Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bên bến bờ thời gian

T

ôi cứ ám anh mãi bởi những dòng sông. Những dòng sông nghèo Việt Nam chắt chiu từng hạt phù sa rút từ đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ bồi đắp nên những bãi bờ ngô non. Những dòng sông trên trái đất tôi đã biết qua bài học địa lý. Rồi chẳng hiểu tại sao, tôi yêu những dòng sông ấy. Dòng sông tôi đã uống, dòng sông tôi đã tắm, đã thả trôi những con thuyền giấy. Nhưng cũng có dòng sông chỉ về trong những giấc mơ.

Trong những giấc mơ, tôi thấy dòng sông chảy vào khúc quanh lượn vòng duyên dáng như eo lưng người con gái, thấy trong mịt mù mưa bụi trắng xóa sông hiện về một dáng vóc trầm mặc, vừa trẻ thơ vừa già cỗi. Dáng vóc của Thời gian...

                                                                           ***

Mấy ngàn năm, mấy triệu năm qua, nhân loại với tầng tầng lớp lớp số phận trôi chảy trong những dòng lịch sử trầm mặc ăm ắp cuồn cuộn.

Tôi nghĩ lịch sử cũng như sông, khi ào ạt tung qua ghềnh thác, khi dịu dàng giữa thảo nguyên xanh rờn. Rồi ở những khúc quanh lượn vòng duyên dáng của mình, nhân loại dừng lại đễ mà suy ngẫm mà ngước mắt lên những vì sao...

                                                                          ***

Đã từng như vậy... Nhân loại từng hướng theo gót kỵ binh bách chiến của Napoleon, thấp thỏm lo âu cho vận mệnh những dân tộc vùng Tiểu Á. Đoàn binh hùng dũng của Napoleon đã phải dừng lại trước những Kim Tự Tháp chứa trong lòng lịch sử mười mấy ngàn năm, và những sa mạc cát trắng bao la, chỉ có bước chân lạc đà mới vượt qua nổi.

Thế kỷ XX, nhân loại làm cuộc diễu binh vĩ đại, từ quảng trường ra thẳng chiến hào khi quân phát xít đã đến cách Matxcơva. Chưa đầy 20 km. Không thể lùi được nữa. Nhân loại chỉ còn cách tiến lên. Sau lưng là thành phố, là cánh đồng, là tiếng đàn Balalaica trong vắt... Là triệu triệu đôi mắt đang hướng về tiếng súng nổ trên chiến hào: "Quân ta đã tiến đến đâu?”. Và cuối cùng, vòng cung lửa Cuốcxcơ đã bị chọc thủng! Nhân loại ào ạt tiến theo bước Hồng quân...

Những ngôi sao chiều ấy mọc sớm hơn khi người lính đầu tiên từ Béclin trở về. Nhân loại thức một đêm, bên bờ sông Enbơ chảy mãi. Cái vực thẳm chiến tranh nhân loại đã bước qua.

                                                                             ***

Trên dải đất cong hình chữ S nước Việt ta, nhân loại đã từng dồn máu và nước mắt vào những đoàn quân áo vải, lưng đeo chiếc ba lô no tròn như trái đất, vai khoác khẩu súng AK bình dị, vượt qua dãy Trường Sơn... Rồi những đêm nhân loại xuống đường thì người thanh niên Mỹ đặt con gái ba tuổi trên vỉa hè "Êmili, con hãy về với mẹ!...", khi cô gái Pháp áp vòm ngực trẻ trung của mình trên đường ray xe lửa, ngăn không cho bọn thực dân chở súng sang Việt Nam, bên một nhân loại phẫn nộ, căm hờn...

“Đêm nay, người Việt Nam đã qua sông...”

Tôi cúi đầu bên dòng sông Hiền Lương, sông vẫn xanh như ngàn ngàn dòng sông khác, sao tôi vẫn thấy có điều chi ấp iu, yêu thương và khát cháy. Hơn hai mươi năm nhân loại dừng lại bên bến sông này. Bờ bên kia cánh cò trắng không bay, chúng lặn lội trên những cánh đồng dây thép gai và cát trắng. Gương mặt tôi nhòe giữa lòng sông, lẫn vào triệu triệu gương mặt khác...Sông vẫn chảy từ thuở Vô Thường. Bao kiếp người sinh ra rồi chết bên sông, nếu một mai đón thêm một hình hài là tôi nửa, thì sông vẫn xanh và vẫn chảy, vô thường.

“Con phải là Muối mới góp được người khác mặn”. Tôi là muối? Không. Tôi không là muối, tôi cần chi phải làm nhân loại mặn thêm, bởi nhân loại như đại dương bao đời nay vẫn thế,  vẫn mặn mòi, vẫn đêm ngày dâng thủy triều cho lũ dã tràng tiếc ngẩn ngơ... Tôi là ai? Tôi hỏi tôi hỏi đấng sinh thành ra tôi. Không ai nói một điều rõ ràng cụ thể. Ai cũng bảo tôi là một con người, thế mà đôi khi tôi hoài nghi điều đó. Bởi thấy mình nhiều khi xấu xa ích kỷ, thấy mình hèn hạ quá chừng...Rồi hoảng sợ bởi một điều mơ hồ không rõ, thấy mình là nô lệ chính mình, cứ lẩn quẩn trong những lòng trầm luân...

Những thế kỷ qua, nhân loại mãi mê theo những kỳ tích chinh phục thiên nhiên,

chinh phục chính mình. Khi Ácsimet chạy như điên ngoài phố "Ơrica. Tôi đã tìm ra rồi!", nhân loại biết để lẫn vàng và thau. Khi quả bom hiểm độc rơi xuống thành Hirosima, nhân loại biết đặt tay lên cây thánh giá xin tha tội cho những sinh linh lầm lân. Khi Gagarin bay qua mặt trời, nhân loại biết giới hạn vô cùng những vì tinh tú... Sẽ đến một ngày nhân loại mệt mỏi với những cuộc trường chinh ấy, sẽ dừng lại mà ngắm nghía chân dung mình: hình hài, trí óc, uẩn khúc, đơn đau và hy vọng?

Nhân loại sẽ buồn! Tôi tin là như thế, bởi một quảng dài đi qua, có những điều quan trọng đã trình quá tầm tay, không có gì níu giữ lại nổi...Nhưng không sao... Chao ôi! Tôi ước mong chi mau đến ngày đó, cái ngày nhân loại muộn phiền cúi mặt trên những dòng sông cuộn chảy...

Dòng Amazon hùng vỹ; Dòng Đanúyp xanh mơ; Dòng Mê Kông ngầu đỏ; Dòng Hoàng Hà thăm thẳm mông lung...

Nhân loại sẽ nhận ra dáng vóc mình, gầy guộc đôi vai trần, cho dù có được khuất lấp đi bởi bao phù phiếm khoa học và công nghệ, những gen vô tính, những hạch tâm lược và kỹ thuật số... sẽ thấy gương mặt mình nhiều âu lo và khắc khổ. Như đã từng như vậy thuở nguyên sơ thì nhân loại run run trên lòng bàn tay hòn than đỏ nhặt được từ những cánh tung sét cháy.

Mưa...Nhân loại từng ở trần tắm mưa thời nguyên thủy, xin hãy thêm một lần nữa trần truồng như con trẻ mà hồn nhiên chạy nhảy dưới mưa, để cảm thấy những làn nước mảnh như tơ xuyên suốt vào da thịt mình, để thấy cái Vô Thường nó lan tỏa, nó bao trùm cả ngàn, triệu năm. Thấy ký ức và tương lai, đớn đau và tuyệt vọng thấm vào từng mạch sống. Xin hãy thêm những đêm không ngủ thao thức với một điều bất chợt sắp xảy ra... cho dù chỉ là thao thức không thôi thì tôi cũng đã có quyền hy vọng vào một điều gì đó, như là niềm tin bé nhỏ của riêng tôi.

Ôi, tôi là ai mà nhân danh một nhân loại khác để phán xét nhân loại của chính mình? Có lẽ, bởi những kiếp người mà tôi biết, những vong hồn tôi đã gặp bên những nấm mồ trong những nghĩa trang bao la hun hút gió chiều cứ ám ảnh, ma mị tôi trong triền miên day dứt...

Tôi chẳng là ai giũa nhân loại bao la vĩ đại, những tôi thèm khát biết bao nhiêu quyền được làm chính con người mình. Để tôi yêu những gì tôi yêu, để tôi ghét những gì tôi ghét. Để mỗi sớm mai thúc dậy vẫn còn thấy tôi ở trong gương, là tôi...

Thật đáng sợ khi không nhận ra chính mình...

Xuân này, rồi xuân nữa là đã sang một kỷ nguyên mới. Nhân loại đang ở bên một Bờ - Thời – Gian, trước thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên và của chính

mình. “Tồn tại tay không tồn tại?". Những tưởng lời chàng hiệp sỹ Hăm-lét mấy

thế kỷ trước còn vọng lại đến hôm nay. Không còn giáo gươm, không còn vũ khí, nhân loại cho còn trái tim và khối óc. Chí còn bàn tay trần năm ngón, mười ngón tay tròn xoe như tia nắng Mặt trời. Xin hãy để Mặt trời thiêu đốt, để dòng thời gian ngừng chảy trên tay. Rồi soi mình vào đó, thấy dòng Amazôn vẫn muôn đời hùng vỹ, dòng Danuýp vẫn muôn đời xanh mơ, dòng Mê Kông vẫn muôn đời ngầu đỏ... Và trong đó có dòng Hiền Lương bé nhỏ, âm thầm...

Có khi nào nhân loại chợt hàng ngày nhận ra mình già quá hạn cái tuổi hai mươi? Khi những dòng sông ấy xô nước rào rạt, bên lở thì lở quá chừng, bên bồi thì bồi quá thể? Bờ sông lở năm nào còn thấy dáng cây ngô đồng già cỗi, đêm nước lên ngô đồng ngã gục, xác vật vờ trôi ra tận biển Dông. Bãi sông bồi bữa kia còn thoáng dáng nàng gánh muối, sáng nay thấy đã ươm lên một mệt dài rau cải xanh non...

Xuân này cây đào nhà tôi nở sớm hơn, thời gian đã bắt đầu gấp gáp. Một năm bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông hình như không còn 365 ngày nữa. Nhân loại đang sống trong một ngày có đàn chim trắng tay về từ phương Nam, tôi hỏi chim nơi miền đất xa xăm ấy có điều chi khác lại? Chim nói rằng nơi ấy có gió nhẹ hơn, nắng ấm hơn, mưa nhiều hơn và cây cỏ xanh hơn. Tôi lại hỏi chim trở về làm chi nơi miền nhiều cát, đất khô cần và những cánh đồng nút nẻ? Chim trả lời  rằng dễ dàng chi mà quên được cái tổ rơm trên chục ba gốc sim già...

Chao ôi, chỉ một điều giản dị vậy mà làm nên tập quán triệu năm của loài chim trắng di cư. Tôi thêm được như chim, bởi có lúc tôi cũng từng quên những điều giải dị nhưng là máu thịt của mình.

Xin hãy quay về như chim, xin hãy đặt bàn tay trần năm ngón gầy guộc của mình lên vách đá trong hang sâu, cầm lên những chiếc rìu, những mũi tên bằng đá của Mẹ, thấy cả một dòng thời gian mấy chục triệu năm trườn qua kẻ tay... Xin hãy ngồi mà tỉ mẫn với những hình người trên thạp đồng Đào Thịnh những hoa văn trên mặt Trống Đồng, nghe âm vang 4000 năm Trống dậy hồi chiến trận. Xin hãy quay về những điều đơn sơ giản dị như ngọn lửa, như vầng trăng, như suối như sông, như những chiếc lông chim gài ngạo nghễ trên đầu người Lạc Việt. Chiếc lông chim còn dính bùn đỏ sông Hồng, có ánh mặt trời chiếu rọi, bỗng hóa thành đôi cánh bay mãi vào mai sau...Trong một giấc mơ, tôi đã thấy như vậy...

Cứ một năm tôi dành ra một ngày, cứ mỗi hai mươi năm tôi dành ra một tuần không làm chi cả. Chờ ngồi suy ngẫm, đoán định và đợi chờ... tôi ngồi bên này bờ thời gian dõi mắt sang bờ bên kia chập chùng những trắc trở âu 10 và chờ hạnh phúc dâng tràn. Tôi ngồi bên bờò thời gian ngoái nhìn lại sau lưng thấy những dấu chân mình đã in hằn trên đất. Những dấu chân tôi lẫn vào dấu chân của bao nhiêu người khác vừa thân quen vừa xa lạ. Những dấu chân in chồng chéo lên nhau, xoắn xuýt và vô vọng. Những dấu chân hướng lên rừng, xuống biển; quay ra Bắc. vào Nam... Tôi ngồi vậy từ khi mặt trời lên cho đến khi mặt trời lặn, rồi đứng lên châm lửa cho một ngọn đèn. Xuân đã đến, lung linh trong ánh sáng vàng nhạt, thở một hơi khẽ khàng làm run rẩy bóng đen của chính tôi trên tường, trong nhập nhoạng hoàng hôn một ngày xuân đầu tiên.

Ngoài kia, sông Hiền Lương triều đang dâng lếnh loáng. Mưa trắng quá... Bác lái đò già bảo rằng tôi là một người may mắn, kịp sang chuyến cuối cùng. Tôi nhìn quanh bên vắng. Dòng sông thì cứ chảy, lòng sông này cũng đổ ra biển và cửa biển nào cũng nhìn ra đường chân trời... Một dòng sông tuổi hai mươi mang ký ức những máu và nước mắt, lẫn cùng  hào quang chiến công. Sông trầm tư và dịu dàng nông nổi và khờ dại, yêu thương và thù hận, lầm lỗi và vinh quang... Tất cả... dòng sông như có tôi... Dòng sông tôi từng thả trôi những con thuyền giấy ngày thơ xưa giờ trôi về đâu... về chân trời xa tít tắp. Xin gửi lại tuổi 20 tôi một đòng sông trẻ mãi, ắp đầy những giấc mơ. Xin cúi đầu vườn cánh tay gầy guộc mà nâng cả dòng sông đi. Sông trên vai, trên tay người đi mài... Ta đã đến bên bờ thế kỷ.

Chuông giao thừa đã điểm. Chỉ vội chúc bác lái đò già một mùa xuân mới, rồi vục tay xuống dòng Hiền Lương một vóc nước khỏa lên mặt. Đất trời đã sáng lên. Tôi bước bên bờ sông lở, bờ năm - tháng, tôi đi... Ngoảnh nhìn lại sau lưng, thấy sông như đã là một lối mòn xa lắc...

Ôi dòng sông! Từng ấy có cả bến bờ thời gian của tôi.

 

T.H

Trần Hoài
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 53 tháng 02/1999

Mới nhất

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground