Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 20/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Con tôm, hạt muối Tường Vân

T

ôi ngồi với Minh trong suốt buổi chiều chỉ để ngắm từng đoàn thuyền từ phía Lông Hà, Tân Lợi, Hà Lộc, Đại Lộc (xã Do Hải và Gio Việt) bên kia sông và Phù Hội, Hà Tây, An Lợi (xã Triệu An) bên này sông đang cùng nhau hối hả hướng về Cửa Việt đê vượt sóng ra khơi. Người bạn cùng chăn trâu, tắm sông của tôi thuở thơ ấu cứ mân mê mãi trên tay những hạt muối trắng tinh khôi lấy từ đồng muối cuối làng và khẳng định từ năm mươi phần trăm mồ hôi người làm muối, phần còn lại là nước biển. Chính cái vị mặn ấy là nỗi nhớ miên trường của Minh và người làng Tường Vân trong những ngày xa xứ, trong nhiều đêm mất ngủ ở quê người. Cả buổi chiều hôm đó, tôi lặng lẽ ngồi nghe Minh say sưa kể về cách làm muối của người làng và hiểu rằng để làm ra hạt muối, người làng Tường Vân phải dầm mình trong cái nắng tháng bảy, tháng tám đổ lửa để tinh luyện, cô đặc giọt nước biển thành váng muối rồi hạt muối. Minh buồn buồn đọc cho tôi nghe hai câu ca dao mà theo Minh đã vận vào đất làng rằng “Tường Vân là làng éo le/ Lấy đất làm muối, lấy tre làm nồi” rồi giải thích cho tôi hiểu rằng “éo le” cũng bởi làng nằm trên bán đảo được bao phủ ba bề là sông nước và choải mình ra phía hợp lưu của hai con sông Thạch Hãn, sông Hiếu trước khi xuôi về Cửa Việt, đổ vào biển đông. Rằng mặc dù sông gần Biển nhưng người làng Tường Vân không làm biển mà làm ruộng một vụ, làm muối, nuôi vịt. Rằng ngày xưa các cụ thường dùng nồi đất để nấu nước biển thành muối như chứ chưa làm ô, chạt phơi nước bển như bây giờ. Nấu muối, phơi muối, một đời người dân có khi nào giàu lên được từ hạt muối bao giờ, như người mẹ già nua của Minh, đôi chân phỏng rốp, đôi tay sần chai, cứ quần quật suốt ngày trên sân phơi muối đến cuối ngày cũng chỉ đủ tiền đong gạo. Ngày mai, Minh lại lên đường vào TP. Hồ Chí Minh, nơi Minh quyết tâm bám trụ lập nghiệp. Mười một năm trôi qua, mỗi đưa một phương, tôi chỉ còn biết vài thông tin mù mờ từ người làng rằng Minh đã lấy vợ và thi thoảng lắm mới ghé về quê dăm bữa rồi lại ra đi. Mảnh đất nghèo khó dù là quê hương khó nguôi ngoai trong tâm cảm vẫn không thể nào níu giữ Minh khi trong Minh, cái khát vọng lập nghiệp, làm giàu ở đất khách còn bùng cháy. Tôi từng nghĩ thế về Minh và mới đây, trong lần ghé thăm gia đình Minh, tôi đã nạc nhiên khi nghe tin Minh mấy tháng nữa sẽ đưa vợ con trở về quê hương sinh sống, làm gàu bằng con tôm, hạt muối từ người em của Minh. Ừ, ngày xưa đất này đã khó nghèo nên mới phải ra đi kiếm kế sinh nhai thì nay cũng mảnh đất ấy đã thay bằng bộ mặt khang trang, trù phú hơn thì cớ gì không quay về quê cha, đất tổ mà sinh cơ lập nghiệp.

Chiều nay, trong căn nhà ấm cúng của ông Nguyễn Văn Thí, Trưởng thôn Tường Vân (xã Triệu An, Triệu Phong), tôi đã cùng ông trăn trở, nghĩ suy về hạt muối, con tôm đang làm nên sức sống mới nơi miền đất giàu truyền thống cách mạng và là nơi sinh ra những người con kiên trung đã trở thành niềm tự hào của đất nước và người Quảng Trị như đồng chí Lê Thế Tiết là Bí thư Tỉnh ủy lâm thời, Lê Thế Hiếu là đại biểu Quốc hội khóa I… Như để khẳng định thêm với tôi điều ông đã nói, ông dẫn tôi ra thăm bia tưởng niệm nơi ra đời một trong hai Chi bộ Đảng đầu tiên trên đất Quảng Trị từ những năm 1930. Ngồi bệt xuống thềm bia, ông nhìn ra phía đồng muối xa xa và nói với tôi mà như nói với chính mình rằng có thể những người con của thôn Tường Vân ngày ấy trước khi đi làm cách mạng đã từng làm muối, gặt lúa rồi ngồi nơi này mà suy tư vận nước, mà thương cho nhân dân cơ cực lầm than phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng chăng? Kết thúc hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cái mảnh đất nhỏ Tường Vân này đã có hàng chục liệt sĩ ngã xuống. Truyền thống cách mạng của con người, mảnh đất Tường Vân là vậy, bước vào thời bình mà nhất là thời kỳ đổi mới như hiện nay, người Tường Vân đã biết khơi nguồn mạch truyền thống ấy thành tình đoàn kết, chung lo trong hành trình tìm hướng vượt qua khó nghèo vươn lên khá, lên giàu và biến cái thế đất “éo le” thành miền đất trù phú. Rồi ông lý giải cho tôi hiểu cái sự năng động của người Tường Vân theo cách của riêng ông: Đấy, cả thôn có diện tích ba trăm hai mươi ha thì có đến một trăm sáu mươi ba ha đất gò đồi, mồ mả. Trước đây, diện tích ba trăm hai mươi ha ấy có khoảng sáu mươi đến bảy mươi ha đất trồng lúa một vụ mà lúa một vụ phải trồng chờ vào nước mưa và do không chủ động được nguồn nước tưới nên năng suất luôn bấp bênh, năm được, năm mất. hẳn trong ký ức buồn của nhiều người Tường Vân vẫn còn nhớ những năm đói nghèo, quay quắt phải qua thôn Phú Hội, hà Tây muộn đất trồng khoai lang để rồi trong nhiều bữa cơm chiều muộn, người mẹ nghèo phải cố gắng lắm mới gạt hết lớp khoai lang để tìm lấy những hạt cơm ít ỏi phần con mà khói rơm hay nước mắt cay xè trên mắt mẹ. Đói nghèo rồi cũng qua. Năm 1995, 1996, khi phong trào nuôi tom sú rộ lên, nhiều người Tường Vân nhìn thấy được hiệu quả kinh tế mang lại từ con sú đã khăn gói tìm đến các vùng nuôi tôm sú trên địa bàn huyện, tỉnh để học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm rồi mạnh dạn vay vốn ngân hàng và các kênh vốn khác tập trung đầu tư vào việc đắp đập, be bờ làm hồ nuôi tôm sú trên đất trồng lúa một vụ năng suất bấp bênh.

Từ chỗ năm đến bảy ha trong các năm 1998, 1999 đến nay diện tích đã lên đến bảy mươi sáu ha và được xem là thôn có diện tích nuôi tôm sú lớn nhất, nhì của huyện Triệu Phong. Nhà nhà nuôi tôm sú, người người nuôi tôm sú thế rồi con tôm sú cũng bắt đầu “sinh chuyện” sau mấy năm đầu mang lại nguồn lợi nhuận bình quân cho mỗi gia đình là từ hai mươi đến ba mươi triệu/ một vụ. Tôm bị dịch bệch chết hàng loạt, người nuôi tôm lâm cảnh nợ nần chồng chất mag nguyên nhân được xác định là do người nuôi tôm đã khong có sự hợp tác chặt chữ, tương trợ lẫn nhau trong quá trình nuôi. Tìm ra nguyên nhân, người nuôi tôm của thôn Tường Vân bắt đầu ngồi lại với nhau để cùng tìm giải pháp cho con tôm, vốn được xem là hướng làm giàu của người dân thôn Tường Vân. Phải có quỹ hỗ trợ cộng đồng người nuôi tôm để hỗ trợ nhau khi dịch bệnh xảy ra và một người nuôi phải có trách nhiệm với những người nuôi khác trong phòng chống dịch bệnh đó là giải pháp cuối cùng được người nuôi tôm thôn Tường Vân lựa chọn. năm 2003, đánh dấu cái mốc mà con tôm bắt đầu đem lại lợi nhuận cho người nuôi tôm thôn Tường Vân sau một thời gian dài làm mình, làm mẫy.

Nuôi tôm sú là hướng làm giàu vững chắc của người dân thôn Tường Vân thì đã rõ còn đồng muối chính là yếu tố căn cốt làm nên cái tên làng muối Tường Vân sẽ ra sao? Câu hỏi ấy được đặt ra khi mà diện tích nuôi tôm cứ lấn dần và đồng muối đang từng ngày bị thu hẹp. và lới giải đáp được hé lộ bằng việc người Tường Vân đã không ngần ngại đóng góp bản mưới chín triệu đồng để cùng với Sở Khoa học và Công nghệ, Phòng Kinh tế huyện Triệu Phong thực hiện dự án nâng cấp đồng muối nhằm bảo tồn, gìn giữ làng nghề. Minh chứng cho cái thế phát triển hài hòa giữa con tôm và hạt muối. bằng giọng hào sảng, tâm đắc với nghề muối, ông giới thiệu vói tôi lai lịch đồng muối cũng như quá trình khôi phục, nâng cấp đồng muối để hướng đến cái đích cuối cùng là sản xuất muối sạch làm nguyên liệu sản xuất muối i ốt có giá trị kinh tế cao trong nay mai của người Tường Vân. Đồng muối được xây dựng cách đây hai mươi chin năm, nằm trải dài trên diện tích mười ha. Hàng năm cung cấp khoảng năm trăm đến sáu trăm tấn muối hạt đáng ứng nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân trên địa bàn huyện Triệu Phong mà nhất là khu vực cảng Cửa Việt (Nơi cần đếm một lượng muối hạt lớn để ướp các loại thủy, hải sản đánh bắt được và phục vụ cho việc chế biến nước mắm). Cũng chính từ nghề làm muối đã giải quyết việc làm cho hơn ba trăm lao động trên địa bàn thôn Tường Vân. Tuy nhiên do đặc thù là công trình xây dựng ngoài trời và qua một thời gian dài sử dụng những không được sửa chữa, bảo dưỡng nên đồng muối Tường Vân đang xuống cấp và làm ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất, sản lượng muối hàng năm. Để nâng cao chất lượng, năng suất, sản lượng muối hàng năm và góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân thôn Tường Vân và hơn hết là khôi phục lại một làng nghề truyền thống, năm 2003, Sở Khoa học & Công nghệ phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Triệu Phong đã tiến hành thực hiện dự án nâng cấp đồng muối Tường Vân trong thời gian hai năm (Từ  1/ 2004 – 12/ 2005) và tổng kinh phí phục vụ đề tài là ba trăm bốn mươi tám triệu đông. Trước khi thực hiện đề tài, Sở Khoa học & Công nghệ, Phong Kinh tế huyện Triệu Phong đã cữ chuyên viên đi nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệp, công nghệ sản xuất muối ở Xí nghiệp sản xuất muối Tri Hải (tỉnh Ninh Thuận), đồng muối xã Hậu Đô (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) và từ kinh nghiệm thu thập được cùng với thực tế sản xuất muối tại thôn Tường Vân để tiến hành nâng cấp đồng muối Tường Vân với việc xây dwungj chín trau sáu mươi tư mét hệ thống để bao và hoàn thành bốn tuyến kênh dẫn nước; bốn cửa lấy nước từ kênh chính và mương dẫn để điều tiết nước từ mương dẫn đến sân phơi cát. Xây dựng mới hệ thống mao dẫn vào sân phơi cát, chạt, chưng nước ó để đưa nồng độ của nước biển tự nhiên từ hai be lên hai phảy năm be qua công đoạn phơi cát và chạt lọc đạt nồng nộ nước muối trên mười tam be trước khi phwoi lên ô kết tinh và nâng cấp nhiều công trình khác. Đồng muối được nâng cấp đồng nghĩa với việc năng suất muối tăng từ bốn đến bốn phẩy năm tấn/ sào lên sau phẩy năm đến bảy tân/ sào, sản lượng ước tính bình quân một ngàn đến một ngàn hai trăm tấn/ năm. Nguồn thu nhập cho mỗi lao động là bốn mươi đến năm mươi nghìn đồng/ ngày và con số thu nhập bình quân sẽ tăng cao khi sản xuất được muối sạch tại đồng muối Tường Vân.

Chia tay ông nguyễn Văn Thí, người tâm đắc, trăn trở với từng bước chuyển mình, vươn dậy từ khó nghèo của mảnh làng Tường Vân, tôi lang thang ra phía doi đất được sinh nở, bồi đắp từ lượng phù sa ít ỏi còn sót lại  của hai con sông Hiếu, Thạch Hãn trước khi chung một dòng xuôi về Cửa Việt. Tôi vục tay xuống dòng nước xanh trong cớt lấy nắm đất phù sa mát lạnh, ngai ngái để rồi nghe trong tiếng rì rào của sóng câu chuyện dài của sông Hiếu, Thạch Hãn. Chuyện rằng để mảnh đất này có được diện mạo như ngày hôm nay, người Tường vân đã biết lưu giữ truyền thống như mạch nguồn và từ đó mạch nguồn truyền thống tiếp thêm sinh khí, sức mạnh trên bước đường hướng đên sự giàu có, đủ đầy để hòa vào dòng chảy đổi mới và phát triển của quê hương, đất nước của ngày này, mai sau.

H.T.S

Hoàng Tiến Sĩ
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 152 tháng 05/2007

Mới nhất

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

6 Giờ trước

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

7 Giờ trước

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

21/04

25° - 27°

Mưa

22/04

24° - 26°

Mưa

23/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground