Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Ai đưa con sáo sang sông

Tôi đến Công ty Điện ảnh và Băng hình tìm gặp anh Dưa, vâng Phùng Thế Dưa. Con người liêu trai, hào hoa phong nhã, chưa nói đã cười mà giống cười sao rôm rã. Ăn ở với nhau tròn lẳn bảy năm chưa kịp một lần hỏi thăm “bổn quán” nhưng chắc chắn anh gốc ở miệt biển Vĩnh Linh quen "ăn sóng nói gió" ấy. Buổi sáng nắng ấm mùa đông, nắng rất chan hòa, tràn trề, lai láng. Thời tiết dễ gây hưng phấn nhưng tôi chợt giật mình khi kịp phát hiện ra gương mặt chớm già nua, mệt mỏi của anh. Hình như Công đoàn doanh nghiệp Nhà nước Công ty anh vừa tổ chức đại hội xong. Có quá nhiều vấn đề mà anh em là cán bộ công nhân viên chức nổ ra trong đại hội: Nó ra như là cấp bách, như tiếng kêu cứu bởi công ăn việc làm, bởi sinh mệnh của biết bao con người ta mà với tư cách giám đốc, người quản lý điều hành như anh cho dẫu chú tâm, bằng cả tâm can cũng chẳng dễ dàng gì tháo gỡ. Anh lắc đầu nhìn tôi buồn bã và càng buồn bã hơn khi biết chính tôi đang muốn tìm hiểu vấn đề về Công ty anh.

Mấy tiếng đồng hồ làm việc, chia sẻ những khó khăn chồng chất ở đơn vị  quả là anh tiến thoái gì cũng lưỡng nan thật. Có thể nào một doanh nghiệp Nhà nước như Công ty Điện ảnh và Băng hình Quảng Trị lại có cụm trượt dốc đến tẻ nhạt thế này?

Tỉnh Bình Trị Thiên chia ra, gọn nhẹ vài ba anh em ra theo nhập với ba đơn vị chiếu bóng trên địa bàn Quảng Trị củ. Ấy là Bến Hải, Đông Hà, Triệu Hải thành Công ty chiếu bóng tinh. Quân số đơn vị bấy giờ, tháng năm năm chín mươi lên đến một trăm mười sáu người. Công ty xóc lại đội hình, ổn định tổ chức, triển khai phương án làm ăn. Tuy có lúng túng nhưng giữ được định hướng, tôn thờ lý tưởng thẩm mỹ, phi thương mại hóa chiếu bóng, tục giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong hoạt động Điện ảnh. Đã đành rằng cơ chế thị trường, con đường duy nhất mang lại những biến đổi, thành tựu lớn lao về mặt kinh tế nhưng ngành Điện ảnh thì bị mà trái của cơ chế xô đẩy, lâm vào tình trạng không hoảng nghiêm trọng. Mà hậu quả nghiêm trong nhất của việc chuyển đổi cơ chế này là cái đập rất mạnh, hơn cả cú đá hậu hiểm hóc về mặt nhân sự. Tôi hỏi anh Dưa:

- Có lẽ dây là cái tát này lửa, cái tát đầu tiên của mặt trái cơ chế?

Anh bảo "không" nhưng rồi như sực tỉnh:

- Có thể. Nhưng nhiều cái tát như thế lắm nên chẳng nhớ cái nào là cái tát đầu tiên nữa.

Tôi chứng minh, thì đây không phải cú sốc, cái tát mạnh, nảy lửa đầu tiên thì còn gì. Từ một trăm mười sáu con người ta, nhưng con người gắn bó với nghề. Cái nghề thiên chức thiêng liêng cao cả. Rằng cùng với truyền thống vinh quang có nền Điện ảnh cách mạng, họ đã ra đời và trưởng thành lên trong chiến tranh vệ quốc. Nhưng con người mà công trạng gắn liền một thời với nhiệm vụ đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Rất đông trong số họ là những chiến sĩ xông pha trên mặt trận văn hóa, một thời vào ra nơi tuyến lửa, đêm mạng sống ra để đưa phim ảnh, ánh sáng văn hóa phục vụ quân dân trên trận địa pháo, trong lòng địa đạo, có mặt trên khắp mọi nẻo đường quê hương từ nông thôn đồng bằng đến bản làng xa xôi hẻo lánh, nay phải chấp nhận với giải pháp ra về.

Số ít nghỉ hưu, phần đông về chế độ một bảy sáu, công ty sau khi sắp xếp chỉ giữ lại con số bốn mươi tư người. Và thế là bảy mươi hai con người ta một công ăn việc làm vĩnh viễn.

Khi hỏi được về cơ sở vật chất, thật không có gì rắc rối, anh Dưa tóm tắt gọn nhẹ cực kỳ. Nhập lừ Triệu Hải, Đông Hà, Bến Hải mà đặc biệt thị xã Đông Hà trung tâm, cơ sở vật chất chẳng có gì. Trước hết là tình hình các rạp. Có thể coi rạp Thành Cổ là vương quốc chiếu bóng lý tưởng nhất của Quảng Trị bấy giờ. Rạp được thiết kế như ổ tò vò, sản phẩm cấp huyện thời bao cấp, dưới con mắt khán giả ám khí chẳng khác gì đi  cổng chợ Triện Hải cứ ngẫu hứng mà lúc chia tỉnh ra người ta đã kịp đập đi. Thì đình chợ đập đi dễ, chứ ai dám phá cái rạp lúc trong tay chưa có gì. Ở hai đầu tỉnh, có hai rạp Vĩnh Linh và Hải Lăng phẩm chất na ná, coi như cũng còn chiếu được phim có còn hơn không nhưng giá trị sử dụng cũng chẳng có ý nghĩa vật lý gì. Các đội chiếu bóng muốn hoạt động phải thuê hội trường làm rạp chiếu. Trung tâm như Đông Hà, các rạp Thuận Hòa, Thống Nhất - nhưng cái tên rất kêu - đều là những rạp tự tạo tác ra theo kiểu đi thuê hội trường như thế. Nay thì cát bụi trả về cát bụi, hai cái rạp nêu trên tự nó đá quy thiên, chăng mảy may để lai dấu vết gì. Có điều, phải dùng từ dẫu - dẫu sao bằng phương thức này công ty đã cầm cự được từ năm 90 - 93, một quảng thời gian ba năm, nhân ngày lên thật có ý nghĩa. Năm rạp cùng tám đội chiếu phim tạo ra được công ăn việc làm cho anh em, tự trả lấy được lương, xem như hoàn thành được nhiệm vụ chính trị. Và tám đội, mỗi đội hàng tháng nộp về cho công ty năm trăm ngàn; Các rạp, mỗi rạp từ một đến một triệu hai đồng, cái gọi là hoàn thành chức năng kinh doanh. Chỉ có bấy nhiêu, nhưng vào thời buổi gạo châu củi quế thật có ý nghĩa và lớn lao lắm đối với công ty rồi.

Đi tìm can cớ, lần theo những cú sốc thì việc duy trì hoạt động kinh doanh của các rạp phim, các đội chiếu bóng là nguồn phim Việt Nam và là phim màn ảnh rộng. Ấy những xu hướng hàng hóa chung trên thị trường cả nước chứ riêng gì Quảng Trị gì. Quảng Trị có sản xuất cuốn phim nào đâu - ngày càng khan hiếm. Tình trạng khan hiếm đến nổi có thời điểm đình trệ về mặt sản  xuất, các hãng làm phim lơ là quá. Phim vidéo cũng yêu kém thế, lửa đỏ thêm dầu, góp một phần rất tích cực trong việc đình đốn của các rạp, dẫn đến sự tan rã của các đội chiếu bóng. Cái tát tuy có phần gián tiếp từ phía Fafilm Việt Nam nhưng  quả là đau bởi đó cũng chính là một biểu hiện khác của mặt trái cơ chế thị trường trong ngành điện ảnh.

Để trụ và vục, năm chín ba, công ty đã rất cố gắng bằng cách chủ động mua phim Việt Nam về chiếu. Hệ thống rạp chúng ta thế, dân số ta thế, Quảng Trị thu thấp, các hãng phim đâu đó ai thèm tìm đến, buộc phải mua đứt bản quyền. Mà bản quyền phim đâu phải ít, cả trăm triệu đồng, đụng vào đồng vốn lưu động. Đã dành rằng cơ chế thị trường vốn không có đi vay, nhưng vay đơn giản là thế chấp, công ty biết lấy gì thế chấp cho ngân hàng đây? Đã từng huy động vốn vay ngoài với lãi suất phần trăm cao nhưng đó cũng chỉ là giải pháp tình thế. Vòng tay, khoanh tay hay bó tay gì cũng đồng nghĩa nhau trong trường hợp này. Bốn mươi tư con người ta không phải không biết vật lộn với cơ chế thị trường, không phải không biết cách làm ăn nhưng tôi cứ thế trượt dốc, rã dám. Rạp đóng cửa, các đội lục tục kéo về, anh em không lương, phần nửa không có việc làm. Lại vận động thêm mười anh em về nghỉ. Đơn vị chửng lại con số ba mươi ba  “xuyệc” ngược trên một trăm mười sáu. Quân số còn rất bấp bênh, chưa hẳn đừng lại ở đây, bởi đa phần anh em không việc, không lương hàng tháng lại phải xoay tiền đi đóng bảo hiểm xã hội. Luật doanh nghiệp, Công ty đóng mười lăm phần trăm, cá nhân người lao động đóng năm phần trăm, ấy mà anh em trên tinh thân tự nguyên đóng tất. Giữ cái chân biên chế như giữ lấy linh hồn trước đã, chẳng cần toan tính đến cái gì gọi là ăn là thực.

Câu chuyện đến đây thì tôi dụng ý với ông anh yêu dấu của tôi rằng có rất nhiều cái tát, từ tát dịu tát yêu đến nảy lửa, chẳng biết  đầu nheo tai đuôi, trước sau gì nữa. Nhưng cũng còn muốn đào thêm chút nữa, ấy là những con số "zérô" khổng lồ về đồng vốn của một doanh nghiệp Nhà nước. Vốn pháp định của công ty tất tật hai trăm nhăm chục triệu đồng. Trong ấy vốn cố định mà với Công ty cứ hiểu là vốn chết, vì như rạp Thành Cổ một trăm bảy chục triệu đồng, năm nay đóng cửa rạp. Như tôi đã nói, hàng tháng anh em tìm cách đi đóng bảo hiểm, công ty chốt lại đây bốn người bảo quản rạp. Khổ đã không lương nhưng trách nhiệm giữ rạp như giữ thành. Từ bàn ghế, máy móc, khuôn viên, nhất là mùa lũ lụt. Thành Cổ sau tám mươi mốt ngày đêm bây giờ thanh bình toàn dân ai ai hàng năm cũng phải trực chiến với lũ lụt. Lụt lội như nạn dịch. Ấy cả mùa lũ năm chín lăm và tiếp tục năm nay nữa, tôi biết nhiều anh em lúc bão lũ, bỏ mặc gia đình trôi nổi, ngày đêm trực chiến ở rạp. Ăn cơm nhà đi vác tre la ngà là thế, bảo quản tài sản chung như kỷ vật thiêng vô giá gắn bó cả đời người. Mùa lũ qua đi, tôi biết anh em không nhận được đồng xu nào dẫu gọi là tiêu chuẩn trợ cấp chống bão lụt như người dân thường vì anh là cán bộ nhà nước. Thử lật ngược vấn đề, tài sản hư hỏng mất mát, cái lỡ có bề nào ấy mà, anh em có chịu trách nhiệm gì không? Hẳn chắc rằng có: “ôi cái gọi là” “có ăn có chịu” ở đời sao mà đeo đẳng, lô gich thế.

Quan sát kỹ văn phòng Công ty, thôi thì dừng mô tả, nhưng chết vào đó vốn cố định năm chục triệu đồng. Số máy móc tăng âm cũ kỹ lúc chia ra ba chục triệu vứt xó, trong ấy có đầu máy 100 in ở rạp Thành  Cổ hai nhăm triệu đồng, vị chi đã một trăm bảy mươi lăm triệu. Sáu, bảy năm nay cố gắng lắm, Công ty cũng mới trang bị được một máy 26 in, bảy đầu in bằng trị giá mười ba triệu, hai đầu V8 in nhanh bảy triệu và bằng nguồn vốn tự làm ra trang bị thêm máy móc cho các đội trị giá mười lăm triệu. Như vậy, tiếng là doanh nghiệp Nhà nước, vốn lưu động của Công ty chỉ có hai chục triệu. Vốn tự có mười và Nhà nước tỉnh cấp cho mười. Ôi cái vốn hoạt động như thế thì rõ ràng rồi: Anh em nhà Lumière, những công dân vĩ dại của nước Pháp được xem là ông tổ sản sinh ra nền Nghệ thuật thứ bảy; hoặc giả các đại tư bản phố Uôn ở Hoa Kỳ lừng danh đứng ngang hàng với vua thép, vua ngân hàng, vua dầu hỏa - những người tạo ra bầu trời Hollywood, cho đến quản lý Công ty Điện ảnh và Băng hình nhà ta cũng bó tay chịu chết.

Nói thế, thì Công ty đã thực sự xếp xó, dẹp tiệm rồi à? ông anh yêu quý của tôi bảo đã đành có mặt trái của cơ chế thị trường, lại nữa điện về nông thôn, người dân đua nhau sắm ti vỉ, tha hồ xem phim ít ai có nhu cầu đến rạp. Nhưng cũng có mặt phủ, mặt tích cực của nó, người ta sắm ngày càng nhiều đầu vidéo, có nhu cầu băng hình và vì thế Công ty phát triển dịch vụ băng hình. Tình hình vốn như thế, chẳng còn cách gì khác đành phải mở rộng mạng lưới liên doanh liên kết với các máy và in nhanh băng hình. Mà rán hết sức Quảng Trị cũng chỉ tổ chức được bốn chục tụ điểm liên doanh và tháng in nhanh được ngàn cuốn băng hình. Nhưng liên doanh liên kết cũng chi đến năm chín ba thì kết thúc. Nguồn thu chủ yếu hiện nay ở Công ty có hai đại lý phát hành, ngàn băng in dán tem nhãn, lẫy gốc từ Fafilm Việt Nam về doanh thu hai bảy triệu. Trừ đi băng trắng mười ba, tra bản quyền tem nhã sáu, công ty còn bốn, năm triệu đồng. Chi trả lương bốn triệu, còn lại kia nộp thuế, khấu hao máy móc, chi hành chánh phí, công tác phí đi Sài Gòn Hà Nội gì, tất tần tật trong năm triệu đồng này. Ôi cứ cái đà này thì rồi Công ty chẳng ra Công ty, doanh nghiệp Nhà nước không ra thể thống nhất Nhà nước, mà tư nhân không hẳn tư nhân. Con số bâm ba nhân sự kia rồi cũng phải rút xuống. Cho dẫu rằng có gặp phải phản ứng, dẫu rằng người quản lý điều hành có động lòng trắc ẩn, thương lắm anh em cũng còn phải rút. Dự kiến vận động nghi hứa non thêm mười anh em nữa.

Tôi đã có nhắc đến số anh em trong rạp Thành Cổ, vẫn chưa nói hết, ấy cũng là vấn đề con người, cái gọi là “có ăn có chịu” trong cơ chế giữa dơi giữa chuột này. Cách đây vài ba tháng, tức giữa mùa hè nóng bỏng, Sở có đưa ra "giải pháp tình thế". Tôi hiểu ấy là tấm lòng lãnh đạo các cấp chẳng ai nở lòng nào đối với anh em. Khi không tập trung mười một anh em đến phổ biến chủ trương làm kinh tế trong thành. Ờ thì tám ngàm mét vuông đất, một ngàn mét vuông mặt hồ còn hoang hóa, Washington còn khuyến cáo “Một dân tộc chỉ tiến bộ khi nhận định được rằng cày ruộng cũng cao quý không kém gì làm một bài thơ” nữa là. Cái gốc vấn đề, cái điều đáng nói là ở chỗ, sau buổi lễ phát động rầm rộ ra quân, trống dong cờ mở, anh em gom góp chuỗi lau đưa vào trồng trong ngoài vành đai Thành Cổ. Dự án trồng chuối trong thành được tính theo kiểu, rằng tự anh thay vì hoạt động điện ánh nay sản xuất chuối và tự trả lương, đương nhiên cũng theo sản phẩm chuối. Công thức ấy thay vì Tiền - Hàng - Tiền gì đó của doanh nghiệp nay đảo ngược: Cây chuối được trồng - chuối ra bắp chuối - bắp chuối nở ra buông chuối đợi buồng chuỗi chín đem bán ra thị trường - bây giờ thị trường trả lương. ôi chao, anh em trong chính giữa những ngày hè đỏ lửa, ai chẳng hiểu rằng dự án bất khả thi co tính tình thế. Nhưng sao mà tội tình, anh em ẩn chịu với cái nghề đến thế! Cũng cần nói thêm, bởi điều vừa xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật này có tính gợi mở, làm tôi liên tưởng đến hai đội chiếu bóng miền núi đang hoạt động ở Hướng Hóa. Dưới sự tài trợ của cơ chế bao cấp, vì không bao cấp miền Núi xóa trắng phim ảnh, chả ai quan tâm gì đến cơ chế thị trường - Công ty đang có hai đội miền núi, biên chế tám người gùi cỗng hai "chiếc đàn talư” đi khắp núi rừng miền Tây. Khoán trắng một đêm chiếu phim hai trăm ngàn đồng, bao gồm tiền lương, ăn uống, xăng dầu, thuê phim ảnh, làm nhiệm vụ chiếu không thu, phục vụ không đồng bào. Cứ cách thức đêm chiếu đêm nghỉ hoạt động cách nhật như thế tháng chiếu mười lăm đêm, mỗi đội tháng nhận ba triệu đồng.. Cứ lấy tất mà chi lương, tôi hiểu rằng vẫn còn ít ỏi nhưng "hai chiếc đàn talư” kia vẫn cứ cất lên, tôi vân gặp anh em đưa phim đến vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng cũ.

Người ta tổng kết không tiền không làm ra được tiền. Mà không có mặt tiền thì cũng không hái ra tiền. Công ty còn có cơ may khắc phục, ấy là bàn đến cái rạp đang xây. Tổng giá trị một tỷ rưỡi đồng cho hai trăm cho ngồi. Tiến độ xây mới năm trăm, Bộ rót thêm hai trăm vẫn còn ba trăm triệu nữa mới xây dựng xong và còn năm trăm cho trang trí nội thất vốn cũng đang còn long đong lắm. Và vấn đề vẫn là ở chỗ, đưa nó vào sử dụng sao cho có hiệu quả.

Sau ba giờ làm việc không chỉ mình anh Dưa, tôi cũng đã rã rời. Tôi mời anh ra quán bao bia, xưa nay cũng có nhưng nghịch lý dễ thương như thế. Chẳng quá là tôi ăn ở với anh tròn lẳn bảy năm rồi còn gì. Ở đó anh còn tranh luận rằng thì đừng đối xử với điện ảnh như đem con bỏ chợ. Đừng đưa cái nền Nghệ thuật thứ Bảy như đưa con sáo sang sông - khi nó chưa đủ lông đủ cánh để sổ lồng bay xa thì... nó chết. Hoặc nó là đơn vị sự nghiệp có thu. Hoặc nó là doanh nghiệp thì cho vốn sân xuất, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại tiên tiến, rằng...rằng...trăm thứ rằng.

Tôi chuyển làn. Cũng rằng. Rằng thì anh hẳng cứ yên tâm. Rằng thì anh cố mà cầm cự, chống chèo. Rằng thì có những mô hình điện ảnh gần ta như ở Trung Quốc, khi bước vào kinh tế thị trường rạp cũng vắng hoe, phim thua lỗ nhưng chưa ai đi giảm biên chế tàn khốc như thế. Cuối năm chín lăm, lúc đi dự liên hoan phim Thượng Hải lần thứ hai về, đạ diễn Đặng Nhật Minh kể cho tôi hay xưởng phim Thượng Hải có ba ngàn rưỡi cán bộ công nhân viên chức. Nhà nước thôi không đầu tư tài trợ cho điện ảnh nữa nhưng đã đầu tư cho điện ảnh một cơ chế thoáng: Tải sàn cố định Nhà nước cho không, thiếu vôn vay ngân hàng, lãi suất không phẩy chín phần trăm trên năm. Các xưởng phim liên kết với các rạp tao nên những Công ty đa công năng, vừa sản xuất vừa tiêu thụ, vừa làm điện ảnh vừa làm đủ thứ kinh doanh, xây khách sạn, mở nhà hàng, làm trăm thứ dịch vụ khác. Họ biết ném con xuân nước, tự khắc rồi nó biết bơi nhưng không liều vì nó bơi thật, bơi mạnh mẽ trong cái kinh tế thị trường...

 Anh Dưa ơi, mong anh sớm có những cơ may. Nhưng khi đã có rạp hát, có trang thiết bị máy móc tân tiến, có âm thanh lập thể rồi- cơ chế thị trường có siêu sao đến mấy - đừng quên, xin hẳng đừng quên những con người chiếu bóng một thời bên vùng giáp ranh, tuyến lửa.

 Y.T

Y Thi
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 26 tháng 11/1996

Mới nhất

Thành phố Đông Hà sôi nổi giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

5 Giờ trước

TCCVO - Sáng 5/2/2025, thành phố Đông Hà tổ chức giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Giải đấu thu hút gần 150 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 9 phường trên địa bàn thành phố.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

9 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground