Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Báo động phía... rừng

Phải năm đại hạn chói chang, đốt cháy ruột đất như năm nay mới thấy cái sự vừa cần thiết vừa bất cập ở các công trình thủy nông. Cũng như những thử thách cam go đến xây xẩm mặt mày của người nông dân trước một vấn đề muôn thuở - chuyện nước bạc đến cơm vàng!

Cả nước hạn hán, nhưng lúc này đây Quảng Trị mới là điểm nóng của cơn đại hạn. Bây giờ thì không thể nói “ảnh hưởng đến sản xuất đời sống” nữa mà là đại họa, họa vô đơn chí. Bởi rằng thiệt hại đã quá nghiêm trọng, nghiêm đến mức chưa có thể kể hết ra ngay những hậu quả vừa cập nhật vừa dai dẳng. Ai dám chắc nông dân Quảng Trị không “phủi tay” trước vụ sản xuất hè thu này, nếu như hạn hán còn kéo dài thêm mười đến mười lăm ngày nữa? Tuần qua, đây đó có xuất hiện vài cơn mưa bóng mây, những tưởng ông trời đã thấu hiểu cho tiếng kêu “ông cậu”, ai ngờ đó cũng chỉ là trò đùa chơi của Thượng đế với nông dân Quảng Trị mà thôi!

Nhưng hẳng chớ vội phàn nàn: trước mắt ta quá hẹp. Phải chi con người chung sống với nhau đâu mà ngay cả với thiên nhiên cha ông ta có đạo lý - rằng qua hoạn nạn mới tượng tận lòng nhau. Cứ lùi lại một bước, sẽ thấy rộng rãi ngay. Ở cơn đại hạn lịch sử này, chí ít nó cũng gợi ra những vấn đề cần tháo gỡ. Một khi chúng ta đang cần một sự phát triển ổn định và bền vững.

...PHÍA NÓC NHÀ TRƯỜNG SƠN

Người ta rất dễ “phán", quy tội ngay cho thủ phạm El  Ninô khi gặp hạn hán. Đâu đó nước biển quanh vòng xích đạo phía Đông giữa Thái Bình Dương nóng lên, thời tiết đảo lộn khắp toàn cầu. Người ta la toáng lên: “Cả thế giới đang thời kỳ bị El Ninô chi phối. Trái đất nóng dần lên... ”Ám ảnh trở thành nỗi lo của nhiều quốc gia cũng chí phải. Tôi không hoàn toàn tin như vậy và cũng không kết luận như vậy trước những cơn đại hạn như thế này. Hiện tượng El Ninô bắt đầu tác động vào Việt Nam kể từ tháng 4.1997. Trong khi báo động từ phía nóc nhà Trường Sơn kia, khẩn cấp, đã vài ba thập niên trở lại đây.

Hình dung ra sẽ thấy dãy Trường Sơn từ Tây Bắc đến Tây Nguyên là nóc, “đòn đông” của ngôi nhà dài đất nước mà mái là những thảm rừng đại ngàn. Nơi ấy đầu nguồn của biết bao nhiêu nhà máy thủy điện lớn bé, bao nhiêu hồ nước trung - đại thủy nông. Có rừng thì mới có nước. Giữ được rừng mới giữ được nước. Rừng được xem như cái máy điều hòa nhiệt độ hoàn hảo, khổng lồ; là lá phổi xanh cân bằng khí hậu, môi trường sinh thái. Ai trong chúng ta cũng biết, ấy mà rừng vẫn bị tấn công từ mọi phía, bị tàn phá một cách khốc liệt. Rừng trơ xương ra bởi chất độc hoá học trong chiến tranh đã đành nhưng đáng trách hơn là cả nước ồ ạt khai thác những năm 90 trở về trước. Rừng bị phá đi để canh tác, hạn hán cháy rừng triền miên... Vì thế chỉ cần một cơn “nhức đầu sổ mũi” đến với rừng, nó cũng đủ làm cho cả nước quan ngại.

Bề ngoài Trường Sơn có vẻ bề thế, cường tráng bền vững nhưng bên trong ai biết nó đang rỗng ruột dần. Rừng vẫn tiếp tục bị thu hẹp, sông suối không chỉ cạn mà còn kiệt, mực nước ngầm tụt hẳn. Điều ấy báo động trước cho sự tồn vong hàng loạt các công trình thủy điện, thủy nông trên cả nước, Trong đó có hàng trăm công trình thủy lợi ở Quảng Trị bao gồm hồ chứa, trạm bơm, đập dâng.

Không dột từ nóc, báo động không phải từ rừng từ đầu nguồn thì ông Văn Viết Hóa (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị) đã không tuyên bố hùng hồn trên mặt báo (một trong những quy định bắt buộc) phải “giữ vốn rừng và phát triến vốn rừng. Tình trạng phá rừng bừa bãi và nạn cháy rừng liên miên đã tăng thêm mức độ nắng hạn”. Hơn thế nữa ông còn giải thích: “Hồ La Ngà tích không đủ nước, khô hạn trước tiên, là một minh chứng do mất rừng đầu nguồn...”

Ở NHỮNG CÔNG TRÌNH THỦY NÔNG TRỌNG ĐIỂM.

20 năm qua, công trình Thủy nông Nam Thạch Hãn tưởng đã suôn sẻ, mát ngói tưới tắm an toàn cho đồng lúa hai huyện Triệu Phong, Hải Lăng. Chỉ khi rừng “ấm đầu”, ở công trình này mới vỡ òa, phô phang ra nhiều sự cố bất ổn. Lưu vực sông Thạch Hãn thuộc chế độ khí hậu Bắc Trường Sơn. Mùa mưa ngắn, thường bắt đầu từ tháng 8-9 và kết thúc vào tháng 11. Trong khi mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8. Vào vụ Đông Xuân 97-98 lượng mưa thiếu hụt 600 ly, các hồ chứa nước chỉ tích được từ 4-80%. Cuối năm 1997, công cuộc chống hạn đã được tỉnh chủ động đặt ra với chủ trương ưu tiên nước cho vụ sản xuất Đông Xuân đồng thời tiết kiệm nước cho vụ Hè Thu. Tháng 5 năm nay đã có tiểu mãn, lượng mưa khá lớn. Trên đồng ruộng có nước, diện tích gieo cấy toàn tỉnh lên đến 16 ngàn ha lúa nước. Vậy nhưng thiếu đi các hồ chứa ở thượng nguồn - hệ thống thủy lợi liên hoàn gồm hồ Đakrông, Ba Lòng và đặc biệt Rào Quán - điều tiết, bổ sung nước trong mùa cạn kiệt thì lưu lượng cơ bản của sông Thạch Hãn trên thực tế không đủ năng lực để tưới chống hạn. Chúng ta đều biết, tháng 6 hàng năm ở Quảng Trị thường có tiểu mãn nhưng cũng tương ứng với những tháng có nhiệt độ cao nhất (39,8 độ C) và tốc độ gió Tây Nam khô nóng thối mạnh nhất (đạt tới cấp 7: 20m/s). Nắng nóng bốc hơi mạnh, chỉ trong vòng tháng 6-7 mọi hồ đập, sông suối cạn kiệt đi nhanh chóng. Cuối tháng 7, toàn tỉnh đã mất đi 50% diện tích lúa nước. Cao trình hồ chứa Nam Thạch Hãn dâng lúc bình thường từ 20,5m đã tụt hẳn xuống cao trình đáy +5m... Thật là một bất lợi lớn cho người nông dân ở hai vựa lúa phía Nam. Nước - thay vì bạn nay là kẻ tử nhà. Họ phải chiến đấu với từng vũng nước ao hồ cuối cùng để giành giật lại từng vạt lúa ngậm đồng đang tuột dần ra khỏi bàn tay. Và khi chứng kiến cái cảnh người dân Triệu Phước bơm nước từ giếng nhà ra những đám ruộng trước mặt cứu lúa thì nước - “kẻ thù bốc hơi” ấy cũng như người nông dân chẳng còn gì để mất nữa cả!

Cống đập Việt Yên ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu thoát chống ngập úng đang gấp rút kết thúc giai đoạn I trước mùa mưa lũ; tạo nguồn nước cho các trạm bơm đã xây dựng tưới tắm cho 1.000 ha ruộng đất 2 vụ vào đầu năm 2000 - nhưng còn đó đầu nguồn: Đakrông, Ba Lòng, Rào Quán, một hệ thống thủy lợi liên hoàn của Nam Thạch Hãn chưa có kế hoạch khởi công xây dựng thì... người dân vẫn chưa yên ổn với chuyện nước bạc, cơm vàng.

Ngược ra phía Bắc, chúng tôi tìm đến một công trình từng được mệnh danh là đại thủy nông La Ngà. Thấy gì ở công trình thủy nông trọng điểm phía Bắc này? Phần thế kỷ này từ khi đưa La Ngà vào sử dụng, nghĩa là trước khi chúng ta kịp biết đến hiện tượng E1 Ninô trên 20 năm, La Ngà nay mới có dịp trơ lòng hồ ra, nứt nẻ. Dung tích ứng với mực nước dâng lúc bình thường chứa đến 36 triệu mét khối nước nay còn ít nước đọng thành vũng không quá 1 triệu mét khối. La Ngà tưới táp cho 720 ha ruộng lúa trong vụ Hè Thu này thì nay đã có 520 ha lúa bị hạn nặng, 410 ha lúa đang chết đứng. Nhằm cứu hạn cho diện tích lúa ít ỏi còn lại kia, với phương châm “còn nước còn tát”, người của thủy Nông La Ngà đang nạo vét lòng hồ, tận dụng bơm tát. Nhưng xem ra chẳng thấm tháp gì. Vùng lúa trọng điểm do công trình thủy nông trọng điểm như La Ngà đảm nhiệm, bí nước đến nỗi ấy rồi thì tổng thể 1.400 ha lúa, gần 300 ha hoa màu toàn huyện Vĩnh Linh ở vụ Hè Thu này coi như cũng cùng chung số phận, mất trắng.

Hạn hán vẫn đang tiếp tục hoành hoành ở huyện phía Bắc. Từ trong lòng đất nước cạn kiệt dần, hầu hết vườn cây của hộ gia đình không còn độ ẩm, cây héo lá dần. Tiêu là loại cây có giá trị hàng hóa cao đang bị chết cháy hàng loạt. Mức thiệt hại dần nhích gần lên đến đỉnh điểm. Nhân dân khắp các vùng đào sâu giếng thêm nhiều lần lấy nước sinh hoạt, nhưng mọi cố gắng đều không hiệu quả. Mực nước ngầm tụt từ 2-3 m. Nhiều xóm dân ở Vĩnh Nam, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hiền, Vĩnh Kim... phải đi lấy nước sinh hoạt xa hằng cây số. Dịch sốt, lỵ, thương hàn xuất hiện...

Người nông dân Vĩnh Linh gần như chẳng có gì để mất thêm, có chăng chỉ mỗi việc “gánh cực mà đổ lên non” nữa thôi. Thế nhưng chỉ nhìn lên đến đầu non, cũng đã đủ cho họ xây xẩm mặt mày rồi!

NƯỚC CHO VỪNG ĐẤT KHÁT

Còn nhớ vào những năm 60, hàng ngàn công nông binh, học sinh trí thức cả huyện Vĩnh Linh ròng rã trong hai năm trời mới thông được con kênh dài hơn 30 km dẫn nước từ Bàu Dum ngoài Lệ Thủy về tưới tắm cho cánh đồng Hồ Xá. Cùng với Bàu Dum, Lai Bình nay thêm Bảo Đài tạo nên một cụm thủy lợi liên hoàn

Bảo Đài khởi công ngày 6.9.1996. Vừa vặn 18 tháng sau, ba đơn vị thi công (Công ty xây dựng Thủy Lợi 26 của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Công ty xây dựng Thủy Lợi 27 và công ty xây dựng Thủy Lợi I Quảng Trị), tập trung chặn dòng ngày 12.2.98. Nhìn những chiếc máv xúc làm việc tít mù, những đoàn nhà xe ben ầm ầm chuyển đất, những chiếc máy ủi thoăn thoắt tiến lùi lùa đất chặn đứng con nước cuối mùa... tất cả sao mà gần gũi, thân thương và trọng đại. Niềm vui như được dâng lên cùng con nước.

Một khối lượng công việc khổng lồ đến nay căn bản đã hoàn tất. Đào 199 ngàn m3 và đắp 355 ngàn m3. Đập chính dài 1.090 mét cao 21,7m. Tràn xả lũ xây bằng bê tông cốt thép rộng 7m dài 17m đóng mở bằng van cung, lưu lượng xả lũ qua tràn 100m3/s. Trên một diện tích mặt nước hồ ở mức bình thường tương ứng với 542 ha và dung tích 25,5 triệu khối nước, cao trình 19,65m. Hệ thống kênh chính dài 15,136km, kênh cấp Một 20,22km và kênh cấp Hai và Ba 43,51 km. Trên toàn bộ hệ thống kênh mương có 302 cống tưới tiêu. Tất cả những công việc trên đều được thi công bằng cơ giới. Tổng số vốn đầu tư xấp xỉ 45 tỉ đồng, trong đó có vốn Trung ương 40 tỉ. Nhìn vào số vốn đầu tư cũng đủ cho nhân dân biết ơn sự quan tâm của Đảng và Chính phủ. Chẳng còn bao lâu nữa, dòng nước mát từ Bảo Đài sẽ đổ về tắm táp cho cánh đồng bảy xã: Vĩnh Chấp, Vĩnh Nam, Vĩnh Hiền, Vĩnh Hòa, Vĩnh Thành, Vĩnh Giang và thị trấn Hồ Xá. Xóa đi cái cảnh “phơi rơm đầu vụ”, bỏ đi cái mô hình “một vụ lúa, một vụ đậu xanh...” Ôi giấc mơ nước đến với mùa màng, nước về để làm mùa hai vụ, khát vọng bao đời này ở vùng đất khát đã đang trở thành hiện thực.

* * *

Phải cái năm đại hạn như năm nay chúng ta mới ngửa mặt lên đầu non để nhận biết những tín hiệu báo động từ phía Rừng. Quê hương, nơi hạn hán chưa qua lũ lụt đã ầm ào đến, cũng nhận lấy từ phía Rừng. Sẻ chia với triệu triệu nông dân ở dãi đất miền Trung "nghèo lắm ai ơi!" này cũng như những gian lao vất vả của ngành Thủy Lợi. Trước mắt họ hàng trăm công trình thủy lợi hiện có trên địa bàn cần phải nâng cấp. Bảo đảm được nước cho sản xuất và dự trử nước cho đời sống dân sinh còn là bài toán hiểm hóc, nan giải. Nhưng biết làm sao được, một khi chúng ta đang cần mội sự phát triển ổn định và bền vững, không chỉ biết chung sống với hạn hán, lũ lụt mà phải biết tự điều chỉnh, hoàn thiện môi trường sinh thái.

                                                                                    Tháng 8.1998

                                                                                             Y.T

Y Thi
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 48 tháng 09/1998

Mới nhất

Thành phố Đông Hà sôi nổi giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

3 Giờ trước

TCCVO - Sáng 5/2/2025, thành phố Đông Hà tổ chức giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Giải đấu thu hút gần 150 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 9 phường trên địa bàn thành phố.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

6 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground