Đ |
ất đai - ở trên bình diện khái quát, nghiêng về nói năng hơn học thuật là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia. Một mặt là tư liệu sản xuất đặc biệt, mặt khác lại là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Và tất cả những gì sống, thiết nghĩ đều phải được chăm sóc, nuôi dưỡng.
Thì cũng tự nhiên, như đất đai, như mỗi cá nhân trong chúng ta đó thôi. Ai cũng đều có một chỗ đứng riêng trên trái đất, phải nói là quan trọng dẫu rằng anh muốn có hay không, có biết hoặc không biết. Đất đai vì thế, mặc nhiên thuộc về sở hữu của toàn dân, Nhà nước chỉ thống nhất quản lý. Luật Đất đai ở nước ta ra đời tuy chậm, song cũng đã kịp thời quy định những chế độ quản lý, quyền và nghĩa vụ toàn dân dưới danh nghĩa người sử dụng. Luật đã ban bố, hẳn chặt chẽ, rõ ràng song lúc nào thì biến đất đai thành sở hữu của toàn dân? Lúc nào người dân sử dụng hết vốn tài nguyên quý báu này? Lời giải cho bài toán không phải là không hiểm hóc.
Có thể tôi đã quá hào hứng khi bắt gặp những dòng chữ này trong báo cáo của ngành Địa chính tỉnh, rằng: “Có tám xã thuộc huyện Hải Lăng nhân dân đóng góp tiền để thuê các đơn vị dịch vụ đo đạc địa chính phục vụ cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Báo cáo còn chua thêm: “Đó là điển hình hiếm có ở nước ta”. Xưa nay tôi biết, Hải Lăng là một huyện nghèo, nghèo về cả tài nguyên đất đai song không nghèo về nhiệt huyết. Với cái điển hình có một không hai này thì không thể không đi, không đến. Và bây giờ thì rõ, vì sao trong việc giao đất, người Hải Lăng đã tự giác, đã biết đi trước mà bước vẫn không rời.
Nhìn lên bản đồ địa chính, cơ ngơi của huyện Hải Lăng không lớn, thế mà môi trường sinh thái tự nhiên của huyện nhà còn khá bao la. Đã biết môi trường sinh thái tự nhiên bao hàm cả không khí, ánh sáng, mặt trời, gió mưa, nóng lạnh, núi rừng, sông ngòi, biển cả - những thứ chưa có dấu ấn tác động của bàn tay, khối óc con người, chứ riêng gì rừng để mà quan tâm. Thế mà tôi chỉ chú ý đến rừng, mỗi rừng. Đơn giản vũ trụ, đất đai chỉ có ý nghĩa vì có sự sống. Anh Lê Văn Khuyển, trưởng phòng địa chính huyện cho hay, Hải Lăng có khoảng vạn ba đất rừng, chỉ mới đo đạc và giao đất cho gần hai trăm hộ trồng rừng, tập trung ở xã Hải Chánh. Toàn bộ diện tích rừng còn lại chưa đo đạc, chưa giao. Đã thế cương vực lãnh địa cũng đang còn nhiều biến động, nhiều sự việc có muốn cũng chưa thể một sớm một chiều giải quyết xong. Phía Tây kéo từ Động Tiên đến Khe Tre cắt qua cho huyện mới Đakrông ước chừng bốn ngàn ha chưa giải quyết dứt điểm. Phía Nam cắt đôi nửa làng Câu Nhi sang cho xã Phong Thu, Phong Điền, Thừa Thiên - Huế. Chỉ hai mươi mốt hộ dân với gần một trăm ha đất chuyển qua thôi cũng cứ phải dây dưa, bởi tập quán làm ăn, huyết thống. Đã đành quốc tịch Quảng Trị hay nhập vào Thừa Thiên thì với người dân Câu Nhi phường vẫn thế, đất ở, đất vườn họ có toàn quyền sử dụng, không hề biến thiên thay đổi. Thế nhưng đất nông nghiệp, đất đồi, đất lâm nghiệp, thậm chí cả đồng cỏ thả trâu bò mới là nhu cầu thiết thân, cấp bách của họ bị mất đi bên địa giới hành chính Quảng Trị, bên kia Thừa Thiên mà cụ thể là xã Phong Thu không bù được vào thì con dân nửa phường này tồn tại như thế nào trong tư thế gần như bị cô lập. Và còn cô lập, cô đơn hơn - tôi biết -trong tâm thức người dân. Tiếp xúc với họ, ai cũng bảo, ai cũng ngoái nhìn về cội nguồn tổ tông của mình là làng gốc Câu Nhi. Họ tộc, mồ mả ông bà, lễ tết, giỗ chạp, dễ gì quay lưng để “ngàn dặm ra đi”, nhập về phía bên kia, ở với Thừa Thiên được. Nói như vậy để thấy công cuộc chiếm lĩnh môi trường sinh thái tự nhiên ở Hải Lăng diễn ra đã quá chậm chạp và lại không phải không có vấn đề. Muốn nhanh mà được ư? Để đo đạc, lập bản đồ và giao đất, theo định mức 90 ngàn lệ phí trên một ha rừng hiện nay, hiển nhiên phải bỏ ra một khoản ngân sách xấp xỉ 1,2 tỉ đồng, một khoản ngân sách khổng lồ như thế huyện nhà chưa biết lấy đâu ra được để bỏ lên rừng. Thôi thì cũng là chuyện nhỏ (tôi có thói quen đụng đến việc gì lớn ngoài tầm tay với của mình đều cho là chuyện nhỏ), nhưng qua chuyện nhỏ này để biết cám ơn góc rừng đã mở mang tầm nhìn cho trí óc ta. Đứng ở hiện tại, nhìn về tương lai tôi cứ nghĩ mà thương cho mẹ Âu Cơ trong huyền sử “bọc trăm trứng”. Cái bọc kia sinh nở để có cuộc phân bổ năm mươi người con lên núi, năm mươi người con xuống biển, để có cái nghĩa cả trong chữ đồng bào, có núi sông, có môi trường sinh thái nhân văn cho người Việt. Ai bảo mẹ Âu Cơ chúng ta không có tầm nhìn xa. Và mẹ chứ không ai khác đã đi qua thiên hà thế hệ, để chúng ta hôm nay vẫn chưa biết thoát thai, bước ra khỏi môi trường sinh thái nhân văn của mình một cách hoàn hảo, khoa học.
Tôi đã nói đến môi trường sinh thái nhân văn, nghĩa là khi con người đã biết đắp đê, đào sông, dựng nên nhà cao cửa rộng trên đất đai, trồng rừng nhân tạo cũng như việc xây dựng công viên, bãi tắm...Nhìn vào huyện nhà Hải Lăng, kể cả môi trường xã hội cũng còn bề bộn, nhấp nhô nhiều việc, nhiều vấn đề mà dưới giác độ địa chính chưa dễ gì thanh quyết toán ngay được. Bây giờ thì toàn huyện với hai mươi xã và một thị trấn, với 20.035 hộ dân chủ yếu là nông nghiệp đã bỏ tiền ra thuê dịch vụ đo đạc để cấp giấy chứng nhận quyền sở dụng đất chứ không còn tám xã như báo cáo cách đây đã hai năm. Thị trấn trung tâm, nơi xuất hiện các mối quan hệ có tính tác động lẫn nhau ở tần số cao nhất giữa các cá thể người, gia đình dòng họ, kinh tế, văn hóa, chính trị thì nay mới bắt tay vào việc đo đạc chính quy. Các xã Hải Trường - Vĩnh - Sơn - Chánh - Hòa -- Ba - Quế - Dương tuy là cấp xã nhưng cũng đã chủ động đi trước trong việc đo đạc chính quy, nghĩa là đo bằng máy móc hiện đại, có lưới tọa độ theo đúng chuẩn quốc gia. Sao không đồng tình với tám xã và thị trấn này về mặt phương châm; nhìn xa nhưng hẵng cứ làm gần, làm cái gì trong khả năng làm được, làm một lần là xong không phải sửa chữa lại nữa. Mười xã khác: Hải Lệ - Phú - Thượng - Xuân - Long - Thiện - Thành - Khê - An - Thọ cũng đã đo đạc xong theo lưới giả định. Mười xã này hiện trạng đất đã biến động trên 60% theo bản đồ cũ, gọi tắt là bản đồ 299. Hai xã còn lại là Hải Tân và Hải Quy hiện trạng biến động không lớn, được phép chỉnh lý theo bản đồ cũ. Đo đạc theo kiểu chỉnh lý hay lưới giả định rồi đây đều phải chỉnh điểm mốc để chuyển lưới quy định sang mạng lưới toàn quốc, trước mắt đều tạm thời, chưa phải nề nếp. Dù sao thì cũng phải cứ thẳng thắn ghi nhận sự quan tâm của lãnh đạo huyện nhà đối với công tác địa chính trong nhiều năm liền. Huyện biết đưa các chỉ tiêu và Nghị quyết của Đảng và Hội đồng nhân dân cấp huyện đến xã. Cán bộ địa chính từ xã đến huyện, tuy mỏng, vẫn không ngừng nỗ lực, đôn đốc kiểm tra và nhân dân thì hưởng ứng ra tay mới với đến được những kết quả ban đầu khá mỹ mãn này. Tính đến đầu tháng 9 năm nay, nếu không có gì cản trở, toàn huyện đã giao được 9.979 ha đất nông nghiệp, trong đó có 1.498 ha đất vườn và 392 đất thổ cư. Tôi nói không có gì cản trở là vì trên thực tế Địa chính Hải Lăng đang va vấp, đối mặt nghiệt ngã với một thế lực gọi tắt là kim tiền, chưa có tiền chưa thể bước qua được rào chắn. Đó là việc hợp đồng của hai trung tâm kỹ thuật địa chính (Quảng Trị và Thừa Thiên) về đo đạc, công việc hoàn tất đã lâu vẫn chưa bàn giao số liệu, bản vẽ cho huyện nhà được vì định mức dân đóng góp 50% lệ phí theo mùa vụ nên dây dưa, có khả năng hết năm 1999 này vẫn chưa thanh quyết toán, giao xong đất nông nghiệp. Đất bằng dậy sóng, bề bộn, nhấp nhô ở nhiều nơi, nhiều chỗ. Hải Xuân, Hải Thiện, Hải Thọ, Hải Lâm đất ở cấp rồi, đất nông nghiệp còn chờ ký giấy. Hải Trường, Hải Sơn, Hải Chánh. Hải Hòa, Hải Vĩnh, Hải Phú đất ở cấp rồi còn kẹt, ách tắc khâu đất nông nghiệp. Tự tại, an nhiên như hai xã biển Hải Khê, Hải An đất ở, đất vườn cấp xong, không có đất nông nghiệp nữa để cấp, nợ các trung tâm kỹ thuật Địa chính chưa đầy bốn triệu họ vẫn dây dưa, không chịu chuyển trả. Tàng ẩn trong dân, bằng phép tính nhẩm, hai chục xã nhà ta đang nợ các cơ quan chức năng tư vấn về kỹ thuật chuyên môn ngót nghét tỷ bạc. Không có tỷ này, thử hỏi lúc nào, bao giờ địa chính Hải Lăng mới dứt điểm được việc giao đất, dù chỉ là đất nông nghiệp, toàn tỉnh chỉ chiếm 13% đất đai tự nhiên.
Đi trước mà bước không rời, ngoài tiền của có thể còn nhiều nguyên do khác nữa. Các tỉnh có tiềm lực kinh tế dồi dào ở phía
Từ khi có cuộc phân bổ năm mươi người con lên núi, năm mươi người con xuống biển của mẹ Âu Cơ, nhân dân ta chứ không ai khác đã tốn biết bao máu xương, công sức mới kiến tạo và bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay. Cụ Phan Đình Phùng bảo: “Tôi chỉ có một nấm mồ mà tôi phải đem cả tính mạng gìn giữ - đó là giang sơn Việt
Đông Hà, tháng 9.1999
Y.T