng cũng cần những quy định cụ thể chặt chẽ về phát ngôn trên mạng, phù hợp với quyền tự do diễn đạt và trách nhiệm công dân trong khuôn khổ pháp luật, phù hợp với chủ trương của Đảng coi “Tự do sáng tác đi đôi với nêu cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của văn nghệ sĩ, các nhà văn hoá”.4 Kiên quyết loại bỏ các website bẩn để đảm bảo một môi trường văn hóa lành mạnh cho con người và xã hội.

3. Phát triển mạnh truyền th«ng, phổ cập tin học tới các vùng sâu vùng xa để khắc phục tình trạng cách biÖt số đang diễn ra trầm trọng, nhằm phát triển con người và xã hội bền vững.

Trong tương lai, văn hoá mạng sẽ góp phần làm giàu cho văn hoá Việt Nam, giúp văn hoá Việt Nam phát huy vai trò động lực phát triển. Với chiều cạnh văn hoá mạng, nền văn hoá Việt Nam đang trở tành một nền văn hoá hội nhập để đưa nước ta theo xu hướng xây dựng một xã hội trí thức phát triển bền vững.

             N.V.D

 

1. Xem Nguyễn Văn Dân, Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức, NXB. KHXH, Hà Nội, 2008.

2. Hà Linh, “Văn học mạng- cơ hội đầy thách thức của nhà văn”, evan.vnexpress.net, ngày 22-3-2008.

3. Phỏng câu nói của L. P. Evstigneeva và R. N. Evstigneev “Nhà nước là chủ ngữ”, trong bài “Toàn cầu hoá kinh tế và hậu hiện đại”, trên tạp chí Khoa học xã hội và thời đương đại, số 1, 2000, (tiếng Nga, tr. 8).

4. Đảng CSVN, Nghị quyết Hội nghị TƯ Đảng lần 5 (khoá VIII) “Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong: Đảng CSVN, Các nghị quyết của Trung ương Đảng 1996-1999, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 172.

 

Nguyễn Văn Dân
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 177 tháng 06/2009

Mới nhất

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

3 Giờ trước

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

4 Giờ trước

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

20/04

25° - 27°

Mưa

21/04

24° - 26°

Mưa

22/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground