T |
rong phong trào thơ của học sinh, sinh viên yêu nước đô thị miền Nam những năm 1960- 1970, nhiều người đã trở thành tác giả mà tên tuổi của họ đã trở nên quen thuộc với độc giả, đặc biệt đối với tuổi trẻ học đường như Trần Vàng Sao, Thái Ngọc San, Tấn Đoài, Dạ Vũ, Võ quê, Lê Nhược Thủy… Trong số đó có nhà thơ trẻ Triệu Phong, anh là một trong những cây bút lớp trước của phong trào được nhắc đến với những bài thơ sục sôi lửa đấu tranh, mang khát vọng hòa bình và nhu cầu tự do, giải phóng.
Thơ Triệu Phong được in ở nhiều báo, tạp chí công khai, bán công ở miền
Ước mơ và niềm tin mãnh liệt vào tương lai tương sáng của nòi giống Việt là nét chung của thơ thời này.
Cất cao giọng hát
Dưới gốc trời độc lập, tự do
Đó là Triệu Phong của hơn ba mươi năm về trước hùng ca, sôi sục…
* * *
Sau ngày miền
Cuộc sống - đôi khi tôi nặng lời - xin em đừng giận
Sự khốn cùng đã bắn vào đầu tôi nhiều viên đạn
Như đêm nay
Tôi ngồi một mình thầm gọi tên em.
Miền hồi ức ấy có “Tiếng hát em thức dậy những cánh rừng”, có “Thời cơ cực chia đều mái tóc nửa đen, nửa bạc” để rồi
Vịn câu hát em tôi lui dần từng bước
Lặng lẽ quay về cho hồn bớt mênh mông.
Và còn lại bên này khung trời thương nhớ riêng mình, anh nhận ra một điều kỳ lạ: “Khi xa em cát cũng đau buồn”. Phải nói là xót xa, tiếc nuối lắm mới chuyển nỗi đau riêng mình cùng thiên nhiên - hạt cát.
* * *
Trong tập “Giấc ngủ nửa vầng trăng” Triệu Phong từ mình, tìm mình nhưng soi vào những quan hệ: “Em, người tình, cuộc sống” có khi, anh đành bất lực - lúc ấy thiên nhiên xuất hiện. Thơ anh nhiều cây cỏ, nhiều dấu vết của rừng và những dòng sông kỷ niệm. Đặc biệt là mùi hương. Mùi hương cũng thành cái cớ để đánh thức quá vãng. Anh có “Hoa sữa thơm”. Khi qua cầu thơm mùi rêu non lá cỏ” hoặc “Nhìn khói rạ” nhận ra “Mùi thơm mùa gặt hái”, đến nỗi mùi hương đối với anh cũng thành sở hữu “Mùi hương em chỉ em có mà thôi”.
Dòng sông ký ức đầy luyến lưu nhưng chỉ có thơ là người bạn đi hết nỗi buồn cùng người thơ để nói lên niềm tin yêu trắng ngát thời gian: Trong khuynh hướng chung của thơ Việt đương đại, khuynh hướng trữ tình đời trẻ đang được quan tâm, như cách thể để con người chống lại sự xao nhãng, sự vong thân, cô độc trước những biến động không kịp nhận biết của cuộc sống hàng ngày. Tập thơ của Triệu Phong chính là biểu hiện của nhu cầu ấy nhưng có ý nghĩa rộng hơn: cho cá nhân mình đồng thời không phải cho cá nhân mình - mà cả tha nhân.
Thơ tự do có khuynh hướng kéo dài theo trục kết hợp là thể loại ưu tiên của anh. Chất sự kiện, hồi ức vì vậy, vào thơ anh tự nhiên, phù hợp với tâm hồn thích giãi bày, tâm sự của anh. Điều này, khi giai đoạn thơ nghiêng về văn xuôi, tự do hóa thì rất cần thiết, nhưng đến giai đoạn cần ổn định, dồn nén thì lại có hại cho thơ. Dù sao, đó là tạng riêng của từng nhà thơ, nhưng đọc những bài thơ kiệm lời của anh thì sức bật lớn hơn và gợi suy nghĩ nhiều hơn. Thơ là dồn nén, tiết kiệm đến tối đa, nhưng phải ở cái đỉnh không rơi vào tắc tị, phản thơ. Có người gọi… Thơ là sự đánh đố (khác với tắc tị) là vậy.
Thơ lục bát của Triệu Phong khá thành công. Bài “Đêm ngủ ở chùa Kỳ Viên” phảng phất chất đạo, chất Thiền, phảng phất bởi vì chất thơ cứ xao động giữa tâm thế muốn ổn định và cái vô thường của tạo vật xung quanh.
Đêm qua mưa xuống Kỳ Viên
Nghe em thổi mộng vào hiên ta nằm
Bỏ mười năm cho trăm năm
Bỏ mây ngũ sắc cho rằm thảnh thơi
* * *
Năm nay, Triệu Phong tuổi đời ở ngưỡng “nhi tri thiên mệnh” , còn tuổi thơ đang bước quá “nhi lập”. Những thành công, thất bại trên trường đời là bài học cho thơ. Anh còn yêu, còn đam mê, còn tan vỡ thì bảo sao thơ- lĩnh vực truyền nhiệm lại không gây cho anh những khó khăn, thất bại. Anh còn đi có thể trắng cuộc đời thì thơ vẫn còn làm anh điêu đứng. Nhiều bài thơ chưa hay bên cạnh bài hay của anh không phải là sự an bài, may rủi. Ước mơ của nhà thơ thường không đồng hành cùng sự nỗ lực. Vì vậy mà những gì Triệu Phong gửi gắm qua tập thơ “Giấc ngủ nửa vầng trăng”, theo tôi là đáng trân trọng. Và người đọc có quyền đòi hỏi ở anh sự nỗ lực lớn hơn nữa.
H.T.H
_________________
(*) Tập thơ của Triệu Phong. Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 1994)