Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bên những mái rừng

R

ú Lịnh - Nơi cái ngày cùng mẹ trốn giặc Pháp đi lùng cứ thức hoài bên tôi một kỷ niệm. Sau mẹ tôi có rừng cây xanh thăm thẳm đển trọn đời.

Thế mà sau 50 năm tôi mới có dịp trở lại nơi này. Khoảng thời gian nửa thế kỷ ấy tôi vẫn là người mắc nợ với rừng cây. Còn rừng với con người ở đây đã hòa quyện vào nhau, cùng nhau trụ lại giữa miền Đông Vĩnh Linh như cột mốc lịch sử, xanh tuơi và thắm đuợm tình người. Bây giờ rừng đang trở thành rừng văn hóa - môi truờng, âu cũng là một lý giài của con người khi sức vóc của mình đủ để đạp lên đầu hai kẻ thù tầm cỡ thế giới, nay đang làm nốt phận sự của mình hòa nhập vào thiên nhiên, hòa nhập vào sự trong lành của nhân loại. Và rừng - cái danh từ mang hàm ý to lớn ấy chỉ sánh bằng với biển mà con người đang làm hết súc mình để phát triển, bảo tồn, cân bằng nó.

Dự án xây dựng rừng văn hóa, môi truờng thực thi năm 1990, nghĩa là cách đây đã gần mười năm. Tôi tiếc cho mình những ngày đó không có mặt ở đây. Nhưng khi đứng bên lũy tre rộng đến năm héc ta bao bọc quanh Rú Lịnh tôi mới chợt hiểu: Dẫu có đi xa đất này vẫn “ăn cây nào rào cây ấy”, cố thủy, có chung, cố hồn, có hậu.

Cùng với cái may mắn nọ, tôi đã gặp Phàn một du kích (cầm súng từ ngày đánh Pháp, ở với Rú Lịnh này. Đến nay anh đã có gần 40 năm tuổi Đảng. Cái thú nuôi chim của anh chuyền lây sang tôi niềm khát khao và mơ ước của con người ở một vùng dát từng chịu nhiều cay đắng. Biết tôi có dính dáng với chút rừng cây, anh kể cho tôi nghe một đôi điều về nó: "Rú Lịnh" cách biển 3 km, cách cầu Hiền Lương 6 km về hướng Bắc, là khu rừng duy nhất còn sót lại giữa vùng đồng bằng ven biển Bình Trị Thiên. Trong rừng có tất cả 200 loại thực vật Đã xác định được tên có 95 loài thuộc thân gỗ, 29 loài thân leo, 45 loài thân bụi và 21 loài thảo. Động vật gồm 95 loài chim và 13 loài thú.

Có một loại cây thân èo ẹp lắm gọi là Lịnh thì lá ráp và khô như lá tre, nhưng lại là thứ cây rất quý hiếm bởi nó biết giữ nuớc trong từng lóng của mình. Hàng chục cái khe vùng đất đỏ đều cụng đầu vào đây. Cái chảy ra hướng Bắc qua Vĩnh Nam, Vĩnh Trung đến bàu Thủy ứ, cái chảy xuống Vĩnh Thành, Vĩnh Hiền tỏa về với cánh đồng Hiền Lương, cái xuôi Vĩnh Thạch, Vĩnh Kim rồi ra biển. Bao nhiêu cái khe có bấy nhiêu cánh đồng lúa, ngọn đồi. Cây Lịnh tự chiết nước từ thân mình nuôi hạt lúa củ khoai, nuôi con người. Nên con người lấy luôn tên nó làm tên rừng từ bấy đến giờ...

Đó là chuyện của rừng. Qua lời Phàn hóa ra không riêng gì tôi là kẻ mắc nợ. Một mối tình của cây cối cứ lặng lẽ âm thầm hiến dâng mình giữa vùng bán sơn địa này chưa có ngày được nghỉ. Cái chung là thế. Riêng chim ở nhà Phàn cứ y như cái hồn của lá, của vòm xanh cuốn hút tôi chẳng thể nào quên được. Vì vậy lời hẹn đi bẫy chim cùng anh cứ giục giã tôi như về với cội nguồn sơn cước.

Từ ngoài ngõ tôi đã nghe tiếng chân chim dạo lách cách trong lồng. Hóa ra hôm nay nhà Phàn vắng người. Thế là hay cho tôi đuợc chim thay người đón khách. Biết thế, tôi ung dung bên vô số quả bầu như chàng giã gạo buông xuống lửng lơ gần mặt đất để ngắm thỏa thích đủ loại chim mắc quanh giàn. Nắng xuyên qua kẽ lá thành những tia sáng đậu lốm đốm xuống nền sân. Nối với giàn bầu chim là một khoảng sáng dìu dịu của bóng mát xòe tán vườn hồ tiêu của Phàn đang lúc căng hạt chuổi đeo lúc liu như từng tháp cườm. Quả là một thế giới của chim được bàn tay con người tạo ra: Chim Mào-lau, chim Cu-cuờm, Chim-thị, chim Đỏ-cổ, chim Vàng-anh, đủ loại cứ làm lúc lắc lồng, khiến cả giàn bầu xao động. Thực tình loài chim nào cũng làm lòng tôi vui thú trước sự sống hồn nhiên hoang dã. Cuối cùng tôi cũng đã gặp lại chú khướu Bạc má nổi tiếng của Phàn.

Theo anh, nuôi một chú chim phải tâm đắc mới được. Nhất là loại chim khướu đa cảm, đa tình lại thích ấm áp này. Mùa gió Đông Bắc không cất đặt tránh gió lạnh cho chim là giết ngay ca sĩ của rừng. Với Rú Lịnh khuớu là sơn ca. Vào hôm có gió nồm xao xác lá thì khướu hót đến tột đỉnh, trong veo bài ca của mình. Đi làm về mệt, nằm ngữa ra mà nghe khướu hót thì quả là quên hết mọi chuyện trên đời.

Giữa căn nhà mới xây còn sáng màu vôi anh hăm hở kể cho tôi nghe nhờ mớ “vàng đen” mỗi năm trút ra từ vườn tiêu mới gây dựng, rồi lấy cớ bắt nâng ly mừng ngôi nhà, mừng chú bạc má của anh khỏe mạnh. Khi hỏi về công việc thì anh thực sự băn khoăn vì không thể vào rừng bẫy chim cùng anh được. Hai héc-ta cao su của anh đang lúc phải đào hố, bón phân và đợt trồng cây con cùng toàn miền đang hết sức khẩn trương.

Thế là cái ý nguyện hành hương vê miền sơn cước của tôi đành gác lại. Nhưng bù vào đây rừng đang có một biến cố lớn lao sau lần cuới rừng văn hóa - môi truờng cho Rú Lịnh. Một cánh rừng cao su rộng lớn bắt đầu khai sinh từ nơi này. Và ở buổi giao mùa này Phàn đang mang hai điều ray rứt. Một là nỗi nhớ rừng của anh, hai là tình thương cây Lịnh: “Cậu coi 2.000 héc ta toàn miền đang san húc thế kia, 2 km vuông rừng Rú Lịnh trụ làm sao nổi”.

Theo hướng tay của Phàn, một góc Vĩnh Linh đang rực lên như một hừng lúa. Màu đất đỏ đang lẫn dần vào từng làng, cách ly làng thành từng ốc đảo. Những năm ác liệt tôi sống ở nơi này, hố bom chồng lên hố bom đất đai phải gánh chịu. Sau chiến tranh nhờ một phần cây cối trong vuờn nhà, cùng với hàng trăm héc ta cây củi dương, cây bạch đàn đã khỏa lấp đi phần trống trải của vùng đất bị hủy diệt. Đùng một cái xe bánh lốp, xe xích lại ùn về. Lại ủi, lại đào, lại tạo ra cái khoảng trống khắc khoải lở loét gần giống ngày xưa. Biết là Vĩnh Linh cùng Quảng Trị phải lột xác mà đi lên từ đất đai. Nhưng hình hài cơn bỏng một vùng quê diễn ra ở đây còn phải trải qua năm ba năm tới mới mong có cái tán lá trên đầu.

Một tiếng chim nào đó cất lên giữa giàn bầu kéo tôi trở lại với Phàn, với Rú Lịnh. Buột miệng tôi hỏi Phàn:

- Công việc dài dài thế này chắc cái nghề bẫy chim phải bỏ thôi anh?

Phàn không trả lời tôi. Anh lặng lê xuống bếp bưng lên một một rá khoai lang luộc, sẽ sàng nhét từng củ vào lồng cho chim ăn. Xong xuôi, anh trở lại nâng ly cùng tôi dưới giàn bầu:

- Đáng ra mình phải nói với cậu từ đầu rằng con người ta đừng nên cắt bỏ rừng với mình như thế. Chim trong Rú Lịnh là một bài ca quý giá cần có tấm lòng yêu thương và giữ gìn nó. Bây giờ bóng lá toàn miền chưa đến lúc khép kín. Rừng đang nằm trong một triển vọng tương lai. Mình đã lạm phép rừng Văn hóa - Môi trường thử đem một ít linh hồn rừng rú về làm quen dưới tán lá chính bàn tay con người trồng lên đó mà...

Thì ra là thế. Tạm biệt Phàn, tạm biệt giàn bầu chim tôi xuôi về Vĩnh Quang, đoạn đường phải đi qua những lô cao su nối nhau chạy ra tận biển. Trong màu đất ứa ra như máu, cao su con trẩy mầm tím biếc. Tiếng chim của Rú Lịnh theo tôi vỡ ra giữa đất đá và ré cây đã trộn một phần vào nhau vẫn còn thoảng mùi hăng hăng. Chìm sâu vào từng bờ dốc. tiếng nước khẽ róc rách qua bậc thang như nhắc tôi: Phải là máu của rú Lịnh đang chuyển tải đến với con người. Mùa khô này, cùng với đồng đội, cây Lịnh phải vắt kiệt mình mới mong tưới tắm nổi một vùng đất trần lưng ra trước cái nắng như thiêu của miền Trung này. Rồi mùa mưa ập đến. Nước mưa hỗn hào ở độ cao 95 mét cuốn theo hằng hà sa số lớp đất xốp tràn xuống trũng bồi lên các thửa ruộng khe, tạo nên hàng trăm con mương của trời vắt giữa vùng đồi. Đấy cũng là thời khắc của cây tiêu cắt ngọn đem trồng và hàng trăm nghìn cây choái từ vùng khác được chuyển về với vườn. Chuyển động và xê dịch. Sự chuyển động và xê dịch hợp lý của sức người và thiên nhiên cùng nghĩa với một khu rừng Rú Lịnh hồn nhiên trở thành một khu rừng Văn hóa - Môi trường đang tỏa ra trên quy mô rộng lớn toàn miền.

* * *

Cánh đồng ruộng khe của đội trưởng Thược nối từ mé Đông Rú Lịnh với một thềm lồ ô đứng đầu nguồn, lượn về hướng Nam. Theo hợp đồng, tổ máy của tôi phải làm gấp để đến giữa tháng chạp kịp bà con gieo giống đúng lịch. Thế mà đến giữa chừng phải ngừng lại vì không có nước. Qua trò chuyện với Phàn tôi càng hiểu một thực tế của Thuợc. Thời tiết năm nay suốt tháng chạp không có một hạt mưa nào là dấu hiệu của một sự hạn hán sớm cho những chân ruộng cao. Bản thân cây Lịnh từ trước đến nay gắn bó với cánh đồng ruộng khe đến vậy cũng đành chịu huống hồ mấy anh máy cày. Một khó khăn mới lại đến với Thược nhưng rồi cách giải tòa cũng chẳng phải không thông minh. Không có nuớc thì lấy cây lạc thay chân cây lúa. Thế là máy cày có dịp quần theo những lô cao su để trỉa lạc, trồng sắn khoai và các loại cây lương thực ngắn ngày bù trừ lại cho bát cơm. Thược dẫn máy đi, lại dẫn máy về. Cái anh chàng Thược này nhiều tuổi còn rõ nét năng nổ mà vui vẻ chẳng khác Phàn. Lại có riêng trong tay một hội săn mới là điều hết sức độc đáo. Tôi kể chuyện chim ở nhà Phàn cho anh nghe, anh rất mê còn phụ họa thêm: “Bọn mình khoái nhất là công việc đi săn vì nó vui đáo đế. Rủi mấy vị quá, mọi năm bờ bụi nhiều, không trọc lóc như bây giờ. Mồi nhậu thì mấy sản, một xâu chồn, vài ba chú thỏ là dứt được cả xách rượu rồi. Hội săn ở chỗ mình là hội săn duy nhất còn lại ở vùng Động - sỏi này. E rồi cũng bỏ vì có hết sức tranh thủ đi nữa cũng chẳng nên gì. Vì sóc, kỳ đà, lợn rừng, mang... của Rú Lịnh đến nay hiếm đến nỗi chẳng còn ai tin còn con gì”. Buổi liên hoan chia tay mấy anh máy cày, Thược tuyên bố: “thôi thì tạm dùng tiết canh vịt - vật tư nuôi ở từng gia đình theo cơ chế mới mà chính - vật hoang dã còn con nào cho nó lai lại cái đã. Đồng ý không?

Một chốc thế rồi lại xa. Máy cày chuyển bánh sang vùng đất đỏ khác dọc hành lang mái.rừng Rú Lịnh. Trên vết bánh xe loài động vật nào của Rú Lịnh từng đi qua đây? Thoắt một cái đã biến mất vào lặng lẽ, chi còn lại nuối tiếc ngậm ngùi.                                     

Theo Phàn chim trong Rú Lịnh là một bài ca. Còn ở đây phải có phần nhạc đệm. Phải rồi, xin kéo vang một hồi còi máy cày.

* * *

Câu chuyện kể về chúa sơn lâm một thưở rừng Rú Lịnh chạy về tận biển say cái phóng khoáng mà ngủ quên trên chân đá Cửa Tùng thì đã thành như huyền thoại. Cái bãi biển như chắt ra từ thềm đất đỏ chân Rú Lịnh đã thành bãi tắm. Khách du lịch sau khi hưởng cái mát mẻ ở đây còn về thăm làng địa đạo Vịnh Mốc lại đi miết lên dọc đường Cáp Lài để ghé xem rừng văn hóa - Môi trường.

Còn sát lưng bãi tắm Cửa Tùng là quê của Sĩ - người giữ trong tay cái dự án xây dựng rừng Văn hóa - Môi truờng để làm vật lưu trữ. Cây hồ tiêu đã đầy ắp một cái làng Tôi nhớ cái ngày đang làm chủ nhiệm Hợp tác xã Hòa Lý này anh đã hô hào rát cả cổ để vận động bà con trồng loại cây này. Đến bây giờ thu hái mỗi năm từ 4 đến 5 tấn tiêu khô cho cái làng một nửa biển một nửa vuờn của anh. Nhìn 10 héc ta vuờn tiêu cao vút đang nối lại thành rừng tôi không thể so sánh cái lợi thế của một làng quê có cả biển lẫn rừng mà nơi khác hiếm thấy. Lại không thể không nhớ cái ngày cuốc bờ, cuốc bụi, san lấp hố bom cho từng mảnh vườn sau chiến tranh. Bom bi chưa nổ ở Hòa Lý đã cướp đi nhiều xã viên thân yêu mà Sĩ là người đứng ra chịu đớn đau nhiều hơn ai cả.

Khi vuốt mặt cho người ngã xuống, cái động tác nhẹ nhàng run run sao mà giống cái động tác cột một ngọn tiêu non mềm bò ngung ngoăng ra ngoài cây choái đến vậy. Tôi nghe nói phòng Sĩ bây giờ đang đổi thành phòng Phát triển nông thôn. Cùng quê, lại cùng cái ngày bám đất giữ làng với nhau, tôi lại hay gặp anh ngày chủ nhật với chút thời gian hiếm hoi còn lại ở cơ quan bên mảnh vườn hồ tiêu nhà anh như vậy. Cái ngọn tiêu non mềm mại không những nhờ nuóc mắt và mồ hôi, nhờ sự chăm chút nhỏ nhặt của con người mới vút lên giữa khoảng trời. Nguồn nước âm thầm của Rú Linh ngâm tỏa vẽ trong lòng đất và giếng nuớc bây giờ thì nhà nào cũng có. Thứ nước trong như mắt mèo. bắt gặp ở độ sâu 20 - 21 mét. Nhiều người già trong làng sợ đào nhiều chạm long mạch của thổ thần, nhắc lại làm Sĩ và tôi cười phá lên khi vòi nước hút từ máy Ka-ma 10 phun lên thành dòng đầu gốc tiêu. Sĩ rủ tôi “Có đi du lịch thăm rừng cùng mình không?” Biết Sĩ không hỏi đùa làm tôi cứ tò mò. Tưởng rừng đâu xa xuôi anh kéo tôi đến nhà chủ nhiệm Đàn, lại đi giữa con đường lát sỏi Biên Hòa, lại lội giữa rừng tiêu cành lá vượt rào nhoài ra cả mé đường. Nhà Sĩ cách nhà Đàn cũng chẳng xa, đủ để qua vài ba mẫu vuờn tiêu, nằm trong lời trò chuyện của Sĩ:

- Hòa Lý mình đúng là có mảnh đất của trời phú. Nhưng phải biết kết hợp khéo léo và sử dụng hết đất mới khỏi phụ lòng và giá phải trả của nó. Ông chủ nhiệm Đàn vừa nghe mình làm một chuyện thật hay ho, vừa tiết kiệm được đất trong vườn tiêu, vừa thu đuợc khá tiền góp cho đứa con đi đại học đấy...

Đến nhà chủ nhiệm Đàn tôi mới biết quả là lời Sĩ không đùa. Ở đây đang có một cánh rừng thực sự mà hàng ngày tôi không nghĩ hết nó là rừng. Gần mười vạn cây tràm hoa vàng ươm trong bầu nằm xen giữa quảng tiêu đang ríu ran đòi đem đện nơi trồng. Có thể một ngày mai hoặc ngày kia thôi, cánh rừng này sẽ mọc lên chỗ Thược, chỗ Phàn làm vành đai chắn gió, chắn mua, chắn xói lở cho rừng cao su, rừng tiêu nỗi liền với rừng Văn hóa - Môi trường.

Đứng bâng khuâng bên rừng cây tơ non, không hiểu sao thấy thương mẹ tôi quá. Bây giờ, thực sự rừng đã chạy về tận biển. Thế mà ngày ấy trước cái chết đuổi theo lưng, mẹ đã không quản xa, đường đất mấp mô, gai góc cào tướp máu, mẹ ôm chặt tôi vào lòng chạy đứt hơi để đuợc lẫn vào giữa bát ngát cây ngàn trốn giặc.

                                                                                                              Tháng Giêng 1998

                                                                                                                   L.B

Lê Bỉnh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 45 tháng 06/1998

Mới nhất

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

2 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Nhớ trò chơi dân gian đi cầu ngô

31/01/2025 lúc 22:41

Lễ hội là hiện tượng văn hóa tâm linh, là nơi giao hòa giữa thiêng và tục, giữa đạo và đời, giữa thần

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground