Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Cây đàn ghi ta cũ kỹ

S

au chiến  tranh những người lính chúng tôi trở về với đời thường… Dù thế nào thì một năm ba ngày 30-4, 5-10 và 22-12 chẳng ai bảo ai, không điện thoại, không nhắn tin… nhưng tất cả lại như có một sực hút thần kỳ tụ tập với nhau.

Ai cũng biêt 30-4 là ngày Giải phóng Miền Nam, 22-12 là ngày Thành lập Quân đội, còn ngày 5-10 thì ít ai biết? Đó là ngày thành lập binh chủng Tăng Thiết Giáp và cũng là ngày “sôi nổi” nhất của chúng tôi. Trong ngày ấy, người thì đến Bộ Tư Lệnh Thiết giáp liên hoan theo định kỳ, người thì gặp gở với đại diện cơ quan Dân Chính Đảng… Riêng chúng tôi, những người lính nhập ngũ từ sân trường đại học thì ăn mừng theo kiểu riêng của mình: tụ tập ở nhà một ai đó… rồi chủ yếu là rượu và không thể không hát, từ quân ca đến tình ca… Đầu trò không thể thiếu Lăng – giảng viên đại học Thủy lợi kiêm “nhạc sĩ”. Gọi Lăng là “nhạc sĩ” cũng chăng “ngoa”. Trong vài năm gần đây, anh đã cho ra đời nhiều bài hát về cuộc chiến anh hùng, về nỗi nhớ, về tình yêu, về người ra đi và ở lại… Lần nào anh cũng ôm một cây đàn ghi-ta điệm nhịp cho đồng đội, có lần anh tâm sự… các sáng tá của anh đều bằng cây đàn này!

Tôi cầm cây đàn lên. Đó là một cây ghi-ta cũ kỹ. Cũ kỹ đến ta tơi… toàn bộ lớp véc-ni đã sờn tróc từng mảng, các khóa phím bằng nhựa trắng đã ngả màu vàng, quanh vòng tròn thoát âm có khảm một vòng giả đồi mồi đã trầy xước, thân đàn đã bong tróc lớp gỗ dán phía ngoài và được chủ của nó “trợ lực” bằng chằng chịt băng dính như một chiến binh trong quân y viện với màu sắc không thể ta bằng lời: vàng đất, xám xịt, nâu bẩn, véc-ni pha bụi, gỗ pha đất sét… đều đúng! Chỉ có duy nhất các phím kim loại của cây đàn là vẫn ánh lên màu thép do được các ngón tay thường xuyên lướt qua. Cây đàn nhẹ đến vừa độ, ấn vào các phím cảm giác mềm, rất vừa tay. Điều đặc biệt là âm thanh thì không chê vào đâu được. Tôi chuyển vài gam và chợt nhận ra một âm sắc đặc biệt chưa từng thấy các cây đàn khác… “một sự não ruột sâu lắng” thoát ra từ hộp đàn… và bao giờ tôi cũng thấy Lăng xúc động khi ôm đàn. Một lần tôi hỏi: “Ông  với cây đàn có uẩn khúc gì chăng?” Lăng bảo: “Nó không phải là một cây đàn thường đâu, trước đây nó đã từng của một người lính đối phương đấy. Anh muốn nghe không?”. Rồi Lăng kể cho tôi nghe:

“…Cuối năm 1975, trung đoàn xe tăng 574 chúng tôi được điều về đóng chốt tại phía tây tỉnh Quảng Nam giáp Lào, ngay thượng nguồn sông Thạch, con sông thất thường hay giở chứng trong mùa mưa lũ… Cuộc chiến vừa kết thúc, người ta hối hả với bao nhiêu là việc, ra Bắc nhận họ, vào Nam nhận “hàng”… Đất Quảng và cả miền Nam sau cuộc chiến, toàn thân lở loét những vết thương dữ dội của những hố bom pháo, hầm hào và cả trong tâm hồn con người. Thế mà không dưng chúng tôi lại lạc vào cái thung lũng hoang vắng này… giữa các triền núi thoai thoải, lau sậy um tùm và cánh rừng thưa.

Một buổi chiểu, sau khi cho xe vào lán, bảo dưỡng xong, tôi một mình lang thang vào sâu trong thung lúng, nơi khuất sau vách núi, thay vì đi ra đường Chín. Chiều hè, gió hun hút thổi từ Lào sang, khô nóng, lốm đốm những hoa dại màu vàng nhỏ li ti mọc sau cơn mưa. Ngay sau hàng rào là những cọc tre xô lệch, dốc lên một chút theo con đường mòn là một mái tranh trơ trọi, mấy đứa trẻ con sợ sệt. Tôi chào mẹ, nói lý do cuộc dạo và ngó quanh, nhà hoang tàn, trống vắng, nhưng bất ngờ khi thấy trên vách treo một cây ghi-ta. Tôi xin phép mẹ cầm xem và để làm dịu không khí căng thẳng, tôi chơi luôn hai bài “Quê em miền trung du” và “Bài ca hi vọng”… Tiếng đàn vừa vang lên, lũ trẻ đã ào vào. Tôi dường như sẵn sàng chờ sự náo nhiệt, láo nháo của chúng, giống bọn trẻ con ngoài Bắc mỗi khi nghe là im lặng… Chỉ khi tiếng đàn vừa dứt, chúng mới ùa sát vào tôi. Giữa mùi mồ hôi trẻ con nồng nặc và tiếng mắng mỏ của bà cụ, tôi lễ phép xim mẹ cho mượn cây đàn vài ngày để về tổ chức liên hoan cùng đơn vị. Bà ngần ngừ: “Chú chờ chút, con nhỏ nhà tôi sắp về đó… mà thôi, chú cứ cầm về đi!”. Tôi áy náy trong lòng, vốn là lính sinh viên, suốt mấy năm toàn dầu mỡ súng đạn, nay vớ được cây đàn như “buồn ngủ gặp chiếu manh”… mặt khạc, tôi đọc được điều gì đó băn khoăn trong là bà mẹ?

Đúng tuần sau, tôi đem cây đàn đi trả. Lần này, đón tôi là một thiếu phụ còn rất trẻ, tôi đoán là con gái bà. Đó là một cô gái xứ Quảng, hiền thục dịu dàng, vóc mảnh mai, vẻ mặt nhẫn nại của Đức Mẹ đồng trinh, tóc dài và đôi mắt buồn thăm thẳm. Bon trẻ bắt đầu xúm vào. Tôi xin lỗi đã giữ cây đàn hơi lâu và hôm nay mới có thể tới để trả và cảm ơn gia đình đã cho mượn, đồng thời cũng là để chào tạm biệt vì đơn vị sắp chuyển quân… Cô gái lộ vẻ mừng ra mặt: “Em cứ tưởng không còn gặp lại cây đàn này nữa”- Tôi vội nói: “Sao thế được! Chúng tôi là bộ đội giải phóng mà…” Câu chuyện dần chuyển sang thăm hỏi gia đình và tôi chợt hỏi: “Vậy chú ấy đâu, làm gì mà không thấy?”. Cô gái nói: “Chồng em cũng là sinh viên đang học ở Sài Gòn, đi lính gần một năm thì giải phóng, bây giờ đang học tập – Cây đàn này là của chồng em đó…”. Tôi giật mình xin lỗi và nói: “Nếu gặp chồng em cho tôi gửi lời chào của một người lính sinh viên, tôi tin rằng chú ấy sẽ sớm trở về…”. Thiếu phụ trẻ lộ vẻ xúc động, líu ríu lời gì đó rồi lui vào nhà trong… Còn lại mình tôi và lũ trẻ… Một cảm giác trống vắng ùa vào lòng, như vô thức, tôi ôm cây đàn và đột ngột chời bài “Giọt lệ” của Tarrega. Đó là một bản nhạc buồn, một cuộc chia ly, âm thanh da diết và cháy bỏng… Tôi lặng người treo cây đàn lên vách, ra về. Bờ lau hun hút gió, xuống chân đồi, sắp qua khúc ngoặt, một đứa trẻ chạy băng băng xuống: “Chú ơi! Mời chú quay lại, cô cháu biểu…”, Tôi ngạc nhiên, quay lại… Thiếu phụ đứng đầu ngõ, tay ôm cây đàn: “Anh Giải phóng, em xin thay mặt chồng em tặng anh cây đàn này…”. Tôi xua tay: “Không! Cô đừng hiểu lầm”. Thiếu phụ ngắt lời: “Anh yên tâm, ứng xử của anh vừa rồi đủ để em hiểu tất cả, xin anh vui lòng nhận lấy tấm lòng của vợ chồng em!”…

Tôi ôm cây đàn, ráng hoàng hôn đỏ lựng sau dãy Trường Sơn, gió từ sông Thạch  ào ạt thồi vào lồng ngực… Đã 34 năm rồi, mỗi khi lướt trên phím đàn, lòng tôi lại bồi hồi tự hỏi: “Vợ chồng người lính năm xưa ấy bây giờ làm gì, ở đâu?” Anh còn nhớ đến cây đàn hay không? Còn lũ trẻ con?...Giờ đây chúng cũng ngót 40 rồi. Mới đó mà đã 34 năm, nhưng dường như lúc nào tôi cũng vẫn thấy dòng sông Thạch trước mặt, nước vẫn xanh như buổi chiều hôm ấy… nước vẫn xanh và ào ạt chảy về xuôi!

 

L.T.D

 

 
 
Lê Trí Dũng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 189 tháng 06/2010

Mới nhất

Đại hội Phân hội Văn học tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2024-2029

8 Giờ trước

Ngày 26/4/2024, Phân hội Văn học-Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị đã tiến hành Đại hội VII, nhiệm kỳ 2024-2029 nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động nhiệm kỳ qua và xây dựng phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới.

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/04

25° - 27°

Mưa

29/04

24° - 26°

Mưa

30/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground