T |
ôi biêt đến Gio Linh từ những ngày tóc còn để chỏm. Nơi cuộc chiến đi qua để lại những địa danh bất tử như Cồn Tiên, Dốc Miếu, hàng rào điện tử Macnamara, nơi có những bà mẹ “cuốc đất trồng khoai nuôi con đánh giặc” đã đi vào lịch sử của dân tộc. Gio Linh còn níu kéo chân người bởi ở dó có những làng nghề truyền thống: Đan lát Lan Đình, làng chiếu Lâm Xuân, làng khảm xà cừ Lát Sơn…và hôm nay hội nhập thêm một nghề mới, nghề “Tranh sơn mài khảm tre”.
Dẫu đã được giới thiệu cặn kẽ, chi tiết của anh Thái Vĩnh Kháng – Giám đốc Sở Công nghiệp –Tiểu thủ công nghiệp đồng thời cũng là người chủ dự án “Tranh sơn mài khảm tre” từ trước, vậy mà trên đường ra thị trấn Gio Linh trong tôi vẫn dằng bao câu hỏi. Đành rằng xưa nay cây tre gần gũi thân thuộc với con người, nó đã hiện diện trong thơ ca, nhạc họa như một hình tượng nghệ thuật, chính xác hơn cây tre là biểu tượng của đất nước Việt
Khi các bước khảo sát, lựa chọn nghề được vạch ra, thì tính đến chuyện chọn “thầy” để dạy nghề. Thầy được chọn ở đây lại hết sức giúp đỡ tận tình cho Quảng Trị . Đó là Công ty trách nhiệm Hữu hạn Lâm Xuân (thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội), người khai sinh ra thể loại tranh khảm tre này. Công ty nhận giúp đỡ, đào tạo cho huyện 10 học viên trong thời hạn 8 tháng. Chương trình được chia làm hai bước. Bước một, hướng dẫn kỹ thuật làm tranh sơn mài khảm tre. Bước hai, tiếp tục nâng cao tay nghề, tiếp thu các kỹ thuật xử lý tre trúc (chống mối, mọt, tạo màu sắc), kỹ thuật phun sơn sần. Thật chẳng bỏ công cho những ngày tháng ở đất khách quê người, các chàng trai đất Gio Linh vốn có sẵn năng khiếu nên tiếp thu nghề rất nhanh, thực sự là những người có đôi bàn tay vàng. Sản phẩm của các em làm ra trong những ngày cuối cùng của tháng học được Công ty đánh giá rất cao, không kém gì so với các sản phẩm của Công ty đang sản xuất.
Sở Công nghiệp và thị trấn Gio Linh sắp xếp, bố trí cho các em một nơi để sản xuất tập trung và trình bày sản phẩm. Gọi là “xưởng” làm việc nhưng thực tế đó là một ngôi nhà cấp bốn mượn của ông Dương Ba cách đường quốc lộ 1 chừng 20 mét. Xưởng được trang bị 3 máy mài tre, một máy phun sơn và nhiều dụng cụ làm nghề khác. Vốc sơn mài thì tùy theo kích cỡ bức tranh mà đặt mua tại Huế.
Nhìn sản phẩm của các em làm ra, những bức tranh chợ Đông Hà, phố cổ Hà Nội, hồ Hoàn Kiếm, Hương Cau…trông rất lạ và đẹp mắt. Trên nền sơn mài, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn mảnh tre trúc với cung độ và màu sắc khác nhau đã tạo thành những bức khảm tre độc đáo. Chất liệu đề tài thể hiện tự thân đã đậm đà bản sắc dân tộc, chinh phục người xem bởi khả năng biểu cảm đặc biệt của nó.
Thẩm định giá trị của mặt hàng mỹ nghệ này là phần việc của những nhà am hiểu nghệ thuật, tôi chỉ nói đến phần nào công phu của nghề mới này mà thôi. Từ các bức tranh, ảnh nghệ thuật được họa sĩ can, bổ mảng, ghi số thứ tự chi tiết và tô màu phù hợp trên từng mảng. Bản vẽ này thoạt nhìn tợ như các bản vẽ trong các thiết bị xây dựng, nhưng đường nét thì vừa chi li, vừa mảnh mai thanh thoát. Bản vẽ được nhân lên thành 2 bản, một dùng keo dán lên tấm sơn mài, một dùng để các mảnh tre. (Sau khi xử lý hóa chất và tạo các màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng), các mảnh tre được cưa, mài theo từng chi tiết, sau đó được gián lại trên giấy theo nguyên mẫu cũ. Người thợ khảm tiếp tục đặt bức tranh lên bức sơn mài sao cho tương ứng với vị trí, màu sắc tại bản mẫu khoét sâu một tí xuống nền sơn mài theo từng chi tiết và dùng keo dán lên. Khâu cuối cùng là vệ sinh sản phẩm. Dùng một dao nhọn để tẩy gọt những vết xước, dầu mỡ còn rơi vãi ở bức tranh, đánh bóng sản phẩm bằng dầu toan. Nhìn các em làm tôi mới hiểu được để cố một sản phẩm thủ công mỹ nghệ khảm tre này (có bức phải cắt mài đến hàn trăm mảnh tre) mới thấy cái nghề không chỉ tỉ mẫn, kiên trì, kỳ công mà nó thật sự khó nhọc làm sao. Tôi chưa nói đến độ công vênh, sự bền màu tự nhiên của tre đúc, độ kết dính sau nhiều công đoạn phức tạp, đòi hỏi phải có một quy trình mang tính khoa học nghiêm túc. Tre trúc vào tranh với tư cách là nguyên liệu nghệ thuật. Có thể “phục sinh sự sống nghệ thuật” của các tác phẩm hội họa dân gian, cổ điển và đương đại Việt
Khi hỏi về “đầu ra” của sản phẩm thế nào? Anh Thái Vĩnh Kháng cho biết: “Mục tiêu của dự án là tổ chức đào tạo một nghề mới, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập thêm cho người lao động. Từ khi ra đời và hoạt động đến nay (tháng 5/1999) các em đã làm ra được nhiều sản phẩm đạt chất lượng tốt. Người Quảng Trị hình như vẫn còn xa lạ đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ này nên chủ yếu chúng tôi đưa hàng vào ký gửi lại các hàng bán tranh ở Huế hoặc làm theo đơn đặt hàng của một số cơ quan đơn vị trong tỉnh”.
Một bức tranh sơn mài khảm tre cỡ 30cm x 40cm, tùy theo nội dung của từng bức, người thợ có thể làm trong hai ngày. Giá bán mỗi bức này 230- 250 nghìn đồng. Trừ tất tật chi phí: vóc sơn mài, tre, sơn, điện,… thì cũng còn lại khoảng 150 nghìn đồng. Các loại tranh lưu niệm nhỏ hơn, cỡ 10cm x 15cm, một thợ trong ngày có thể làm từ 7- 10 bức giá mỗi bức này khoảng 15.000 đồng, trừ chi phí còn lại 70- 100 nghìn đồng trong ngày. Như vậy nếu có thị trường tiêu thụ thì nghề này cũng đưa lại thu nhập khá cao cho người lao động. Anh Hoạt còn cho biết thêm: Những em đi học về, tay nghề đều rất khá, rất chăm chỉ làm việc. Thời gian đầu sản phẩm bán được, các em có thu nhập. Nhưng nếu hướng tiêu thụ sản phẩm như hiện tại thì không thể duy trì kéo dài được.
Thực tế từ ngày đất nước đổi mới, mở cửa đến nay, nhiều làng nghề đã hồi sinh thịnh vượng. Ví như làng đúc Phước Kiều (Quảng
Nói chuyện với tôi, họa sĩ Trịnh Hoàng Tân đưa ra nhiều ý tưởng có thể áp dụng cho nghề sơn mài khảm tre này: “Nếu ở Quảng Trị chúng ta vẽ và sản xuất hàng loạt tranh theo các chủ đề như Thành Cổ Quảng Trị. Địa đạoVịnh Mốc, cột cờ Hiền Lương, Dốc Miếu Cồn Tiên, cầu Đakrông, biển Cửa Tùng… với chất liệu bằng tre trúc thì nó thực sự trở thành một món quà lưu niệm đáng yêu cho du khách, cho những ai từng đến và yêu Quảng Trị”. Nhiều làng nghề ở Hội An phát triển được nhờ vào các điểm du lịch và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Thông qua con đường du lịch đã thực sự trở thành người đỡ đầu cho các làng nghề và hàng của họ là sản phẩm độc quyền mang đậm sắc thái địa phương. Du lịch Quảng Trị là du lịch hồi tưởng, du lịch vùng phi quân sự và vùng danh lam thắng cảnh khác. Có thể kết hợp các tua du lịch với các điểm bán hàng lưu niệm cho mặt hàng Tranh Khảm tre này. Mặt khác thị trấn Gio Linh nên tổ chức lại thành hợp tác xã sản xuất thủ công hay công ty trách nhiệm hữu hạn để thuận tiện cho hoạt động, tìm kiếm thị trường và hạch toán kinh doanh có hiệu quả. Tỉnh có chính sách ưu đãi về thuế, vốn vay thì nghành nghề tranh sơn mài này mới thực sự có vận hội để hội nhập và phát triển. Nhưng mà thôi, đó là công việc của nhà chức trách, các nhà quản lý, riêng tôi vẫn mong nghề Tranh sơn mài khảm tre sẽ có vị trí xứng đáng trong sự phát triển của nền kin tế tỉnh nhà.
Nghe em Nguyễn Đức Thưởng tâm sự tôi vẫn còn hy vọng “em rất yêu nghề yêu những bức tranh mà mình làm ra chị ạ. Mỗi chúng em đi học về đều muốn đem sản phẩm của mình làm đẹp thêm cho quê hương, nhưng cách tổ chức như hiện tại chắc chúng em bỏ nghề thôi. Trong đám bạn đi học với em thằng Thắng, Tài, Tiến, Hiếu, Hiệu, Tường, Phúc là còn ở lại bám nghề để làm, còn thằng Bảy, thằng Khương đã đi vào miền Nam kiếm kế sinh nhai rồi” . muốm làm một bức khảm tre về đôi bờ Hiền Lương thật lớn, trước để thử sức mình, sau nữa nơi đó có nhiều kỷ niệm đối với gia đình em”.
Tôi vừa bùi ngùi, vừa tiếc rẻ cho cái ước mơ kia của Thưởng, vừa xót xa cho cái nghiệt ngã, cái khó muôn đời nay ở xứ sở này. Và gió, gió lại không ngớt đun đẩy những quầng lá tre xanh như muốn quét cho nền trời sáng tỏ hơn.
Chạnh nghĩ thân phận nghèo khó như cây tre mà vẫn khát khao đóng góp cho đời, vẫn giang vòng tay ôm ấp đất nước mình qua bao bận cơ hàn đó thôi. Câu thơ đâu đó chợt hiện về:
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham, cây khổ vẫn hát ru lá cành
Vâng, tre vẫn hát và sẽ hát trên mảnh đất Gio Linh này. Tre hát trong đời sống thường nhật của con người, trên những bức tranh khảm tre độc đáo và đặc sắc.
T.L