Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Chia nhau củ khoai để làm đại nghiệp

            … Đối với Dung Quất, tôi có hai cái cảm nghĩ. Cái cảm nghĩ thứ nhất là khi đến vùng đất này thì thấy nó là cái vùng đất tỏa ra cái hào quang, nó làm cho mình rực rỡ, sáng lên trong lòng. Mình ham mê nó và mình tới đó một lần rồi, tới lần thứ hai thì mình thấy như người thân.

Rõ ràng tiềm năng của nó tỏa ra hào quang. Đấy là do trời phú cho Dung Quất một thiên nhiên như thế. Cái hào quang ở đây là cả một cảnh thiên nhiên rất đẹp, cả một vị trí chiến lược, cả vai trò quan trọng của nó được đặt trong bối cảnh mở cửa của đất nước, của Đảng, Chính phủ và thế chiến lược của nó. Còn nói về tương lai của Dung Quất thì lúc đó tôi đã viết một bài tiếp; ý đồ xây dựng Dung Quất của mình là có thành phố Vạn Tường, có cảng Dung Quất, triển vọng của nó thế nào?

Và tôi nghĩ chắc năm nay, năm 1997 này cái cảnh đó sẽ đến. Nhà máy lọc dầu, công trường thi công, đường đang mở và đô thị sẽ mọc lên. Chắc là trong mối quan hệ giữa Dung Quất của Quảng Ngãi với Chu Lai của Quảng Nam, tuy ở hai tỉnh nhưng quan hệ của nó rất đẹp. Nó thật “xứng đôi vừa lứa”. Bên này thì có thành phố Vạn Tường tượng trưng cho một anh hùng. Dung Quất như một nàng công chúa. Bên kia Chu Lai thì có Núi Thành như một anh hùng, còn sân bay Chu Lai cũng như một nàng tiên có nhiều hấp dẫn. Hai vùng này đi lên sánh vai với nhau tạo nên một khu công nghiệp liên hoàn đẹp lắm.

Còn Chân Mây, khi tôi đến lần đầu tiên là tháng 11/1994, tức là 2 tháng sau khi Thủ tướng phê duyệt Dung Quất, thì Chân Mây bắt đầu vào cuộc. Tỉnh Thừa Thiên Huế mời anh Phan Văn Đường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh, anh Thông chuyên viên đón chúng tôi ở ngã ba đi về Chân Mây, cùng với một số bộ đội biên phòng đi thị sát, khảo sát trước khi Ủy ban nhân dân Thừa Thiên Huế họp bàn. Ở vùng Chân Mây có mũi Chân Mây Tây và mũi Chân Mây Đông. Hai dãy núi này chạy ra biển, cảm thấy như nó nhìn nhau. Đằng sau đó là dãy Bạch Mã hùng vĩ. Tôi cảm nhận đó là một vùng đất đẹp, đáng lẽ nó phải giàu có tự bao giờ rồi. Tôi cảm giác như là nhiều thế hệ cứ nhìn nhau và nhìn về con Bạch Mã mà vẫn chưa nhảy được lên lưng, để mà phóng đi, đưa cái vùng đất này cũng như cả đất nước, cùng đất nước tiến lên. Anh Phan Văn Đường sau khi dẫn tôi khảo sát trở về có hỏi: “Anh có phát biểu gì về Chân Mây khi anh đã đi?”. Tôi nói: “Chúng tôi đã có nghiên cứu, nhưng để có thể phát biểu thành luận cứ khoa học thì phải có khảo sát thêm, so sánh thêm”.

Bây giờ thì sau khi nghiên cứu của tổ chức JICA (Nhật Bản), họ kết luận Chân Mây là một siêu dự án, là cảng quốc tế thương mại, là cửa ngõ đi ra  phía đông của khối Đông Nam Á, là khu công nghiệp, khu du lịch. Thành phố Chân Mây có thể liên kết Huế - Đà Nẵng. Điều quan trọng là Chính phủ cũng đã phê duyệt định hướng đô thị Chân Mây với tính chất là một thành phố cảng, thành phố công nghiệp - thành phố thương mại quốc tế - thành phố du lịch. Tôi cho đây là một dấu ấn lịch sử. Điều đó chứng tỏ ngày mà Chân Mây bước lên con Ngựa Trắng Bạch Mã đã tới. Theo tôi thì trong năm 1997 này con ngựa trắng Bạch Mã Chân Mây của Thừa Thiên Huế sẽ bắt đầu tung vó. Sau cả bao nhiêu ngàn năm nằm ngủ, bây giờ con ngựa Bạch Mã đã tìm được một kỵ sĩ tốt, đó là kỵ sĩ Chân Mây. Con ngựa trắng tìm được kỵ sĩ Chân Mây sẽ tung vó và Thừa Thiên Huế chắc là sẽ cất cánh!

      Việc đánh thức tiềm năng Chân Mây lại còn gặp thời cơ - đó là lúc Quảng Trị đang mở đường 9, từ đó nối vào Huế - Chân Mây. Có Chân Mây thì đường 9 mới có giá trị. Nhưng có đường 9 thì Chân Mây cũng mới có giá tị lớn. Mối quan hệ đó là hữu cơ. Nó chứng minh rằng: Chúng ta sân liền sân, nhà liền nhà, không có gì ngăn cách hết - cùng một hơi thở - cùng một nhịp đập. Thành ra, các tỉnh niền Trung phải liên kết lại. Quảng Trị mà không vó Chân Mây thì đường 9 không có giá trị gì lắm. Còn Chân Mây mà không có đường 9 thì lấy đâu mà thành cửa ngõ lớn nhất miền Trung này và trở thành khu thương mại quốc tế. Đây chỉ là một ví dụ điển hình về mối quan hệ chặt chẽ giữa các tỉnh miền Trung. Một ví dụ khác là giữa Quảng Nam Đà Nãng và Thừa Thiên Huế . Ví dụ khi đường hầm đèo Hải Vân làm xong thì mối qua lại giữa Đà Nẵng với Chân Mây - giữa Huế với Đà Nẵng trở thành “thịt với da, tim óc nối liền” như Tố Hữu đã viết.

Có một điều, với tư cách là một công dân, một trí thức tôi muốn bày tỏ, đó là thế hệ chúng tôi đã chịu nhiều đau khổ và trả giá, vì lứa tuổi ngoại ngũ tuần như chúng tôi đã nếm mùi chiến tranh đã chứng kiến rất nhiều, gian khổ nhiều, suy nghĩ nhiều về một con đường ra cho đất nước như thế nào, và cũng có nhiều mơ ước. Do đó khi nói đến hai đề án Dung Quất - Chân Mây - đã nói đến người dân mà không nói đến vai trò của Chính phủ thì là một thiếu sót không chấp nhận được. Có thể nói Đảng Nhà nước ta, Chính phủ ta mở ra một con đường đổi mới cực kỳ vĩ đại và quan trọng. Nhờ có đường lối đó mà các nhà khoa học chúng tôi mới có những công trình. Riêng cá nhân tôi rất biết ơn Thủ tướng và Nhà nước. Đặc biệt Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã giơ bàn tay của mình vạch ra một con đường - một chiến lược - đặt vào đó những niềm tin - hy vọng đưa miền Trung từng bước, từng bước tiến lên. Phải nhận rằng việc mở mang cho miền Trung đi vào một quỹ đạo đúng đắn, một thời hiện đại là khó lắm, mà Thủ tướng đã hết lòng vì miền Trung. Được tiếp xúc làm việc nhiều lần với Thủ tướng, tôi có nhiều cảm xúc và kỷ niệm. Với tấm lòng một công  dân, tôi cảm thấy ở Thủ tướng một hào quang vĩ đại của một nhà lãnh đạo, lại có hơi thở ấm áp của đời thường. Ngày xưa ít có bậc thiên tử mà có  hơi thở ấm áp của đời thường. Vì bậc thiên tử là người ta sợ lắm, người dân thấy thì phải cúi đầu. Nhưng bây giờ đối với Thủ tướng Võ Văn Kiệt thì khác, đặc biệt đối với các nhà khoa học chúng tôi, chúng tôi coi Thủ tướng là người đầy trí tuệ, đồng thời cũng là người đầy tấm lòng. Khi về thị sát Vạn Tường - Dung Quất, Thủ tướng có nói một câu: “Hôm nay ta đến viếng các anh hùng liệt sĩ của Vạn Tường, ta thắp nhang để viếng. Việc chúng tôi làm Dung Quất là làm cho người sống vui lòng, làm cho người chết mãn nguyện. Lý tưởng của những người hy sinh cũng là để có sự nghiệp này đây!’

Thực ra, miền Trung ngày nay hình thành được một chiến lược phát triển to lớn như vậy, dĩ nhiên có người nói là sự nghiên cứu của các nhà khoa học, của nhiều chuyên gia. Nhưng phải thấy rằng cái ý tưởng này, thành quả xuất phát từ đường lối đổi mới và sự lãnh đạo của Đảng ta, đặc biệt là sự quyết tâm của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, không có điều này thì làm gì được thế. Báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh có phỏng vấn tôi rằng tại sao anh tìm ra được Dung Quất - Chân Mây trong gian khổ như thế, phải vượt qua bao nhiêu trở lực? Tôi trả lời rằng: Về tài năng thì đất nước này còn nhiều người tài, có những tài năng to lớn hơn chúng tôi nhiều, phải không anh. Và rất nhiều người đã làm nhiều công trình to lớn nhưng nó bị lãng quên hoặc nó bị bỏ vào trong các hộc bàn nào đó. Mình là một trong những người may mắn, công trình nghiên cứu được rớt ra ngoài, được chú ý đến, nó đến tay những người có trách nhiệm. Nhưng, cái thành công này của chúng tôi không thể không nói đến đường lối đổi mới và sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước. Và thứ hai là nếu từ thời thơ ấu mà Đảng và Nhà nước không giáo dục cho mình một tấm lòng yêu nước, niềm tự hào về dân tộc và một sự xót xa về sự nghèo khổ của dân tộc mình thì chúng tôi cũng không làm được như vậy. Hồi xưa nhiều người nói đó là lý luận nhưng bây gờ tôi đã hai thứ tóc trên đầu rồi, tôi thấy đó là thực tế, là một điều rất cần. Và tôi nghĩ thế hệ trẻ bây giờ cũng cần như vậy. Bởi vậy tôi khẳng định rằng: đường lối đổi mới của Đảng đã dẫn đường cho chúng tôi đi - còn bản thân chúng tôi thì niềm khát khao một nước Việt Nam thái bình thịnh trị là động lực để đẩy chúng tôi đến đích! Vì sao mình khát khao một nước Việt Nam thái bình, thịnh trị? Nước Việt Nam thái bình có nghĩa là độc lập - tự do - hòa bình; thịnh trị có nghĩa là luật pháp được thi hành, nước non giàu có, của cải đầy ắp. Chúng tôi nghĩ  bây giờ nước Việt Nam ta đang thái bình và đang trên con đường xây đắp để đi lên thịnh trị. Chắc chắn điều đó thực hiện được. Chính vì có cái ước ao này nên chúng tôi quyết tâm ra làm Dung Quất, ra Chân Mây để làm những gì có thể làm cho vùng đất này, bất kể là gặp những khó khăn trở ngại gì.

Mình có được khát khao như vậy lại cũng chính nhờ Đảng và Nhà nước dạy cho mình từ nhỏ. Phải biết ơn người đi trước, biết ơn tiền nhân, những người đã hy sinh, biết ơn nền độc lập - tự do này, biết là khi mình bưng bát cơm ngon này là do ai, biết nhục khi đất nước Việt Nam này, dân Việt Nam này ngon lành như thế này mà lại kém hơn các nước lân bang. Những điều đó đều phải do Nhà nước dạy từ nhỏ, những điều này trong các thế hệ sắp tới nếu không được dạy dỗ, rèn rũa thì không thể tiến lên được. Vì tôi ngĩ, thời nào thì cái đó cũng là giá trị vĩnh hằng. Của cải rồi cũng sẽ mất hết, giàu rồi cũng tiêu hết, chức tước to rồi khi chết là cũng hết thôi. Hoa hậu mà chết thì cũng trở thành cát bụi - nhưng, giá trị vĩnh hằng là ở chỗ lòng yêu nước - cái đạo lý và lòng nhân bản; cái quả cảm của con người. Khi tôi gặp ông già ở Vạn Tường, ông cũng tâm tư, thắc mắc kia, họ cho chúng tôi là kém. Lúc đó tôi trả lời với ông già thế này: “Thưa bác. Ở đây chúng tôi nghĩ rằng: Cái kỹ thuật ngày nay nó gấp một vạn lần cái thời ông Trần Hưng Đạo. Nhưng, cái lòng quả cảm, cái thông minh, cái nhân bản, cái đạo lý chịu hy sinh rất anh hùng của ông Trần Hưng Đạo thì cho đến ngày nay học còn chưa được. Và đó là giá trị vĩnh hằng. Bởi vậy những gì mà bác đã chịu hy sinh trên trận Vạn Tường này để đem lại tự do độc lập, chúng tôi cũng như con cháu học mãi cũng chưa chắc đã can trường được như bác đâu. Muôn đời phải nhớ lấy và cái điều này sẽ không mất”. Ông già nói rằng: “Mày nói vậy tao nghe được. Cả cuộc đời chiến đấu chỉ cần được chừng đó thôi!’ Tôi nghĩ rằng: điều đó có nghĩa là những người chiến đấu như ông già dũng sĩ Vạn Tường kia họ cũng chẳng đòi hỏi gì, ngoài cái đòi hỏi là phải tôn trọng một giá trị vĩnh hằng. Con cháu phải biết tôn trọng giá trị tiền nhân. Anh thấy đó, giáo sư tiến sĩ chết rồi cũng mất, chức tước rồi cũng đi, nhà lầu trăm năm rồi cũng đến lúc phải đập mà xây lại cái khác. Còn cái lòng quả cảm thì đời nào, thời nào cũng phải học tập, phải trau dồi, phải rèn luyện dữ lắm mới đạt được. Anh em chúng tôi coi đó là giá trị vĩnh hằng. Mình phấn đầu làm cái gì cũng xoay xung quanh cái giá trị Vĩnh Hằng này mới tốt được!”

Trên đây là những kỷ niệm và suy nghĩ của anh Trần Đình Hiển tâm sự với tôi trong buổi trưa mùa đông nắng vàng rực rỡ của xứ Huế bên bờ sông Hương thân thương. Các anh vừa cùng Phó Thủ tướng Trần Đức Lương đi làm việc, thăm và khảo sát suốt giải duyên hải miền Trung, qua Dung Quất - Liên Chiểu - Chân Mây, ra Huế và trên đường ra với đường 9 - Cửa Việt của Quảng Trị, cửa ngõ lớn của miền Trung thông sang với vùng Đại Mê Công sau này. Chuyến khảo sát đầu năm 1997 này hẵn sẽ thúc đẩy nhanh thêm tiến độ để Dung Quất - Chân Mây vào cuộc, như lời thơ mộc mạc mà anh Trương Đình Hiển gửi gắm niềm tin: Giờ mở cửa, nước nhà rộn rã/ Lên ngựa thôi, tất cả từ đây!

                                                                                     N.T.Đ.

 

 

 

 

NGUYỄN TRƯƠNG ĐÀN
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 34 tháng 07/1997

Mới nhất

Thành phố Đông Hà sôi nổi giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

6 Giờ trước

TCCVO - Sáng 5/2/2025, thành phố Đông Hà tổ chức giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Giải đấu thu hút gần 150 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 9 phường trên địa bàn thành phố.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

10 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground