Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 20/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Chân dung của một tấm lòng

(Kính tặng chú Lê Văn Hoan nhân sinh nhật lần thứ 75)

T

ừng là một cán bộ lãnh đạo uy tín, ông Lê Văn Hoan thường được nhắc đến với nhiều chức vụ và nhiều tên gọi, nhưng cánh làm báo chúng tôi vẫn thích gọi ông là “thi sĩ Trưởng Thành”.

Gọi là “thi sĩ” không chỉ vì ông làm thơ lấy bút danh Trưởng Thành, mà còn bởi ông là một Bí thư Huyện uỷ thời kháng chiến, Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch uû ban mÆt trËn Tæ quèc ViÖt Nam tỉnh, rồi Chủ tịch Héi ®ång nh©n d©n tỉnh, Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ, Đại biểu Quốc Hội nhiều khoá, nổi tiếng với những câu chất vấn làm nóng cả nghị trường… nhưng lại thích kết giao với giới báo chí, văn nghệ. Đến nỗi bà nhà phải la lên: “Cứ mấy chú nhà báo kêu là đêm hôm chi cũng đi, thơ phú, hát hò. Làm như mình đang trẻ lắm!”. Ông chân thành đến mức chúng tôi coi như người bạn vong niên đáng kính trọng. Thỉnh thoảng kéo nhau đến thăm ông, quên mất đó là nhà “quan đầu tỉnh” nên hồn nhiên tán gẫu đến thâu đêm.

Thỉnh thoảng ông cung cấp cho báo giới những thông tin gây sốc cho không ít chức sắc. Cái việc đó bây giờ đã thành một nếp đẹp mà nhiều chính khách, nhất là các Đại biểu Quốc hội đang làm. Nhưng thời “tiền đổi mới”, thì quả là chuyện động trời, có khi mang hoạ.

Hồi ở tỉnh Bình Trị Thiên có lần bức xúc với “nạn họp”, ông đã cung cấp cho tôi cái lịch họp trong tháng của một Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch uû ban mÆt trËn tỉnh mà tính ra nếu chấp hành đúng thì phải mất gần bèn m­¬i ngày mỗi tháng! Dĩ nhiên lúc đó, bài báo của tôi không được đăng.

Cũng có lần vì định đăng bức thư của ông gửi cho Chủ tịch Quốc hội mà cả Tổng Biên tập báo và Giám đốc Đài Phát thanh của tỉnh suýt mất chức. Mọi người kéo đến than thở, ông không nổi giận mà cười khà khà…

Kính cảm con người ấy, chúng tôi hay rủ ông ngồi bàn nhậu vỉa hè như một thành viên thực thụ của báo giới. Những lúc như thế ông cất đâu cái áo chính khách rồi phóng khoáng như một văn nhân. Có bữa gió cuốn mất cái áo mới may, ông cảm tác ngay một bài thơ với giọng điệu không giống “ông thường vụ” chút nào:

Cơn lốc cuốn đi, rơi vào vũ trụ

Hằng Nga ơi nhớ giữ hộ anh

Rồi ngày mai có chuyến du hành

Người đến đầu tiên là anh đi tìm áo.

(Lên cung trăng tìm áo)

Có lẽ nhờ phong thái văn nhân ấy mà hồi kháng chiến, ông được bà con tin tưởng và thương lắm. Hai kỷ lục nổi tiếng trong những năm chiến tranh của ông là … nằm hầm và suýt chết. Riêng chuyện đó, hẳn phải có một cuốn sách thật dày mới ghi lại hết. Ông không nhớ đã nằm bao nhiêu ngày dưới hầm bí mật và suýt chết bao nhiêu lần. Nhưng ông không bao giờ quên những căn hầm mà người Hải Lăng đã đào để che dấu ông, dù dưới đống phân bò, bên chò lúa, dưới mép sông, hay trong buồng phụ nữ, và những mẹ, những chị vì an toàn cho cán bộ biết hy sinh con đẻ của mình.

Đến nay tóc trắng, da mồi, quê nhà là một cõi ân thiêng sâu nặng mà suốt đời, suốt kiếp không bao giờ ông trả nổi, cho dù cháy bỏng khát khao muốn hoá thành “con đò trên bến”, “dòng kênh giữa đồng” hay chỉ là “cánh cò để chở chút nắng vàng đậu luỹ tre xanh”…Ông chỉ biết cúi đầu “tạ lỗi với dòng sông”, tạ lỗi với từng “mớ khoai lang, ô ruộng sâu, vuông đồng cạn” đã chắt chiu nên ông. Bởi thế thơ ông luôn đầy ắp kỷ niệm xưa cũ:

Mới ngày nào em còn bé Con, bé Nậy

Nay cô Thuý, cô Hồng… cán bộ dân quân

Ngày anh đi em chưa đánh xuôi vần

Nay đọc báo, làm thơ, gọi loa đồn giặc…

                   (Dòng sông quê mẹ)

Những năm đen tối nhất của cách mạng miền Nam ở Quảng Trị được thể hiện qua mấy con số như sau: Trong kháng chiến chống Pháp, chưa kể huyện Vĩnh Linh, khu vực này có khoảng 10 ngàn đảng viên. Năm 1954, khi tập kết, hơn hai ngàn đảng viên ra Bắc, còn nằm lại trong vùng địch. Vậy mà qua các chiến dịch tố cộng, diệt cộng, số bị bắt bớ cầm tù, số bị giết hoặc chịu không nổi phải chạy lên rừng tìm đường ra bắc. Đến năm 1957, chỉ còn có 71 đảng viên nằm lại vùng đồng bằng. Riêng huyện Hải Lăng có lúc chỉ còn bảy đảng viên, mà ông là một trong số đảng viên còn sót lại đó.

Không biết bao nhiêu lần ông suýt chết. Mà những lần như thế, mạng sống giữ được cũng nhờ có dân.

Có lần, trời vừa sáng, chưa kịp xuống hầm thì cả trung đội địch ập đến. Chủ nhà nhanh trí đẩy ông vào cái chum để ngay giữa sân rồi lấy cái thúng đựng khoai đậy lên. Té ra chúng đến bắt người con trong nhà lên xã thẩm vấn. Trong khi chờ dẫn giải có thằng đứng tựa cái chum mà nghịch cái thúng. Chỉ cần hắn lỡ tay, cái thúng rơi ra, thì ông cầm chắc cái chết.

Có khi cơ sở bị chỉ điểm, địch kéo đến định khui hầm. Chị chủ nhà đã phải giả điên, xé toang quần áo rồi lấy phân bôi khắp mặt mũi, khiến chúng phải lui.

Ông nhớ không có chuyến nào lên rừng họp mà không có người vì ông mà hy sinh hoặc bị thương nặng. Là Bí thư Huyện uỷ, bao giờ cũng có năm, bảy đồng chí đi cùng, có khi trúng phục kích, hy sinh ba, bốn người.

Những năm tháng nằm hầm bí mật, nhờ dân giơ lưng che chở, bóp bụng chuyền cơm, rồi hứng đạn chết thay… mãi mãi là ký ức đau đáu trong con người ông. Bởi vậy, cái cách ông tiếp xúc với người dân khi làm lãnh đạo tỉnh sau này cũng ít người có được.

 Tôi còn nhớ năm 1990, khi ông là Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị, về thôn Thái Lai xã Vĩnh Thái (Vĩnh Linh) thăm bà con vừa bị một trận lốc tàn phá. Ông đã để nguyên giày lội qua vũng bùn ôm lấy một cụ già vừa lóp ngóp chui ra từ đống đổ nát của túp lều. Nước mắt ông chảy tràn trên gò má hom hem của cụ.

Một dịp khác, tôi theo ông vào thị xã Quảng Trị. Ngang qua chợ Thành Cổ, bỗng một mệ già tòng teng đôi quang gánh ngoắt lại. Xe dừng, mệ cho cả đôi quang gánh dính đầy phân vịt vào ghế bọc nệm mút. Anh lái xe nhăn mặt, còn ông cười khà khà.

Ông hay về thăm những gia đình cơ sở hồi kháng chiến. Cuộc sống vùng quê cách mạng Quảng Trị vốn vẫn quá nghèo, vậy mà bà con cứ lo ông “quan đầu tỉnh” thiếu thốn. Họ ôm lấy ông, rờ rẫm khắp mặt mũi mà hỏi thăm sức khoẻ, lại dúi vô tay ông chục trứng gà, dăm quả cam, bắt “mang  về bồi dưỡng”.

Nhà ông ở Đông Hà đã thành nơi “một cửa” để bà con đến nhờ hỏi về chế độ chính sách. Thậm chí có người vì không giải quyết được đã quậy tanh bành. Giải thích mãi không được, ông đành động viên vợ con chịu khó nghe chửi, rồi thỉnh thoảng dành dụm tiền lương gửi về hỗ trợ. Ông không hề trách họ, chỉ trách mình bất tài.

Từ ngày về hưu, cứ gần lễ, Tết ông lại dạo ra chợ, chẳng mua, chẳng bán mà chỉ để dúi vào tay những người ăn xin, những kẻ tật nguyền vài đồng tiền lẻ. Trưa về nhà, bà lại thấy mắt ông đỏ hoe.

Ông sống cởi mở, bao dung và luôn “dặn lòng”:

Nhắn nhủ cái đầu luôn đổi mới

Ghi lòng tạc dạ chữ: Vị tha

(Dặn lòng)

Chắc “cái đầu luôn đổi mới” đã từng làm khó cho ông hồi còn đương chức. Tôi nhớ có ai đó đã gọi ông là “kẻ hàm oan”.

Nỗi hàm oan ấn tượng nhất là bức thư ông gửi cho Chủ tịch Quốc hội đề nghị đưa vấn đề chia lại địa giới hành chính các tỉnh ra thảo luận. Bây giờ, chuyện đưa kiến nghị lên cấp trên là quá đỗi bình thường, nhưng gần hai m­¬i năm trước thì khác nào một quả bom. Vậy nên trong đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có nhiều người e ngại không dám ký tên. Mà họ không dám là phải. Bởi sau khi gửi thư đi, một cuộc kiểm điểm ông đã được chuẩn bị kỹ càng. Nhiều người còn đoán rằng chuyến này không khéo ông Hoan phải về Hải Lăng chăn vịt thôi. Ngay báo Bình Trị Thiên, cơ quan của Đảng bộ tỉnh đã lên khuôn để đăng bức thư của ông cũng buộc phải lột ra, và đương nhiên Tổng Biên tập suýt mất chức.

Nhưng “quả bom” ông gài đã kịp phát nổ giữa diễn đàn Quốc hội. Rồi như hiệu ứng dây chuyền, rất nhiều đại biểu từ các tỉnh đứng lên ủng hộ. Sự kiện đó được coi là một trong những đột phá khẩu cho tiến trình đổi mới của đất nước mà Bình Trị Thiên là tỉnh nổ phát súng mở màn cho chiến dịch chia tách, trở về địa giới hành chính cũ của hàng chục tỉnh, thành trong cả nước.

Nỗi oan đáng nhớ nữa của ông là khi cố bảo vệ phương án xây dựng cống An Tiêm để phân lũ cho thị xã Quảng Trị, tránh thiệt hại cho hệ thống Nam Thạch Hãn và cư dân huyện Triệu Phong. Trong khi đó, một dự án quan trọng khác đang được khởi động và tất nhiên ý kiến của ông không được đa số đồng tình.

Chỉ đến khi trận lũ năm 1999 tàn phá nặng nề hệ thống kênh Nam Thạch Hãn và gây ngập lụt nặng vùng ven sông Thạch Hãn, thì người ta mới hiểu nỗi oan của ông. Giờ thì công trình An Tiêm đã có, đã làm được đầy đủ các chức năng đưa nước qua sông, phân lũ và ngăn lũ đầu vụ…trở thành một công trình hiệu ích tổng hợp đặc biệt của ngành thuỷ lợi tỉnh nhà. Chính thực tiễn được trả với giá đắt đã giải oan cho ông và người ta nhận ra lỗi âu cũng vì cơ chế máy móc của hệ thống quản lý chuyên môn bấy giờ mà thôi.

Đến tuổi “hưu” nhưng ông không chịu “về”. Ông lang thang trên những nẻo phố, lối quê, biến mình thành “con nợ” của những cảnh nghèo, rồi nguyện nối lòng mình với họ:

Đón Tết sao em không về nhà?

Về đâu không còn có mẹ cha

Đời manh chiếu rách bên lề phố

Tết thế, bao năm giữa Đông Hà.

   (Xáo động)

Ông cùng một số đồng đội cũ quyên góp, vận động lập nên Quỹ Từ Thiện, rồi thành lập Hội Từ Thiện độc lập tại địa phương. Ông bỏ công sức, kinh nghiệm, tiền lương ngược xuôi khắp nơi tìm nguồn hỗ trợ. Âm thầm hơn m­êi năm, giờ đây mỗi năm ông huy động được vài tỷ đồng từ các nguồn từ thiện quốc tế và nhà hảo tâm trong nước để mở ra các chương trình giúp đỡ người khuyết tật và trẻ em khó khăn. Hàng chục ngàn cảnh đời ở Quảng Trị đã nhận được sự giúp đỡ của hội Từ Thiện, thông qua các chương trình phục hồi chức năng trẻ khuyết tật, khám và phát thuốc miễn phí cho người nghèo, cấp học bổng cho trẻ khuyết tật từ khi bắt đầu biết đọc, biết viết cho đến khi có nghề làm ăn, rồi hỗ trợ lương thực, thuốc men, nhà ở…

Cũng có người thấy ông đường đường là “quan đầu tỉnh” nghỉ hưu mà sáng nào cũng lầm lũi trên chiếc xe Chaly cũ rách, rè rè bốn cây số từ nhà đến hội Từ Thiện, rồi băm bổ hết làng này đến thôn khác thăm người khốn khó thì tỏ ý thắc mắc, sao không ngồi an hưởng tuổi già như nhiều người khác?

Họ không hiểu ông. Nhưng rất nhiều người hiểu ông. Bao năm ở chốn quan trường, vị trí lãnh đạo như ông kể cũng đã quyết được nhiều việc cho dân, cho nước mà khi ngoảnh lại vẫn thấy còn quá lưng lẻo. Vậy thì chưa nằm xuống ông làm sao ngồi yên?

Tháng Tám năm ngoái, ông gửi tặng vợ chồng tôi một tập thơ 65 bài vừa mới in xong mà không cần nhờ ai đề tựa, tự mình tri kỷ mấy lời. Rằng đã gần qua tuổi 75, chợt muốn nhặt tìm những phút giây hiếm hoi mà tâm hồn lỡ thốt lên thành câu thành tứ. Chỉ để đem tặng bạn bè, con cháu, như một kỷ niệm của kẻ sĩ mà thôi.

Đọc lời ngỏ ấy, tôi nghĩ đến cái giật mình của con đại bàng già khi biết không còn đủ sức để dọc ngang thanh thiên, bèn trao cái chí cả lại cho đồng loại rồi quay về núi, giăng cánh trên ngọn tùng hương.

 Đọc “Một thời để nhớ” của Lê Văn Hoan, tôi biết đây không phải thơ của một nhà thơ. Càng không phải thơ của một chính khách như nhiều người vẫn tưởng. Bởi ông không có ý trổ tài khiển tứ dụng ngôn. Nhưng ở đó, chúng ta dễ nhận ra chân dung của một Tấm Lòng. Tấm lòng của người cán bộ Đảng, người đồng chí, người con tha thiết yêu quê…

 Qua bức chân dung ấy, ta sẽ hiểu được phần nào cuộc đời ông, từ thuở trẻ trai với ngùn ngụt thù nhà nợ nước quyết “rạch tim lấy máu tô màu”, đến tuổi cổ lai hy vẫn “mãn nguyện hiến dâng cả thân già”.

Cái tứ “dâng hiến” trong thơ Lê Văn Hoan nghĩ cho cùng chính là nỗi khắc khoải của một cán bộ 75 tuổi đời gần 60 tuổi Đảng trước món nợ quá đỗi thiêng liêng, cao cả mà dẫu có tận trung, tận hiếu suốt đời vẫn thấy mình chưa trả hết. Đó là món nợ với nước, với dân.

Đ.N.H

 

Đinh Như Hoan
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 159 tháng 12/2007

Mới nhất

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

21/04

25° - 27°

Mưa

22/04

24° - 26°

Mưa

23/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground