Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Để báo chí văn nghệ đảm báo tính chuyên nghiệp, luôn hay và đẹp

  (NHÌN LẠI BÁO CHÍ VĂN NGHỆ KHỐI LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM, NĂM 2014)

 
PGS. TS. NGUYỄN NGỌC THIỆN
TỔNG BIÊN TẬP
TẠP CHÍ DIỄN ĐÀN VĂN  NGHỆ VIỆT NAM
 
 
PSG TS Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu tại Hội thảo tạp chí văn nghệ Bắc miền Trung (Thanh Hóa - 2015)
 
I. Về ưu điểm
Trước hết tôi tán thành với Dự thảo Báo cáo của Đoàn Chủ tịch về công tác VHNT năm 2014, trong đó có những hoạt động liên quan đến báo chí. Báo chí văn nghệ của các Hội TƯ và địa phương năm qua đã cố gắng góp phần:
1. Có tiếng nói cập nhật, kịp thời về các vấn đề chính trị - xã hội nóng bỏng thể hiện chỗ đứng chính danh của văn nghệ sĩ - những nhà hoạt động VHNT không tách rời khỏi bối cảnh đời sống chính trị - xã hội đương thời của đất nước, của thế giới cùng là vị trí của Hội VHNT xét ở phương diện tư cách chính trị - xã hội. Đó là các vấn đề:
- Bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh hải ở Biển Đông, phản đối hành động vi phạm ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển chủ quyền Việt Nam.
- Xác định trách nhiệm to lớn của VHNT đối với xây dựng văn hóa mới, con người mới và kiến tạo đời sống tinh thần, nền tảng đạo đức của xã hội;
- Quán triệt học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
- Khẳng định chính nghĩa và thắng lợi to lớn của chiến tranh cách mạng bảo vệ Tổ quốc và giải phóng đất nước qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cùng là vai trò quan trọng của lực lượng vũ trang nhân dân trong 70 năm qua, ý nghĩa dân tộc và thời đại của chiến thắng Điện Biên Phủ oanh liệt cách nay 60 năm.
Trước các sự kiện chính trị - xã hội nói trên của năm 2014, báo chí văn nghệ đã kịp thời bám sát, vào cuộc, có tiếng nói chính luận, bài vở, tác phẩm thuộc các thể loại, bày tỏ sự hưởng ứng của văn nghệ sĩ - những công dân chân chính, yêu nước đối với các chính sách, chủ trương, đường lối đối ngoại và đối nội của Đảng, Nhà nước, sự nhất trí với sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam.
2. Về phương diện sự nghiệp, báo chí văn nghệ thuộc các loại báo chí chuyên ngành đặc thù của các Hội đã góp phần quảng bá rộng rãi các thành tựu sáng tác, công trình nghiên cứu, sưu tầm, lý luận - phê bình của văn nghệ sĩ các chuyên ngành, cho thấy một phần kết quả có chọn lọc, phản ánh nỗ lực sáng tạo bởi tài năng và tâm huyết của đông đảo các thế hệ văn nghệ sĩ, cần trân trọng lưu giữ, đến được với công chúng tiếp nhận.
3. Phần lớn các báo chí văn nghệ đã duy trì đều đặn chuyên mục: Nghiên cứu - lý luận; Trao đổi - phê bình và Văn nghệ nước ngoài. Qua đó báo chí đã tích cực tham gia đấu tranh, trao đổi đối thoại với những quan điểm hữu khuynh, sai trái của những người đề xướng và ghi tên thành lập cái gọi là “Văn đoàn Việt Nam độc lập”, “Hội Nhà báo độc lập” tiếp tục phê phán sự phản văn hóa, ngụy học thuật của Luận văn thạc sĩ Đỗ Thị Thoan/ Nhã Thuyên, tán thành sự thu hồi văn bằng đã cấp cho học viên này; phê phán sự khôi phục vị trí của các tác giả văn học công khai ở đô thị miền Nam 1954 - 1975 từng bộc lộ tư tưởng thù địch cách mạng, không tán thành đấu tranh thống nhất đất nước (trường hợp Võ Phiên, Du Tử Lê)
Đồng thời một số báo chí đã chú trọng đăng các tiểu luận, phê bình, ý kiến trao đổi của các nhà nghiên cứu lý luận, phê bình, văn nghệ sĩ bàn về một số vấn đề bức xúc đặt ra từ thực tiễn sáng tạo, tiếp nhận VHNT đương thời, về những cái mới trong sinh hoạt văn nghệ đất nước hiện diện qua các gương mặt văn nghệ sĩ trẻ và tác phẩm mới mẻ, qua các công trình, lý thuyết - văn nghệ nước ngoài được thế giới đề cập mà ta cần dịch tham khảo để mở rộng tầm nhìn, so sánh và đối thoại dân chủ, hội nhập.
4. Về việc xuất bản và phát hành báo chí văn nghệ
Mặc dầu kinh phí dành cho báo chí ở một số Hội không còn được duy trì như những năm trước, nhưng các Hội này vẫn cố gắng đảm bảo, tạp chí ra đều kỳ, dù phải tái cấu trúc tổ hợp cơ quan báo chí (tạp chí Nhà văn và tác phẩm) dù phải gộp số (2 tháng/1 kỳ) hoặc giảm số lượng trang của mỗi kỳ (Sông Châu, Non nước Cao Bằng)
Không có tình trạng báo chí phải tạm ngừng xuất bản do để xảy ra thiếu sót lớn, phải chấn chỉnh lại bộ máy tổ chức và quy chế làm việc như hiện tượng đã xảy ra bên ngành xuất bản sách.
Trong khi đó, một số báo chí do được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền UBND tỉnh, thành phố đã tăng kỳ ra báo (Văn nghệ Thái Nguyên từ 1 tháng/ 2 kỳ thành tuần báo, 12 trang khổ lớn), tăng trang (Suối Reo, Người Kinh Bắc), tăng nhuận bút (Văn nghệ Ninh Bình, Văn nghệ Yên Bái)
5. Về phương diện ấn loát, mỹ thuật báo chí
- Nhiều báo, tạp chí đã chú ý thay đổi khuôn khổ tạp chí cho phù hợp khi lưu hành, thay đổi trang bìa với măng séc mới, logo mới, có đầy đủ các thông tin về thâm niên báo, số thứ tự của kỳ báo, báo ra vào tháng mấy của năm…
- Trang bìa 1 (màu) thường chọn đăng 1 ảnh hoặc 1 tranh của văn nghệ sỹ địa phương với khổ cỡ 13 x 18cm, lưu ý các chủ đề chính của số báo đó. Các trang bìa khác 2, 3, 4 in màu ưu tiên giới thiệu tranh, ảnh, nhạc phẩm của văn nghệ sĩ địa phương thuộc chuyên ngành (của một hay nhóm tác giả của thể loại). Với văn nghệ sĩ thành danh được ưu tiên giới thiệu trọn vẹn 1 trang: như trang bìa 2 của Sông Hương lần lượt giới thiệu tác phẩm của từng họa sĩ địa phương với lời bình nhận xét ngắn gọn; như chuyên trang sáng tác văn học của Tạp chí một số Hội thường giới thiệu chùm thơ của một tác giả.
- Đặc biệt về việc misse các trang ruột (1 màu hoặc 2 màu) cũng được một số Tạp chí lưu tâm: chia cột cho trang phù hợp với trình bày văn bản tác phẩm; chọn lựa các co chữ, kiểu chữ, khi trình bày tên chuyên mục, tên tác giả, tên tít bài và tiểu mục sao cho thống nhất, không trình bày theo kiểu hàng xén, tùy tiện theo thói quen của người đánh máy non tay nghề. Cá biệt có một số báo, tạp chí mạnh dạn thực hiện tất cả các tít bài trong số báo, tạp chí đều chọn các kiểu font chữ loại in thường (có phân biệt chữ thường và chữ viết hoa trong tít bài) làm như vậy sẽ đảm bảo sự thông tin chính xác nghĩa của từng từ của tít bài (các báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Văn nghệ Thái Nguyên, các tạp chí: Nhà văn và tác phẩm, Cửa Biển, Non Nước, Đất Quảng, Văn nghệ Bình Định, Văn nghệ Hàm Luông, Thất Sơn, Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam…).
- ở trang Mục lục các tạp chí hoặc trang 1 các tờ báo, việc ghi số trang tương ứng với tên bài của tác giả đã được chú ý đảm bảo, tiện cho việc tra cứu khi tìm đọc của người đọc. ở các trang ruột khác đã chú ý ghi tên các chuyên mục (thay đổi qua các trang), tên báo, số thứ tự và kỳ ra báo thứ mấy năm nào.
- Nhìn chung ảnh chụp các tác phẩm thuộc các loại hình nghệ thuật không gian, thời gian hay sự biểu diễn các tác phẩm ấy (múa, điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật, âm nhạc, kiến trúc) đều được thực hiện bởi các tay máy chuyên nghiệp, ảnh đảm bảo nét, đẹp, truyền cảm… Đặc biệt Tạp chí Nhiếp ảnh, Kiến trúc có nhiều ảnh thể hiện trình độ tay nghề vững vàng, xuất sắc.
Những đổi mới liệt kê ở trên, có người xem là nhỏ mọn, nhưng tôi nghĩ đây lại là những chi tiết theo góc nhìn nghệ thuật tạo hình, cho thấy báo chí chúng ta đang từng ngày vươn lên để trở thành những ấn phẩm chuyên nghiệp, hoàn hảo, đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia về biên tập và trình bày đồng thời cả về nội dung cả về mỹ thuật. Vấn đề ở đây không phải là đổi mới về hình thức thuần túy là “vẽ chuyện”. Hình thức giờ đây được xem trọng, vì theo quan niệm hiện đại, hình thức này đã chứa đựng nội dung ở bên trong, còn gọi là hình thức có tính nội dung hay nói cách khác không thể xem nhẹ mặt nghĩa, nội dung của hình thức ấn phẩm báo chí.
Bởi vậy, chúng tôi vui mừng ghi nhận những thành tựu, ưu điểm và đổi mới từng bước trong trình bày nội dung và mỹ thuật của báo chí năm 2014 vừa qua, thể hiện sự nỗ lực bền bỉ của những người làm báo văn nghệ trong khối Liên hiệp.
II. Một số góp ý, kiến nghị để nâng cao tính chuyên nghiệp, tính thẩm mỹ của báo chí văn nghệ.
1. Căn cứ vào Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đảng lần thứ 10 (khóa XI) vừa qua về Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, chúng ta cần rà soát lại tổ chức, bộ máy nhân sự; quản lý chặt chẽ có kiểm tra thường xuyên phương thức hoạt động của các cơ quan báo chí văn nghệ (báo in, báo điện tử), xây dựng những cơ quan báo chí chủ lực đa phương tiện làm nòng cốt trong toàn khối Liên hiệp
Phù hợp với chủ trương cải cách hành chính, tinh giản biên chế của Nhà nước, chúng ta cần lựa chọn đội ngũ cán bộ làm báo theo tinh thần “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, trong đó những cương vị then chốt như: Tổng Biên tập, Trưởng Ban biên tập, Thư ký tòa soạn, người phụ trách kỹ thuật vi tính, mỹ thuật… cần là những người tâm huyết với nghề, có trình độ tay nghề chuyên nghiệp cao. Từng người, trên cương vị đảm nhiệm, phải gắng sức hoàn thành nhiệm vụ được giao phó, xem làm báo cũng nhằm thực hiện kế sách “mưu phạt tâm công” như Nguyễn Trãi đã thi hành, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nội dung và trình độ thẩm mỹ mà người đọc, người xem đòi hỏi.
Sớm chấm dứt tình trạng làm báo văn nghệ kiêm nhiệm tay ngang, miễn cưỡng, khi năng lực chuyên môn còn yếu lại tắc trách, tự thị, không tận tụy hết mình vì sứ mệnh của báo chí, sự tiếp nhận đòi hỏi ngày càng cao của người đọc. Theo thiển nghĩ của tôi, sự hiện diện tác phẩm của văn nghệ sĩ trên mặt báo phải là những hàng hóa tinh thần chính hiệu chứ không phải hàng chợ, trôi nổi và nghề báo không phải là cái cần câu cơm thực dụng chỉ nhằm mục đích thương mại (!)
2. Thực hiện đồng bộ tất cả các khâu của trình bày ấn phẩm báo chí sao cho chuẩn mực, chuyên nghiệp, tinh tế, hài hòa, vừa đủ độ chín, không thiếu không thừa. Mỗi báo, tạp chí cần phấn đấu hình thành bản sắc và “gu” thẩm mỹ, sở trường về nội dung bài vở, để người đọc khi cầm trên tay tờ báo, tạp chí bất kỳ nhận ra ngay “bản lai diện mục” của ấn phẩm đó thuộc Hội nào, do Tòa soạn gồm những cán bộ chủ chốt nào điều hành và thực thi
3. Một số thiếu sót, “hạt sạn” cần sửa ngay, vì đó là những lỗi thuộc loại “không sạch nước cản” về nghề nghiệp, chỉ cần lưu ý và tỉ mỉ, chịu khó là khắc phục được:
a. Để lỗi chính tả trong bài vở, do biên tập không phát hiện mà sửa lại lỗi của bản gốc, không chịu tra Từ điển chính tả để chỉnh sửa lỗi khi bài lên khuôn in (lỗi phụ âm đầu, phụ âm cuối của từ, viết hoa hay không, in nghiêng hay in thường, sử dụng các ký tự dấu…)
b. Một số báo chí ẩu trong soạn mục lục, phản ánh không đầy đủ tùy tiện sự hiện diện các loại hình bài vở, không có số trang tương ứng với tên bài và tác giả của nó, khiến độc giả phải mò mẫm tra cứu rất lâu khi tìm đọc từng bài.
c. Chưa coi trọng thông tin trong các chú thích ảnh, tranh, bài nghiên cứu - lý luận phê bình, tin tức - hoạt động.
Chú thích còn rườm rà, thừa hoặc thiếu, chẳng hạn về tranh không có các thông tin về chất liệu của tranh, kích thước và năm sáng tác.
Chú thích cần sử dụng loại chữ in thường phù hợp, đúng vị trí, có hướng dẫn chiều đọc tương ứng với tranh, ảnh hoặc mã số thứ tự của tranh, ảnh
Một số tin tức viết vội vàng, không rành rẽ nghiệp vụ báo chí, hoặc cộc lốc hoặc dài dòng lê thê, lan man.
d. Chăm sóc hơn nữa khi misse các trang ruột đề bài vừa vặn với trang hoặc cột của trang, không để tình trạng phải đọc tiếp phần cuối của bài ở trang khác không liền kề.
Mỗi trang ruột đều phải có thông tin đầy đủ ở vị trí quy định về tên chuyên mục, tên báo, tạp chí, số thứ tự xuất bản, kỳ ra tháng nào của năm
Không thể để trang ruột của tạp chí trong suốt cả năm, suốt nhiều năm, trang nào cũng chỉ trơ trọi mỗi trên của báo, tạp chí mà thôi, không phân biệt được chính xác thời gian xuất bản của số tạp chí, báo đó
e. Chọn font chữ, co chữ báo ổn định khi sử dụng, mời họa sĩ vẽ tranh minh họa có tài để hình thành dấu ấn phong cách riêng của báo, tạp chí khi thể hiện các loại bài vở.
g. Cần đăng Thể lệ gửi bài để cộng tác viên đáp ứng theo các quy định của Tạp chí, phù hợp với các chuẩn mực quốc gia hiện hành đối với báo chí in. Đối với các Chú thích trong các bài nghiên cứu, phê bình lý luận, cần thực hiện công phu theo các quy định Nhà nước áp dụng khi trình bày một văn bản khoa học và nghệ thuật.
Không nhận các tranh, ảnh, nhạc được photocopy để in lại trên báo chí mà yêu cầu tác giả phải gửi ảnh thật + file điện tử của anh, tranh, bản nhạc để Tạp chí đưa in đạt chuẩn kỹ thuật đòi hỏi….
III. Kết luận
Vui mừng vì sự tiến bộ và những chuyển động tích cực trong hoạt động của báo chí năm qua, tôi mạnh dạn góp ý và kiến nghị như trên, nhằm khắc phục tình trạng còn nghiệp dư của một số ấn phẩm báo chí, như Báo cáo của Đoàn Chủ tịch Liên hiệp đã chỉ ra; thể hiện sự quý trọng văn nghệ sĩ đã tin cậy gửi gắm bài vở, tôn trọng người đọc khi tiếp nhận tác phẩm VHNT qua văn bản chỉ gồm có chữ và hình chụp, hình vẽ.
Mong báo chí văn nghệ được sự quan tâm của Nhà nước (qua Dự án hỗ trợ kinh phí báo chí văn nghệ cho các Hội giai đoạn 2016 - 2020 sẽ trình Chính phủ phê duyệt), được lãnh đạo Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, các Hội chủ quản quan tâm lãnh đạo sát sao, báo chí văn nghệ sẽ thêm nhiều thương hiệu “đứng” trong lòng người đọc, thêm nhiều sự kiện lớn, đáng kể với ấn tượng tốt đẹp mà báo chí sẽ đạt được, lưu lại khó phai mờ trong tâm trí người đọc qua thử thách của thời gian.
                                                                                                        N.N.T
Nguyễn Ngọc Thiện
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 250

Mới nhất

Bộ từ điển bỏ lại giữa rừng sâu

4 Giờ trước

Sau hiệp định Pari, 27/1/1973, chiến tranh tạm dừng, đại đội tôi đóng quân giữa bãi cát Lệ Xuyên, huyện

Đi tìm cỏ

4 Giờ trước

Nhiều lúc ngồi thẫn thờ nhìn đàn trâu bò gặm cỏ dọc triền đê chợt giật mình: Cỏ quê

Chị ấy…

4 Giờ trước

Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế tổ chức một chuyến đi thực tế dài ngày tại Tổng Công

Pa Ling mùa mưa

4 Giờ trước

Tháng 11, dưới cơn mưa rừng tầm tã, chúng tôi tìm về thôn Pa Ling, xã A Vao, huyện Đakrông,

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground