Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Có đứa con nào cất hơi ấm mẹ mình không?

Nghề nghiệp đã khiến tôi được đi và gặp được hàng trăm người mẹ Việt. Mỗi số phận là một câu chuyện với nhiều chi tiết đầy ám ảnh...

Không như ở phương Tây, “Ngày của Mẹ” - Mother’s Day ở Hoa Kỳ thường ấn định vào ngày Chủ nhật thứ nhì của tháng 5 hàng năm, hay ngày Chủ nhật thứ tư của Mùa Chay theo truyền thống Mothering Sunday của Anh.

Ở Việt Nam mọi người có nhiều ngày để nhớ tới Mẹ, nhớ tới những người phụ nữ. Đó có thể là những ngày lễ quốc tế nhưng đã được “Việt hóa” theo một cách riêng. Và khi nghĩ tới những người Mẹ tôi đã gặp, câu chuyện về hai người mẹ với chút hơi ấm của con mình được giữ qua hai manh áo vải, một mảnh vải gụ được cất giữ hơn nửa thế kỷ và một chiếc áo hải quân từ hơn 30 năm trước luôn nặng đầy ám ảnh.

Dịp kỷ niệm 25 năm sự kiện CQ-88, Trung Quốc xâm chiếm đảo Gạc Ma (14/3/1988 - 2013) khi tôi đi viết về những bà mẹ của những người lính hải quân hy sinh trong trận chiến chống quân Trung Quốc xâm lược đảo Gạc Ma, tôi được gặp mẹ Lê Thị Muộn ở phường Hòa Cường (TP Đà Nẵng). Hơn một phần tư thế kỷ trôi qua, từ ngày người con trai của mẹ, anh Phạm Văn Sự hy sinh ở Trường Sa, mẹ Muộn luôn mặc chiếc áo được chính mẹ khâu tay, chữa lại từ chiếc áo hải quân của Sự - con trai mẹ để lại. 

Mẹ Lê Thị Muộn ở Đà Nẵng và tấm áo con trai, liệt sĩ Gạc Ma – anh Phan Văn Sự  - Ảnh: L.Đ.D

Mẹ Lê Thị Muộn ở Đà Nẵng và tấm áo con trai, liệt sĩ Gạc Ma – anh Phan Văn Sự - Ảnh: L.Đ.D

Mẹ Muộn kể: “Năm 1987, Phan Văn Sự đang còn đi học, lại đăng ký đi bộ đội. Đăng ký xong rồi mới về thưa với ba mẹ, rồi lên đường nhập ngũ luôn. Chồng của mẹ, ông Phan Văn Bé lúc đó đang nằm viện vẫn đồng ý cho con đi. Tết Nguyên Đán năm 1988, Sự về thăm nhà, nói là sẽ đi xây dựng ở ngoài đảo. Đơn vị phân công cho Sự ở lại coi chừng đồ đạc, nhưng Sự xin đi. Nó nói: “Anh em đều đi cả, sao con có thể ở lại một mình?”.

Mẹ Muộn không ngờ khi chồng của mẹ, ông Bé đang nằm trên giường bệnh, nghe bản tin buổi sáng của Đài Tiếng nói Việt Nam đọc danh sách những liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ đảo Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao, ông đã chuẩn bị xuất viện bỗng ngã vật xuống, máu từ vết mổ sắp lành chợt bục ra: ông Bé vừa nghe tên con mình, hạ sĩ Phan Văn Sự, lính của trung đoàn công binh E83 có tên trong số những liệt sĩ vừa được cô phát thanh viên trên đài đọc tên. Và ông Sự đã trút hơi thở cuối cùng vào buổi chiều hôm đó. Từ bấy đến nay hai bố con cùng làm giỗ gộp chung một ngày. Sau khi anh Sự hy sinh, đơn vị chuyển về những tư trang của con, may còn một chiếc áo hải quân của Sự mà hôm được lệnh ra đảo, tấm áo vừa giặt còn ướt nên vẫn để phơi ở doanh trại, sau đó anh em trong đơn vị gói ghém gửi về cho mẹ. Mẹ Muộn vẫn nghĩ trong chiếc áo lính biển kia, còn vương lại hơi ấm đứa con trai đã nằm lại dưới lòng biển lạnh. Và chiếc áo ấy được mẹ giữ gìn để được nghe hơi ấm con mình truyền qua ngần ấy tháng năm. Người mẹ ấy giữ hơi ấm đứa con đã đi xa của mình trong tấm áo hải quân được sửa lại cho mình mặc.

Cũng trong dịp khi tìm lại những nhân chứng của câu chuyện về một chiếc xe chở học sinh Vĩnh Linh đi sơ tán bị trúng bom và thương vong 39/40 em hồi năm 1967, một câu chuyện chiến tranh bi thương và thảm khốc, khi về xã Vĩnh Hiền, tôi đã gặp mẹ Nguyễn Thị Em, khi ấy đã 83 tuổi. Nhắc về đứa con nhỏ tên Lê Tích Hùng, năm đó mới 7 tuổi, đã chết trên chuyến xe định mệnh chở học sinh đi sơ tán, tôi thấy mẹ lụm đụm lấy ra từ dưới đáy chiếc tủ thờ một manh vải gụ vá chằng vá đụp. Mẹ Em giải thích với tôi: “Đây là cái túi cha hắn may cho thằng Hùng để đựng đồ đi K.8 đây”.

Mẹ Nguyễn Thị Em và chiếc túi vải còn lại được gìn giữ hơn nửa thế kỷ của đứa con trai bé bỏng chết vì bom Mỹ trên đường sơ tán của chiến dịch K8 khi mới 7 tuổi - Ảnh: L.Đ.D

Mẹ Nguyễn Thị Em và chiếc túi vải còn lại được gìn giữ hơn nửa thế kỷ của đứa con trai bé bỏng chết vì bom Mỹ trên đường sơ tán của chiến dịch K8 khi mới 7 tuổi - Ảnh: L.Đ.D

Khi đó Hùng mới 7 tuổi, để đựng một ít đồ đạc cho con theo xe ra Bắc sơ tán, người cha đã cắt hai cái ống tay của chiếc áo dài tay để  khâu lại thành chiếc túi. Trên túi có thêu tên đứa con “Hùng”. (Dọc đường làm báo của mình, tôi đã từng chứng kiến bao nhiêu người mẹ gìn giữ kỷ vật của con, nhưng chiếc túi vải được khâu lại từ hai ống tay áo cho em bé 7 tuổi đựng đồ đi sơ tán năm nào khiến tôi nghẹn đắng).

Mẹ Em lại kể, đêm 28 tháng 7 năm 1967 đó, khi xe chở 40 đứa học sinh Vĩnh Hiền ra tới Mỹ Trung (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) nghĩa là chỉ rời Vĩnh Linh chưa được hai chục cây số thì tầm 11 giờ đêm xe bị trúng bom, chiếc xe bị hất văng xa ba chục mét, trên xe có 40 đứa học trò, hai thầy giáo cùng hai anh lính lái xe thì chết hết 39 đứa nhỏ, một thầy giáo và hai anh bộ đội, chỉ duy nhất một em học sinh “cao số” sống sót và một thầy giáo. Khi bà con Quảng Bình phát hiện ra chiếc xe bị bom và hàng chục đứa học trò chết ngổn ngang vì sức ép mới thu nhặt xác lại, chiến tranh bom đạn, phương tiện thông tin liên lạc cũng không có, địa phương cũng chỉ biết tin có một chiếc xe chở học sinh Vĩnh Linh bị trúng bom nhưng trên xe chết hết cả, người sống sót cũng đang cấp cứu hôn mê, vậy nên mấy hôm sau các gia đình mới biết. Gia đình chạy bộ mấy chục cây số ra Mỹ Trung, dân làng chỉ cho một khu mộ với cách đánh dấu là mộ em này mặc áo xanh, mộ em kia mặc quần nâu, gia đình nhớ ra hôm đó con mình mặc áo màu gì, quần màu gì… rồi cứ thế đánh dấu mà nhận chứ bom đạn như rứa, thịt xương lẫn lộn, biết ai với ai. Sau đó, về chỗ xã, tất cả tư trang các em được nhặt nhạnh lại, ai nhận ra được cái gì của con mình thì mang về. Mẹ Em nhận ra cái túi vải may vội cho con bằng hai ống tay áo có mấy mụn vá, trên chiếc túi cũ sờn, mẹ có cẩn thận thêu chữ “Hùng” tên của đứa con trai mình vào đó. Đã bao nhiêu năm tháng trôi qua từ cái đêm 28/7 năm 1967 ấy, chiếc túi vải của đứa con mình mẹ Nguyễn Thị Em vẫn gìn giữ, mỗi lần nhớ con, mang ra, nước mắt mẹ lại ràn rụa.

Cũng lâu rồi sau những cuộc gặp các mẹ để tìm hiểu viết bài, không biết nay ai còn ai mất. Nhưng tấm lòng và tình yêu con vô bờ bến, những hơi ấm của con cái được các mẹ gìn giữ vẫn thao thức trong tôi.

Nhớ ngày nhỏ đọc văn chương xưa, nghe chuyện vua Tự Đức, vì thương nhớ nàng ái phi Thị Bằng bạc mệnh đã có câu thơ tình bất hủ: “Đập cổ kính ra tìm lấy bóng / Xếp tàn y lại để dành hơi” (Khóc Thị Bằng). Thì ra từng có một ông vua cất manh áo ái phi để gìn giữ hơi ấm người tình đã được người đời trăm năm nhắc nhở, chưa nghe ai nói về những người Mẹ cất “tàn y” của những đứa con, càng không nghe chuyện con cất “tàn y” của Mẹ! Ôi, những bà mẹ cất manh áo đứa con qua hàng chục năm để tưởng vọng hơi ấm con mình, nhưng không biết trên đời có bao nhiêu đứa con đã cất giữ cho mình một manh áo cũ sờn của tảo tần nắng mưa đời mẹ để giữ gìn chút hơi ấm của mẹ cho mình, bởi ai rồi cũng có một ngày “mẹ già như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng con rày mồ côi...”.

Trong chiếc tủ áo quần của gia đình bạn, có ai đã treo vào đó một manh áo mẹ cũ sờn bạc vết mồ hôi tảo tần mưa nắng, để có ngày nào đó ôm tấm áo cũ của Mẹ vào lòng và lắng nghe mênh mông đời Mẹ thương con...

LÊ ĐỨC DỤC

Mới nhất

Pa Ling mùa mưa

13 Giờ trước

Tháng 11, dưới cơn mưa rừng tầm tã, chúng tôi tìm về thôn Pa Ling, xã A Vao, huyện Đakrông,

Chị ấy…

13 Giờ trước

Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế tổ chức một chuyến đi thực tế dài ngày tại Tổng Công

Đi tìm cỏ

13 Giờ trước

Nhiều lúc ngồi thẫn thờ nhìn đàn trâu bò gặm cỏ dọc triền đê chợt giật mình: Cỏ quê

Bộ từ điển bỏ lại giữa rừng sâu

13 Giờ trước

Sau hiệp định Pari, 27/1/1973, chiến tranh tạm dừng, đại đội tôi đóng quân giữa bãi cát Lệ Xuyên, huyện

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Hội VHNT tỉnh trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm “Trường Sa - Quảng Trị: Sắc màu biên cương”

23/03/2024 lúc 16:22

TCCVO - Chiều 22/3, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm

Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực

18/03/2024 lúc 00:07

TCCVO - Chiều 15/3, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) phối hợp tổ chức Hội thảo “Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực”.

Liên hoan dân vũ chủ đề: "Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng"

16/03/2024 lúc 06:02

Chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2024), 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Hướng đến kỷ niệm những sự kiện lớn của quê hương đất nước; kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7-2024), Sáng ngày 07/3/2024, Công đoàn viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan dân vũ trong nữ Công chức, viên chức, người lao động (CCVCLĐ) năm 2024 với chủ đề “Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng”.

Phát huy vai trò “báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp”

15/03/2024 lúc 07:05

TCCVO - Sáng ngày 13/3/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 1 và 2 năm 2024 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Hồ Đại Nam, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground