Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Đoàn đi của Lê Minh Tuấn (hiện đang sống tại thị trấn Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) gồm 7 người Việt Nam (đang sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau) quyết định chọn thời điểm xuất phát vào đầu tháng 9. Đây là thời gian đầy yếu tố thử thách bởi chắc chắn sẽ gặp bất lợi về thời tiết vì mưa nhiều. Nhưng với tiêu chí: Chọn sự “trải nghiệm với thiên nhiên và văn hóa bản địa” là yếu tố quan trọng đầu tiên nên họ quyết định “dấn thân”.

Võ Duy Khánh - một thành viên của đoàn cho biết, dù mùa mưa nhiều khó khăn và rủi ro nhưng chọn thời điểm này là cách tốt nhất để không phải chen chúc khi leo núi cũng như tận hưởng được thiên nhiên trong yên tĩnh, chưa kể là có thể được trải nghiệm thấy tuyết trắng giữa những ngọn núi cao vút hòa quyện trong mây trời. Và quả thật, họ đã có những trải nghiệm không thể nào quên.

Sim Khada - người Nepal - là hướng dẫn tour cho biết: “Đó là một cuộc đấu tranh lớn để đến được EBC và cũng là một câu chuyện khá thú vị. Do thời tiết xấu nên chuyến bay đến điểm leo núi như thông thường không thể thực hiện được. Cho đến ngày thứ ba, chúng tôi buộc phải di chuyển bằng xe jeep đến chân núi vì nếu tiếp tục chờ đợi ở sân bay sẽ khiến đoàn người Việt Nam hết hạn Visa được cấp. Sau 4 giờ trên đường, lái xe jeep của chúng tôi tông chiếc xe mô tô phân khối lớn khiến người lái moto bị thương ở đầu, đoàn phải về đồn cảnh sát ngủ một đêm.

Ngày tiếp theo đi được khoảng 5 giờ thì chiếc xe jeep bị thủng ở ngay cổng đền thờ Hindu. Vài giờ sau, một lần nữa bộ áp suất của xe jeep bị vỡ và kẹt lại ngay nơi núi đang sạt lở. Sau khi thay 3 chiếc xe, gần 10 giờ tối mới đến được nơi chúng tôi có thể bắt đầu đi bộ để nhận nhiệm vụ của mình. Con đường mưa, âm u, đầy tuyết và trơn trượt đang thách thức chúng tôi mỗi ngày...”.

Thông thường, để rút ngắn thời gian và giảm bớt nguy hiểm, du khách sẽ được bay từ Kathmandu đến sân bay Tenzing Hillary để bắt đầu hành trình leo núi. Nhưng vì lý do thời tiết quá xấu, sau 3 ngày chờ đợi ở sân bay để được bay 35 phút, cả nhóm đã phải đi bộ mất 3 ngày.

Ngay ngày đầu tiên đi bộ, Lê Minh Tuấn đã gặp sự cố chấn thương khớp háng và bị giãn dây chằng gối. “Lúc đến thị trấn Namche Bazaar là lúc đôi chân tôi gần như không thể tự nhấc ra khỏi giường. Sau khi được bác sĩ Trường - Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị thăm khám qua video call, tập một số động tác, chườm nóng và bó gối lại theo hướng dẫn thì tôi có thể lân la xuống khu trung tâm thị trấn và gặp bức tượng Pemba Doma Sherpa - trưởng nhóm phụ nữ Nepal thám hiểm Everest 2002, cô đã trở thành phụ nữ đầu tiên Nepal và một trong 6 phụ nữ trên thế giới đã 2 lần lên đỉnh Mt.Everest. Cô ấy mất sau khi chinh phục đỉnh Lhotse, rơi từ độ cao 8.000 mét.

Tôi đã đứng đó rất lâu, tìm hiểu tiểu sử của người phụ nữ còn trẻ mà được tạc tượng này... Sau đó cầu nguyện cho chính bản thân mình có được một phần nhỏ sức khỏe của cô ấy để leo nốt chặng đường từ Namche qua Pheriche - Lobuche - Gorakshepr - Everest, trước đó tôi đã nhắn cho gia đình cũng như nói với đồng đội là rất có thể tôi sẽ không hoàn thành được cung đường. Thậm chí đã lên sẵn kế hoạch nếu không thể tiếp tục thì sẽ không để ai vì mình mà dừng lại - nếu không đi lên được nữa tôi sẽ tìm cách xuống núi một mình để không ảnh hưởng đến đồng đội - là xuống thấp bằng ngựa và đợi trực thăng bảo hiểm AIG đến đón” - Tuấn nhớ lại.

Đã vậy, trên đường đi gặp rất nhiều trường hợp “thực chứng” cho việc đến EBC là “không phải trò chơi dễ dàng cho mọi người”. Dọc đường đi có rất nhiều ngôi mộ gió. Đa phần là chết khi còn trẻ với đủ lý do khi leo núi. Thỉnh thoảng gặp cảnh nhiều người phải xuống núi gấp bằng ngựa vì bị say núi, sốc độ cao (AMS) và hoàn toàn mất kiểm soát cơ thể, phải hạ độ cao gấp bằng ngựa và có người giữ 2 bên vì ngồi ngựa cũng không vững... dù nhìn bên ngoài họ có thể lực rất tốt.

Trên cung đường đi, cũng không có cảnh lãng mạn với tuyết rơi nhè nhẹ như phim, mà là từng miếng tuyết to như ngón tay theo gió mạnh vả vào mặt, phía trước là cả sông băng... Mùa đông, con sông là bức tường băng tuyết khổng lồ phong tỏa mọi sự sống trên con đường. Nhưng sau khi băng tan, mọi người phải đối diện với cảnh sạt lở, đá rơi dữ dội.

“Đường sạt lở hết rồi. Trượt chân một cái thì khó nói là rơi bao nhiêu lâu mới chạm đất lắm. Mọi người trong đoàn đều ướt từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài. Không thấy đường đi hay không biết đi đường nào. Ngày đầu ở thung lũng Solukhumbu với 14 tiếng lội bùn lầy, mưa, vắt cắn, đó là cơn ác mộng của hành trình” - Tuấn ghi lại hành trình trên facebook cá nhân.

Đó là cảnh đi ban ngày, còn ban đêm khi đã leo lên độ cao hơn, thì phải đối mặt với việc say núi, sốc độ cao (AMS) và không thể tiếp tục. Khi tới điểm dừng chân Lobuche độ cao 4.910 mét - tiệm cận mốc nhạy cảm 5000 mét này tất cả mọi người đều làm một thủ tục: leo lên đồi cao hơn chỗ ngủ để làm quen độ cao sau đó về ngủ. Trong giấc ngủ không biết ai sẽ là người bị sốc (triệu chứng là khó thở, tức ngực, đau sau gáy, chảy máu mũi hoặc nặng hơn là không thở nổi hoặc chân tay bủn rủn không đi được).

Không biết đêm nay thần núi sẽ gọi tên ai, mà ai “dính” thì sẽ được một vé xuống núi ngay lập tức, nên mới nói là ban ngày đã chiến đấu suốt ngày ban đêm ngủ cũng phải chiến đấu.

Đọc đến đây hẳn nhiều bạn sẽ cho rằng, nhân vật mà tôi đang kể đến “hẳn rất điên” khi lên EBC. Đi du lịch là để trải nghiệm tiện nghi và hưởng thụ. Đi như thế chẳng khác nào là hành xác. Thế nhưng, sự trải nghiệm nào để giúp chúng ta trưởng thành và đủ nghị lực vượt qua những khó khăn cũng vô cùng đáng giá.

“Giữa những cơn đói khát mà vẫn phải chạy cho nhanh để kịp về đến điểm dừng chân trước khi trời quá tối lúc nhiệt độ xuống rất thấp, giữa những vật lộn tâm lý đi tiếp hay quay đầu bỏ cuộc, giữa những cơn ngủ chưa tròn giấc và đầu óc choáng váng vì thiếu oxy… Rất nhiều rất nhiều những khó khăn ập đến tấp nập tưởng chừng chạm mức giới hạn không thể chịu đựng thêm nữa, chúng tôi đã động viên nhau hoàn thành mục tiêu lớn này” - Tuấn viết.

Để thực hiện chuyến đi, Tuấn đã âm thầm tập luyện. “Hồi chưa đi Nepal, có những hôm đang bệnh, sốt cao thì vùng dậy chạy bộ, vợ hỏi làm gì phải chạy như thế? Mình mới nói lỡ qua Nepal đang leo núi mà sốt thì sao? Không lẽ vì sốt mà bỏ cuộc? nên giờ là lúc thử xem sốt có chạy được hay không”.


Và như một câu chuyện kỳ lạ đến từ niềm tin với một kết thúc rất lạ lùng cho chính nhân vật: dù chấn thương khớp háng và giãn dây chằng gối, không thể uống thuốc giảm đau cùng với việc hoạt động cường độ cao thêm 10 ngày liên tục, thế mà chấn thương không bị nặng thêm, và chút “huyền bí” là nó tự phục hồi trở lại bình thường trước khi Lê Minh tuấn rời khỏi núi Himalaya.

Nội dung: BÁT NHÃ
Hình ảnh: LÊ MINH TUẤN
Thiết kế: HẠNH NGUYÊN

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Mới nhất

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Hội VHNT tỉnh trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm “Trường Sa - Quảng Trị: Sắc màu biên cương”

23/03/2024 lúc 16:22

TCCVO - Chiều 22/3, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm

Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực

18/03/2024 lúc 00:07

TCCVO - Chiều 15/3, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) phối hợp tổ chức Hội thảo “Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực”.

Liên hoan dân vũ chủ đề: "Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng"

16/03/2024 lúc 06:02

Chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2024), 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Hướng đến kỷ niệm những sự kiện lớn của quê hương đất nước; kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7-2024), Sáng ngày 07/3/2024, Công đoàn viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan dân vũ trong nữ Công chức, viên chức, người lao động (CCVCLĐ) năm 2024 với chủ đề “Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng”.

Phát huy vai trò “báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp”

15/03/2024 lúc 07:05

TCCVO - Sáng ngày 13/3/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 1 và 2 năm 2024 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Hồ Đại Nam, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground