Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 01/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

BẢO TÀNG: Nơi lưu giữ và tái hiện ký ức tập thể

Hugo von Hofmannsthal, nhà văn người Áo đầu thế kỷ XX, mô tả khái niệm ký ức tập thể một cách rất văn chương rằng ký ức tập thể là cách mà từng lớp màng quá khứ đang vang vọng ở thực tại tập thể của chúng ta. Nhiều kí ức lịch sử bị thất lạc, bị đắm chìm, bị sai lạc, do những hoàn cảnh lịch sử của đời sống...

Lưu giữ các kí ức lịch sử, vật thể và phi vật thể là việc làm quan trọng. Nó thể hiện qua các sắc thái các bảo tàng trên toàn thế giới.

Thân thương ký ức làng quê

Tham quan không gian làng quê tại tỉnh Hòa Bình  - Ảnh: Thanh Tịnh

Tham quan không gian làng quê tại tỉnh Hòa Bình - Ảnh: Thanh Tịnh

Thông qua các các hiện vật, tài liệu được trưng bày theo lối sắp đặt, sử dụng các hiện vật gốc và tài liệu khoa học phụ, chuyên đề “Dấu ấn thời bao cấp” do Bảo tàng tỉnh Ninh Bình tổ chức vào đầu tháng 10/2022 đã được dư luận quan tâm. “Dấu ấn thời bao cấp” chia làm 3 không gian để trưng bày, tương ứng với 3 không gian trong một căn nhà truyền thống là: phòng khách, phòng ngủ và khu bếp.

Nhà xã hội học và triết gia người Pháp Maurice Halbwachs cho rằng ký ức được chia sẻ ở cấp độ xã hội có thể được coi là công cụ phục vụ cho việc thiết lập sự gắn kết của xã hội, cũng như vun đắp sự tin tưởng và tính đoàn kết giữa các cá thể đồng tồn tại.

Không gian phòng khách với ảnh Bác Hồ được treo ở vị trí trang trọng nhất và những huân, huy chương kháng chiến cùng với khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập tự do”; bên dưới là chiếc tủ ly được bày biện tivi, lọ hoa, đài cát sét, đồng hồ... Bên cạnh là bộ ghế băng dài để tiếp khách, trên bàn có bộ ấm tích chè xanh.

Không gian phòng ngủ với những vật dụng hể hiện rõ đặc trưng cuộc sống thời bao cấp như: Chiếc giường gỗ rẻ quạt, chiếc chiếu cói, đôi gối thêu tay hình hoa lá, trái tim... nổi bật là chiếc chăn “con công” đỏ rực, trở thành “huyền thoại” một thời, có ở hầu khắp các gia đình. Đồ dùng trong phòng ngủ cũng đơn giản với chiếc hòm gỗ đựng đồ cá nhân, trên đó để túi sách, khăn mùi xoa, những chiếc đinh đóng trên tường để treo quần áo... tất cả đều được sắp đặt tại chỗ để khán giả có thể trực tiếp cảm nhận.

Không gian trưng bày ở khu bếp thể hiện rõ những vật dụng đơn sơ, giản dị nhất có thể; nổi bật là chiếc chạn với các ngăn được phân rõ, chứa đựng mắm muối, tương cà, bát đĩa, xoong nồi... Tại khu bếp nấu, người xem ấn tượng với kiềng 3 chân, xung quanh là củi, rơm, trấu, lá cây..., được tận dụng từ phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp; xung quanh bếp được treo những bó tỏi, hành khô, chùm bồ kết đen nhánh và đầy đủ các dụng cụ phục vụ sinh hoạt, sản xuất như: rổ, rá, giần, sàng, hũ, chum, chai lọ...

Điều thú vị là bữa ăn thời bao cấp với bã đậu phụ rang, cơm độn, dưa xào tóp mỡ, bánh đúc chấm tương, bánh khoai độn, các loại bánh nếp, bánh tẻ, cơm nắm muối vừng, ngô, khoai, sắn luộc... cũng được tái hiện. Một không gian ngập tràn ký ức về một thời xa xưa nghèo mà bình dị, thấm đẫm tình người đã mang lại nhiều cảm xúc lắng đọng cho người xem khi tái hiện chân thực đời sống của nhân dân thời kỳ bao cấp. Tem phiếu, giấy chứng nhận sử dụng xe đạp, radio, sổ gạo, sổ mua lương thực... đã đánh thức quá khứ khó khăn và thiếu thốn bên cạnh những người thân yêu ùa về trong lòng mỗi người xem.

Những vật dụng xưa được trưng bày tại nhà văn hoá cộng đồng  thôn Kênh, Cẩm Thành, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. - Ảnh: Lê Thi

Những vật dụng xưa được trưng bày tại nhà văn hoá cộng đồng thôn Kênh, Cẩm Thành, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. - Ảnh: Lê Thi

Là đất nước nông nghiệp với khoảng 70% dân số sống ở nông thôn nên ký ức của phần lớn người dân gắn liền với cảnh làng quê. Chính vì thế mà không lạ lùng gì khi nhiều người dân đã bỏ tiền, bỏ công, bỏ thời gian sưu tầm vật cũ để kể lại câu chuyện đời sống, sinh hoạt của thời xưa cho con cháu. Sau nhiều năm sưu tầm, ông Trần Văn Phúc ở xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam sở hữu hơn 2.000 hiện vật. sân vườn như cối đá, gùi của người vùng cao, nơm bắt cá, gàu tát nước... Trong đó, ông sưu tầm rất nhiều cối xay bởi lẽ “đây là ký ức một thời giã gạo”.

Ông Nguyễn Đức Chuyên (sinh năm ١٩٧٢, trú tại xã Ia Ma Rơn, huyện Ia Pa, tỉnh gia Lai) sưu tầm rất nhiều đồ vật từ thập niên ٨٠ - ٩٠ của thế kỷ trước. Những chiếc loa, cát xét, ti vi, máy chiếu bóng, đèn pin, máy nghe nhạc đĩa than, chiếc đèn dầu, bàn ủi con gà, điện thoại quay số, máy thông tin vô tuyến điện... khiến  ai cũng có thể mường tượng về một thời xưa cũ nhưng rất đỗi thân thuộc với khung cảnh làng quê náo nhiệt mỗi tối tụ tập ở nhà có điều kiện nào đó để cùng xem một bộ phim hay một trận bóng đá.

Với công nghệ thực tế ảo hỗ trợ đã thu hút các bạn trẻ đến với bảo tàng. Nhiều bạn trẻ không khỏi ngỡ ngàng mà thích thú chìm đắm trong một không gian vừa lạ vừa quen, được chiêm ngưỡng những di vật, tác phẩm theo từng đường nét chi tiết, được hòa mình vào không gian giao thoa giữa hiện đại và cổ xưa.

Hay Bảo tàng Đồng Quê do nhà giáo Ngô Thị Khiếu cùng chồng là thiếu tướng Hoàng Kiền lập ra ở xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Tại đây trưng bày hàng nghìn hiện vật đặc trưng cho vùng Bắc bộ bao gồm công cụ lao động trong sản xuất nông nghiệp, nghề biển, nghề muối, dụng cụ sinh hoạt, đồ dùng với khoảng 700 chiếc nồi, mâm, chậu, sanh đồng; hơn 100 chiếc đèn dầu; hơn một tạ tiền xu các loại, 2kg tiền giấy Đông Dương.Tất cả không gian, hiện vật trong Bảo tàng Đồng Quê đều có tính giáo dục, gợi nhắc về truyền thống sản xuất nông nghiệp, sự chịu thương, chịu khó của người nông dân, tinh thần kiên cường của cha ông ta. Bảo tàng Hoa Cương (xã Bình An, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) của TS Nguyễn Quang Cương với không gian trưng bày hiện vật chia theo 13 chủ đề, gồm: Nông cụ truyền thống; Ngư cụ truyền thống; Nghề thủ công truyền thống; Đồ dùng sinh hoạt truyền thống; Tiền cổ Việt Nam và nước ngoài; Hiện vật chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; Hiện vật thời bao cấp; Các loại xe đạp, xe máy cổ; Nhạc cụ truyền thống; Sách, tài liệu, hình ảnh; Chum, ché, hũ, vại sành cổ; Cối đá, trục đá, kệ đá cổ; Hiện vật Biển Đảo Việt Nam… cũng gây chú ý và thu hút người xem.

Nhiều chiều không gian qua “ký ức ảo”

Công nghệ thực tế ảo Web 3D - 3D Tour được biết đến với khả năng tái hiện không gian thực lên môi trường internet chính xác đến 100%. Khi ứng dụng vào trong bảo tàng, công nghệ không chỉ cho phép trải nghiệm thông qua màn hình máy tính, điện thoại mà còn đem đến cảm giác chân thực như đang có mặt tại bảo tàng. Nhiều bảo tàng đã ứng dụng công nghệ thực tế ảo để duy trì và phát huy giá trị di sản.

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Quảng Ninh, Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam… đã sử dụng công nghệ đồng bộ trên nền tảng Android và IOS cho phép khách tải App và sử dụng quét mã QR để xem câu chuyện hiện vật. Những kho báu di sản, những cuộc triển lãm chuyên đề, có thuyết minh, âm thanh phụ trợ khiến chuyến tham quan trở nên hết sức sống động, thú vị chỉ sau một thao tác trên điện thoại hoặc máy tính.

Tuy nhiên, hiện tại thì bảo tàng tương tác ảo 3D chưa thể thay thế được bảo tàng thực, vì trực quan ngắm nhìn hiện vật gốc sẽ đem lại tình cảm, cảm xúc lịch sử thật sự nhưng cũng không thể phủ nhận giá trị từ công nghệ. Thế nên những ứng dụng thông minh như quét mã QR, trưng bày ٣D, công nghệ thực tế ảo vừa là xu hướng, cơ hội, vừa là thách thức đối với các bảo tàng.

Văn hóa đi tham quan bảo tàng là một xu thế du lịch văn minh ở nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật… Du lịch bảo tàng được xem như con đường ngắn nhất trong việc tìm hiểu văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Chính vì thế, để thu hút người tham quan, nhiều bảo tàng Việt Nam đã phải hiện đại hóa việc lưu giữ “ký ức tập thể”. Việc ứng dụng công nghệ sẽ góp phần quan trọng trong quảng bá đưa công chúng, nhất là các thế hệ trẻ tiếp cận những điểm văn hóa lịch sử này nhiều hơn. Bên cạnh đó, các bảo tàng cũng thay đổi hình thức tương tác và tiếp cận với khách tham quan.

Giữa tháng 7 vừa qua, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã khiến cộng đồng bất ngờ khi tổ chức chương trình tặng quà tri ân những người tích cực lan tỏa hình ảnh bảo tàng lên mạng xã hội Facebook. Bảo tàng cũng công bố các video về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được yêu thích nhất trên nền tảng Tiktok. Không ít Tiktoker và Youtuber nổi tiếng đã chọn các bảo tàng và di tích làm chủ đề của bài đánh giá. Những đoạn video với hình ảnh đẹp, thông tin hấp dẫn đã thu hút hàng triệu lượt xem, tạo nên những “cơn sốt” trực tuyến và lan tỏa mạnh mẽ đến đông đảo giới trẻ trong và ngoài nước.

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam thời gian qua đã liên tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông qua các kênh mạng xã hội để quảng bá hình ảnh đến với công chúng. Đây cũng là một trong những bảo tàng được đánh giá tham gia mạnh mẽ vào công cuộc số hóa. Tại TP HCM, một số bảo tàng như: Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM, Bảo tàng Áo dài... cũng là điểm đến quen thuộc, được nhiều vlogger đến chụp ảnh, quay video và lan tỏa trên các kênh mạng xã hội.

Từ năm 2019, Nhà tù Hỏa Lò triển khai hệ thống thuyết minh tự động để du khách tự trải nghiệm, đồng thời tạo sức hấp dẫn mới cho các câu chuyện lịch sử thông qua lồng ghép câu đố, lời bài hát, hình ảnh minh hoạ. Các kênh trên mạng của di tích này đã thu hút lượng người theo dõi rất đông. Nhà tù Hỏa Lò còn kết hợp với một số trang được giới trẻ yêu thích, lồng ghép các hình ảnh và các “trend” vui nhộn, khiến di tích trở nên gần gũi hơn với giới trẻ. Hiện trung bình mỗi ngày có đến 2.000 lượt khách tham quan di tích, trong đó phần đông là giới trẻ.

BÁT NHÃ
Chuyên đề 10: Kí ức xưa

Mới nhất

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 09:29

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 09:34

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 09:32

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Những người đàn bà tháng Tư năm Bảy lăm

28/04/2024 lúc 09:23

Gần nửa thế kỉ nay, nhiều người viết về lứa trẻ sinh ra dịp 30 tháng 4 năm 1975,

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

22 Giờ trước

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Đại hội Phân hội Văn học tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2024-2029

27/04/2024 lúc 05:02

Ngày 26/4/2024, Phân hội Văn học-Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị đã tiến hành Đại hội VII, nhiệm kỳ 2024-2029 nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động nhiệm kỳ qua và xây dựng phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới.

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

02/05

25° - 27°

Mưa

03/05

24° - 26°

Mưa

04/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground