Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 19/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

"Cuộc giải cứu BAT 21" và nắm đất của mẹ Gio Linh

C

hiến đấu nhiều năm trên chiến trường Quảng Trị và có hơn hai năm phụ trách Tư lệnh Phòng không của Quân khu IV, tôi nay là Đại tá đã về hưu, tám mươi tuổi, sinh sống với con cháu tại Hà Nội. Kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng Quảng Trị, tôi có hai mẫu chuyện kÓ về chiến trường xưa. Hẵn là không có gì li kỳ, song cực kỳ thú vị vì câu chuyện từ cuối thế kỷ XX, nay được sống lại ở đầu thế kỷ XXi. Tất cả họ và chúng tôi đều là những nhân chứng lịch sử, vừa gặp lại nhau mới đây trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng.

* * *

Các Cựu chiến binh Mỹ được chính phủ ta cho phép vào Quảng Trị thăm lại chiến trường xưa để làm bộ phim có tiêu đề là " Cuộc giải cứu BAT 21", diễn ra trên chiến trường Quảng Trị năm 1972, do Scott, một thanh niên người Mỹ đầu tư. Tất nhiên vào thời điểm năm 1972, cậu ta chưa chào đời. Đi với họ còn có Darel và Harelof, nguyên là Đại uý phi công nay đã về hưu, hoạt động trong tổ chức Cựu chiến binh Phi công Mỹ.

Năm 1972, Darell và Harelof là những phi công yểm trợ cho quân nguỵ Sài gòn ở điểm cao 241 Tân Lâm, Cam Lộ. Căn cứ Karôn này được mệnh danh là " vua chiến trường" do trung tá Vĩnh Phong và Trung tá Phạm Bá Đính chỉ huy Trung đoàn pháo binh 175 nguỵ nhằm ngăn chặn quân ta đang tấn công. Còn tôi lúc bấy giờ là Trung đoàn trưởng chỉ huy pháo cao xạ đối đầu với họ bảo vệ mũi nhọn thọc sâu của Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 24, Sư đoàn 304, do Thượng uý Lê Mã Lương, chính trị viên phó Tiểu đoàn đảm nhận việc bao vây, tấn công tiêu diệt căn cứ này. Tại cuộc đối đầu lịch sử này, Vĩnh Phong và Phạm Bá Đính đã làm cuộc phản chiến, sau này trở thành sĩ quan  quân đội nhân dân Việt Nam, đã về hưu với quân hàm Thượng tá, sinh sống với gia đình ở Tp. Huế. Thượng uý Lê Mã Lương sau khi bao vây và tiếp quản thành công cuộc phản chiến nói trên, được phong danh hiệu AHLLVT, hiện đang giữ chức vụ Giám đốc Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam với quân hàm Đại tá. Tiếc rằng Lê Mã Lương, Vĩnh Phong, Phạm Bá Đính không có mặt trong buổi gặp gỡ này. Chỉ có Đại tá cựu chiến binh Triệu Thơ, nguyên cán bộ bộ binh và NSNA Đoàn Công Tính, người đã ghi lại được ở mặt trận này nhiều tấm ảnh tư liệu mà giá trị lịch sử có thể nói là vô giá.

   Sáng ngày 08.7.2005, chúng tôi gặp nhau tại khách sạn Hiếu Giang, Đông Hà. Các Cựu chiến binh Mỹ, đoàn làm phim và các cán bộ ngoại vụ của ta có kế hoạch tìm đến địa điểm  mà chiếc máy bay HU1A của Mỹ bị Trung đoàn tôi bắn rơi. Ba phi công tử trận được chôn tại chỗ, một phi công khác bị thương do đơn vị đồng chí Nguyễn Đình Hiệu nay là Thượng tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng bắt làm tù binh và đưa đi cứu chữa.

   Cùng ngồi nghiên cứu bản đồ với họ, tôi biết đó là một xóm nhỏ thuộc thôn Trúc Lâm, xã Gio Quang, huyện Gio Linh, cách căn cứ Quán Ngang chừng 3km. Lúc bấy giờ chỉ huy sở của chúng tôi đang đóng tại căn cứ Miếu Bái Sơn. căn cứ Quán Ngang, căn cứ Dốc Miếu và Căn cứ Bái Sơn tạo thành một tam giác mà trong những năm 1968-1969 quân Mỹ gọi là "tam giác sắt" chốt chặn quân Bắc Việt từ hướng Tây Bắc tấn công xuống chiếm Đông Hà, Cửa Việt. Nắm được thông tin này của tôi, họ rất mừng và mời tôi chỉ dẫn đường cho họ. Tôi nhận lời.

   Xe đưa chúng tôi qua chợ Đông Hà, sông Hiếu, ngã tư Sòng, đến Quán Ngang tôi cho dừng xe lại. Quán Ngang, một căn cứ của Mỹ ngày xưa nay đã là hai dãy phố phường đông vui, người ra vào mua bán nhộn nhịp, tấp nập. Tuy vậy, khi xe chúng tôi rẻ qua để đi đến điểm cần đến thì còn thấy lác đác những mảnh bao tải đựng cát chất làm hầm, làm lô-cốt măm xưa của Mỹ vẫn còn vương vải khuất sau những lùm cây bụi cỏ hai bên đường.

   Tôi đã nhận ra vị trí của cái xóm nhỏ.Thấy có người lạ đi xe đến, bà con trong xóm đổ ra nhìn. Cựu phi công Mỹ Darel thông qua người phiên dịch hỏi bà con ai biết, năm 1972 có chiếc máy bay trực thăng bị bắn rơi xuống đây, nằm ở vị trí nào, chỉ giúp. Một cụ bà ngoài 70 tuổi đứng ra giải thích: - Rơi ở chỗ ni, trong ruộng khoai lang nhà tui! Hoá ra cái anh chàng phi công bị thương đã được bộ đội ta b¾t lµm tï binh vµ cáng đi cứu chữa. Ba phi công xấu số tử trận kia được bộ đội và dân làng chôn ở góc vườn khoai, bµ con còn lấy cọc tre, nhành tre rào lại tử tế tránh trâu bò vào phá rũi. Năm 1993 bộ đội ta đến bốc hài cốt lên, trao trả cho Chính phủ Mỹ...Tôi vừa nghe bà cụ kể vừa theo dõi thái độ của các cựu phi công Mỹ. Họ chăm chú lắng nghe với vẻ mặt buồn thương và xúc động khác thường!..

   Darel trao đổi với bà mẹ, họ muèn xin bà một nắm đất tại nơi ba phi công của họ được bộ đội Việt nam và nhân dân nơi đây chôn cất, chở che cho đến ngày trao trả cho Nhà nước của họ. Được biết, đến nay gia đình của ba phi công nọ đã nhận được hài cốt người thân của họ đưa về tận quê nhà. Nhưng khi biết đoàn Cựu chiến binh Phi công Mỹ trở lại chiến trường xưa, tất cả họ đều có nguyện vọng xin cho được nắm đất nơi con em họ đã tử trận. Như vậy hàng năm đến ngày sinh nhật, kþ huý bên cạnh chân dung người đã khuất cùng với hoa thơm quả ngọt còn có nắm đất để thµnh kÝnh, m·i m·i biết ơn mảnh đất và con người, nơi đã che chở cho con em họ. §ược bà cụ đồng ý, các cựu phi công Mỹ ngồi xuống bốc đất vào túi nilon mà mắt họ nhoà ngấn lệ. Sau cùng họ còn xin bà cụ cho chụp một kiểu ảnh mang về nước Mỹ làm vật kỷ niệm. Bà cụ đồng ý cho họ chụp...

   Tận mắt chứng kiến những hành động, cử chỉ lời nói của các cựu phi công Mỹ tôi thầm suy nghĩ bà cụ già gầy còm đen đủi đã chịu bao cực khổ gian nan nguy hiểm trước bom đạn của họ mà bà vẫn dành cho họ tấm lòng nhân hậu bao dung. Ơi mẹ Gio Linh- bà mẹ Việt Nam và nắm đất của mẹ là biểu tượng của cả dân tộc ta, một dân tộc anh hùng trong chiến đấu chống ngoại xâm nhưng cũng rất giàu lòng nhân ái.        

 

* * *

   Chiều ngày 8.7.2005, sau khi thăm lại căn cứ Karôn ở cao điểm 241, chúng tôi chụp chung với nhau một kiểu ảnh tại chân đài Chiến thắng làm kỷ niệm. Cũng tại chân đài chiến thắng tôi và hai cựu phi công Mỹ kể lại những trận chiến đấu đối đầu nhau trên chiến trường vào những ngày đầu tháng 4 năm 1972, đặc biệt là trận đơn vị chúng tôi bắn bốc cháy máy bay F4H. Viên phi công Mỹ lái chiếc máy bay này đã nhảy dù xuống khu vực đồi núi phía tây Ngầm Đuồi, anh ta đã dùng điện thoại tự động cầm tay gọi cho cấp chỉ huy từ ngoài hàng không mẫu hạm xin cho máy bay trực thăng vào toạ độ mà anh ta đang lẩn trốn thả thang dây giải cứu. Để có thể đưa được trực thăng vào giải cứu, chỉ huy của anh ta đã cho cả một phi đội cường kích hộ tống cho máy bay trực thăng bay vào giải thoát anh ta ra khỏi cuộc bao vây truy lùng của quân giải phóng. Máy bay cường kích cho bay vòng ngoài bắn Rốckét, thả bom có khói trắng hơi cay để khống chế pháo cao xạ của chúng tôi, bảo đảm cho máy bay trực thăng vào giải cứu giặc lái; buộc cán bộ chiến sỹ chúng tôi phải đeo mặt nạ khẩu trang để chiến đấu với máy bay cường kích họ. Nhưng cả 4 chiếc trực thăng UHiA vào cứu người lái đều bị lực lượng phòng không ta bắn tan xác. Như vậy là cuộc giải cứu của họ đã bị thiệt hại nặng nề mà chưa cứu được người lái.

Nhưng rồi ngay đêm hôm đó người phi công này lần mò lặn lội theo dọc bờ sông Cam Lộ, dùng điện thoại cầm tay liên lạc với một người bạn ở Đông Hà ngược bờ sông lên đón, mờ sáng hôm sau họ đưa nhau về Đông Hà an toàn… Trong lúc chúng tôi trò chuyện với nhau về sự kiện này thì Scott chăm chú lắng nghe và ghi âm lại câu chuyện bởi vì đây là câu tuyến chính của chủ đề cuốn phim “Cuộc giải cứu BAT 21” đang thực hiện.

Với thái độ tự nhiên và lời nói chân thật; với những câu hỏi tò mò của lớp tuổi trẻ muốn tìm hiểu anh ta xin phỏng vấn tôi. Tôi đồng ý, anh ta mời tôi ngồi một chỗ thoải mái rồi đặt máy quay trước mặt tôi. Anh ta hỏi:- Thưa ông! Trong cuộc chiến năm 1972 đơn vị của ông có tử vong nhiều không? Tôi trả lời: Có trên 50 cán bộ chiến sỹ! Anh ta hỏi tiếp: - Ông có suy nghĩ gì trước cái chết của đồng đội? Trả lời:- Rất thương xót và tăng thêm lòng căm thù quân xâm lược và bè lũ bán nước… Anh ta hỏi tiếp: - Đối với binh sỹ của đối phương chết trên chiến trường này thì ông nghĩ sao? Trả lời:- Thật đáng thương hại bởi vì họ cùng đồng đội họ chết đi để lại cho gia đình vợ con họ một sự mất mát buồn thương không có gì bù đắp lại được! Anh ta lại hỏi:- Ông cho biết những chiến tích của đơn vị ông trên chiến trường này? Trả lời:- Đơn vị tôi đã bắn hạ của đối phương 66 chiếc máy bay các loại và đánh bại các thủ đoạn của họ đặc biệt là thủ đoạn chiếu và phóng bom có điều khiển bằng tia Laze mà tôi và ông Darrel vừa nhắc đến, anh đã nghe rồi đấy. Chúng tôi còn bắn rơi máy bay của họ ban đêm và dùng pháo cao xạ diệt gọn một Trung đội bộ binh nguỵ bên bờ bắc sông Nhùng gần nhà thờ La Vang thuộc huyện Hải Lăng. Anh ta lại hỏi:- Những bí quyết gì thúc đẩy cán bộ chiến sỹ của đơn vị ông chiến đấu và dành được những chiến công như vậy? Trả lời:- Năm 1944, chính mắt tôi đã nhìn thấy pháo thủ bắn máy bay của quân đội Nhật ở Hàm Rồng Thanh Hoá bị xích chân vào mâm pháo, mỗi khi máy bay của Đồng Minh đến đánh phá cầu, họ không bỏ chạy được mà phải bắn để bảo vệ mạng sống của mình. Còn cán bộ chiến sỹ của chúng tôi chiến đấu với máy bay địch không ai bị xích chân vì họ hoàn toàn tự giác, vì lợi ích dân tộc và lợi ích của mỗi người. Bác Hồ đã dạy chúng tôi không có gì quý hơn Độc lập- Tự do, có Độc lập- Tự do sẽ có tất cả. Dù hy sinh chứ không chịu để mất nước, không chịu làm nô lệ. Anh ta gật đầu với vẻ mặt thán phục, còn cán bộ của Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Trị cùng với các đồng chí CCB của ta có mặt đã nở nụ cười tán thưởng về câu chuyện và trả lời của tôi.

Mặt trời đã gác sau dãy núi Ca- rư, đoàn chúng tôi rời căn cứ xuống xe, Scott đi bên tôi, tôi cầm tay anh ta hỏi:- Anh năm nay bao nhiêu tuổi, có vợ chưa? Cậu ta trả lời:- Cháu 26 tuổi, tháng 10 này mới cưới vợ. Tôi chúc anh hạnh phúc, mong sao đời anh và con cháu anh sau này không phải cầm súng, mà cùng con cháu, chắt của tôi hợp tác xây dựng hoà bình cùng chung sống với nhau trong cộng đồng nhân loại. Cậu ta gật đầu và nắm chắc tay tôi.

T.Q.C

 

 

Trần Quốc Chân
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 151 tháng 04/2007

Mới nhất

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

2 Giờ trước

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

3 Giờ trước

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

20/04

25° - 27°

Mưa

21/04

24° - 26°

Mưa

22/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground