Truyện ngắn Thơ Bút ký
Tìm kiếm nâng cao Hình ảnh hoạt động Xem tất cả Tạp chí
Biển khơi thương nhớ
20/11/2019
• 
Người trăn trở với nông sản quê hương
× Người trăn trở với nông sản quê hương
3/12/2019
• Trần Tuyền

 

Là người con sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất Gio An anh hùng mà nhạc sĩ Huy Thục đã nhắc tới trong ca khúc để đời “Tiếng đàn Ta lư” vào năm 1968, Lê Phước Hiếu hiện đang là Phó Chủ tịch UBND xã Gio An. Anh là người luôn trăn trở với nông sản quê hương, có thể say sưa kể về thành phần dinh dưỡng, tác dụng chữa bệnh của hạt tiêu, củ nghệ hay những hoạch định để phát triển, xây dựng thương hiệu cho nông sản, giúp người nông dân quê anh có cuộc sống ổn định hơn…

Anh Lê Phước Hiếu từng kinh qua vị trí Phó Công an xã, Trưởng Công an xã và từ năm 2015 đến nay là Phó Chủ tịch UBND xã Gio An. Có thể nói, anh là người văn võ song toàn khi có trong tay 2 tấm bằng cử nhân Luật và Quản trị kinh doanh. Ngoài ra, anh còn là võ sư Karate-Do Huyền đai Đệ Tam đẳng. Tháng 2/2005, anh bắt đầu dạy võ cho các em nhỏ ở độ tuổi thanh thiếu niên trong vùng và đến nay đã đào tạo được khoảng 600 võ sinh.

 Người góp phần đưa nông sản Gio An ra thị trường lớn

 Gio An là vùng trung du gò đồi với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 2.000 ha, trong đó diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày gần 1.000 ha, diện tích còn lại trồng cây công nghiệp ngắn ngày và các loại cây khác. Ngoài các loại cây truyền thống, cây nghệ vàng đã được trồng ở Gio An từ rất lâu, nhưng phải đến những năm gần đây, người dân mới trồng đại trà loại cây này. Và người góp công sức trong việc mở rộng diện tích, phát triển sản phẩm tinh bột nghệ cung ứng ra thị trường là anh Hiếu. “Trước đó, nghệ vàng Gio An chưa được chú trọng đến chất lượng và chưa có nhãn mác, thương hiệu. Năm 2016, tôi lập đề án rồi đem toàn bộ hồ sơ vào Đông Hà để trình bày ý tưởng và vay vốn từ dự án KOICA. Thật may mắn khi đề án phát triển cây nghệ của tôi được hội đồng thẩm định của dự án KOICA xét duyệt và hỗ trợ cho vay 900 triệu đồng. Với số tiền này, 35 hộ dân trong xã có nguồn vốn để phát triển vùng nguyên liệu nghệ trên diện tích 30 ha. Đây là nguồn vốn hoàn lại 100%”, anh Hiếu nhớ lại.

 Tiếp đó, vào tháng 5/2017, anh Hiếu phối hợp với 4 chị trong Hội Phụ nữ xã mở xưởng sản xuất tinh bột nghệ, đăng kí nhãn mác “Nghệ Gio An”. Mỗi năm, xưởng sản xuất được khoảng 3 tấn tinh bột nghệ. Sản phẩm đã có chỗ đứng ổn định tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2018 vừa qua, sản phẩm nghệ Gio An được UBND tỉnh trao giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu 2018. “Hiện nay, toàn xã có khoảng 120 ha nghệ vàng với gần 200 hộ sản xuất tinh bột nghệ. Xã đang phối hợp với Phòng Kinh tế hạ tầng huyện tiến hành đăng kí thương hiệu tinh bột nghệ Gio An và tiến tới thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã sản xuất nghệ hữu cơ”, Hiếu nói.

Cũng trong năm 2016, anh Hiếu tiếp tục làm đề án vay vốn từ dự án KOICA và trải qua 6 vòng thẩm định gắt gao, anh Hiếu mang về trên 986 triệu đồng cho người dân Gio An phát triển cây rau liệt (xà lách xoong). Khi có nguồn vốn từ dự án KOICA hỗ trợ, anh Hiếu tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp thành lập tổ hợp tác nông sản an toàn Hảo Sơn. Từ đây, người dân tuân thủ theo quy trình sản xuất rau sạch, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Tổ hợp tác này gồm có 20 hộ tham gia do chi hội trưởng phụ nữ thôn Hảo Sơn Võ Thị Xuân làm tổ trưởng. Nay, tổ hợp tác đã phát triển thành Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Hảo Sơn. Ngoài cung ứng cho thị trường truyền thống tỉnh Thừa Thiên - Huế, siêu thị Co.opmark Quảng Trị và một số cửa hàng rau sạch trong tỉnh thì rau liệt Gio An hiện đã mở rộng thị trường vào Đà Nẵng.

 “Rau liệt Gio An đã được đăng kí bảo hộ thương hiệu “Xà lách xoong Gio An vì sức khoẻ cộng đồng” từ năm 2014. Nay rau liệt Gio An ngày càng được nhiều nơi biết đến. Sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục xúc tiến hoàn thành các giấy chứng nhận các tiêu chuẩn cần thiết và tìm kiếm nguồn liên kết tiêu thụ sản phẩm ổn định, lâu dài giúp người dân yên tâm canh tác”, anh Hiếu chia sẻ. Dẫn tôi xuống ruộng rau liệt xanh tốt nơi giếng Tép, anh Hiếu nói thêm, hiện tại, giá cả rau liệt vẫn ổn định với 5 ngàn đồng/bó (450 gam). Trung bình một năm, người dân thu được từ 3-5 tỉ đồng từ rau liệt, tùy thời tiết.

 Cách đây chưa lâu, người dân xã Gio An nói riêng và huyện Gio Linh nói chung ai cũng phấn khởi vui mừng vì 18,2 tấn hồ tiêu hữu cơ Gio An đáp ứng tiêu chuẩn của châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ được bán cho Công ty Organics More để lên đường xuất ngoại sang châu Âu trong niên vụ 2018.

 “Khoảng giữa năm 2016, qua bạn bè, tôi biết thông tin về Công ty Organics More, trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi chủ động liên lạc, trao đổi thông tin và sau đó ít lâu ông Vũ Hoàng Sơn, Giám đốc Công ty trực tiếp ra Gio An để đích thân khảo sát năng suất, sản lượng và chất lượng hồ tiêu trên diện tích 100 ha của xã”, anh Hiếu kể với tôi về cơ duyên cho hồ tiêu Gio An xuất ngoại. Sau khi khảo sát, Công ty Organics More và xã Gio An tiến hành trồng thí điểm và quản lí sản xuất hồ tiêu theo phương pháp hữu cơ tại 135/900 hộ trồng hồ tiêu của xã với tổng diện tích 64 ha. Sau thời gian tập huấn, đánh giá lại, có 62,6 ha được đưa vào quản lí sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ bền vững.

 “Toàn xã hiện có 900 hộ dân trồng tiêu với tổng diện tích hơn 90 ha. Công ty Organics More chuyển giao kĩ thuật, công nghệ và đảm bảo đầu ra ổn định cho người dân nên không còn phải thấp thỏm lo âu chuyện được mùa mất giá được giá mất mùa nữa. Năm nay, Gio An dự kiến sẽ xuất đi châu Âu 30 tấn tiêu hữu cơ”, anh Hiếu tự tin khoe với tôi.

 Đưa sâm Bố Chính về Quảng Trị

 Cuối tháng 5/2019, trong chuyến công tác kiểm tra mô hình thực nghiệm trồng sâm Bố Chính trên diện tích 3 ha ở thôn An Nha, xã Gio An, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính cho biết, mặc dù mới trồng thí điểm nhưng hiện nay cây sâm Bố Chính đang sinh trưởng, phát triển rất tốt và hứa hẹn sẽ cho năng suất cao. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Gio Linh cùng với các ngành chức năng theo dõi để tổ chức tổng kết, đánh giá, nếu cây sâm Bố Chính mang hiệu quả kinh tế cao thì cần nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.

Mô hình sâm Bố Chính do anh Hiếu cùng 2 người bạn khác liên kết với Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Tuệ Lâm, trụ sở tại Quảng Bình trồng thí điểm với số vốn ban đầu là 1,2 tỉ đồng. “Nhận thấy trong những năm qua nhiều cây trồng truyền thống ở Gio An không mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định nên tôi quyết tâm tìm giống cây mới để trồng thử. Qua nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi, tôi quyết định trồng cây sâm Bố Chính. Nếu đáp ứng đủ các yếu tố thì cây này cho thu hoạch trong 1 năm, lãi được 100 - 200 triệu/ha. Sau năm đầu kiến thiết cơ bản sẽ lãi khoảng 300 triệu/ha”, anh Hiếu kể về quyết định táo bạo của mình vì đây là mô hình trồng sâm Bố Chính quy mô đầu tiên tại Quảng Trị.

 “Ban đầu, tôi ra tận Quảng Bình để học tập kinh nghiệm trồng rồi sau đó tự học thêm. Xác định là nếu thành công thì sẽ nhân rộng để người dân trồng, còn nếu thất bại thì mình có thêm một bài học quý giá”, anh Hiếu nói. Nay vườn sâm Bố Chính đã trồng được 6 tháng, cây phát triển tốt, cho củ to, tỉ lệ sống đạt trên 90%. Sau khi thu hoạch, 90% sâm củ sẽ được Công ty Tuệ Lâm thu mua.

 Anh Hiếu chia sẻ rằng, anh đang kết nối với bạn bè ở Thành phố Hồ Chí Minh và 1 một số doanh nhân trong tỉnh để sản xuất các sản phẩm từ sâm Bố Chính như rượu sâm, sâm sấy khô, bột sâm, kẹo sâm, nước giải khát làm từ sâm… Riêng rượu sâm Bố Chính đã sản xuất và bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Trong tương lai không xa, nếu sâm Bố Chính được trồng đại trà thì sẽ liên kết mô hình trồng sâm Bố Chính với hệ thống giếng cổ Gio An để xây dựng tour du lịch kết hợp tham quan cảnh quan, nghỉ dưỡng.

 Tin rằng, với niềm đam mê và nỗi trăn trở với nông sản quê hương, anh Hiếu sẽ thành công với những dự định, kế hoạch sắp tới, để nông sản, du lịch Gio An sẽ ngày càng phát triển, vươn xa.

 T.T

Nguồn: Báo Quảng Trị

http://www.baoquangtri.vn/Ph%C3%B3ng-s%E1%BB%B1-Ghi-ch%C3%A9p/modid/412/ItemID/142477

 

     Giới thiệu | Liên hệ đặt báo | Hộp thư Tòa soạn [Đóng tab]  




• 
Phía Bắc thành phố
× Phía Bắc thành phố
25/11/2019
• Cẩm Nhung

 

T

hượng tuần tháng 8 năm 2019, ở phía Nam sông Hiếu, một chuỗi các hoạt động văn hóa và nghệ thuật tiếp nối chào mừng Đông Hà kỷ niệm mười năm thành lập thành phố. Pháo hoa rực sáng trên quảng trường Trung tâm văn hóa điện ảnh, bằng góc máy flycam từ trên cao nhìn xuống, thành phố lấp lánh dáng vẻ một đô thị trẻ có sức sống. Từ một thị xã nhỏ bé, đường đất, nước giếng, đèn dầu, nhà không số, phố không tên, “thành phố Đông Hà hôm nay là đô thị năng động, là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Trị, là đầu cầu quan trọng trên Hành lang kinh tế Đông Tây”, phát biểu chúc mừng của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Chính tại lễ kỷ niệm, nhấn mạnh vai trò đặc biệt của Đông Hà với tỉnh nhà và khu vực, yêu cầu thành phố phấn đấu đạt đô thị loại II vào năm 2020.

Những ngày lễ hội đó, phía bờ Bắc sông Hiếu, nơi sinh sống của hơn mười ngàn cư dân, thành phố trầm lắng hơn. Ở đó, ngổn ngang những dự án chỉnh trang đô thị đang được triển khai, hạ tầng khu đô thị mới đã bắt đầu hình thành. Ông Lê Phước Đạt háo hức đứng xem thợ thi công tuyến kè bờ sông, rồi chắc mẩm với người phỏng vấn rằng: “Kỳ này quy hoạch thiệt đó”. Dễ hiểu cho niềm vui ấy của ông Đạt khi hạ tầng khu này đã tồn tại trên giấy trong suốt nhiều năm trước đó. Ngồi bên bờ sông, trong câu chuyện về cuộc quy hoạch đang diễn ra ở đây, ông Đạt kể về cái thời trước những dự án, trước khi về Đông Hà và quê ông vẫn là mảnh đất thuần nông.

Một thập kỷ chờ quy hoạch

Trong trí nhớ của ông Đạt, vùng đất phía Bắc thành phố nơi ông sống ba mươi năm trước là một phần của huyện Cam Lộ. Mùa hè 1989, khi tỉnh Bình Trị Thiên được tách ra về lại địa giới cũ, Quảng Trị đã không trở lại với thị xã tỉnh lỵ bên sông Thạch Hãn, mà chuyển ra Đông Hà, chọn thị xã bên sông Hiếu làm nơi đặt trung tâm hành chính - kinh tế - văn hóa. Và một trong những công việc được chính quyền cấp thiết thực hiện ngay sau khi Đông Hà gánh vác nhiệm vụ tỉnh lỵ là điều chỉnh lại địa giới hành chính thị xã. Sau các cuộc sáp nhập, hoán đổi rồi chia tách trước đó, năm 1991, địa giới hành chính thị xã Đông Hà được quy hoạch sắp xếp lại. Thay vì giới hạn ranh giới hành chính ở hữu ngạn sông Hiếu, không gian thị xã được mở rộng thêm ở tả ngạn dòng sông. Hai xã Cam Thanh và Cam Giang của huyện Cam Lộ được sáp nhập về thị xã, thành lập hai phường Đông Thanh và Đông Giang. Kể từ đây cái vệt đất trải dọc bờ Bắc sông Hiếu chính thức thuộc về Đông Hà trong khát vọng gầy dựng thị xã tỉnh lỵ “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Vào ngày trở thành công dân thị xã, ông Đạt và vợ đang tất bật với mấy sào ruộng lo áo cơm sinh kế, không thấy quyết định sáp nhập ấy có gì quan trọng. “Không có gì thay đổi, mang tiếng là có hộ khẩu thị xã nhưng vẫn giữ lề thói sinh hoạt của làng quê, nhà cửa thì chắp nối, dân cư rải rác, nhịp sống chậm buồn” - ông Đạt mô tả về bối cảnh xóm nhỏ ven sông khi mới thuộc về Đông Hà.

Những năm sau đó, vợ chồng ông Đạt vẫn chăm chỉ cày cấy trên thửa ruộng sình lầy, và hầu hết cư dân bờ Bắc sinh kế gắn liền với cánh đồng mỗi năm hai vụ. Ở bên kia sông, cư dân bờ Nam giàu có lên nhanh chóng nhờ vào cái vị trí ngã ba đường và có một ngôi chợ đầu mối được mệnh danh là “cái rốn” của hàng ngoại, hàng đó theo các đoàn xe quá cảnh mượn đường Chín để tập kết về Đông Hà rồi tuồn đi khắp cả nước. Ông Đạt nhớ rằng, dân Đông Thanh khi ấy nói về sự thua thiệt với thị xã bờ Nam bằng một so sánh xót xa là tổng sản lượng lúa thu được trong một vụ mùa ở Đông Thanh thua một gian hàng thương nghiệp ở chợ Đông Hà bán hàng Thái Lan. Đối diện phường Đông Thanh, bên kia sông là địa bàn phường 3 cũng dọc theo sông Hiếu, trước đây cũng là một làng quê thuần nông. Nhờ nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, vừa gần sông lại có con đường Chín đi qua đã thực sự mang lại cho phường 3 một vị thế mới. Từ bờ Bắc hẩm hiu nhìn sang phường 3, thấy làng mạc bên ấy đã nên phố xá, nhiều nông dân đã trở thành thị dân, không ít lần ông Đạt cảm thấy tủi thân.

Năm 2005, thị xã Đông Hà được công nhận đô thị loại 3. Một năm sau đó - ngày 22/6/2006, UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Đông Hà đến năm 2020. Đề án quy hoạch này xác định, không gian đô thị Đông Hà sẽ được phát triển mở rộng đều theo cả bốn hướng Đông - Tây - Nam - Bắc, và lấy sông Hiếu làm trục cảnh quan trung tâm để phát triển. Bản quy hoạch này nhấn mạnh đến vị thế đặc biệt của dòng sông Hiếu với Đông Hà, dòng sông xanh làm mát và tạo điểm nhấn cảnh quan độc đáo của thị xã. Về lâu dài, coi sông Hiếu là một điểm tựa để Đông Hà kiến tạo diện mạo của riêng mình, đồng thời thị xã sẽ được điều chỉnh phát triển toàn diện về cả hai bờ sông. Ông Đạt vẫn còn nhớ, khi biết thông tin phường Đông Thanh nằm trong quy hoạch, ông đã rất phấn khởi chờ ngày quê hương đổi mới.

Ba năm sau đề án quy hoạch ấy - năm 2009, Đông Hà trở thành thành phố, hơn thế nữa là thành phố đầu tiên về phía Việt Nam nằm trên Hành lang kinh tế Đông Tây. Cùng năm ấy, Vũ, con trai út ông Đạt đang học trường cấp ba phía Nam thành phố. Nối đôi bờ sông Hiếu lúc ấy chỉ có hai điểm cầu, cầu Đông Hà và cầu sắt dành cho tàu hỏa. Vũ muốn đi qua phía Nam học thì hoặc mạo hiểm leo lên cầu sắt, hoặc đạp xe tám cây số theo hình chữ U để đến trường. Đường đi học của em vẫn là con đường đất lẫn vào trong tre trúc men theo dọc bờ sông. Nắng thì bụi, còn một cơn mưa nhỏ cũng đủ để biến đoạn đường ấy thành vũng lầy. Đó là hình ảnh con đường Hoàng Diệu chạy men theo bờ Bắc sông - nơi mà theo quy hoạch sẽ là tuyến đường nằm ở vị trí trung tâm trong cấu trúc đô thị Đông Hà lấy sông Hiếu làm trục trung tâm. Ông Đạt thường xuyên nghe ngóng tình hình thực hiện quy hoạch của chính quyền, nhưng qua mỗi năm, hạ tầng được đầu tư nhỏ giọt, nhiều kỳ vọng và dự án vẫn còn nằm trên giấy.

Trong một thập kỷ sau ngày phê duyệt quy hoạch, thành phố phát triển nghiêng nhiều về phía Nam sông Hiếu và quay lưng với phía Bắc. Ở phía Nam, các trụ sở hành chính, trường học, khu công nghiệp, đường giao thông… liên tục mọc lên, không gian và tầm ảnh hưởng của Đông Hà được mở rộng hướng theo đường Hùng Vương nối dài chạm bờ sông Vĩnh Phước, hướng theo tuyến kinh tế động lực đường Chín - đường Xuyên Á, hướng theo tuyến Quốc lộ 1A vào huyện Triệu Phong. Còn ở phía Bắc, vẫn là bờ sông hoang sơ và ruộng đồng vắng vẻ.

Bước chuyển mình của hạ tầng

Tháng 9 năm 2015, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI, Bí thư Thành ủy Đông Hà thời điểm đó là ông Nguyễn Đăng Quang trình bày trước Đại hội tham luận “Quy hoạch phát triển đô thị, đầu tư kết cấu hạ tầng, phấn đấu xây dựng thành phố Đông Hà đạt đô thị loại II đến năm 2020” đã thừa nhận quá trình triển khai thực hiện quy hoạch được phê duyệt trước đó gặp nhiều khó khăn và chưa phù hợp với tình hình chung phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đồng thời xác định các nhóm giải pháp lớn, trong đó nhấn mạnh đến việc tập trung đẩy mạnh tiến độ lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Đông Hà đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị hiện đại và bền vững. Tiếp tục định hướng bố trí cảnh quan kiến trúc xanh, lấy trục sông Hiếu làm trung tâm, phát triển mở rộng các khu đô thị mới về phía Bắc sông Hiếu. Bản tham luận của Bí thư Thành ủy Đông Hà nêu tại Đại hội thể hiện một quyết tâm chính trị cao trong việc phát triển đô thị tỉnh lỵ theo mô hình thành phố bên sông.

Để thực hiện được quyết tâm này, ngày 09/6/2016, UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng thành phố Đông Hà đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Về cơ bản, nội dung của nhiệm vụ quy hoạch này kế thừa định hướng quy hoạch chung thành phố đã phê duyệt năm 2006, nhưng có điều chỉnh, làm rõ hơn một số nội dung quy hoạch quan tâm tới nhu cầu phát triển và tình hình thực tế. Theo nhiệm vụ quy hoạch được duyệt, về lâu dài “thành phố Đông Hà hướng đến cấu trúc thành phố bên sông. Lấy sông Hiếu làm trục trung tâm để phát triển không gian thành phố, tối đa hóa, khai thác giá trị của sông Hiếu” và “ưu tiên phát triển thành phố về phía Bắc”. Nhiệm vụ quy hoạch này được kỳ vọng sẽ tạo ra sự phát triển đồng bộ, liên kết đô thị, đồng thời khai phóng tiềm năng của vùng đất phía Bắc lâu nay bị bỏ quên.

Khát vọng mở rộng hạ tầng thành phố sang phía Bắc thời điểm đó có thêm một động lực và nguồn lực quan trọng từ Dự án Phát triển đô thị tiểu vùng sông Mê Kông do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ cho tỉnh Quảng Trị. Dự án này được xúc tiến từ cuối năm 2014 trên địa bàn hai đô thị nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây là thành phố Đông Hà và thị trấn Lao Bảo với tổng mức đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng. Ở thành phố Đông Hà, ADB cam kết sẽ đầu tư để xây dựng một số hạng mục công trình gồm đường Hoàng Diệu, đường Thanh Niên, đường Bà Triệu, hệ thống điện chiếu sáng, kè sông Hiếu,… cùng một số hạ tầng giao thông khác.

Cuộc đổi thay diện mạo đô thị phía Bắc bắt đầu khi chính quyền thành phố triển khai công tác giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, thu hồi đất để làm dự án. Những tấm biển dự án được dựng trên những khu đất đã cắm cọc. Trên đó là bản vẽ phối cảnh công trình, thông tin chủ đầu tư, những con số quy hoạch. Trong khu phố, đi đâu ông Đạt cũng nghe người dân nói chuyện đất đai, đền bù. “Các hộ dân trong vùng quy hoạch háo hức lên kế hoạch cho những khoản tiền đền bù đất đai mà họ sẽ được nhận. Người định sửa sang nhà cửa, người phát triển kinh tế. Dự án thành hình, người dân đón quy hoạch với tâm thế háo hức chờ đổi thay”, ông Đạt kể lại.

Mảnh sân 400 mét vuông của gia đình ông Đạt nằm trong diện quy hoạch mở rộng đường Hoàng Diệu. Một ngày đầu hè năm 2016, đứng xem những chiếc xe ủi lừng lững tiến đến san phẳng cây cối trong vườn, ông Đạt mới tin tưởng vào quyết tâm quy hoạch của chính quyền sau nhiều năm chờ đợi. Theo như quy hoạch được vẽ ra, đường Hoàng Diệu sẽ được đầu tư nâng cấp mở rộng thành con đường nhựa mịn màng dài gần 5 cây số chạy xuyên suốt một chiều bờ Bắc sông Hiếu.

Đường Hoàng Diệu đang thi công thì cầu Sông Hiếu đã lao dầm nối đôi bờ, rút ngắn khoảng cách phường 3 và phường Đông Thanh. Bốn mươi lăm năm Quảng Trị giải phóng, đây là cây cầu dân sinh thứ hai vươn qua khúc sông chảy giữa lòng thành phố, kể từ khi công trình đầu tiên là cầu Đông Hà được bê tông cốt thép vững chãi vào năm 1993. Đường dẫn Lê Thánh Tông phía nam cầu nối ra Quốc lộ Chín, đường dẫn phía bắc chạy qua vùng đông Cam Lộ gặp đường Xuyên Á. Ngày làm lễ thông tuyến qua cầu Sông Hiếu, ông Đạt nhớ đó là ngày cờ bay phấp phới, người dân bờ Bắc phấn khởi bàn tán về viễn cảnh tươi sáng.

“Người ta kháo nhau nơi ấy sẽ là vườn hoa mini, phía kia sẽ dựng quảng trường bờ Bắc”, ông Đạt đứng trước cửa nhà, chỉ tay ra dải đất trước kia đã từng là bờ sông hoang vu cỏ mọc xanh um, nay có nhiều dự án hạ tầng đang được triển khai. Ở phía thượng nguồn sông, cách nhà ông Đạt chừng 500 mét, cây cầu mới khánh thành soãi mình qua mênh mang sóng nước. Cách cầu Sông Hiếu chừng cây số về phía hạ lưu, dự án đập ngăn mặn kết hợp cầu giao thông bộ đang được khẩn trương thi công móng cầu kết nối hai bờ. Và ở bên kia sông, bờ sông đang được kè vững chắc, con đường Bà Triệu được mở rộng trải nhựa chạy xuyên suốt một chiều bờ Nam song song với đường Hoàng Diệu bên này.

Gia đình ông Đạt và rất nhiều cư dân Đông Thanh hưởng lợi từ các công trình mới mọc. Đất dọc bờ sông hoang vắng khi xưa nay đã tính nền với giá cao khi sở hữu mặt tiền hướng ra dòng sông Hiếu xanh mát. Trên con đường bờ sông to đẹp chạy qua các khu dân cư phường Đông Thanh, nhà dân được sắp xếp lại đẹp đẽ, điện kéo dài thắp sáng cho lối phố. Giờ đây, chạy bộ, đi dạo dọc bờ sông trở thành thói quen của vợ chồng ông Đạt mỗi cuối tuần. Trong tưởng tượng của ông Đạt, chỉ vài năm thôi khi quy hoạch làm xong, bờ Bắc sẽ có một con phố đêm đêm rực rỡ ánh đèn, ở đó sẽ là dãy nhà hàng, cửa hiệu, khu vui chơi giải trí sôi động, nhiều nhà cao tầng, các công sở cơ quan cũng sẽ tập trung ở đây... Đấy là kịch bản tươi sáng được ông Đạt vẽ ra, một kịch bản chứa đựng nhiều hy vọng đổi thay.

Trong câu chuyện về quy hoạch đang diễn ra trên địa bàn, ông Hồ Châu Tuấn - Chủ tịch phường Đông Thanh cho rằng, sở dĩ một thời gian dài vùng đất phía Bắc bị tách khỏi sự phát triển chung của thành phố vì thiếu sợi dây liên kết là hạ tầng. Vì thế chủ trương phát triển thành phố về phía Bắc với đòn bẩy từ hạ tầng giao thông, những cây cầu và con đường ra đời đã khiến vùng đất bên sông dần lột bỏ được nét quê mùa. Năm năm trở lại đây cũng là khoảng thời gian Đông Thanh chuyển mình thay đổi diện mạo với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, ông chủ tịch phường nói rồi giơ tay điểm mặt từng dự án đã hoàn thành và đang triển khai, “những công trình này là tiền đề để thành phố tự tin trong những lần chỉnh trang đô thị về sau”, ông Tuấn nói như vậy.

Tương lai đô thị Bắc sông Hiếu

Tại trung tâm thành phố, giữa các buổi họp bàn về quy hoạch có mời báo chí, các lãnh đạo thành phố vẫn khẳng định Đông Hà hướng đến cấu trúc “thành phố bên sông” trong quy hoạch phát triển không gian đô thị và ưu tiên mở rộng đô thị về hướng Bắc sông Hiếu, để thành phố phát triển cân xứng cả hai bờ.

Theo như bản báo cáo rà soát quy hoạch, đầu tư hệ thống cầu kết nối hai bờ sông Hiếu của Sở Xây dựng trình UBND tỉnh Quảng Trị, trong tương lai quãng sông Hiếu chảy qua thành phố sẽ có 6 cây cầu. Thành phố đã có cầu Đông Hà, cầu Sông Hiếu, cầu đường sắt. Hai cây cầu đang xây dựng là cầu thuộc dự án đường tránh phía Đông thành phố và cầu giao thông thuộc dự án đập ngăn mặn. Cây cầu nằm trong quy hoạch, chuẩn bị xây dựng là cầu dây văng kết nối Khu đô thị bờ Bắc với trung tâm thành phố. Những cây cầu này sẽ không chỉ nối chiều ngang địa lý sông Hiếu, mà còn được kỳ vọng sẽ tạo nên sự kết nối hài hòa, bền vững của cấu trúc thành phố bên sông.

Thành phố cũng đang quan tâm đến việc kêu gọi đầu tư để cải tạo, chỉnh trang không gian hai bờ sông Hiếu trong định hướng phát triển đô thị về phía Bắc. Trên cơ sở nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đông Hà đến năm 2035 tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND tỉnh phê duyệt, trong tương lai dọc sông Hiếu sẽ xây dựng hệ thống giao thông kết hợp kè sông Hiếu, cây xanh đường phố, công viên vườn hoa. Dành quỹ đất dọc hai bên bờ sông để xây dựng các công trình công cộng, thương mại dịch vụ, văn hóa, thể thao, du lịch có quy mô và kiến trúc đẹp, dự kiến việc tạo lập một khu trung tâm hành chính tập trung của tỉnh kết hợp với quảng trường đô thị phía Bắc, hướng về bờ sông. Và về lâu dài, tuyến đường ven sông Hiếu sẽ là đường dạo, tạo điểm nhấn về không gian kiến trúc cảnh quan cho đô thị và không gian thư giãn, vui chơi cho cư dân thành phố.

Cùng với việc tạo dựng cảnh quan đôi bờ sông, hạ tầng Khu đô thị Bắc Sông Hiếu với quy mô 30 hecta dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2020. Theo như quy hoạch đã duyệt, khu đô thị này được dự tính có khu thương mại dịch vụ, khu cơ quan hành chính, nhà ở, công viên cây xanh... Sở hữu một vị trí đẹp, phía trước là sông Hiếu, phía sau là Hói Sòng, khu đô thị Bắc Sông Hiếu đang được kiến tạo để trở thành một đô thị xanh, hiện đại mang đậm nét kiến trúc của đô thị ven sông nước. Hiện một số cơ quan như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã tiên phong xây dựng trụ sở mới ở đây. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Chính trong một lần đi kiểm tra tình hình triển khai dự án đã yêu cầu tập trung nguồn lực phát triển Khu đô thị Bắc Sông Hiếu trở thành đô thị kiểu mẫu, tạo điểm nhấn đô thị cho thành phố và làm mẫu cho các dự án khu đô thị khác. Khi khu này được thực hiện thành công sẽ tạo động lực để triển khai tiếp Khu đô thị Bắc Sông Hiếu giai đoạn 2 đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch có quy mô 9,8 hecta ở phía Đông Quốc lộ 1A trên địa bàn hai phường Đông Thanh, Đông Giang và một phần xã Cam An của huyện Cam Lộ.

Trong định hướng mở rộng phát triển các khu đô thị mới về phía Bắc sông Hiếu còn tính đến việc kết nối với một số xã lân cận của huyện Gio Linh, Cam Lộ và các thị tứ đang phát triển là Ngã Tư Sòng, Quán Ngang. Ngoài ra, thành phố cũng đang nghiên cứu thêm phương án mở rộng đô thị về phía Đông, kết nối với Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, nơi có cảng Cửa Việt, khu du lịch biển Cửa Việt và đô thị Cửa Việt. Từ Đông Hà thông qua con đường Xuyên Á về Cửa Việt chỉ còn khoảng 10 km, khai mở theo hướng này, thành phố ngày càng gần biển.

“Càng mở rộng, càng tạo sự kết nối và phát triển hài hòa, bền vững cho thành phố. Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và chỉnh trang đô thị đã có những bước đột phá và chuyển biến về quy mô, tốc độ theo hướng hiện đại, tạo diện mạo khởi sắc mới cho một đô thị trẻ đang trên đà phát triển”, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Chiến Thắng thông tin như vậy trong cuộc họp báo kỷ niệm 10 năm thành lập thành phố Đông Hà.

C.N

 

 

     Giới thiệu | Liên hệ đặt báo | Hộp thư Tòa soạn [Đóng tab]  



• 
Một giấc mơ dưới chân đồi Động Tri
× Một giấc mơ dưới chân đồi Động Tri
22/11/2019
• Lê Đức Dục

“Đèn bật sáng, những du khách ngỡ ngàng nhìn căn phòng chiếu phim trong khoang bụng của chiếc máy bay C-130. Trong những thước phim tài liệu họ vừa xem trước đó có hình ảnh của chiếc máy bay này. Và nhiều máy bay khác cũng đang trưng bày trên một thảo nguyên mênh mông trước mắt họ. Hầu như những máy bay của hai phía tham chiến trong chiến tranh Việt Nam đều được trưng bày ở đây. Những chiếc Mic 17, Mic 19, Mic 21… những máy bay Antonov và bên kia là những chiếc khu trục dòng F: F4, F5, F105… rồi A37, những máy bay vận tải C-130, C-119, máy bay trinh sát IL-18, trực thăng HU…”

Chắc chưa ai biết có một bảo tàng chiến tranh với hàng trăm “cổ vật máy bay” như thế đang ở Khe Sanh, Quảng Trị?

Dĩ nhiên không có ai biết là phải, bởi người viết bài này cũng đang kể về một giấc mơ của mình về một bảo tàng như thế khi ngồi trên chiếc ghế lái của chiếc C-130, máy bay vận tải quân sự hạng nặng của Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam đang trưng bày ở Tà Cơn. Trên sân bay mênh mông này giờ chỉ có ba chiếc máy bay: một chiếc trực thăng HU-1A, một chiếc vận tải Chinook, một chiếc C-130, nhưng nếu quyết tâm, chắc chắn việc biến miền đất chiến địa này thành Bảo tàng chiến tranh Đông Dương sẽ rất khả thi. Và từ bảo tàng tầm vóc như thế, chúng ta sẽ hy vọng tới những điều xa hơn! Bao nhiêu lần đi về, cứ mỗi lần đứng trước sân bay Tà Cơn, trong tâm trí tôi giấc mơ ấy lại hiện về.

Mấy tháng trước, những ngày chuẩn bị diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, các phương tiện vận chuyển của đoàn Tổng thống Mỹ Donald Trump được báo giới quan tâm, ngoài chiếc máy bay Air Force One còn có đội máy bay vận tải gồm những máy bay C-17 và C-130 liên tục bay đến Nội Bài, không chỉ chở theo trực thăng Marine One của Tổng thống mà còn rất nhiều phương tiện phục vụ cho chuyến công du. Dòng máy bay C-130 được chọn là phương tiện vận tải chiến lược của quân đội Mỹ, từng được sử dụng rất nhiều trong chiến tranh Việt Nam, nhưng ít ai biết ở Quảng Trị, có một chiếc C-130 đang được trưng bày tại sân bay Tà Cơn của chiến trường xưa Khe Sanh.

Chiếc máy bay với sải cánh hơn 40 mét, dài gần 30 mét, cao gần 12 mét, chỉ riêng mình chiếc C-130 đã chiếm một không gian trưng bày hàng ngàn mét vuông trong khu di tích. Cùng với chiếc máy bay UH-1H và chiếc Chinook CH-47 được trưng bày tại đây, một chiếc cường kích A37 khác được trưng bày tại bảo tàng Quảng Trị, một chiếc C-119 đang chuẩn bị nhận về - những chiếc máy bay ấy đang là những hiện vật đang trở thành “cổ vật chiến tranh” mà không nhiều nơi có được.

Anh Lê Quân Miện, cán bộ phụ trách cụm di tích “Nhà bảo tàng chiến thắng Đường 9 - Khe Sanh” ở sân bay Tà Cơn nhớ lại hành trình đưa từng chiếc máy bay về trưng bày ở đây không giấu vẻ tự hào. Bởi với bất cứ di tích nào, hiện vật luôn là bằng chứng sinh động và giàu sức thuyết phục nhất. Sinh sống trên vùng đất chiến tranh Quảng Trị, nơi được thống kê như huyện Vĩnh Linh mỗi người dân chịu tới 7 tấn bom đạn, hay Thành Cổ Quảng Trị, số bom đạn trong 81 ngày đêm được quy đổi sức công phá bằng 7 quả bom nguyên tử mà người Mỹ đã ném xuống Hirosima… Nhưng cho dù số bom đạn nổ mù trời suốt mấy chục năm như thế thì giờ đây việc tìm cho du khách nhìn thấy một cái hố bom của thời chiến tranh đã là chuyện khó với các hướng dẫn viên của tour DMZ. Vì thế, những chiếc máy bay được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam được đưa về trưng bày tại đây đã là một nỗ lực quá lớn trên vùng chiến địa xưa.

Chiếc UH-1H và Chinook CH-47 là hai chiếc máy bay đầu tiên được đưa về trưng bày ở Tà Cơn năm 2003, nhân chuẩn bị kỷ niệm 35 năm giải phóng Khe Sanh, UBND tỉnh Quảng Trị đã kiến nghị với Quân chủng Phòng không Không quân để có được hai chiếc máy bay đã hư hỏng nặng (được xếp cấp 5). Thời điểm đó, khi tôi tìm gặp anh Ngô Thanh Bảo - Giám đốc trung tâm di tích danh thắng Quảng Trị để lấy thông tin về những chiếc máy bay đang chuẩn bị trở thành hiện vật trưng bày ở Tà Cơn và bản tin kèm hình ảnh được đăng trên báo Tuổi Trẻ khi máy bay đang được chở từ nhà máy A 42 - Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân ở Biên Hòa (Đồng Nai) về Quảng Trị.

Sau này anh Bảo nói vui: “Nhờ báo Tuổi Trẻ đưa tin ngay khi máy bay vừa được đưa lên xe siêu trường siêu trọng để về Quảng Trị nên trên hành trình chuyển những hiện vật này trên Quốc lộ 1, cứ mỗi khi bị dừng kiểm tra thì ngoài giấy tờ vận chuyển, anh em đưa luôn tờ báo có đăng bản tin bổ sung hiện vật nhân 35 năm giải phóng Khe Sanh vậy là được các lực lượng chức năng tạo điều kiện để về kịp lắp ráp trưng bày.” Thế nhưng với hai chiếc UH-1H và Chinook CH-47 dù sao kích cỡ cũng chưa quá cồng kềnh bởi chiều dài của nó chỉ 15,5m và sải cánh rộng 18,3m. Nhưng đến chiếc C-130 thì hành trình từ nhà máy A41 (Tp. Hồ Chí Minh) về tới Quảng Trị quá cam go. Do kích thước quá khổng lồ, đặc biệt là sải cánh lên đến 40,41m, cao tới 11,6m, máy bay được tách thành từng phần để vận chuyển, tuy nhiên để đi qua các trạm thu phí trên quốc lộ hoàn toàn không dễ dàng. Anh Lê Quân Miện cho biết để đưa chiếc máy bay này từ nhà máy A41 - Cục Kỹ thuật Phòng không - Không quân tại thành phố Hồ Chí Minh về, ngoài phương tiện vận chuyển, nhà máy còn bố trí thêm một xe cẩu hạng nặng để xử lý trong tình huống xe không qua được bởi các cổng chào, các trạm thu phí trên quốc lộ, phần máy bay tháo rời này sẽ được dỡ ra khỏi xe vận tải. Chiếc xe cẩu hộ tống cùng đoàn sẽ cẩu bổng máy bay qua chướng ngại vật rồi tiếp tục cẩu lên xe. Cứ thế, vượt qua từng chặng, hơn cả tháng trời thì chiếc máy bay C-130 đã yên vị ở di tích sân bay Tà Cơn. Và từ khi những hiện vật chiến trường của cuộc chiến tranh Việt Nam được mang về đây, những du khách, nhất là du khách quốc tế đã không phải “huy động trí tưởng tượng” như trước. Bởi ở trong nhà bảo tàng chiến thắng Đường 9 - Khe Sanh có hình ảnh về chiến dịch “trực thăng vận” của lính Mỹ với hàng trăm chiếc UH-1H bay kín bầu trời thì chỉ cần bước ra khỏi nhà bảo tàng, du khách sẽ gặp ngay chiếc UH-1H nằm đó, cho dù ít ỏi nhưng cũng đủ cho khách hình dung.

Cũng như thế, những bức ảnh tư liệu ở chiến trường Khe Sanh năm 1968 chụp những chiếc máy bay Chinook CH-47 đang cẩu lơ lửng giữa trời những chiếc xe, những khẩu pháo bay từ các căn cứ cách đó hàng chục cây số, tuy nhiên phải tận mắt nhìn thấy chiếc máy bay vận tải Chinook ở đây mới hiểu được vai trò của nó trong chiến tranh Việt Nam. Những đỉnh cao bố trí trận địa pháo của lính Mỹ dọc theo tuyến đường 9 xuyên qua vùng Hạ Lào trong giai đoạn này đều nhờ tới sự vận chuyển của dòng máy bay này.

Đặc biệt, chiến dịch Khe Sanh năm 1968, khi quân đồn trú Mỹ tại đây bị vây hãm, đường 9 bị chia cắt, toàn bộ vũ khí đạn dược, thuốc men, lương thực thực phẩm cho hàng vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn đều nhờ vào đường tiếp tế hàng không mà chủ lực là máy bay vận tải C-130. Trong bản “lý lịch hiện vật” của chiếc C-130 được lưu tại trung tâm bảo tồn di tích có một phần thuyết minh về kỹ thuật “lapes” (bung dù ở tầm thấp) của máy bay C-130. Thời tiết chiến trường Khe Sanh giai đoạn đó nhiều mây mù, máy bay tiếp tế không thể thả dù chính xác. Trong khi đó, Washington gần như đã đặt cược danh dự nước Mỹ vào trận Khe Sanh này - trận chiến sau này được ví như một Điện Biên Phủ của người Mỹ. Vì không thể để mất Khe Sanh nên bằng mọi giá phải chi viện tiếp tế cho lực lượng thủy quân lục chiến đang bị bao vây. Các máy bay vận tải cỡ nhỏ như C-123 Provider hay trực thăng không thể đáp ứng yêu cầu tiếp tế ngày càng lớn, và cho dù với hình dáng khổng lồ rất dễ dính đạn nhưng không còn cách nào khác, người Mỹ đã để phi công của những chiếc C-130 áp dụng kỹ thuật bung dù tầm thấp, máy bay sẽ hạ xuống độ cao dưới 30 mét và bay thẳng, hàng hóa ở khoang sau sẽ được bung dù, khi dù no gió nó sẽ kéo hàng hóa ra khỏi khoang hàng và rơi xuống đất một cách chính xác. Thậm chí nhiều phi công của C-130 đã bay với độ cao 5 mét để thực hiện thả hàng tiếp tế, khi thực hiện cách này, hàng trút khỏi khoang, trọng lượng máy bay được giảm đột ngột và máy bay sẽ tự động bốc lên. Tuy nhiên dù sử dụng đến một cầu hàng không để chi viện, chiến trường Khe Sanh với các căn cứ trải dài từ Lao Bảo về tới tây Cam Lộ đã thất thủ.

Tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam chắc khó có nơi nào có thể chuyển tải trọn vẹn thông điệp này như vùng đất Khe Sanh. Bởi từ chiến thắng Khe Sanh năm 1968 đã mở ra cục diện mới, Khe Sanh thất thủ đã khiến hàng rào điện tử McNamara như một phòng tuyến kéo từ biển Cửa Việt lên tận biên giới Việt Lào cáo chung, kế hoạch cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh, uy hiếp sự chi viện từ Bắc vào Nam bị phá sản, mở ra các chiến dịch Hạ Lào, chiến dịch hè 1972 và nối tiếp bằng chiến dịch Mùa xuân 1975. Với một sứ mệnh như thế, Khe Sanh hoàn toàn không chỉ là bảo tàng cho một khu vực mà đủ sức để biến thành một bảo tàng chiến tranh Việt Nam hay xa hơn là chiến trường Đông Dương. Và chính vì thế, những chiếc máy bay được trưng bày ở đây thực sự là những “cổ vật chiến tranh” vô cùng quý giá. Và biết nó thực sự quý giá nên cứ lâu lâu tỉnh Quảng Trị lại “năn nỉ” với Quân chủng Phòng không - Không quân để xin lại những chiếc máy bay “cấp 5” - nghĩa là đã hư hỏng quá nặng, chỉ có thể trùng tu thân vỏ để trưng bày. Vậy mà mất 15 năm cũng chỉ mới xin được 3 chiếc cho cụm di tích Tà Cơn.

Ngồi trò chuyện với tôi, anh Lê Quân Miện mới tâm tư về một chiếc máy bay khác đang được xin về trưng bày tại đây, đó là chiếc C-119 cũng đang được để ở nhà máy A41 - Cục Kỹ thuật Phòng không - Không quân. Cũng là dòng máy bay vận tải chiến lược của quân đội Mỹ, từng được tham chiến trên chiến trường Việt Nam, nhưng C-119 xứng đáng là “cổ vật” hơn vì nó là dòng máy bay ra đời từ năm 1947, tuổi đời tròm trèm 70. Tuy nhiên cho dù Bộ Quốc phòng và Quân chủng Phòng không - Không quân đã đồng ý, nhưng để trùng tu chiếc C-119 này và đưa về tới di tích Tà Cơn, cũng cần ít nhất 2,8 tỷ đồng. Một số tiền không là gì nếu so với những dự án ngàn tỷ “đắp chiếu” được nhắc hàng ngày trên báo nhưng lại quá lớn với một tỉnh nghèo như Quảng Trị. Anh Nguyễn Quang Chức, phụ trách Ban quản lý di tích và danh thắng Quảng Trị khi biết được di tích Tà Cơn sẽ được Bộ Quốc phòng cho thêm một “cổ vật máy bay” để trưng bày vui mừng bao nhiêu thì khi nghe nói số tiền cần có để trùng tu và vận chuyển về đây lại ôm đầu lo lắng bấy nhiêu.

Rất nhiều lần lên với Tà Cơn - Khe Sanh, nhìn mỗi ngày những đoàn khách với đủ quốc tịch háo hức ghé thăm di tích, sung sướng đứng chụp ảnh cùng với hiện vật chiến tranh, nhưng rồi với số hiện vật ít ỏi ấy, cả một tour vòng quanh từ công sự lính Mỹ đến những ba “cổ vật máy bay” cũng chỉ chưa đến hai tiếng đồng hồ, trong khi lẽ ra với quá khứ chiến tranh như thế, với lịch sử bi tráng như thế, Khe Sanh cần phải được tham quan hai ngày chứ không chỉ là hai giờ đồng hồ.

Với một không gian được dành tới 30 hecta, và có thể được mở rộng thêm, cụm di tích này xứng đáng để trở thành một bảo tàng các phương tiện, khí tài tham chiến trên chiến trường Việt Nam, không riêng gì các “cổ vật máy bay” của chiến tranh Việt Nam. Chỉ cần tưởng tượng cả vùng đất bằng phẳng dưới chân đồi Động Tri này trở thành một bảo tàng chiến cụ, với hàng chục chiếc máy bay “cấp 5” được tu sửa và trưng bày đã đủ thu hút du khách tìm về đây bởi sau cuộc chiến tranh, những người lính, những chứng nhân cũng già theo tuổi tác và một ngày kia ai cũng phải từ giã cõi đời, nhưng những chiến cụ, những vật chứng của một thời chinh chiến nếu được tập hợp, trùng tu, bày biện chắc chắn nó sẽ là một quá khứ sinh động đủ sức hấp dẫn tương lai.

Cứ mỗi lần trở lại Tà Cơn, khi mở cửa và trèo lên chui vào khoang chiếc máy bay C-130, tôi lại mơ ước có thêm nhiều nữa những chiếc máy bay được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam đem về đây, không chỉ là hiện vật trưng bày mà biến chúng thành phòng chiếu phim, thành quán cà phê, thậm chí có thể trở thành nơi lưu trú, thành phim trường... Chắc chắn Quảng Trị, vùng đất với nhiều di tích thấm máu nhất trên thế giới này sẽ khác đi rất nhiều! Chắc chắn như thế!

L.Đ.D

 

 

 

 

 

 

 

     Giới thiệu | Liên hệ đặt báo | Hộp thư Tòa soạn [Đóng tab]  



• Trần Thanh Hải

“Ơi… mênh mông biển khơi câu hò thương nhớ”

(Xa khơi - Nguyễn Tài Tuệ)

 

Đ

ất trời đang vào mùa ẩm ương. Đã hết bóng dáng những ngày hè đổ lửa. Nay thì bất chợt mưa, bất chợt gió. Chen giữa là nắng hoe vàng, óng ả rót xuống như tơ như mật trên một bầu trời lúc nào cũng vần vũ mây trôi. Nếu ở biển một ngày, bạn sẽ cảm nhận rõ nhất điều ấy. Không còn những con sóng êm đềm, nồm nam mát rượi với dải nước xanh trong mơn man bờ cát trắng. Thay vào đó, nước biển đã ngả sang cái màu bàng bạc, sóng đã biết gầm gào, triều xuống triều lên sáng chiều bất chợt, cơ chừng báo hiệu một mùa biển động đang cận kề.

Vì trót đam mê cái thú đi câu, lại tuân thủ quy tắc bất di bất dịch mà giới cần thủ buộc phải nằm lòng: “hè câu sông, đông câu biển”, nên bất chấp mưa gió tơi bời và cái dữ dội của biển mới đi qua cơn bão. Những ngày nghỉ, nhóm cần thủ chúng tôi ăn dầm ở dề ở làng chài Thái Lai, đánh vật với sóng, với gió, với cát. Câu cá bờ biển (câu bạt) là một trong những kiểu câu thông thường nhưng rất kén người chơi, vì ngoài đòi hỏi kỹ thuật khá khó và phức tạp, dụng cụ phải thuộc hàng dị biệt. Đặc biệt nhất là người câu phải có khả năng chịu nước, chịu rét và… chịu đói giỏi mới trụ nổi. Thế nên, khi phong trào câu cá đang rộ như nấm sau mưa, nhưng dám vác cần câu đứng đối diện với sóng biển trong mưa gió rét mướt, thì chỉ một nhóm đếm chưa hết đầu ngón tay.

Làng chài mùa này vắng vẻ. Những con thuyền gỗ nằm úp mặt, trốn biệt bên những gốc dương sát tận lề đường. Quán xá khu dịch vụ qua một mùa hè ăn nhậu rộn ràng, giờ cũng tiêu điều, hoang vắng; bao thứ tôn, bạt, nilon, lá cọ bay phất phơ, trông buồn thiu. Thứ còn lại nhiều nhất trên bãi biển là rác, cơ man các loại rác, không hiểu chúng đến từ đâu, từ sóng biển đánh dạt vào hay từ bờ xả xuống theo lệch nước mùa mưa. Buổi trưa, có lão ngư thong thả xuống bãi. Sau một hồi quan sát chúng tôi kéo câu với những chú cá ong bé tẹo, lão cười hiền từ, giọng miền biển nghe rổn rảng “mấy chú có biết câu rạn khôông?”. Lũ chúng tôi nghệch mặt. “Phải ra rạn mới có cá. Ngoài nớ tề”. Lão vừa nói vừa chỉ tay ra biển. Giữa mênh mông xa tít ấy, đâu cũng một màu nước, một kiểu sóng, mù mịt trùng khơi. Rứa thì biết cái “rạn” ở mô? Mà “rạn” là cái chi? Lão giải thích: “Nó là vùng như đồi núi đá, là san hô, đầy hang hốc, ngóc ngách, nhưng nằm sâu dưới lòng biển. Cá mú nó sống ở đó, chứ quanh bờ cát ni thì có con chi…” Ra là vậy. Chúng tôi hạ cần, vây quanh lão, trở thành những đứa học trò ngoan ngoãn ngồi há mồm nuốt từng lời “thầy” chỉ dạy. Sau một hồi “thuyết trình” việc đi lại, truyền thụ kinh nghiệm, cách câu và các thứ phải chuẩn bị, lão chốt một câu chắc nịch: “Sáng mốt về đây, mua cho ôông can dầu với tút thuốc, ôông đem đi một chuyến cho biết”.

Đêm trước chuyến ra khơi, thú thật, tôi không tài nào ngủ được. Một cảm giác xốn xang, lo sợ xen lẫn háo hức, mong ngóng cứ quấn lấy đầu óc đến mụ mị. Tôi đã từng đi những chuyến đi rất xa, đã từng trèo đèo lội suối mệt đứt hơi ở miền rừng núi những Cù Bai, Hướng Lập, Vĩnh Ô… nhưng chưa bao giờ thấy chộn rộn kỳ lạ như chuyến đi này. Lên mạng tìm hiểu rồi hỏi han bạn bè, lại càng thấy rối, bởi toàn nghe những lời cảnh báo đủ sức đánh gục cái ý định phiêu lưu ngày mai. Rằng, sẽ có những con sóng cao như mái nhà, hất văng con thuyền như trẻ con ném trái bóng. Rằng, sẽ say sóng đến mềm nhũn người, không biết đất trời chi chi. Rằng, nếu xui xẻo thuyền sẽ chết máy, cứ vậy trôi dạt lênh đênh, vô định, và đói, và rét… Nhưng khi nghĩ đến cái ánh mắt bình thản, cái giọng quả quyết đầy tự tin, chắc nịch của lão ngư ấy, lại thấy an lòng hẳn.

Sáng, chừng đã quá nửa buổi, chúng tôi lên thuyền. Biển trông khá hiền lành. Nắng gắt. Gió lặng. Mây trắng vẩn vơ từng dải mỏng tang. Đầu thuyền, lão ngư chỉ độc cái quần cộc và tấm áo không cúc, phong phanh ưỡn ngực đen bóng như đồng thau, đối lập hoàn toàn với chúng tôi, với đồ bảo hộ bịt kín từ đầu đến chân, chỉ lòi hai con mắt, lại khoác thêm cái áo phao đỏ chóe, trông cứng đờ như những con rô-bốt. Không nói ra nhưng thằng nào cũng run. Cái lo sợ toát ra ngay từ hơi thở, ánh mắt. Những công dân đồng bằng, nói như phương ngữ vùng này là dân “kẻ rọng”, lần đầu ra khơi, lênh đênh giữa biển, tôi đồ rằng ai cũng có tâm trạng vậy. Như để trấn an tinh thần, lão ngư ngước nhìn trời, quẹt lửa hút thuốc rồi bâng quơ động viên: “Trời ni thì biển lặng thôi, mà nắng hơi to hè…?”

Phành phạch máy nổ, con thuyền gỗ đè sóng hướng ra khơi. Bờ bãi dần lùi xa. Màu nước bên mạn thuyền cứ ngày càng xanh thẫm, cơ chừng đã sâu lắm rồi. “Mới khoảng 10 sải nước thôi”, lão ngư vừa lái thuyền vừa giải thích. Ở biển, người ta ước độ sâu của nước bằng sải tay. Một sải tay tầm mét rưỡi. Nghĩa là “mới” sâu có 15 mét nước tính từ đáy thuyền xuống. Tôi… hết dám nhìn. Biển vắng tanh, không một bóng dáng thuyền bè qua lại. Thi thoảng, một tốp cá chuồn đua theo bên mạn, thi nhau bay vọt khỏi mặt nước như những mũi tên bạc, trông thật kỳ thú. Xa xa, vài cánh chim trắng chao lượn… Theo lời lão ngư thì mùa này dân biển chỉ đi câu mực hoặc thả lưới cá doái (cá giồng) vào ban đêm, sáng sớm đã về, thi thoảng khi chiều muộn, nước lên và nồm to thì có cá be “ngời” (tức cá me, một loại cá nhỏ nổi thành từng quầng trên mặt nước) thì đi xúc, dân quanh bờ thì rọi đèn bắt mực trùm (bạch tuộc nhỏ), nhưng chỉ đủ nhậu… Quanh đi quẩn lại chỉ có vậy. Vùng biển gần bờ này cơ bản đã hết cá rồi. Bọn làm “giã cào” (một cách đánh cá theo kiểu tận diệt) ngày nào cũng cày ngang cày dọc, vét sạch. Giọng lão chùng xuống, ánh mắt đăm chiêu. Nhìn quanh, biển mênh mông, sâu thăm thẳm. Nơi chốn này mà bảo đã hết cá tôm, nghe thật hài và không thể tin nổi! Nhưng nhìn lão ngư ấy, 63 tuổi, một đời can trường với biển, thuộc từng luồng lạch, con nước; rõ từng mùa vụ cá, tôm; chuẩn từng canh giờ triều lên triều xuống, nhìn nước biết nông sâu, nhìn trời nhìn mây biết bão giông hay bình lặng. Vậy thì lời lão nói cũng đã là lời kiểm chứng về thực trạng nghiệt ngã đang hiện hữu nơi đây rồi. Trong mông lung nghĩ ngợi, tôi hướng mắt ngắm kỹ hơn người đàn ông đang nắm cần lái đầu mui thuyền. Tuổi ấy nhưng lão ngư vẫn như một khối gỗ lũa mà chắc rằng chẳng có thứ sóng, gió, nắng nào có thể đẽo gọt được gì. Ngoài cái dáng thấp đậm, da đen bóng, đôi cánh tay cuộn cơ bắp và cái giọng oang oang đặc trưng của ngư phủ miền biển, lão còn có đôi bàn chân thật lạ. Nó như đôi mái chèo, thô kệch và dài thuỗn, với những ngón chân cứ trần trụi, sần sục xòe ra. Có lẽ vì từ khi chập chững đến hôm nay, đôi bàn chân ấy chỉ biết có vậy: hết bấm trảng cát lại miết mạn thuyền.

Đã hơn một giờ đồng hồ mà thuyền vẫn cứ nghếch mũi lao ra khơi. Ngoái nhìn bờ, chỉ còn một vệt nước màu xanh nhạt. Bốn phía là đường chân trời ôm vòng lại, tựa như chiếc vung khổng lồ úp xoong nước biển. Con thuyền giờ chỉ như chiếc lá thả trôi dập dềnh trong xoong nước ấy. Đã xa ngái lắm rồi. Một chút hối tiếc, ân hận như làn khói mỏng thoáng qua trong đầu. Chợt nghĩ đến câu nói của ai đó, rằng “cứ đi, rồi sẽ đến…”, tôi tặc lưỡi cho cái cảm giác ấy trôi qua nhanh. Tiếng máy dần nhỏ lại và tắt hẳn. Lão ngư khom người nhìn mặt biển dưới chân. Đến rạn. Lão lạch cạch thả neo cuối mũi. Cuộn dây thừng trôi tuồn tuột xuống đáy. Thuyền cứ xoay vòng vòng như cái lồng đèn trẻ con, mãi lúc sau mới chịu đứng yên. 25 - 30 sải nước, nghĩa là tầm hơn bốn chục mét độ sâu. Giữa mênh mông và hun hút thế này mà định vị được rạn, dừng phát trúng phóc, neo phát đứng yên, không hiểu lão “cân” phương hướng bằng cách gì. Nhìn trời nhìn mây, nhìn nước chảy, gió thổi, sóng xô thế nào đó, tài thật! Chúng tôi lục tục chuẩn bị. Một thành viên nhóm đã bị những cơn say sóng đánh gục, nằm thẳng đơ trên sạp thuyền. Tôi cũng nghe đầu óc váng vất. Cũng may, khi hình dung rằng, dưới chân là một kho cá tôm đang chờ kéo lên thuyền, cái nôn nao ấy đã tan biến. Cá ở rạn có hàng chục loại, nhiều nhất là mú, hồng, hanh, khoang cổ, ớ, phèn, sơn… Để “tải” chúng dưới thẳm sâu ấy lên thuyền, ngoài cần câu siêu cứng, máy câu cực khỏe, cước chuẩn dai bền, cần phải sử dụng thêm một thứ đặc biệt, đó là “đẵng”. Thực chất đó là một thanh thép phi 4, uốn cong hình bán nguyệt, bẻ móc gập hai đầu, giữa hàn một khoen thép nhỏ buộc cục chì nặng. Một đầu đẵng câu được nối với cước trong lô máy, một đầu nối thẻo câu 2 - 3 lưỡi. Khi máy xả cước, cục chì mang chùm lưỡi lao xuống, cái đẵng ấy sẽ xoay vòng, trở thành cần lái điều tiết đường đi của câu. Dưới đáy biển luôn có những dòng chảy rất xiết, vì vậy, đẵng câu ấy còn có tác dụng chống rối, chống vướng đá và xoắn thẻo lưỡi. Nôm na là vậy. Đây là cách câu kỳ lạ lần đầu tiên chúng tôi thực hành. Đương nhiên, từ lý thuyết đến thực tế là một chuyện.

Hơn ba chục phút loay hoay mà cả nhóm chúng tôi chẳng làm nên trò trống gì. Lão ngư, sau một hồi định vị neo, buộc thừng để cố định thuyền và sắp đặt mấy thứ lặt vặt dưới khoang. Xong xuôi, lão thong thả đốt thuốc rồi câu thực nghiệm cho chúng tôi theo. Lão không cần mấy thứ đồ nghề hiện đại, bài bản và vướng víu. Chỉ một ống nhựa quấn cuộn cước thô, một cây đẵng rỉ rét buộc cục sắt nặng trịch và hai cái lưỡi câu “chợ”. Lão móc mồi là mấy miếng mực tươi đã cắt nhỏ và thả “tủm” xuống mép nước ngay mạn thuyền. Tay lão “vê” sợi cước có cảm giác dẽo và mềm như đang nắm sợi bún, khuỷu tay tì nhẹ mạn, cứ vậy cứ kéo thả kéo thả, nhấm nhẵng, mềm mại, đều đặn trông cực nghề. Đó là cách làm cho đẵng câu “đi” êm qua những vật cản, không bị vướng, cho thẻo câu luôn dịch chuyển và mồi câu động đậy để thu hút cá. Chỉ một loáng, khi điếu thuốc trên miệng chưa cháy hết, lão đã quấn cước và lôi lên hai con mú hoa trong những ánh mắt đầy thích thú và thán phục của những gã học việc chúng tôi. Nguyên tắc của việc câu này là làm sao để mồi xuống đáy thật nhanh và khi cá ăn mồi thì đưa lên thuyền nhanh nhất có thể. Nhưng bí quyết cốt tử nằm ở chỗ phải làm sao để điều khiển cây đẵng mang chùm lưỡi có mồi câu ấy rơi đúng vào hang, hẻm, ngách có cá ở. Lão ngư bảo chỉ cần nghe tiếng “cạch” của cục chì chạm đáy là biết trúng trật ra sao. Nghe “bụp” hoặc im thin thít là trúng bùn. Vứt. Cá ăn mồi rung dây, vít nặng nhẹ đầu cần là biết loại gì, to hay nhỏ, đơn hay đôi... Nhưng “nghe” ở đây là nghe… bằng tay, bằng cảm giác từ đáy biển sâu mấy chục mét ấy truyền lên qua sợi cước mỏng tang trong cái ầm ào của sóng và dập dềnh trồi trụt của con thuyền. Chịu thật. Chỉ có kinh nghiệm dạn dày ngư trường của những người như lão mới hiểu và cảm nhận nổi. Lão cười động viên “mấy chú cứ từ từ, rồi sẽ quen thôi mà”.

Quá trưa, chúng tôi cũng đã dần kịp bắt nhịp. Những chú cá vừa, nhỏ đủ loại, đủ các kiểu màu sắc đã “chịu” theo câu lên thuyền trong tiếng cười nói, la hét đầy phấn khích. Thi thoảng, chen lẫn là những tiếng xuýt xoa vì đứt lưỡi hay những ánh mắt thẩn thờ tiếc nuối vì bị tuột “hàng”. Cảm giác “chinh phục đại dương”, tự tay câu lên từ đáy biển những con mú, con hồng tươi rói, to như cổ tay là quá đủ để quên hết mệt nhọc, quên cả đói, khát. Giờ thì tôi mới hiểu vì sao phải cực nhọc vượt biển hàng chục cây số để ra rạn. Dưới những quần thể đầy đá, san hô và rong tảo ấy mới chính là ngôi nhà lý tưởng để các loài hải sản quần tụ đông đúc. Mới biết biển rộng lớn là vậy nhưng đâu dễ kiếm cá tìm tôm. Cả đời ra khơi vào lộng, ăn, ngủ và lớn lên trên ngọn sóng với những người như lão ngư mới hiểu rõ. Nơi này, nếu chỉ để câu chơi thôi thì thật là lí tưởng, nhưng khi nghe lão nói vài điều về hiện thực của rạn, tôi thấy thật lắm suy tư và cũng tự lý giải được vì sao hàng đoàn thuyền gỗ của các làng chài ven biển phải đắp chiếu nằm bờ. Lão bảo những rạn này bao đời là nguồn sống chủ yếu của các làng chài vùng bãi ngang, là ngư trường thực thụ của dân chài lưới. Xưa, một chuyến ra khơi của hai cha con lão quanh các rạn này cũng đủ nuôi sống gia đình cả tháng trời. Nhưng những năm gần đây, tàu thuyền của người tứ xứ ở đâu kéo đến, mang theo thiết bị định vị, máy tầm ngư và những kiểu đánh bắt tận diệt khiến các rạn dần xơ xác và cạn kiệt. Cá to, nhất là các loại quý hiếm như mú, hanh, hồng… dù trốn ở ngóc ngách sâu kín nào trong rạn cũng bị thợ lặn chuyên nghiệp tìm bắt, bằng một thứ dụng cụ nghe sởn gai ốc: nỏ điện. Đó là một dạng biến thể cấp cao của máy xung điện, được thiết kế gọn nhỏ dạng chiếc nỏ, mũi tên bắn ra từ đó tác dụng sát thương chỉ là phụ, cái chính là phóng đi một nguồn điện cực mạnh đủ sức đánh gục mọi sinh vật có trong hang, kể cả những con cá đuối nặng đến năm sáu chục cân hay dòng giáp xác như cua, vích. Nên chẳng cần thấy bóng cá, chẳng cần ngắm nghía, người ta mang máy lặn xuống, dí nỏ vào bất cứ nơi nào có hang hốc và bắn, thế là xong! Khi gặp đàn cá lớn, để nhanh chóng và hiệu quả thì chuyển sang… bộc phá, mìn tự tạo. Một tiếng “ục” vọng dưới đáy biển cũng khiến hàng tạ cá nổi trắng mặt nước. Hàng chục, hàng trăm rạn dọc miệt biển này đã tan hoang bởi những thứ vũ khí tàn khốc ấy. Thứ cá nhỏ chúng tôi câu được thực chất bấy lâu không dám ở trong rạn nữa, bởi bố mẹ và đồng loại trưởng thành của chúng đã bị bắt sạch, nên hoảng loạn bơi ra ngoài, không biết đi đâu nên quanh quẩn “ngôi nhà” của mình để kiếm ăn…

Đó chỉ là một trong rất nhiều kiểu tàn sát sự sống ở biển đang diễn ra hàng ngày nơi này mà tuyệt chưa có một sự ngăn chặn, can thiệp nào.

*

Chiều buông thật nhanh. Đã đến lúc kết thúc hành trình khám phá rạn. Cả nhóm cần thủ chúng tôi đứa nào cũng thân xác rã rời sau một ngày vật lộn giữa biển khơi, chịu đựng những cơn quăng quật triền miên của sóng và nắng rát bỏng trên đầu. Cả không gian giờ chỉ còn tiếng máy giòn tan hòa trong tiếng gió, tiếng sóng biển ì oạp bên mạn gỗ. Thuyền về trong ánh vàng xuộm của hoàng hôn và cập bờ cát trong lấp lánh ánh đèn. Tạm biệt lão ngư nhiệt tình và tốt bụng, tạm biệt làng chài thân quen. Tạm biệt cái mênh mông hiền hòa nhưng đang chất chứa những vết thương đau buốt lòng. Tạm biệt biển khơi thương nhớ.

T.T.H

 

 

 

 

 


_________________________________________________
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 302, tháng 11 năm 2019
Ngày cập nhật: 20/11/2019
Bài cùng chuyên mục
Thầy...
Gia tài của Kôn Pruôi...
Mùa cá rải đồng bãi Diên Sanh...
Dân giàu thì đảo mạnh...
Trên giá sách Cửa Việt
Tranh & Ảnh Nghệ thuật
Thống kê
Bài đăng : 11036
Người online: 25
Truy cập trong ngày: 170
Lượt truy cập
Quảng cáo
Giới thiệu Tạp chí số mới
Số 302 (11 - 2019)
Giới thiệu | Liên hệ đặt báo | Thông tin nội bộ | Hộp thư Tòa soạn
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP TẠP CHÍ CỬA VIỆT
Giấy phép số 183/GP-TTĐT do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cấp ngày 12 tháng 7 năm 2018
Tổng biên tập: HỒ THỊ LIÊN
Tòa soạn và Trị sự: Số 128 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị • E-mail: tapchicuaviet@gmail.com • Điện thoại: 0233.3852458
Copyright © 2008 http://www.tapchicuaviet.com.vn - Thiết kế: Hồ Thanh Thọ • wWw.htt383.com