Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Cuồn cuộn một dòng lũ

C

ứ tháng tư đến hết tháng tám âm lịch, ai đã một lần đến Quảng Trị hẳn sẽ không quên nắng gió của xứ sở này. So với các tinh miền Trung khác Quảng Trị phải hứng cái thứ gió khô khốc hừng hục ấy nhiều hơn nên mới có câu: “Gió Đông Hà ma Cửa Việt”.

Tôi, truớc khi ra Thủ đô công tác đã có trên hai muơi năm gắn bó với Quảng Trị, đã từng đóng quân, lấy vợ sinh con đẻ cái ở đây chưa hề gặp con ma Cửa Việt cao thấp, gầy béo, trắng đen như thế nào nhưng lại rất biết cái khắc nghiệt của mùa gió Lào ở đây. Gió Lào và nắng rát hàng năm hoành hành ở miền đất này gần trọn nửa năm trời.

Nói hơi kỹ về cái nắng cái gió Quảng Trị bởi vì ít nhiều nó có liên quan tới chuyến đi của tôi vào đó trong mùa hạ 1998 này. Chuyến đi bắt đầu khi bạn tôi - một nhà báo - trong ấy phôn ra rằng: “Vào đây! Ở trong miềng đang có một dòng lũ lớn!”.

Lũ ư? Tại sao là lũ khi trời cứ vòi vọi xanh, nắng vẫn cứ tràn trề và gió Lào cứ ào ào thổi? Những vuờn tiêu, cà phê thiếu nước đang héo rũ èo uột. Nước mặn nghe đâu đã theo sông Hiếu lên tận cầu Duồi, Cam Lộ. Đông Hà đang khát khi những con sông cung cấp nguồn nước máy cho thị xã đang cạn đến mức báo động. Đài báo chẳng nơi nào đưa tin về lũ, lụt ở Quảng Trị cả. Vậy “cơn lũ” ấy mày giấu ở chỗ nào?

Tôi và bạn tôi cưỡi xe máy “đi xem lũ”. Đến bến xe thị xã Đông Hà, chỉ tay vào những kiện hàng to nhỏ được các “cửu vạn” bốc xuống từ các xe lấm bụi, bạn tôi nói: “lũ đó”. Lũ là hàng trăm, hàng nghìn kiện hàng lậu vượt qua biên giới Việt - Lào theo đường Chín về Đông Hà để rồi tiếp tục tỏa đi đó đây. Hàng hóa nhập lậu ồ ạt đổ và “lũ đó”. Hàng hóa nhập lậu ồ ạt đổ vào Quảng Trị và oái oăm thay nó đuợc bày bán khắp nơi, được người ta mặc nhiên sử dụng dù ai cũng hơn một lần được nghe câu “dùng hàng nội là yêu nước”. Thuốc lá JET, 555, White Horse, nước ngọt Red Bull, bia Tiger, áo quần, ly chén, thuốc tây đến nồi cơm điện Thái, quạt bàn Hatari, xe máy Dream... là những mặt hàng đuợc tuồn vào thị trường Việt Nam bằng nhiều con đường. Trong số đó, thử hỏi có bao nhiêu kiện, bao nhiêu lô đã trái phép vượt biên vào ta? Và, hơn thế nữa bao nhiêu trái tim đã đổi màu, bao nhiêu bàn tay đã nhúng chàm khi theo tiếng gọi của đồng tiền đã bất chấp luật lệ, dửng dưng trước hiểm họa đất nước tự mình góp phần làm nên dòng lũ quái ác ấy?

Những câu hỏi đã, đang và sẽ còn làm nhức nhối lòng người. Bởi, dù ta đã gắng sức, gồng lên để chống lũ nhưng xem ra vẫn còn nhiều việc làm ngay quá. Những kẻ buôn lậu, họ là ai? Đây, xin được nêu ra một vài tên tuổi đã được Hải quan Quảng Trị phát hiện trong bốn tháng đầu năm 1998:

Ngày 9 tháng 1... bà Lâm Thị Kim Thanh lợi dụng tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu trái phép 24.440 ly thủy tinh Thái trị giá 72.000 triệu đồng.

Ngày 11 tháng 11... ông Dương Đình Anh trú tại 24/1 đường Cách mạng tháng Tám thành phố Hồ Chí Minh nhập lậu 14.480 ly thủy tinh Thái trị giá 71,2 triệu đồng.

Ngày 17 tháng 1... Hải quan cửa khẩu Lao Bảo phát hiện và lập biên bản tạm giữ của ông Nguyễn Thế Quảng cán bộ thuộc Viện khoa học và nghiên cứu thủy lợi, Bộ NN và PTNT 90.000 USD nhập khẩu không khai báo.

Ngày 16 tháng 3... Nguyễn Ngọc Toàn ở Thừa Thiên - Huế vận chuyển trái phép 1.450 bao thuốc White Horse, 1.152 lon nước ngọt Red Buii, 120 quạt bàn Hatari, 115 nồi cơm điện Thái, 160 vành xe hai bánh cỡ 114 -17.

Ngày 6 tháng 4... đội kiểm soát C6 phát hiện Phạm Sung, cán bộ thuộc cơ quan quân sự huyện Đakrông (Quảng Trị) cùng ba người khác mua bán vận chuyển trái phép 3.970 gói thuốc Jet.

Cùng ngày, Hải quan cửa khẩu Lao Bảo phát hiện và lập biên bản tạm giữ 5 chiếc xe Dream II mới nguyên của bốn cán bộ ở tổng lãnh sứ quán Việt nam tại Păkxê (Lào) khi chua kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tổng giá trị hàng hóa phạm pháp lên đến hàng trăm, hàng tỉ đồng trong mỗi tháng.

Ai có thể yên lòng được khi biết rằng mỗi ngày đêm ở cửa khấu quốc tế Lao Bảo và hai cánh gà của nó có khoáng 4 tỉ đồng tiền hàng hóa nhập lậu vào Quảng Trị. Tôi quyết định lên Lao Bảo để tận mắt chứng kiến cái ào ạt, cái dữ dội của dòng lũ đầu nguồn.

Nắng bốn mươi độ như muốn nung chảy con đường xuyên Á Đường số Chín là địa danh nổi tiếng của thời chống Mỹ máu lửa hào hùng. Nơi quân và dân ta đập tan chiến dịch Lam Sơn 719 đây ảo vọng của Mỹ - ngụy. Anh chàng lái xe con cục Hải quan nổi hứng cất tiếng hát khe khẽ “Ai đã tới miền quê em Quảng Trị Thừa Thiên. Qua đường Chín , tình Gio Linh lắng trong giọng hò. Bữa ni em đi tải đạn, qua Cam Lộ em về Cù Đinh”. Chao-ôi, câu hát đánh Mỹ năm nào còn làm lòng ta xao xuyến đến thế. Lòng chợt chạnh buồn khi nhớ lại câu hát “nhại” theo của kè nào đó “Bữa ni em đi buôn lậu, qua Lao Bảo em về Khe Sanh”.

Và kìa, từng chiếc, từng chiếc xe Minxcơ đèo hàng cồng kềnh đang vun vút chạy ngược chiều xe chúng tôi. “Hàng lậu đó!” - Một anh cán bộ Hải quan ngồi cạnh tôi nói khẽ:

- Sao chẳng có ai đuổi theo bắt, giữ lại?

Sau một phút luỡng lự, anh nói:

- Truớc đây, chúng không dám ngang nhiên chở hàng đi như thế. Từ khi Chính phủ ra chỉ thị 21 cấm việc tùy tiện dùng phương tiện giao thông để kiểm tra kiểm soát bọn buôn lậu trên đuờng Chín đã luồn lách lợi dụng. Mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe như thế thồ hàng về xuôi.

Có vẻ như đã nhận được ở tôi sự thông cảm, anh tiếp lời:

- Đường Chín là con đường hàng lậu đi qua nhiều. Hai bên là nhiều quãng núi đồi hoang vắng, dân cư thưa thớt. Nếu phát hiện ra xe chở hàng lậu rồi báo cho cảnh sát giao thông ở gần nhất giữ phương tiện để kiểm tra thì tôi e rằng thời gian đó bọn chúng đã tìm nơi cất giấu, tẩu tán rồi.

Đặt chân lên Lao Bảo, điều tôi cảm nhận truớc hết là sự hoang vu heo hút của chốn rừng thiêng nuớc độc năm xưa nay đã nhường chỗ cho sự tấp nập sầm uất của một thị trấn có cửa khẩu quốc tế. Mai này, khi khu thương mại tự do được thành lập ở đây, Lao Bảo sẽ là một địa chỉ buôn bán sôi động, nhộn nhịp.

Anh Lê Minh Thành, quê Quảng Bình nguyên là sĩ quan đã từng công tác tại Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, trưởng phòng thuế xuất nhập khấu Cục Hải quan Quảng Trị đang được tăng cường phụ trách trạm cửa khẩu Lao Bảo chở tôi dạo quanh một vòng. Nhiều ngôi nhà hai tầng khang trang đẹp đẽ được xây lên. Nhiều xe máy đời mới nguợc xuôi trên đường phố. Thành nói:

- Có người giàu lên nhờ làm ăn, buôn bán chính đáng. Nhưng, kẻ xây nhà lầu, mua xe hơi bằng đồng tiền buôn lậu.

Trở về Trạm, đứng dưới cây đại đang kỳ trổ hoa thơm ngát, chi tay ra mấy chiếc xe tải, xe ca, xe con đang đậu trong sân, anh kể:

- Xe buôn lậu đó. Chiếc xe ca màu sữa có biển số 75H 12-38 là của tư nhân đã móc ngoặc với kẻ tiêu cực muợn biển số xe của bộ đội biên phòng Quảng Trị chở thuốc lá lậu. Kẻ cho mượn biển số đã bị xử lý kỷ luật thích đáng. Chiếc xe ca đậu bên sân nhà khách kia cũng là xe buôn lậu bị phát hiện. Còn chiếc xe tải 74K 00-27 của Công ty kinh doanh Thạch cao xi măng (Bộ xây dựng) đang thay lốp kia, anh biết không, họ đã định qua mắt chúng tôi bằng cách thay lốp mới vào lốp cũ. Xe chạy về Đông Hà tháo lốp mới ra bán, thay lốp cũ vào. Cứ mỗi lần như thẽ họ mang về được tám cái lốp xe ô tô nhập lậu. Trường hợp này, sau khi nhận đuợc tin báo của cơ sở, đội cơ động của chúng tôi đã ập đến bắt ngay khi chủ xe đang thay lốp.

Có một trăm lẻ một cách giấu hàng và thủ đoạn làm ăn của kẻ buôn lậu. Sàn ô tô được làm hai lớp. Hàng giấu vào lốp xe, thùng xăng, thạch cao. Người đẹp đi buôn giấu hàng và đôla vào chỗ kín như vụ Hải quan QuảngTrị phát hiện ra một phụ nữ Lào giấu 125.000 USD và vàng trong người năm 1996. Hàng được cõng về xuôi bằng xe ca, xe đò, xe tải, xe máy... ước tính vài trăm chuyến mỗi ngày. Hàng được chủ buôn lậu thuê thuyền người Lào (hoặt thuyền của chủ Việt nhưng do người Lào sử dụng) nguợc sông Sê-pôn chảy từ đất Việt qua Lào, còn hàng lậu thì ào ào chảy từ Lào sang Việt. Đã có hàng chục bến, hàng trăm “cửu vạn” ở phần bờ bên ta sẵn sàng đón nhận, bốc vác, tẩu tán, cất giấu số hàng hóa nhập lậu. Riêng xã Tân Phước đã có khoảng 15 cái bến như thế.

Sáng hôm sau, Lê Thành Hưng, cán bộ Hải quan cửa khẩu chở tôi ra Đội đường sông. Sê-pôn mùa này đang cạn, nước trong vắt. Bên kia là bản Ca Rôn, bản Phượng của đất nước Triệu Voi.

Tồi đi cùng Nguyễn Văn Huân, đại uý Bộ đội biên phòng, đội trưởng, xuống bờ sông ngồi phục xem thuyền chở hàng lậu về. Chưa đến 9 giờ sáng trời đã hầm hập nóng. Mặt sông phẳng lặng như tờ. Mỏng manh vài làn mây trắng bay từ phía Lào sang in bóng xuống làn nước xanh dịu. Xa xa, phía bên kia bập bềnh một chiẽc thuyền câu và dăm ba đứa trẻ tồng ngồng lặn hụp. Tiếng Việt xen lẫn với tiếng Lào, lơ thơ.

Nếu không vì công việc có lẽ tôi đã cùng Huân nhày ùm xuống nước bơi lặn cho thỏa thích. Chúng tôi sẽ bơi ra chính giữa dòng sông, nơi mực nước sâu nhất để được đắm mình êm ả vào dòng nước trong mát của hai Tổ quốc Việt - Lào. Nhưng, đã nghe tiếng thuyền máy vo vo vang đến từ phía hạ lưu.

Tôi chuẩn bị máy ảnh. Trong ống kính đã hiện lên những chiếc thuyền máy đầy ắp hàng, nuớc mấp mé mạn, xé nuớc chạy băng băng. Đó là những chiếc thuyền máy có công suất lớn đang điềm nhiên chạy bên phần sông nuớc Lào.

- Ở đây có khoảng 80 chiếc thuyền máy chở hàng lậu như thế. Hàng đuợc tập kết dọc bờ sông Lào. Sông Sê-pôn hẹp, mùa này có nơi chi ba bốn chục mét, thuyền nan bên bờ Việt qua lấy hàng về, nếu có động chi cần đẩy mạnh một cái thuyền đã đi vào địa phận nước khác. Ta đành chịu. Chủ buôn lậu thuê người phát quang cây cối dọc bờ sông để dễ phát hiện ra Hải quan và Bộ đội biên phòng, anh ạ! - Nguyễn Văn Huân nói.

Đội đường sông chỉ có 13 người, trong đó có 6 Bộ đội biên phòng và 7 cán bộ nhân viên Hải quan. Tuy chỉ phải quản lý năm cây số đường sông nhưng công việc của các anh thật vất vả. Vất vả, truớc hết cần đuợc hiểu như là sự đối phó thuờng xuyên căng thẳng, quyết liệt với bọn buôn lậu trong khi lực lượng mỏng, phương tiện trang bị chua đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đây là công việc mà lúc nào cũng làm cho người ta cảm thẩy ăn không ngon ngủ không yên. Có bữa cơm đang ăn nửa chừng, nghe cơ sở báo tin về vội bỏ bát đĩa lên xe lao đi làm việc. Có khi cả đội rải ra dọc sông nằm phục phải ăn bánh mì trừ bữa. Đi phục ban đêm thì chịu cảnh muỗi đốt, rắn rết cắn. Có anh bị rắn cắn phải chở đi cấp cứu...

La Hùng Tuẫn, nguyên là lính thông tin sư đoàn 320, đội phó, bộc bạch:

- Nói thật với anh, vất vả đến mấy chúng tôi cũng chịu đựng được, kể cả thiếu thốn tình cảm khi phải sống xa vợ con. Điều chúng tôi mong muốn nhất là được trang bị phương tiện khá hơn để ngăn chặn bọn buôn lậu. Hiện nay cả đội chúng tôi mới chỉ có hai xe máy trong đó chi có một chiếc phân khối lớn. Thuyền máy thì không phải là loại đặc chủng, vừa cũ kỹ vừa yếu, ta mở hết tốc lực cũng không bám kịp thuyền chở hàng buôn lậu.

Tôi lại tìm đến đội cơ động chống buôn lậu. Anh Lê Văn Thược, một người tầm thước rắn rỏi, da ngăm đen mỉm cười ý nhị khi tôi gọi các anh là những người ngăn lũ:

- Dòng lũ này ghê lắm. Ngăn được nó mình cũng trầy vi tróc vảy đó anh ạ! Mấy tháng trước ở đây đội chúng tôi có hai anh Nguyễn Quang Quyết, Phạm Xuân Thuần đuổi theo bọn đi xe Min chở hàng lậu tại km 27 trên đường Chín bị trọng thương. Đuổi ban đêm, xe chúng lao xuống hố mình cũng lao theo. Anh Quyết bị vỡ quai hàm, anh Thuần bị rạn xương cột sống. Hai anh hiện giờ đang nằm viện. Anh Đoàn Xuân Thiện phát hiện ra lái xe chở hàng lậu bị bọn chúng trả thù bằng cách thuê người đến phá cây cảnh, hòn non bộ nhà anh. Bọn buôn lậu còn treo giải thưởng 30 triệu đồng cho ai lôi kéo được con cái của các cán bộ nhân viên Hải quan nghiện hút ma túy. Có anh khi đi làm xa, dặn dò vợ phải đưa đón con đi học cẩn thận. Tôi nói thế này không biết có quá không, ngấm ngầm khủng bố, thách thức theo kiểu mafia đang hình thành trong các đuờng dây buôn lậu ở đất này.

Anh dừng lời, đôi mắt sáng đăm đăm nhìn ra đường Chín, cặp lông mày rậm hơi nhíu lại. Có lẽ anh đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Chiêu một ngụm nước trong, anh quay sang tôi nói tiếp:

- Biết công việc gian khổ và nguy hiểm như vậy nhưng anh em chúnng tôi vẫn khuyên nhau không đuợc nao núng. Đội có 20 người thì 16 là bộ đội về. Tôi truớc đây ở Trung đoàn Bông Lau pháo binh quân khu bốn. Lê Quang Châu đã từng chiến đấu ở Campuchia, Hoàng Văn Xuân ở Phòng không, Phạm Xuân Thành nguyên là trinh sát, Nguyễn Xuân Bắc là lính lái xe... Gần nửa số anh em trong đội là đảng viên. “Chất lính” trong chúng tôi vẫn còn đầy đặn. Hàng năm vào ngày 22 tháng 12 chúng tôi tổ chức buổi gặp mặt ôn lại những kỷ niệm thời mang áo lính và kề vai nhau hát những hành khúc quen thuộc của đời quân ngũ. Tôi còn nhớ trong buổi gặp mặt ngày truyền thống Quân đội năm ngoái, khi dự với chúng tôi, Cục trưởng Lê Văn Tới hứng lên đã nói vui rằng: “lực lượng chống buôn lậu của Quảng Trị đã được kế thừa truyền thống anh hùng của Quân đội ta nên nó mạnh nhất thế giới.”

Có thế đó chi là câu nói vui nhưng người đứng đàu Cục Hải quan Quảng Trị đặt lòng tin cao vào những người từng là lính đang làm nhiệm vụ canh gác của khẩu kinh tế cho Đất Nuớc. Giờ đây, họ vẫn là những người lính không mang quân phục. Trận tuyến này không có tiếng súng, không có kẻ thù nhưng vẫn đầy hi sinh vất vả. Khấu súng ngắn họ đuợc trang bị chi bắn đạn cay cũng như bình xịt, dùi cui điện là những thứ vũ khí không gây ra cái chết. Nhưng, đây không phải là trò chơi của người lớn mà nó thực sự là một mặt trận cam go, quyết liệt. Chặn đuợc dòng lũ buôn lậu là dập tắt được một “quốc nạn” một hiểm họa cho nước nhà. Không được phép lơ là, không được mệt mỏi chán nản, không được buồng xuôi ngơi nghi. Đố là những gì tôi đọc được trong đôi mắt của những chàng trai vạm vỡ rắn rỏi pha chút ngang tàng trong đội ca động chống buôn lậu của Hải quan Quảng Trị. Họ đang ngồi chuyện trò cởi mở với tôi sau bữa cơm tối duới ánh trăng huyền ảo của vùng rừng Lao Bào, chưa kịp uống hết cùng nhau bát nước chè xanh bỗng máy điện thoại đổ chuông reng reng? Cơ sở điện báo về... Hai người cưỡi một xe phân khối lớn lao đến địa chỉ đã được báo. Một trận chiến đấu mới lại diễn ra.

Sông Sê-pôn lặng lẽ chảy về Sê Băng Hiêng. Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo điện sáng trưng. Đường Chín nhộn nhịp xe cộ. Lẫn vào trong đó là những dòng lũ hàng lậu đang ngày đêm đổ vào nuớc ta. Cuồn cuộn. Đục ngầu. Nóng bỏng!

                                                                                            Lao Bảo, tháng 5.1998.

                                                                                                                             N.H.Q


Nguyễn Hữu Quý
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 45 tháng 06/1998

Mới nhất

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

2 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Nhớ trò chơi dân gian đi cầu ngô

31/01/2025 lúc 22:41

Lễ hội là hiện tượng văn hóa tâm linh, là nơi giao hòa giữa thiêng và tục, giữa đạo và đời, giữa thần

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground